Thêm tư liệu quý về Nguyễn Du
ĐỌC
LẠI VÀ SUY NGẪM. Tôi đã có một ít bài viết nhỏ (Notes ) về Nguyễn Du: Đọc
Bill Gate nhớ Nguyễn Du; Nguyễn
Du nửa đêm đọc lại; Nguyễn Du và những câu thơ tài hoa; Tâm
sự Nguyễn Du qua Đối tửu; Đèo Ngang và những
tuyệt phẩm thơ cổ; Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn
Công Trứ. Trước đối tửu, thầm thương bậc anh hùng. “Ba
trăm năm nữa chốc mòng.
Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như”. Tôi đã từng trăn trở Nguyễn Du nửa đêm đọc lại; sau bài viết “Một khám phá độc
đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS. NGND Ngô Quốc Quýnh
(Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, Kim Trọng là Lê Chiêu Thống và
nàng Kiều là Nguyễn Du.
Gần đây, tôi đọc được một số bài viết mới kháhay : Nguyễn Du – Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương; Tết, đọc lại thơ Nguyễn Du; Đọc Nguyễn Du, nhớ Nguyễn Khuyến, Khóc Tố Như , soi sáng
thêm những góc nhìn mới. Tuy vậy, một vị Thiền sư đã gợi ý cho tôi phải tìm hiểu sâu thêm những uẩn khúc chưa rõ như: Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn
Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri
âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ
Lân mộ; Hoành Sơn những bài
thơ cổ; Hồng Lam vằng
vặc sao Khuê. May thay lần này tôi được tiếp xúc với tư liệu quý của Phạm Trọng Chánh: Đọc sách Nguyễn
Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi
đăng trênVăn hóa Nghệ An đã soi sáng thêm nhiều điều nghi vấn.
Gần đây, tôi đọc được một số bài viết mới khá
Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái: “Trong
tình hình đọc sách hiện
tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc
không đến một quyển sách một năm,
các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác
giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi
đi các nơi không hy vọng gì
thu tiền lại.
Trong nước sách in được 1500 quyển như Nguyễn Du trên đường gió bụi anh
Hoàng Khôi là thuộc loại khá.
Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách
hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi
kéo người đọc
chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà
sách đã tạo ra những
trào lưu văn học lớn mạnh.
Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân
trong nước và 4 triệu
người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật
đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại
thụt lùi. Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để
mua vui một vài trống
canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết
viết văn, biết
đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện
thoại di động."
Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du làcon quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là
người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy (Ảnh: Mộ Nguyễn Du ở Hà Tĩnh). Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình. Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con
chữ …
Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Sáu cuốn sách quý góp phần giải mã Nguyễn Du và Truyện Kiều theo tôi đó là: Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du,”Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái, “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” 1989 trang của Lê Xuân Lít, “Nguyễn Du” 416 trang của Nguyễn Thế Quang, “Thả một bè lau”, Truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán, 471 trang của Nhất Hạnh.
Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh, nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và còn nợ Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.
Hôm nay tôi thông tỏ được một phần nhờ phản biện sâu sắc và các dẫn liệu của nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn động, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.
Tôi mừng không ngủ được trước tư liệu quý này và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là
Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Sáu cuốn sách quý góp phần giải mã Nguyễn Du và Truyện Kiều theo tôi đó là: Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du,”Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái, “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” 1989 trang của Lê Xuân Lít, “Nguyễn Du” 416 trang của Nguyễn Thế Quang, “Thả một bè lau”, Truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán, 471 trang của Nhất Hạnh.
Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh, nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và còn nợ Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.
Hôm nay tôi thông tỏ được một phần nhờ phản biện sâu sắc và các dẫn liệu của nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn động, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.
Tôi mừng không ngủ được trước tư liệu quý này và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét