Thơ xuất hiện trước Văn
Ở Trung Hoa, những bài thơ đầu tiên trong
Kinh Thi có mặt vào khoảng thế kỷ 12 Trước Tây Lịch (TTL). Bộ văn xuôi đầu
tiên là bộ Thượng Thư có mặt vào khoảng thế kỷ thứ tám hoặc bẩy TTL. Có
hai khuynh hướng trong thi văn là “tải đạo” tức nghệ thuật vị nhân sinh, và
“duy mỹ” tức nghệ thuật vị nghệ thuật. Chủ trương duy mỹ xuất hiện trong thể
“phú”, một thể (ca) ở giữa văn xuôi và thơ, xuất phát từ nước Sở. Đó là thể văn
ngắn với những từ ngữ hoa mỹ đầy âm điệu du dương, thường dùng tả tâm sự, cảnh
vật, và ca tụng công đức. Sở trường về thể phú là Tống Ngọc (Chiến Quốc) và Tư
Mã Tương Như (Hán).
Hiện nay, có nhiều khái niệm về Thơ. Thơ thường được quan niệm là
một bài văn có vần và điệu cấu trúc theo quy luật hay tự do. Ngôn ngữ của Thơ
là những từ ngữ trong sáng, súc tích, và cô đọng, nên tác động của Thơ rất mãnh
liệt và sâu xa, có thể tạo những chuyển biến toàn diện trong tâm tư con người.
Nói chung, Thơ ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của tâm linh con người muốn vươn tới
Chân-Thiện-Mỹ, hoặc Đạo [Xem Thơ của Hàn Sơn (Đường); Vương Duy (Đường); Tô Thức
(Tống)] và vì thế Thơ còn được coi như là tiếng nói của tâm linh.
Thơ xuất hiện ở khắp các nẻo đường của cuộc sống, phản ánh mọi khía cạnh đời sống của con người: vui, buồn, đau, khổ, yêu, thương, giận, ghét, ước mơ, và khát vọng, v.v. Thơ thường được coi như là cái gì đẹp -“đẹp như Thơ”. Nhưng muốn đúng là đẹp, từ và ý của Thơ phải không tầm thường, nghĩa là phải được chọn lọc. Vì vậy, có thể nói: Thơ là bức họa bằng những màu sắc chọn lọc; Thơ là bản nhạc dệt bằng những âm thanh tinh tế. Thơ giúp trí tưởng tượng người yêu Thơ bay bổng tuyệt vời tới những miền xa, đất lạ đầy kỳ hương, dị thảo, tạo bởi những lời, ý, vần, và điệu thơ được đan kết tài tình, và mang tính chất sáng tạo.
Thơ xuất hiện ở khắp các nẻo đường của cuộc sống, phản ánh mọi khía cạnh đời sống của con người: vui, buồn, đau, khổ, yêu, thương, giận, ghét, ước mơ, và khát vọng, v.v. Thơ thường được coi như là cái gì đẹp -“đẹp như Thơ”. Nhưng muốn đúng là đẹp, từ và ý của Thơ phải không tầm thường, nghĩa là phải được chọn lọc. Vì vậy, có thể nói: Thơ là bức họa bằng những màu sắc chọn lọc; Thơ là bản nhạc dệt bằng những âm thanh tinh tế. Thơ giúp trí tưởng tượng người yêu Thơ bay bổng tuyệt vời tới những miền xa, đất lạ đầy kỳ hương, dị thảo, tạo bởi những lời, ý, vần, và điệu thơ được đan kết tài tình, và mang tính chất sáng tạo.
Thi Sĩ Hoa Kỳ James Russell Lowel (1819-1891) định nghĩa Thơ như
là “ Một điều gì đó làm cho chúng ta tốt hơn và khôn ngoan hơn bằng cách liên tục
biểu lộ những cái đẹp và sự thật mà Thương Đế đặt để trong linh hồn mọi con người.”
(Something to make us better and wiser by continually revealing those types of
beauty and truth which God has set in all men’s souls).
Maththew Arnold (1822-1888) viết trong Essays: “ Thơ giản dị là cách đẹp nhất, tạo ấn tượng nhất, và tác dụng rộng rãi nhất để nói mọi điều, và vì thế mà có tầm quan trọng của Thơ ”. (Poetry is simply the most beautiful, impressive and widely effective mode of saying things, and hence its importance).
T. S. Elinot (1888-1965) viết trong Tradition and the Individual Talent: “Thơ không phải là sự buông thả của cảm xúc, mà là một sự trốn thoát khỏi cảm xúc; thơ không phải là sự biểu lộ của nhân cách, mà là sự trốn thoát khỏi nhân cách. Nhưng, dĩ nhiên, chỉ những ai có nhân cách và cảm xúc mới biết ý nghĩa của trốn thoát những cảm xúc và nhân cách là cái gì.” (Poetry is not a turning loose of emotion, but an escape from emotion; it is not the expression of personality, but an escape from personality. But, of course, only those who have personality and emotion know what it means to escape from these things).
Samuel Taylor Coleridge (1772-1834) cho biết: “Thơ đối với tôi là một phần thưởng hết sức to lớn; thơ đã xoa dịu những nỗi sầu não; thơ đã làm tăng gấp bội và thanh lọc những niềm vui của tôi; thơ đã nâng niu nỗi cô đơn của tôi; và thơ đã cho tôi thói quen ao ước khám phá ra Thiện và Mỹ trong mọi điều hội ngộ và ở xung quanh tôi.“ (Poetry has been to me an exceeding great reward; it has soothed my affliction; it has multiplied and refined my enjoyments; it has endeared my solitude; and it has given me the habit of wishing to discover the Good and the Beautiful in all that meets and surrounds me).
Robert Frost (1875-1963, Address) nhận định: “ Viết câu thơ tự do thì giống như là chơi quần vợt trên sân không có lưới.” (Writing free verse is like playing tennis with the net down).
Jonathan Swift (1667-1745, Advice to a Young Poet) viết: “Câu thơ không có vần là một cơ thể không có hồn.” (Verse without rhyme is a body without a soul).
Như vậy, thơ không phải là dễ làm nếu không có hồn thơ, không biết cách gieo vần và sử dụng các loại từ. Thời xưa, Thơ đã từng được coi như là một trong bốn thú tiêu khiển “cầm, kỳ, thi, họa” dành riêng cho những lớp người phong lưu, quý phái.
Tuy nhiên, gần đây tại Hoa Kỳ, đã nổi lên khuynh hướng đại chúng hóa thi ca nhằm mục đích gieo những hạt giống thơ và nâng cấp thơ trong tâm hồn đại chúng vì thơ là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để nâng cấp tâm hồn nhân loại cho một cuộc sống vị tha hơn. Hội Quốc Tế của các Thi Sĩ hàng năm có tổ chức đại hội vào khoảng đầu tháng Chín tại Washington, D.C. Năm 1998, có khoảng một ngàn hội viên từ khắp các nước trên thế giới đổ về họp mặt. Có đủ mọi lứa tuổi và từng lớp xã hội đã đăng đàn trình đọc và trao đổi những cảm nghĩ về thơ trong một bầu không khí thân mât, cởi mơ, bổ ích và đầy hứng thú. Điều này cho thấy Thơ là một cách giao cảm hữu hiêu nhất giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, và giữa con người với thế giới tâm linh nhằm tạo môt hài hòa hoàn hảo nhất trong cuộc sống. .Chính trong những chiều hướng ấy, tôi muôn chia xẻ cùng quý bạn đọc vấn đề bản chất tinh thần sáng tạo trong thơ và cũng là quan điểm của tôi về Thơ.
Maththew Arnold (1822-1888) viết trong Essays: “ Thơ giản dị là cách đẹp nhất, tạo ấn tượng nhất, và tác dụng rộng rãi nhất để nói mọi điều, và vì thế mà có tầm quan trọng của Thơ ”. (Poetry is simply the most beautiful, impressive and widely effective mode of saying things, and hence its importance).
T. S. Elinot (1888-1965) viết trong Tradition and the Individual Talent: “Thơ không phải là sự buông thả của cảm xúc, mà là một sự trốn thoát khỏi cảm xúc; thơ không phải là sự biểu lộ của nhân cách, mà là sự trốn thoát khỏi nhân cách. Nhưng, dĩ nhiên, chỉ những ai có nhân cách và cảm xúc mới biết ý nghĩa của trốn thoát những cảm xúc và nhân cách là cái gì.” (Poetry is not a turning loose of emotion, but an escape from emotion; it is not the expression of personality, but an escape from personality. But, of course, only those who have personality and emotion know what it means to escape from these things).
Samuel Taylor Coleridge (1772-1834) cho biết: “Thơ đối với tôi là một phần thưởng hết sức to lớn; thơ đã xoa dịu những nỗi sầu não; thơ đã làm tăng gấp bội và thanh lọc những niềm vui của tôi; thơ đã nâng niu nỗi cô đơn của tôi; và thơ đã cho tôi thói quen ao ước khám phá ra Thiện và Mỹ trong mọi điều hội ngộ và ở xung quanh tôi.“ (Poetry has been to me an exceeding great reward; it has soothed my affliction; it has multiplied and refined my enjoyments; it has endeared my solitude; and it has given me the habit of wishing to discover the Good and the Beautiful in all that meets and surrounds me).
Robert Frost (1875-1963, Address) nhận định: “ Viết câu thơ tự do thì giống như là chơi quần vợt trên sân không có lưới.” (Writing free verse is like playing tennis with the net down).
Jonathan Swift (1667-1745, Advice to a Young Poet) viết: “Câu thơ không có vần là một cơ thể không có hồn.” (Verse without rhyme is a body without a soul).
Như vậy, thơ không phải là dễ làm nếu không có hồn thơ, không biết cách gieo vần và sử dụng các loại từ. Thời xưa, Thơ đã từng được coi như là một trong bốn thú tiêu khiển “cầm, kỳ, thi, họa” dành riêng cho những lớp người phong lưu, quý phái.
Tuy nhiên, gần đây tại Hoa Kỳ, đã nổi lên khuynh hướng đại chúng hóa thi ca nhằm mục đích gieo những hạt giống thơ và nâng cấp thơ trong tâm hồn đại chúng vì thơ là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để nâng cấp tâm hồn nhân loại cho một cuộc sống vị tha hơn. Hội Quốc Tế của các Thi Sĩ hàng năm có tổ chức đại hội vào khoảng đầu tháng Chín tại Washington, D.C. Năm 1998, có khoảng một ngàn hội viên từ khắp các nước trên thế giới đổ về họp mặt. Có đủ mọi lứa tuổi và từng lớp xã hội đã đăng đàn trình đọc và trao đổi những cảm nghĩ về thơ trong một bầu không khí thân mât, cởi mơ, bổ ích và đầy hứng thú. Điều này cho thấy Thơ là một cách giao cảm hữu hiêu nhất giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, và giữa con người với thế giới tâm linh nhằm tạo môt hài hòa hoàn hảo nhất trong cuộc sống. .Chính trong những chiều hướng ấy, tôi muôn chia xẻ cùng quý bạn đọc vấn đề bản chất tinh thần sáng tạo trong thơ và cũng là quan điểm của tôi về Thơ.
Bản Chất Của Thơ
Bản chất của Thơ là vần và thể điệu để thơ có hình thức khác
với văn xuôi và có thể ngâm nga được. Không ngâm nga được, sao gọi được là
thơ? Cũng như, không ca hát được, sao gọi được là nhạc? Ngâm nga vốn là một
thú vui tao nhã của người Việt. Đặc biệt tiếng Việt có năm dấu giọng: sắc, huyền,
hỏi, ngã, nặng, giúp âm điệu (tone) tiếng Việt có nhiều âm sắc (timbre), phô diễn
trọn vẹn những sắc thái đa dạng của tình cảm với những tần số rung động khác
nhau. Nhờ đó, Thơ Việt đã có sức truyền cảm thật mãnh liệt. Rất nhiều người dân
ở thôn quê đã thuộc lòng và thường ngâm nga thơ Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Lục
Vân Tiên, v.v.
Văn xuôi (prose) không đòi hỏi vần và điệu. Tuy nhiên, cũng có những bài văn viết rất khéo, khiến cho người đọc cảm thấy như có chất thơ trong đó như:
Than ôi! Một kiếp phong trần; mấy phen chìm nổi! Trời tình mù mịt; bể hận mênh mông; sợi tơ lòng theo gió bay đi; cánh hoa rụng, chọn gì đất sạch! Ta vốn nòi tình, thương người đồng điệu.
(Chu Mạnh Trinh viết về Kiều)
Cũng chính vì thiếu bản chất của Thơ, nên một số thơ như loại thơ tự do trước đây trong thập niên 1950 và 1960 ít được ưa chuộng.
Mặt khác, bản chất của Thơ còn thể hiện qua cái gọi là hồn thơ và khí thơ. Hồn thơ là sinh khí (vitality) của Thơ. Đó là một tinh tố (spiritual element) chứa đựng một chương trình (program) để con người có khả năng cảm nhận và làm Thơ. Khí thơ với mức tinh luyện của hồn thơ tạo ra một sức truyền cảm mãnh liệt phô diễn qua lời thơ, ý thơ, vần điệu thơ, và được toát ra qua giọng và điệu ngâm. Môi nhà thơ có một hồn thơ khác nhau, do đó có khí thơ khác nhau. Thật không lạ gì khi đọc những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Dương Khue, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, v.v và tuy chung một đề tài nhưng khí thơ rất khác nhau.
Trong các loại thơ cổ như lục bát, song thất lục bát, thãt ngôn bát cú, tứ tuyệt, và ngũ ngôn v.và, khí thơ thường bị gò bó, khó phô diễn vì niêm luật và số chữ giới hạn. Trong khi đó, khi hồn thơ bừng tỉnh thì nhà thơ cần phải chụp bắt ngay những hình ảnh hoặc ý tưởng trước khi chúng tan biến đi, do đó cần phải những khung cảnh mới cho tình ý thơ được phô diễn trọn vẹn và chính xác. Chính trong chiều hướng này mà Thơ Mới đã ra đời để giải quyết nhu cầu đổi mới tư duy trong địa hạt thơ với những Nhà Thơ Mới tiên phong như Lưu Trọng Lư (1911-1991), Huy Thông (1926-1988), Nguyễn Bính (1918-1966), Hàn Mạc Tử (1912-1940), Xuân Diệu (1916-1985), Thế Lữ (1907- 1989), Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938), Hữu Loan (1916- ), Tế Hanh (1921- ), Chế Lan Viên (1920-1989), Huy Cận (1919 -) và Vũ Đình Liên ( - ) v.v. Sau cùng là Thơ Tự Do: không bị quy luật cổ điển nào gò bó về vần, điệu, và số chữ .
Thế hệ hôm nay đang rất cần có những thay đổi về hình thức lẫn nội dung của Thơ, Văn, và Nhạc sao cho phù hợp với những tần số rung động cao độ trong những cảm quan của họ.Trải qua thời gian, cấu trúc các thể thơ và cách gieo vần đã có nhiều thay đổi để thích ứng với các chính lưu văn hóa của thời đại, trong đó, mỗi nhà thơ đã có những sáng tạo cho những cấu trúc thơ, cách gieo vần, và đặc biệt là tìm những nguồn cảm hứng mới trong bối cảnh mới đang diễn ra trong cuộc sống. Không lạ gì tại sao lớp trẻ hôm nay không mấy thích thú khi phải nghe những bài thơ, những khúc “nhạc vàng” của ngày hôm qua. Xã hội luôn luôn đổi mới. Mỗi thời đại có những “ước mơ” riêng của thời đại đó. Thơ cũng như văn và nhạc, thiếu tinh thân sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu tinh thần của thời đại, sẽ trở thành những món ăn nhàm chán, buồn tẻ, và người đọc sẽ đành phải xa Thơ, dù rất yêu Thơ.
Văn xuôi (prose) không đòi hỏi vần và điệu. Tuy nhiên, cũng có những bài văn viết rất khéo, khiến cho người đọc cảm thấy như có chất thơ trong đó như:
Than ôi! Một kiếp phong trần; mấy phen chìm nổi! Trời tình mù mịt; bể hận mênh mông; sợi tơ lòng theo gió bay đi; cánh hoa rụng, chọn gì đất sạch! Ta vốn nòi tình, thương người đồng điệu.
(Chu Mạnh Trinh viết về Kiều)
Cũng chính vì thiếu bản chất của Thơ, nên một số thơ như loại thơ tự do trước đây trong thập niên 1950 và 1960 ít được ưa chuộng.
Mặt khác, bản chất của Thơ còn thể hiện qua cái gọi là hồn thơ và khí thơ. Hồn thơ là sinh khí (vitality) của Thơ. Đó là một tinh tố (spiritual element) chứa đựng một chương trình (program) để con người có khả năng cảm nhận và làm Thơ. Khí thơ với mức tinh luyện của hồn thơ tạo ra một sức truyền cảm mãnh liệt phô diễn qua lời thơ, ý thơ, vần điệu thơ, và được toát ra qua giọng và điệu ngâm. Môi nhà thơ có một hồn thơ khác nhau, do đó có khí thơ khác nhau. Thật không lạ gì khi đọc những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Dương Khue, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, v.v và tuy chung một đề tài nhưng khí thơ rất khác nhau.
Trong các loại thơ cổ như lục bát, song thất lục bát, thãt ngôn bát cú, tứ tuyệt, và ngũ ngôn v.và, khí thơ thường bị gò bó, khó phô diễn vì niêm luật và số chữ giới hạn. Trong khi đó, khi hồn thơ bừng tỉnh thì nhà thơ cần phải chụp bắt ngay những hình ảnh hoặc ý tưởng trước khi chúng tan biến đi, do đó cần phải những khung cảnh mới cho tình ý thơ được phô diễn trọn vẹn và chính xác. Chính trong chiều hướng này mà Thơ Mới đã ra đời để giải quyết nhu cầu đổi mới tư duy trong địa hạt thơ với những Nhà Thơ Mới tiên phong như Lưu Trọng Lư (1911-1991), Huy Thông (1926-1988), Nguyễn Bính (1918-1966), Hàn Mạc Tử (1912-1940), Xuân Diệu (1916-1985), Thế Lữ (1907- 1989), Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938), Hữu Loan (1916- ), Tế Hanh (1921- ), Chế Lan Viên (1920-1989), Huy Cận (1919 -) và Vũ Đình Liên ( - ) v.v. Sau cùng là Thơ Tự Do: không bị quy luật cổ điển nào gò bó về vần, điệu, và số chữ .
Thế hệ hôm nay đang rất cần có những thay đổi về hình thức lẫn nội dung của Thơ, Văn, và Nhạc sao cho phù hợp với những tần số rung động cao độ trong những cảm quan của họ.Trải qua thời gian, cấu trúc các thể thơ và cách gieo vần đã có nhiều thay đổi để thích ứng với các chính lưu văn hóa của thời đại, trong đó, mỗi nhà thơ đã có những sáng tạo cho những cấu trúc thơ, cách gieo vần, và đặc biệt là tìm những nguồn cảm hứng mới trong bối cảnh mới đang diễn ra trong cuộc sống. Không lạ gì tại sao lớp trẻ hôm nay không mấy thích thú khi phải nghe những bài thơ, những khúc “nhạc vàng” của ngày hôm qua. Xã hội luôn luôn đổi mới. Mỗi thời đại có những “ước mơ” riêng của thời đại đó. Thơ cũng như văn và nhạc, thiếu tinh thân sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu tinh thần của thời đại, sẽ trở thành những món ăn nhàm chán, buồn tẻ, và người đọc sẽ đành phải xa Thơ, dù rất yêu Thơ.
Tinh Thần Sáng Tạo Trong Thơ
Sự sống là một chuỗi không ngừng của sáng tạo. Như vậy, con người nghệ sĩ thực sự đã chêt khi không còn sáng tạo. Cho nên, với tinh thần sáng tạo trong thơ, tôi muốn nói tới những nỗ lực làm cho Thơ sống bằng cách luôn luôn tìm tòi những cái mới, lạ, phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của thời đại. Tinh thần sáng tạo thể hiện ở những nỗ lực:
(1) Đi tìm và khai thác những nguồn đề tài mới để thích nghi với môi trường sống mới. Thường mỗi một thời, một không gian, đều có những sự kiện, những hình ảnh, hoặc những khao khát để làm đề tài. Việt Nam trước đây đã có những khung cảnh đẹp của một cuộc sống thanh bình “gạo trắng, trăng thanh”; những hình ảnh cao quý của những bà mẹ hiền “sớm hôm tần tảo nuôi con”; những hình ảnh hồn nhiên, trong trắng của “Áo Lụa Hà Đông”; những mảnh tình thơ ngây của “Tuổi Ngọc”; những nhớ nhung tha thiết của “Tung cánh chim tìm về tổ ấm”, vân vân và vân vân.
Những đề tài đó đã có những chỗ đứng. Muốn tiếp tục có chỗ đứng, các đề tài như vậy cần phải đổi mới. Chẳng hạn, hình ảnh của những người mẹ “một nắng, hai sương” có thể thay bằng hình ảnh của những người mẹ cố gắng lái xe nhiều buổi vất vả “làm hai việc hoặc làm quá giờ” để nuôi con tiếp tục đại học. Đó là môt trong những hình ảnh mới cho Thơ. Nguồn đề tài phong phú nhất vẫn là Tình Yêu. Nhưng, những thể hiện của tình yêu ngày nay hẳn phải là khác với ngày trước. Nhà thơ, do đo cần phải cố gắng lục lạo trong tâm trí để tìm ra những nét đặc thù để mô tả tình yêu của lối sống hôm nay.
Sự sống là một chuỗi không ngừng của sáng tạo. Như vậy, con người nghệ sĩ thực sự đã chêt khi không còn sáng tạo. Cho nên, với tinh thần sáng tạo trong thơ, tôi muốn nói tới những nỗ lực làm cho Thơ sống bằng cách luôn luôn tìm tòi những cái mới, lạ, phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của thời đại. Tinh thần sáng tạo thể hiện ở những nỗ lực:
(1) Đi tìm và khai thác những nguồn đề tài mới để thích nghi với môi trường sống mới. Thường mỗi một thời, một không gian, đều có những sự kiện, những hình ảnh, hoặc những khao khát để làm đề tài. Việt Nam trước đây đã có những khung cảnh đẹp của một cuộc sống thanh bình “gạo trắng, trăng thanh”; những hình ảnh cao quý của những bà mẹ hiền “sớm hôm tần tảo nuôi con”; những hình ảnh hồn nhiên, trong trắng của “Áo Lụa Hà Đông”; những mảnh tình thơ ngây của “Tuổi Ngọc”; những nhớ nhung tha thiết của “Tung cánh chim tìm về tổ ấm”, vân vân và vân vân.
Những đề tài đó đã có những chỗ đứng. Muốn tiếp tục có chỗ đứng, các đề tài như vậy cần phải đổi mới. Chẳng hạn, hình ảnh của những người mẹ “một nắng, hai sương” có thể thay bằng hình ảnh của những người mẹ cố gắng lái xe nhiều buổi vất vả “làm hai việc hoặc làm quá giờ” để nuôi con tiếp tục đại học. Đó là môt trong những hình ảnh mới cho Thơ. Nguồn đề tài phong phú nhất vẫn là Tình Yêu. Nhưng, những thể hiện của tình yêu ngày nay hẳn phải là khác với ngày trước. Nhà thơ, do đo cần phải cố gắng lục lạo trong tâm trí để tìm ra những nét đặc thù để mô tả tình yêu của lối sống hôm nay.
Hiện nay, con người đang có những nỗ lực phải thực hiện để nâng
cao mức tiên bộ chung của nhân loại. Mục tiêu này đòi hỏi một sự cộng lực toàn
thế giới phát xuất từ sự nâng cao trí tuệ và tâm linh của con người. Những nỗ lực
đó là: bảo vệ môi sinh; bảo vệ loại người; bảo vệ nhân quyền; tự do và dân chủ;
bảo vệ tính đa nguyên; bảo đảm an sinh xã hội; giải quyêt các tệ nạn xã hội, giải
trừ vũ khí; chinh phục không gian, và tìm hiểu môi trường tâm linh. Tóm lại, đó
là những bức xúc của thời kỳ văn hóa cao kỹ này cần được khai thác.
(2) Sáng tạo những cấu trúc mới cho phù hợp với mức nhậy cảm nhanh lẹ của thời đại mới. Người đọc hôm nay, nhất là giới trẻ, nếu không mấy thích thú gì đối với loại “nhạc vàng” ngày trước, thì với thơ, họ cũng không thấy hấp dẫn gì đối với loại “thơ xưa”. Họ đang trông chờ có những thay đổi mới trong địa hạt thơ, văn, và nhạc sao cho thích hợp tâm hồn của họ đang chịu ảnh hưởng sâu xa của cuộc sống văn minh điện toán. Văn học và nghệ thuật tây phương đã chuẩn bị cho sự thay đổi này từ lâu qua ca nhạc, phim ảnh, thi văn, và họa phẩm, và có những đường nét đăc biệt mới lạ.
(3) Sáng tạo trong kỹ thuật gieo vần và sử dụng từ để có những âm điệu mới lạ cho phù hợp với những cảm quan mới của người đọc. Sáng tạo những âm điệu mới tương tự như biến chế những món ăn mới của một nhà đầu bếp khéo tay để tạo cho mình môt tiếng tăm riêng biệt. Điều này nói lên biệt tài hoặc nỗ lực cao trong sự vận dụng tư duy hay là “động não” của nhà thơ, và kết quả là người đọc thưởng thức được đúng “thi vị” của Thơ.
(2) Sáng tạo những cấu trúc mới cho phù hợp với mức nhậy cảm nhanh lẹ của thời đại mới. Người đọc hôm nay, nhất là giới trẻ, nếu không mấy thích thú gì đối với loại “nhạc vàng” ngày trước, thì với thơ, họ cũng không thấy hấp dẫn gì đối với loại “thơ xưa”. Họ đang trông chờ có những thay đổi mới trong địa hạt thơ, văn, và nhạc sao cho thích hợp tâm hồn của họ đang chịu ảnh hưởng sâu xa của cuộc sống văn minh điện toán. Văn học và nghệ thuật tây phương đã chuẩn bị cho sự thay đổi này từ lâu qua ca nhạc, phim ảnh, thi văn, và họa phẩm, và có những đường nét đăc biệt mới lạ.
(3) Sáng tạo trong kỹ thuật gieo vần và sử dụng từ để có những âm điệu mới lạ cho phù hợp với những cảm quan mới của người đọc. Sáng tạo những âm điệu mới tương tự như biến chế những món ăn mới của một nhà đầu bếp khéo tay để tạo cho mình môt tiếng tăm riêng biệt. Điều này nói lên biệt tài hoặc nỗ lực cao trong sự vận dụng tư duy hay là “động não” của nhà thơ, và kết quả là người đọc thưởng thức được đúng “thi vị” của Thơ.
Tóm lại, sáng tạo bài văn vần tuyệt vời
trong cấu trúc có giới hạn của một thể thơ là một trong những công việc khó
khăn của một nhà thơ. Viết bài văn xuôi hay thật đã là khó; làm chủ bài văn vần
lại đặc biệt khó hơn. Vung bút thảo ra những chữ trong một hình thức có trật tự,
điệu, và vần, thật sự đòi hỏi nhà thơ phải có một trình độ nghệ thuật được tôi
luyện lâu dài.
Lục Bát
Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ, vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!
Nguyễn Du: Truyện Kiều
Nhớ nơi kỳ ngộ, vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!
Nguyễn Du: Truyện Kiều
Thất Ngôn Bát Cú
MÙA THU
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cầu trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào
Nguyễn Khuyến (1835-1909)
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cầu trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào
Nguyễn Khuyến (1835-1909)
Thơ Mới
HỔ NHỚ RỪNG
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay xa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
Thế Lữ (1907- )
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay xa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
Thế Lữ (1907- )
Thơ Tự Do
GIÃ TỪ HUYỀN THOẠI
Tôi ngủ say trong đáy mắt
Trên bờ mi cỏ biếc
Long lanh giọt sương mai
Mắt em cười
Bờ môi cong còn chưa khép
Mùa Xuân tràn vào khung cửa hẹp
Em dục tôi
Lên đỉnh ngọn đồi...
Việt Bằng (CA)
Tôi ngủ say trong đáy mắt
Trên bờ mi cỏ biếc
Long lanh giọt sương mai
Mắt em cười
Bờ môi cong còn chưa khép
Mùa Xuân tràn vào khung cửa hẹp
Em dục tôi
Lên đỉnh ngọn đồi...
Việt Bằng (CA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét