Tính không và thuyết lượng tử
William L. Ames
Kan chuyển ngữ
Tính không (Śūnyatā) là khái niệm cốt lõi trong đạo Phật, nhất
là trong Phật giáo Đại thừa (Māhayāna); còn thuyết lượng tử là trung tâm của vật
lí hiện đại. Tính không vốn không có nghĩa “không tồn tại”, mà là, vạn vật kể cả
bản thân mỗi người chúng ta thì không có tự tính (independent identity) nào mà
ta hay nghĩ là mình có. Thuyết lượng tử đã thay thế quan niệm cơ giới về tự
nhiên của nền vật lí thế kỉ mười chín, bằng những quan niệm ngày càng không
tương thích với chủ nghĩa duy thực ngây thơ (naïve realism). Để biết những quan
niệm của đôi bên có điểm gì chung hay không, trước tiên ta hãy đề cập đến đạo
Phật.
SƠ NÉT VỀ ĐẠO PHẬT
Cuộc đời của Đức Phật (khoảng 560 – 480 trước công nguyên) thuộc giai đoạn có nhiều thay đổi về chính trị và xã hội trong vùng bắc Ấn Độ. Việc dùng đồ sắt dẫn tới dân số gia tăng, con người trở nên giàu có hơn nhờ dùng rìu sắt để khai hoang rừng rậm, dùng lưỡi cày sắt để mở rộng diện tích đất canh tác. Đô thị mọc lên, các đại vương quốc thay thế dần những vương quốc nhỏ và những nước cộng hòa kiểu quí tộc (aristocratic republics). Quá trình đô thị hóa cùng với biến đổi xã hội đã tạo ra bất hòa, chống đối cùng nghi vấn về những nghi thức tôn giáo cổ truyền. Trong môi trường như thế đã sinh sôi ra nhiều giáo huấn mới về tôn giáo cũng như triết lí. Học thuyết của Áo nghĩa thư (zh. 奧義書, sa. upanisad) đã biến đổi sâu sắc một tôn giáo mà ngày nay ta gọi là Ấn Độ giáo; và trong số những trường phái mới sinh ra tại thời điểm đó, đạo Phật sau này đã trở thành một truyền thống tâm linh lớn trên thế giới.
Yếu tố cơ bản trong lời dạy của Đức Phật là về nỗi khổ thường trực trong đời sống cùng với con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau. Chân Lí Màu Nhiệm Thứ Nhất trong đạo Phật bàn về nỗi khổ thường bị diễn dịch sai rằng đời sống chỉ toàn nỗi khổ, một lối diễn dịch trái ngược với những kinh nghiệm thường nhật. Thật ra Đức Phật nói rằng mọi hiện tượng có điều kiện (conditioned phenomena) đều vô thường, thậm chí cả cảm giác thỏa mãn hay hạnh phúc cũng là nguyên nhân gây phiền não nên chúng cần được biến đổi, triệt tiêu đi. Ngay cả trải nghiệm trung tính vốn không đau đớn không an lạc cũng gây phiền não do chính tính điều kiện (conditionedness) của chúng kéo bản ngã giả định của ta vào một mạng lưới nguyên nhân và điều kiện phức tạp bất cứ khi nào ta cố hành động.
Một lời dạy nổi tiếng nữa của Đức Phật là mọi hiện tượng đều “không có bản ngã” hay “không phải là bản ngã’ (anātman). Trong trường hợp nói về loài người, điều này có nghĩa là cơ thể hay tinh thần của bất kì ai đều không phải là bản ngã, và chúng cũng không chịu sự chi phối của một bản ngã nào hết. Khái niệm bản ngã thực tế hơi khó nắm bắt. Dù nhiều khi chúng ta định hình chính mình bằng thể xác, hay suy nghĩ, cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần khác, thì có lúc ta lại nói về thể xác “của tôi”, suy nghĩ “của tôi”, cảm xúc “của tôi” v.v., ngụ ý rằng bản ngã là một cái gì đó tách biệt với thể xác, suy nghĩ hay cảm xúc, là một cái gì đó sở hữu chúng. Chúng ta có thể hình dung về một bản ngã không có một trong số các trạng thái vừa nêu, nhưng không thể thiếu tất cả được.
Trong nhà Phật thân và tâm được xem là một dòng các sự kiện vật chất cũng như tinh thần có tính vô thường. Thân xác liên tục biến đổi và già đi trong khi tinh thần cùng với quan niệm, suy nghĩ, cảm xúc v.v. của nó thì biến đổi trong từng khoảnh khắc. Thân tâm như một dòng sông. Dòng sông cứ chảy nhưng ta không thể chỉ ra được cụ thể bất cứ một cái gì bất biến trong đó. Dòng chảy tự nó không phải là một vật gì cụ thể, nó liên tục thay đổi.
Thân và tâm không chịu sự kiểm soát của một bản ngã bởi chúng vô thường, và bởi sự thay đổi của chúng còn tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân nhiều điều kiện mà không ít trong số này là độc lập với cái mà bản ngã mong muốn. Hơn nữa, hầu hết Phật tử tin rằng không có một bản ngã nào tách biệt với thân tâm mà lại kiểm soát được thân tâm. Khi ta quan sát chính mình, ta chỉ thấy được hiện tượng vật chất hoặc hiện tượng tinh thần mà ta gọi là thân và tâm. Vì thế không có bằng chứng nào về một bản ngã khác biệt với tâm và thân, một bản ngã không phải tâm cũng chẳng phải thân thì vô nghĩa.
DUYÊN KHỞI
Theo đạo Phật thì thân tâm chúng ta cùng với thế giới bên ngoài tâm thân được cấu thành bởi các hiện tượng vô thường và biến đổi. Tư tưởng này rất gần với sự nhấn mạnh vào tính nhân quả trong nhà Phật. Xét một mặt thì mọi vật phụ thuộc vào nguyên nhân và điều kiện chi phối quá trình thay đổi, do các yếu tố thuộc nguyên nhân cũng liên tục biến đổi. Mặt khác, nhân quả tạo ra thứ bậc giúp tính nhất thời của hiện tượng không rơi vào trạng thái hỗn loạn, tùy tiện. Chẳng hạn nếu có điều kiện cần là đất, nước và hơi ấm thì hạt thóc sẽ nảy ra thành mầm cây lúa nước, nhưng lại không bao giờ thành cây lúa mạch cả.
Nhân quả trong nhà Phật được diễn tả dựa trên nguyên lí duyên khởi (pratiyasamutpāda), thường thấy trong công thức gồm mười hai yếu tố kế tiếp nhau khởi đầu từ vô minh, hành, thông qua ái, cho đến già, chết. Tuy vậy, diễn đạt chung nhất của duyên khởi có dạng như thế này: “Cái này tồn tại thì cái kia tồn tại; vì cái này nảy sinh nên cái kia nảy sinh. Khi cái này không tồn tại thì cái kia không tồn tại; bởi sự vắng mặt của cái này nên cái kia vắng mặt.”
Nói cách khác là, nếu A là một điều kiện cần của B thì sự hiện diện của B phụ thuộc, hay được tạo điều kiện, bởi sự hiện diện của A. nếu A không tồn tại thì B không thể tồn tại. (Ta cần lưu tâm trong đạo Phật để sinh ra một kết quả bất kì thì cần có nhiều nguyên nhân.) Trở lại với ví dụ truyền thống về cây lúa thì hạt thóc được coi là nhân duyên (hetu) của cây lúa, còn những yếu tố cần thiết như đất, mùn, hơi ấm v.v. gọi là trợ duyên (pratyaya). Cây lúa chỉ nảy mầm khi tất cả các duyên cần thiết cho sự tồn tại của cây lúa xuất hiện. Còn nếu các duyên không cùng lúc hiện diện thì cây lúa không sinh ra.
Duyên khởi có liên hệ với vấn đề vô ngã. Thế giới cấu thành từ các hiện tượng vô thường, nhưng mà hiện tượng từ quá khứ tới hiện tại lại liên quan tới nguyên lí duyên khởi. Quan hệ nhân quả giữa quá khứ và hiện tại tạo ra một mức độ cho tính liên tục và tính khả dĩ của cái bất biến tương đối. Nghĩa là do tính quy luật trong nhân quả mà sự vật đôi lúc được duy trì, bởi những thay đổi là không đáng kể. Đó là loại thay đổi mà ta có thể bỏ qua trong hoạt động đời sống thường ngày. Vì vậy mà nhờ duyên khởi, tính vô thường rất nghiêm ngặt có thể hòa hợp với tính cố định cùng tính quy luật của sự vật ta quan sát theo kinh nghiệm thường ngày. Nhìn chung giới Phật tử không cần viện tới khái niệm bản ngã hay bản chất để nói về sự liên tục trong kinh nghiệm chúng ta. Thực chất họ nhấn mạnh rằng khuynh hướng bám víu lấy sự vật như thể là chúng có bản chất bất biến, cùng khuynh hướng tự xem mình như thể là một thực thể có thật và trường tồn, là nguồn gốc gây phiền não (suffering).
Duyên khởi là quá trình phi cá nhân. Hiện tượng này tạo ra hiện tượng kia mà không cần người thực hiện hành động hay người tiếp nhận kết quả nào cả, dù theo thói quen khi nói về hiện tượng vật chất hay tinh thần ta hay nghĩ rằng chúng phải là của một ai đó. Giới Phật tử cho rằng hành động (karma nghĩa là “hành động” – Kan) sinh ra kết quả mà không cần có bất kì cái ngã trường tồn nào hết. Cái chúng ta gọi là bản ngã thực chất là một chuỗi các hiện tượng vô thường có tương quan nhân quả với nhau là, bất kì sự kiện vật chất hay tinh thần nào khởi sinh đều phụ thuộc vào những sự kiện khác.
THẮNG PHÁP (ABHIDHARMA)
Khảo luận tôi đề cập về lời dạy của Đức Phật ở phần trước chưa đầy đủ mấy. Chẳng hạn tôi chưa nói gì về giải thoát và con đường dẫn tới giải thoát cả. Tuy vậy những kiến thức đã đề cập cung cấp một nền tảng tương đối đủ để ta so sánh tính không với thuyết lượng tử.
Trong vòng vài thế kỉ sau Đức Phật lịch sử nhập diệt, nhiều trường phái Phật giáo sơ kì đã phát triển những diễn giải rất phức tạp về tâm và vật, được gọi là Thắng Pháp. Thắng Pháp tiếp cận thế giới theo hướng phân tích, trong đó sinh vật sống và thực thể vật chất không được coi là thực thể cơ bản nhất (unitary entities), mà là tập hợp từ những đơn vị nền tảng gọi là dharma (nghĩa là “pháp” – Kan). Từ dharma trong tiếng Phạn có nhiều nghĩa, chẳng hạn “luật lệ”, “lời dạy của Đức Phật”. Còn từ dharma tôi đang dùng trong ngữ cảnh bài này có nghĩa là “hiện tượng vật chất và tinh thần”. Dharma là hiện tượng có tính phi cá nhân, đồng thời chỉ hiện tượng hoặc vật chất hoặc tinh thần.
Từ dharma dùng theo nghĩa hiện tượng vật chất hay tinh thần cơ bản đã được dùng trước khi các tập Thắng Pháp xuất hiện. Những văn bản ghi lại lời dạy của Đức Phật truyền lại đến nay, gọi là Sūtra (nghĩa là “kinh” – Kan), có nói tới dharma, chắc là vì để truyền đạt được quan niệm vô ngã thì cần phải tính tới chuyện tiếp cận trải nghiệm của người ta sao cho tránh nhắc tới khái niệm về bản ngã. Theo thời gian, khuynh hướng tự nhiên xảy ra là chi tiết hóa những lời dạy ghi lại trong kinh Phật để phát triển những diễn giải, những phân loại mọi vật dựa trên dharma. Có vài mong muốn còn tham vọng hơn nữa, là tìm cách lí giải mọi sự vật cùng với liên hệ giữa chúng dựa theo dharma. Mong muốn này đã thúc đẩy việc hoàn thiện bức tranh của đạo Phật về thế giới, và có thể đã giúp hình thành nên Thắng Pháp một cách hệ thống.
Cho nên Thắng Pháp có thể được coi là một nỗ lực hệ thống hóa lời dạy ghi trong kinh Phật bằng một lí thuyết về dharma nhất quán và toàn diện (tính luôn thuyết duyên khởi). Trong Thắng Pháp, dharma có tính chất tối hậu, hiểu theo nghĩa ta không thể phân tích chúng thêm nữa. Trong đạo Phật sau này, Thắng Pháp xem dharma cũng có tính vô thường, nhưng không đơn thuần chỉ trạng thái “không cố định” mà còn có nghĩa là trạng thái cực kì ngắn ngủi. Dharma tồn tại chỉ trong chớp mắt, nên ấn tượng về một sự vật theo thời gian chỉ là một “sân khấu” của ảo ảnh được tạo ra từ những chuỗi dharma liên tiếp tương tự nhau.
Tuy rằng trong bài này chúng ta không thể đi sâu vào những cái rắc rối của Thắng Pháp thì ta cũng cần nhắc tới vài điểm. Một điểm là, phần lớn các dharma liệt kê trong Thắng Pháp thuộc khía cạnh tinh thần. Bởi đạo Phật quan tâm tới việc giải thoát khỏi những phiền não hơn bất cứ thứ gì khác, nên Thắng Pháp chủ yếu phân tích những trải nghiệm tâm lí của chúng ta hơn là trải nghiệm về mặt vật chất. Trong phạm vi tâm lí thì chủ điểm là yếu tố của đạo đức, tâm lí trong thiền định, và tâm lí trong con đường tâm linh. Tuy thế, Thắng Pháp không bao giờ nghi vấn về thực tại của thế giới vật chất, đồng thời một vài dharma như âm thanh hay ánh sáng là có tính vật chất.
Ý niệm về “hai loại chân lí” xuất hiện lần đầu tiên là từ Thắng Pháp. Theo ngôn ngữ thông thường ta mô tả thế giới bằng những từ ngữ thiên về vật chất như chai lọ chẳng hạn, nhưng giáo pháp lại phân tích chúng thành các dharma. Cho nên không tồn tại cái lọ nào tách rời các dharma về màu sắc, hình dạng, kết cấu hợp thành nó. Bất cứ cái gì bị mất đi qua quá trình phân tích, như cái lọ đang xét, thì thuộc về chân lí thông thường, còn gọi là chân lí bề ngoài ("hiện tượng" hay "tích môn"-CM.). Ngược lại, các dharma không thể bị phân tích thành các yếu tố cấu thành cơ bản hơn; nếu chúng có thể phân tích được thì chúng sẽ không còn được coi là dharma nữa. Bất cứ cái gì đứng vững được qua quá trình phân tích (nói cách khác là các dharma) sẽ được xem là chân lí tối hậu ("bản chất" hay "bản môn"-CM.).
Không chỉ sự vật mà con người, như Bill Ames (tác giả bài này – Kan) chẳng hạn, cũng phân tích được thành các dharma, nên cũng được xem là thuộc chân lí thông thường. Khi Đức Phật giảng pháp, lúc thì Ngài nói về người và vật, lúc thì Ngài đề cập tới dharma. Các Thắng Pháp luận sư cho rằng khi Đức Phật nói theo chân lí thông thường là do Ngài muốn người nghe hiểu được ý Ngài. Còn Thắng Pháp thì luôn luôn đề cập tới chân lí tối hậu, nó là lí thuyết về dharma. Chúng ta sẽ thấy ý niệm về hai loại chân lí tái xuất hiện sau này trong tiến trình phát triển của đạo Phật với nội dung tương đối khác. VẬT LÍ CỔ ĐIỂN (CLASSICAL PHYSICS)
Trước khi đề cập tới những phát triển về sau trong nhà Phật, tôi muốn chuyển sang ngành vật lí để thảo luận về vật lí cổ điển, bởi ta sẽ thấy là nó có vài tương đồng thú vị với Thắng Pháp. Trước hết, chúng ta có ý gì khi nói tới từ “cổ điển” trong ngữ cảnh vật lí? Căn bản là nó liên quan tới các lí thuyết lẫn thí nghiệm khởi đi từ thế kỉ 17 bằng công trình của Galileo cùng những người khác, rồi tiếp diễn cho tới cuối thế kỉ 19. Công trình của Albert Einstein về thuyết tương đối hẹp xuất bản năm 1905 đánh dấu điểm khởi đầu của nền vật lí hiện đại hậu cổ điển, tuy vậy bước đột phá xa hơn khỏi vật lí cổ điển sẽ xuất hiện muộn hơn một chút do sự phát triển của thuyết lượng tử.
So với vật lí cổ đại và trung đại thì vật lí cổ điển đã dùng toán học hơn rất nhiều khi mô tả sự vận hành của thế giới vật chất. Chẳng hạn, định luật chuyển động thứ hai của Newton được diễn tả bằng một phương trình: F = ma. Phương trình này khẳng định rằng lực F tác động lên vật thể thì bằng khối lượng m của nó nhân với gia tốc a của nó. Gia tốc chỉ mức độ thay đổi của vận tốc. Vì vậy, phương trình này có nghĩa khi khối lượng vật thể không đổi, lực tác động lên nó càng lớn thì vận động của nó thay đổi càng nhanh.
Một điểm thú vị đáng chú ý là khi lực tác động bằng không thì gia tốc cũng bằng không, và vận tốc của vật thể không thay đổi (Thực tế đây là định luật chuyển động thứ nhất của Newton). Nguyên lí này trái ngược với kiểu vật lí “theo kinh nghiệm” ta hay dùng hàng ngày, là nhìn chung ta sẽ giả định nếu không có lực nào tác động lên vật thể làm nó tiếp tục chuyển động thì nó sẽ giảm vận tốc rồi cuối cùng dừng lại. Hiện tượng ta giả định xảy ra là do ma sát có mặt khắp nơi xung quanh ta. Nhưng Newton trong khi tìm cách tổng quát hóa ý tưởng của Galileo đã nhận ra rằng có thể xây dựng được một lí thuyết tốt hơn về chuyển động của vật thể bằng cách đưa ra một giả định khác đi, theo đó một vật sẽ chuyển động trên một đường thẳng với vận tốc không đổi trừ khi có lực tác động lên nó. Ma sát được xem là ứng lực. Nếu ma sát luôn hiện diện thì cách nhìn nhận sự vật như vừa nêu có vẻ hơi thiếu tự nhiên. Tuy vậy, các định luật chuyển động Newton tỏ ra cực kì hữu hiệu khi xét các vật thể chuyển động trong không gian vốn là nơi ma sát gần như không hiện diện. Thậm chí ở cả nơi không thể bỏ qua ma sát thì vật lí Newton vẫn là phương pháp vừa nhất quán vừa có tính định lượng khi xét chuyển động của vật thể. Vì thế vật lí cổ điển đã tiến thêm một bước xa hơn cách nhìn hàng ngày của ta về thế giới, dù bước tiến này đủ nhỏ để cho “quan niệm thông thường” của ta chỉ cần một chút thay đổi là tương thích với nó. Thêm một khía cạnh khác của vật lí cổ điển dường như đã nằm trong công thức “F=ma” là, phương pháp mô tả thế giới bằng toán học cho phép tính toán được chuyển động vật thể dưới tác động của lực. Về nguyên tắc, phương trình dùng trong vật lí cổ điển cho phép người ta tính toán chính xác sự tiến triển của hệ các vật thể trong tương lai, hay nói cách khác vật lí cổ điển có tính tất định (deterministic).
Nhưng trong thực nghiệm các tính toán chính xác chỉ khả thi trong những trường hợp đơn giản nhất. Vì vậy tiên đoán dựa vào lí thuyết khoa học thường có những điểm không rõ ràng do việc xấp xỉ trong tính toán. Tương tự, các phép đo thực nghiệm luôn chứa đựng sai số thực nghiệm (experimental error), và việc ước lượng chính xác khoảng sai số là rất quan trọng. Không chỉ riêng vật lí cổ điển mà trong khoa học nói chung, người ta thường so sánh giữa phép đo xấp xỉ với kết quả xấp xỉ có từ tính toán. Cho nên tiên đoán của lí thuyết khoa học chỉ được công nhận “trong phạm vi sai số thực nghiệm”. Một thí nghiệm sẽ không thể phân biệt được hai lí thuyết cạnh tranh nhau nếu tiên đoán của chúng đều nằm trong khoảng sai số thực nghiệm.
Các định luật Newton là một nhánh của vật lí cổ điển gọi là cơ học, ngành nghiên cứu chuyển động vật thể dưới tác động của lực. Các lĩnh vực khác thuộc vật lí cổ điển được phát triển sau này. Vào thế kỉ 19 người ta nhận ra điện và từ có quan hệ mật thiết, rồi James Clerk Maxwell phát triển lí thuyết điện từ dựa trên nền tảng toán học để đưa ra mô tả thống nhất cho điện học và từ học. Giống như cơ học Newton, thuyết điện từ Maxwell có tính tất định, và cũng giống như Newton, Maxwell có thể dùng lí thuyết của mình để xét nhiều hiện tượng khác nhau. Thành tựu vĩ đại nhất trong lí thuyết của Maxwell là cái nhìn thấu suốt của ông, rằng ánh sáng là một loại bức xạ điện từ. Vì vậy mà lí thuyết của ông không chỉ thống nhất điện học và từ học mà còn thống nhất cả quang học là ngành nghiên cứu về ánh sáng.
Bên cạnh cơ học cổ điển và thuyết điện từ, vật lí cổ điển còn có vài lĩnh vực quan trọng khác như nhiệt động học (ngành nghiên cứu về nhiệt) và cơ học thống kê. Nhiệt động học phát triển các khái niệm quan trọng về năng lượng và entropy, trong khi cơ học thống kê nghiên cứu các hiện tượng nhiệt động như nhiệt và nhiệt độ dựa trên chuyển động của một lượng lớn các hạt.
Bởi thế, vào cuối thế kỉ 19, vật lí cổ điển đã có những thành tựu hết sức ấn tượng. Ngoài việc đạt được những hiểu biết mới về mặt lí thuyết của thế giới vật chất hay tiên đoán và khám phá ra những hiện tượng mới, tri thức khoa học còn được áp dụng để tạo ra nhiều tiến bộ vượt trội về kĩ nghệ. Quan niệm ngày càng được phổ biến rộng rãi là, vũ trụ vật chất và dường như tất thảy thực tại có thể được giải thích bằng sự tương tác của các hạt bất biến thông qua lực tác động, dựa trên các quy tắc toán học tất định. VẬT LÍ CỔ ĐIỂN VÀ THẮNG PHÁP
Mặc dù có vài khác biệt rất cơ bản nhưng Thắng Pháp và vật lí cổ điển có thể được xem là tương tự nhau theo nghĩa rộng. Cả hai đều lược giản thế giới về những đơn vị phân tích nguyên sơ tương ứng, những đơn vị có tính phi cá nhân. Đồng thời các đơn vị phân tích đó có quan hệ nhân quả với nhau. Cho dù đơn vị phân tích là hạt hay lực theo cách này hay là dharma theo cách kia, thì vật thể cũng như sinh vật được xem là phức hợp của các đơn vị cơ bản. Trong vật lí cổ điển, lực và hạt được liên kết nhau nhờ các định luật vật lí miêu tả bằng phương trình toán học. Trong Thắng Pháp, các dharma được liên kết nhau nhờ nhiều nhân duyên đa dạng và kết hợp lại nhờ sự dẫn dắt của duyên khởi.
Ví dụ, trong đời sống thường nhật ta có thể nói “Có một quyển sách trên bàn.” Cả đạo Phật lẫn vật lí học đều xem phát biểu này chỉ đúng theo nghĩa thông thường. Trong vật lí cổ điển, quyển sách và cái bàn cơ bản là tập hợp các nguyên tử tương tác lẫn nhau nhờ lực. Với Thắng Pháp thì quyển sách và cái bàn được cấu thành từ các dharma ảnh hưởng lẫn nhau nhờ vào những mối nhân duyên đa dạng.
Những đơn vị phân tích trong cả vật lí cổ điển lẫn Thắng Pháp đều được coi là thực tại tối hậu. Hạt và lực trong vật lí cổ điển được xem là tồn tại một cách khách quan; quan niệm của Thắng Pháp về dharma cũng tương tự. Cả dharma lẫn hạt hay lực đều có những tính chất xác định được và tiên liệu được. Và dù có vài vấn đề trong thực tiễn, chẳng hạn như sai số thực nghiệm, thì tính chất của dharma cũng như hạt/lực về mặt nguyên tắc đã được định rõ mà không kéo theo chút mơ hồ nào cả.
Dĩ nhiên là cả hai còn có khác biệt quan trọng. Các dharma trong Thắng Pháp gần gũi với kinh nghiệm tức thì của ta hơn là các hạt/lực được mô tả theo kiểu toán học trong vật lí cổ điển. Dharma được nhận diện từ kinh nghiệm của chính bản thân ta. Mỗi dharma được coi là “tự sinh ra đặc tính của nó” dựa theo cái nhận diện ra nó. Hạt và trường được nhận diện thông qua các lí thuyết nhất quán với thực nghiệm. Thực tế là, lí thuyết nào được công thức hóa theo toán học sẽ làm nó dễ đi tới phán đoán định lượng, mà những phán đoán này có thể đối chiếu được với kết quả của thí nghiệm định lượng.
Một điểm khác biệt quan trọng khác là hầu hết dharma thuộc về tinh thần hơn là vật chất, trong khi vật lí chỉ quan tâm độc mỗi thế giới vật chất. (Có hay không chuyện đời sống và trí tuệ có khả năng diễn giải được theo nghĩa vật chất lại là một câu hỏi riêng biệt.) Một điểm khác nữa là, dharma trong Thắng Pháp chỉ có tính tạm thời trong khi nguyên tử thuộc vật lí cổ điển có tính bất biến. Biến đổi xảy ra trong cơ học cổ điển là do chuyển động của nguyên tử và do lực làm thay đổi chuyển động đó. Sau cùng, Thắng Pháp là một phần trong tài sản tâm linh của nhà Phật. Nó giúp ta có cái nhìn sáng suốt về bản chất đích thực của sự vật và do đó là một phần của con đường hướng tới giải thoát. Và trong khi nhiều người cho rằng khoa học góp phần làm cho nhân loại tốt hơn, thì nói cho đúng đắn ý kiến đó không phải là một phần trong ngành vật lí.
SƠ NÉT VỀ ĐẠO PHẬT
Cuộc đời của Đức Phật (khoảng 560 – 480 trước công nguyên) thuộc giai đoạn có nhiều thay đổi về chính trị và xã hội trong vùng bắc Ấn Độ. Việc dùng đồ sắt dẫn tới dân số gia tăng, con người trở nên giàu có hơn nhờ dùng rìu sắt để khai hoang rừng rậm, dùng lưỡi cày sắt để mở rộng diện tích đất canh tác. Đô thị mọc lên, các đại vương quốc thay thế dần những vương quốc nhỏ và những nước cộng hòa kiểu quí tộc (aristocratic republics). Quá trình đô thị hóa cùng với biến đổi xã hội đã tạo ra bất hòa, chống đối cùng nghi vấn về những nghi thức tôn giáo cổ truyền. Trong môi trường như thế đã sinh sôi ra nhiều giáo huấn mới về tôn giáo cũng như triết lí. Học thuyết của Áo nghĩa thư (zh. 奧義書, sa. upanisad) đã biến đổi sâu sắc một tôn giáo mà ngày nay ta gọi là Ấn Độ giáo; và trong số những trường phái mới sinh ra tại thời điểm đó, đạo Phật sau này đã trở thành một truyền thống tâm linh lớn trên thế giới.
Yếu tố cơ bản trong lời dạy của Đức Phật là về nỗi khổ thường trực trong đời sống cùng với con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau. Chân Lí Màu Nhiệm Thứ Nhất trong đạo Phật bàn về nỗi khổ thường bị diễn dịch sai rằng đời sống chỉ toàn nỗi khổ, một lối diễn dịch trái ngược với những kinh nghiệm thường nhật. Thật ra Đức Phật nói rằng mọi hiện tượng có điều kiện (conditioned phenomena) đều vô thường, thậm chí cả cảm giác thỏa mãn hay hạnh phúc cũng là nguyên nhân gây phiền não nên chúng cần được biến đổi, triệt tiêu đi. Ngay cả trải nghiệm trung tính vốn không đau đớn không an lạc cũng gây phiền não do chính tính điều kiện (conditionedness) của chúng kéo bản ngã giả định của ta vào một mạng lưới nguyên nhân và điều kiện phức tạp bất cứ khi nào ta cố hành động.
Một lời dạy nổi tiếng nữa của Đức Phật là mọi hiện tượng đều “không có bản ngã” hay “không phải là bản ngã’ (anātman). Trong trường hợp nói về loài người, điều này có nghĩa là cơ thể hay tinh thần của bất kì ai đều không phải là bản ngã, và chúng cũng không chịu sự chi phối của một bản ngã nào hết. Khái niệm bản ngã thực tế hơi khó nắm bắt. Dù nhiều khi chúng ta định hình chính mình bằng thể xác, hay suy nghĩ, cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần khác, thì có lúc ta lại nói về thể xác “của tôi”, suy nghĩ “của tôi”, cảm xúc “của tôi” v.v., ngụ ý rằng bản ngã là một cái gì đó tách biệt với thể xác, suy nghĩ hay cảm xúc, là một cái gì đó sở hữu chúng. Chúng ta có thể hình dung về một bản ngã không có một trong số các trạng thái vừa nêu, nhưng không thể thiếu tất cả được.
Trong nhà Phật thân và tâm được xem là một dòng các sự kiện vật chất cũng như tinh thần có tính vô thường. Thân xác liên tục biến đổi và già đi trong khi tinh thần cùng với quan niệm, suy nghĩ, cảm xúc v.v. của nó thì biến đổi trong từng khoảnh khắc. Thân tâm như một dòng sông. Dòng sông cứ chảy nhưng ta không thể chỉ ra được cụ thể bất cứ một cái gì bất biến trong đó. Dòng chảy tự nó không phải là một vật gì cụ thể, nó liên tục thay đổi.
Thân và tâm không chịu sự kiểm soát của một bản ngã bởi chúng vô thường, và bởi sự thay đổi của chúng còn tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân nhiều điều kiện mà không ít trong số này là độc lập với cái mà bản ngã mong muốn. Hơn nữa, hầu hết Phật tử tin rằng không có một bản ngã nào tách biệt với thân tâm mà lại kiểm soát được thân tâm. Khi ta quan sát chính mình, ta chỉ thấy được hiện tượng vật chất hoặc hiện tượng tinh thần mà ta gọi là thân và tâm. Vì thế không có bằng chứng nào về một bản ngã khác biệt với tâm và thân, một bản ngã không phải tâm cũng chẳng phải thân thì vô nghĩa.
DUYÊN KHỞI
Theo đạo Phật thì thân tâm chúng ta cùng với thế giới bên ngoài tâm thân được cấu thành bởi các hiện tượng vô thường và biến đổi. Tư tưởng này rất gần với sự nhấn mạnh vào tính nhân quả trong nhà Phật. Xét một mặt thì mọi vật phụ thuộc vào nguyên nhân và điều kiện chi phối quá trình thay đổi, do các yếu tố thuộc nguyên nhân cũng liên tục biến đổi. Mặt khác, nhân quả tạo ra thứ bậc giúp tính nhất thời của hiện tượng không rơi vào trạng thái hỗn loạn, tùy tiện. Chẳng hạn nếu có điều kiện cần là đất, nước và hơi ấm thì hạt thóc sẽ nảy ra thành mầm cây lúa nước, nhưng lại không bao giờ thành cây lúa mạch cả.
Nhân quả trong nhà Phật được diễn tả dựa trên nguyên lí duyên khởi (pratiyasamutpāda), thường thấy trong công thức gồm mười hai yếu tố kế tiếp nhau khởi đầu từ vô minh, hành, thông qua ái, cho đến già, chết. Tuy vậy, diễn đạt chung nhất của duyên khởi có dạng như thế này: “Cái này tồn tại thì cái kia tồn tại; vì cái này nảy sinh nên cái kia nảy sinh. Khi cái này không tồn tại thì cái kia không tồn tại; bởi sự vắng mặt của cái này nên cái kia vắng mặt.”
Nói cách khác là, nếu A là một điều kiện cần của B thì sự hiện diện của B phụ thuộc, hay được tạo điều kiện, bởi sự hiện diện của A. nếu A không tồn tại thì B không thể tồn tại. (Ta cần lưu tâm trong đạo Phật để sinh ra một kết quả bất kì thì cần có nhiều nguyên nhân.) Trở lại với ví dụ truyền thống về cây lúa thì hạt thóc được coi là nhân duyên (hetu) của cây lúa, còn những yếu tố cần thiết như đất, mùn, hơi ấm v.v. gọi là trợ duyên (pratyaya). Cây lúa chỉ nảy mầm khi tất cả các duyên cần thiết cho sự tồn tại của cây lúa xuất hiện. Còn nếu các duyên không cùng lúc hiện diện thì cây lúa không sinh ra.
Duyên khởi có liên hệ với vấn đề vô ngã. Thế giới cấu thành từ các hiện tượng vô thường, nhưng mà hiện tượng từ quá khứ tới hiện tại lại liên quan tới nguyên lí duyên khởi. Quan hệ nhân quả giữa quá khứ và hiện tại tạo ra một mức độ cho tính liên tục và tính khả dĩ của cái bất biến tương đối. Nghĩa là do tính quy luật trong nhân quả mà sự vật đôi lúc được duy trì, bởi những thay đổi là không đáng kể. Đó là loại thay đổi mà ta có thể bỏ qua trong hoạt động đời sống thường ngày. Vì vậy mà nhờ duyên khởi, tính vô thường rất nghiêm ngặt có thể hòa hợp với tính cố định cùng tính quy luật của sự vật ta quan sát theo kinh nghiệm thường ngày. Nhìn chung giới Phật tử không cần viện tới khái niệm bản ngã hay bản chất để nói về sự liên tục trong kinh nghiệm chúng ta. Thực chất họ nhấn mạnh rằng khuynh hướng bám víu lấy sự vật như thể là chúng có bản chất bất biến, cùng khuynh hướng tự xem mình như thể là một thực thể có thật và trường tồn, là nguồn gốc gây phiền não (suffering).
Duyên khởi là quá trình phi cá nhân. Hiện tượng này tạo ra hiện tượng kia mà không cần người thực hiện hành động hay người tiếp nhận kết quả nào cả, dù theo thói quen khi nói về hiện tượng vật chất hay tinh thần ta hay nghĩ rằng chúng phải là của một ai đó. Giới Phật tử cho rằng hành động (karma nghĩa là “hành động” – Kan) sinh ra kết quả mà không cần có bất kì cái ngã trường tồn nào hết. Cái chúng ta gọi là bản ngã thực chất là một chuỗi các hiện tượng vô thường có tương quan nhân quả với nhau là, bất kì sự kiện vật chất hay tinh thần nào khởi sinh đều phụ thuộc vào những sự kiện khác.
THẮNG PHÁP (ABHIDHARMA)
Khảo luận tôi đề cập về lời dạy của Đức Phật ở phần trước chưa đầy đủ mấy. Chẳng hạn tôi chưa nói gì về giải thoát và con đường dẫn tới giải thoát cả. Tuy vậy những kiến thức đã đề cập cung cấp một nền tảng tương đối đủ để ta so sánh tính không với thuyết lượng tử.
Trong vòng vài thế kỉ sau Đức Phật lịch sử nhập diệt, nhiều trường phái Phật giáo sơ kì đã phát triển những diễn giải rất phức tạp về tâm và vật, được gọi là Thắng Pháp. Thắng Pháp tiếp cận thế giới theo hướng phân tích, trong đó sinh vật sống và thực thể vật chất không được coi là thực thể cơ bản nhất (unitary entities), mà là tập hợp từ những đơn vị nền tảng gọi là dharma (nghĩa là “pháp” – Kan). Từ dharma trong tiếng Phạn có nhiều nghĩa, chẳng hạn “luật lệ”, “lời dạy của Đức Phật”. Còn từ dharma tôi đang dùng trong ngữ cảnh bài này có nghĩa là “hiện tượng vật chất và tinh thần”. Dharma là hiện tượng có tính phi cá nhân, đồng thời chỉ hiện tượng hoặc vật chất hoặc tinh thần.
Từ dharma dùng theo nghĩa hiện tượng vật chất hay tinh thần cơ bản đã được dùng trước khi các tập Thắng Pháp xuất hiện. Những văn bản ghi lại lời dạy của Đức Phật truyền lại đến nay, gọi là Sūtra (nghĩa là “kinh” – Kan), có nói tới dharma, chắc là vì để truyền đạt được quan niệm vô ngã thì cần phải tính tới chuyện tiếp cận trải nghiệm của người ta sao cho tránh nhắc tới khái niệm về bản ngã. Theo thời gian, khuynh hướng tự nhiên xảy ra là chi tiết hóa những lời dạy ghi lại trong kinh Phật để phát triển những diễn giải, những phân loại mọi vật dựa trên dharma. Có vài mong muốn còn tham vọng hơn nữa, là tìm cách lí giải mọi sự vật cùng với liên hệ giữa chúng dựa theo dharma. Mong muốn này đã thúc đẩy việc hoàn thiện bức tranh của đạo Phật về thế giới, và có thể đã giúp hình thành nên Thắng Pháp một cách hệ thống.
Cho nên Thắng Pháp có thể được coi là một nỗ lực hệ thống hóa lời dạy ghi trong kinh Phật bằng một lí thuyết về dharma nhất quán và toàn diện (tính luôn thuyết duyên khởi). Trong Thắng Pháp, dharma có tính chất tối hậu, hiểu theo nghĩa ta không thể phân tích chúng thêm nữa. Trong đạo Phật sau này, Thắng Pháp xem dharma cũng có tính vô thường, nhưng không đơn thuần chỉ trạng thái “không cố định” mà còn có nghĩa là trạng thái cực kì ngắn ngủi. Dharma tồn tại chỉ trong chớp mắt, nên ấn tượng về một sự vật theo thời gian chỉ là một “sân khấu” của ảo ảnh được tạo ra từ những chuỗi dharma liên tiếp tương tự nhau.
Tuy rằng trong bài này chúng ta không thể đi sâu vào những cái rắc rối của Thắng Pháp thì ta cũng cần nhắc tới vài điểm. Một điểm là, phần lớn các dharma liệt kê trong Thắng Pháp thuộc khía cạnh tinh thần. Bởi đạo Phật quan tâm tới việc giải thoát khỏi những phiền não hơn bất cứ thứ gì khác, nên Thắng Pháp chủ yếu phân tích những trải nghiệm tâm lí của chúng ta hơn là trải nghiệm về mặt vật chất. Trong phạm vi tâm lí thì chủ điểm là yếu tố của đạo đức, tâm lí trong thiền định, và tâm lí trong con đường tâm linh. Tuy thế, Thắng Pháp không bao giờ nghi vấn về thực tại của thế giới vật chất, đồng thời một vài dharma như âm thanh hay ánh sáng là có tính vật chất.
Ý niệm về “hai loại chân lí” xuất hiện lần đầu tiên là từ Thắng Pháp. Theo ngôn ngữ thông thường ta mô tả thế giới bằng những từ ngữ thiên về vật chất như chai lọ chẳng hạn, nhưng giáo pháp lại phân tích chúng thành các dharma. Cho nên không tồn tại cái lọ nào tách rời các dharma về màu sắc, hình dạng, kết cấu hợp thành nó. Bất cứ cái gì bị mất đi qua quá trình phân tích, như cái lọ đang xét, thì thuộc về chân lí thông thường, còn gọi là chân lí bề ngoài ("hiện tượng" hay "tích môn"-CM.). Ngược lại, các dharma không thể bị phân tích thành các yếu tố cấu thành cơ bản hơn; nếu chúng có thể phân tích được thì chúng sẽ không còn được coi là dharma nữa. Bất cứ cái gì đứng vững được qua quá trình phân tích (nói cách khác là các dharma) sẽ được xem là chân lí tối hậu ("bản chất" hay "bản môn"-CM.).
Không chỉ sự vật mà con người, như Bill Ames (tác giả bài này – Kan) chẳng hạn, cũng phân tích được thành các dharma, nên cũng được xem là thuộc chân lí thông thường. Khi Đức Phật giảng pháp, lúc thì Ngài nói về người và vật, lúc thì Ngài đề cập tới dharma. Các Thắng Pháp luận sư cho rằng khi Đức Phật nói theo chân lí thông thường là do Ngài muốn người nghe hiểu được ý Ngài. Còn Thắng Pháp thì luôn luôn đề cập tới chân lí tối hậu, nó là lí thuyết về dharma. Chúng ta sẽ thấy ý niệm về hai loại chân lí tái xuất hiện sau này trong tiến trình phát triển của đạo Phật với nội dung tương đối khác. VẬT LÍ CỔ ĐIỂN (CLASSICAL PHYSICS)
Trước khi đề cập tới những phát triển về sau trong nhà Phật, tôi muốn chuyển sang ngành vật lí để thảo luận về vật lí cổ điển, bởi ta sẽ thấy là nó có vài tương đồng thú vị với Thắng Pháp. Trước hết, chúng ta có ý gì khi nói tới từ “cổ điển” trong ngữ cảnh vật lí? Căn bản là nó liên quan tới các lí thuyết lẫn thí nghiệm khởi đi từ thế kỉ 17 bằng công trình của Galileo cùng những người khác, rồi tiếp diễn cho tới cuối thế kỉ 19. Công trình của Albert Einstein về thuyết tương đối hẹp xuất bản năm 1905 đánh dấu điểm khởi đầu của nền vật lí hiện đại hậu cổ điển, tuy vậy bước đột phá xa hơn khỏi vật lí cổ điển sẽ xuất hiện muộn hơn một chút do sự phát triển của thuyết lượng tử.
So với vật lí cổ đại và trung đại thì vật lí cổ điển đã dùng toán học hơn rất nhiều khi mô tả sự vận hành của thế giới vật chất. Chẳng hạn, định luật chuyển động thứ hai của Newton được diễn tả bằng một phương trình: F = ma. Phương trình này khẳng định rằng lực F tác động lên vật thể thì bằng khối lượng m của nó nhân với gia tốc a của nó. Gia tốc chỉ mức độ thay đổi của vận tốc. Vì vậy, phương trình này có nghĩa khi khối lượng vật thể không đổi, lực tác động lên nó càng lớn thì vận động của nó thay đổi càng nhanh.
Một điểm thú vị đáng chú ý là khi lực tác động bằng không thì gia tốc cũng bằng không, và vận tốc của vật thể không thay đổi (Thực tế đây là định luật chuyển động thứ nhất của Newton). Nguyên lí này trái ngược với kiểu vật lí “theo kinh nghiệm” ta hay dùng hàng ngày, là nhìn chung ta sẽ giả định nếu không có lực nào tác động lên vật thể làm nó tiếp tục chuyển động thì nó sẽ giảm vận tốc rồi cuối cùng dừng lại. Hiện tượng ta giả định xảy ra là do ma sát có mặt khắp nơi xung quanh ta. Nhưng Newton trong khi tìm cách tổng quát hóa ý tưởng của Galileo đã nhận ra rằng có thể xây dựng được một lí thuyết tốt hơn về chuyển động của vật thể bằng cách đưa ra một giả định khác đi, theo đó một vật sẽ chuyển động trên một đường thẳng với vận tốc không đổi trừ khi có lực tác động lên nó. Ma sát được xem là ứng lực. Nếu ma sát luôn hiện diện thì cách nhìn nhận sự vật như vừa nêu có vẻ hơi thiếu tự nhiên. Tuy vậy, các định luật chuyển động Newton tỏ ra cực kì hữu hiệu khi xét các vật thể chuyển động trong không gian vốn là nơi ma sát gần như không hiện diện. Thậm chí ở cả nơi không thể bỏ qua ma sát thì vật lí Newton vẫn là phương pháp vừa nhất quán vừa có tính định lượng khi xét chuyển động của vật thể. Vì thế vật lí cổ điển đã tiến thêm một bước xa hơn cách nhìn hàng ngày của ta về thế giới, dù bước tiến này đủ nhỏ để cho “quan niệm thông thường” của ta chỉ cần một chút thay đổi là tương thích với nó. Thêm một khía cạnh khác của vật lí cổ điển dường như đã nằm trong công thức “F=ma” là, phương pháp mô tả thế giới bằng toán học cho phép tính toán được chuyển động vật thể dưới tác động của lực. Về nguyên tắc, phương trình dùng trong vật lí cổ điển cho phép người ta tính toán chính xác sự tiến triển của hệ các vật thể trong tương lai, hay nói cách khác vật lí cổ điển có tính tất định (deterministic).
Nhưng trong thực nghiệm các tính toán chính xác chỉ khả thi trong những trường hợp đơn giản nhất. Vì vậy tiên đoán dựa vào lí thuyết khoa học thường có những điểm không rõ ràng do việc xấp xỉ trong tính toán. Tương tự, các phép đo thực nghiệm luôn chứa đựng sai số thực nghiệm (experimental error), và việc ước lượng chính xác khoảng sai số là rất quan trọng. Không chỉ riêng vật lí cổ điển mà trong khoa học nói chung, người ta thường so sánh giữa phép đo xấp xỉ với kết quả xấp xỉ có từ tính toán. Cho nên tiên đoán của lí thuyết khoa học chỉ được công nhận “trong phạm vi sai số thực nghiệm”. Một thí nghiệm sẽ không thể phân biệt được hai lí thuyết cạnh tranh nhau nếu tiên đoán của chúng đều nằm trong khoảng sai số thực nghiệm.
Các định luật Newton là một nhánh của vật lí cổ điển gọi là cơ học, ngành nghiên cứu chuyển động vật thể dưới tác động của lực. Các lĩnh vực khác thuộc vật lí cổ điển được phát triển sau này. Vào thế kỉ 19 người ta nhận ra điện và từ có quan hệ mật thiết, rồi James Clerk Maxwell phát triển lí thuyết điện từ dựa trên nền tảng toán học để đưa ra mô tả thống nhất cho điện học và từ học. Giống như cơ học Newton, thuyết điện từ Maxwell có tính tất định, và cũng giống như Newton, Maxwell có thể dùng lí thuyết của mình để xét nhiều hiện tượng khác nhau. Thành tựu vĩ đại nhất trong lí thuyết của Maxwell là cái nhìn thấu suốt của ông, rằng ánh sáng là một loại bức xạ điện từ. Vì vậy mà lí thuyết của ông không chỉ thống nhất điện học và từ học mà còn thống nhất cả quang học là ngành nghiên cứu về ánh sáng.
Bên cạnh cơ học cổ điển và thuyết điện từ, vật lí cổ điển còn có vài lĩnh vực quan trọng khác như nhiệt động học (ngành nghiên cứu về nhiệt) và cơ học thống kê. Nhiệt động học phát triển các khái niệm quan trọng về năng lượng và entropy, trong khi cơ học thống kê nghiên cứu các hiện tượng nhiệt động như nhiệt và nhiệt độ dựa trên chuyển động của một lượng lớn các hạt.
Bởi thế, vào cuối thế kỉ 19, vật lí cổ điển đã có những thành tựu hết sức ấn tượng. Ngoài việc đạt được những hiểu biết mới về mặt lí thuyết của thế giới vật chất hay tiên đoán và khám phá ra những hiện tượng mới, tri thức khoa học còn được áp dụng để tạo ra nhiều tiến bộ vượt trội về kĩ nghệ. Quan niệm ngày càng được phổ biến rộng rãi là, vũ trụ vật chất và dường như tất thảy thực tại có thể được giải thích bằng sự tương tác của các hạt bất biến thông qua lực tác động, dựa trên các quy tắc toán học tất định. VẬT LÍ CỔ ĐIỂN VÀ THẮNG PHÁP
Mặc dù có vài khác biệt rất cơ bản nhưng Thắng Pháp và vật lí cổ điển có thể được xem là tương tự nhau theo nghĩa rộng. Cả hai đều lược giản thế giới về những đơn vị phân tích nguyên sơ tương ứng, những đơn vị có tính phi cá nhân. Đồng thời các đơn vị phân tích đó có quan hệ nhân quả với nhau. Cho dù đơn vị phân tích là hạt hay lực theo cách này hay là dharma theo cách kia, thì vật thể cũng như sinh vật được xem là phức hợp của các đơn vị cơ bản. Trong vật lí cổ điển, lực và hạt được liên kết nhau nhờ các định luật vật lí miêu tả bằng phương trình toán học. Trong Thắng Pháp, các dharma được liên kết nhau nhờ nhiều nhân duyên đa dạng và kết hợp lại nhờ sự dẫn dắt của duyên khởi.
Ví dụ, trong đời sống thường nhật ta có thể nói “Có một quyển sách trên bàn.” Cả đạo Phật lẫn vật lí học đều xem phát biểu này chỉ đúng theo nghĩa thông thường. Trong vật lí cổ điển, quyển sách và cái bàn cơ bản là tập hợp các nguyên tử tương tác lẫn nhau nhờ lực. Với Thắng Pháp thì quyển sách và cái bàn được cấu thành từ các dharma ảnh hưởng lẫn nhau nhờ vào những mối nhân duyên đa dạng.
Những đơn vị phân tích trong cả vật lí cổ điển lẫn Thắng Pháp đều được coi là thực tại tối hậu. Hạt và lực trong vật lí cổ điển được xem là tồn tại một cách khách quan; quan niệm của Thắng Pháp về dharma cũng tương tự. Cả dharma lẫn hạt hay lực đều có những tính chất xác định được và tiên liệu được. Và dù có vài vấn đề trong thực tiễn, chẳng hạn như sai số thực nghiệm, thì tính chất của dharma cũng như hạt/lực về mặt nguyên tắc đã được định rõ mà không kéo theo chút mơ hồ nào cả.
Dĩ nhiên là cả hai còn có khác biệt quan trọng. Các dharma trong Thắng Pháp gần gũi với kinh nghiệm tức thì của ta hơn là các hạt/lực được mô tả theo kiểu toán học trong vật lí cổ điển. Dharma được nhận diện từ kinh nghiệm của chính bản thân ta. Mỗi dharma được coi là “tự sinh ra đặc tính của nó” dựa theo cái nhận diện ra nó. Hạt và trường được nhận diện thông qua các lí thuyết nhất quán với thực nghiệm. Thực tế là, lí thuyết nào được công thức hóa theo toán học sẽ làm nó dễ đi tới phán đoán định lượng, mà những phán đoán này có thể đối chiếu được với kết quả của thí nghiệm định lượng.
Một điểm khác biệt quan trọng khác là hầu hết dharma thuộc về tinh thần hơn là vật chất, trong khi vật lí chỉ quan tâm độc mỗi thế giới vật chất. (Có hay không chuyện đời sống và trí tuệ có khả năng diễn giải được theo nghĩa vật chất lại là một câu hỏi riêng biệt.) Một điểm khác nữa là, dharma trong Thắng Pháp chỉ có tính tạm thời trong khi nguyên tử thuộc vật lí cổ điển có tính bất biến. Biến đổi xảy ra trong cơ học cổ điển là do chuyển động của nguyên tử và do lực làm thay đổi chuyển động đó. Sau cùng, Thắng Pháp là một phần trong tài sản tâm linh của nhà Phật. Nó giúp ta có cái nhìn sáng suốt về bản chất đích thực của sự vật và do đó là một phần của con đường hướng tới giải thoát. Và trong khi nhiều người cho rằng khoa học góp phần làm cho nhân loại tốt hơn, thì nói cho đúng đắn ý kiến đó không phải là một phần trong ngành vật lí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét