Đó là nhà thơ Lê Hồng Phương,
anh từ trần ngày 11-10-2014 tại nhà riêng ở Phường 6, TP. Bến Tre.
Nhà thơ
Lê Hồng Phương tên thật là Trịnh Minh Nhựt, sinh năm 1948, tại ấp Phú Lợi
Thượng, xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam. Anh cùng quê với nhạc sĩ Xuân Hòa, chỉ có
khác là nơi anh sinh ra phía trước là sông Rạch Trước, sau là dòng Rạch Sau
chảy uốn quanh ôm trọn đôi bờ hai ấp. Một bờ tạo nên khúc nhạc trữ tình của
nhạc sĩ Xuân Hòa. Bờ còn lại là cả những dòng thơ ngập tràn cảm xúc, đã truyền
thụ cho đôi tâm hồn trai trẻ để sau này, người thì trở thành thi sĩ, người là
nhạc sĩ - một tài năng đàn măng-đô-lin.
Thành công của nhà thơ Lê Hồng Phương ở chỗ
tuổi trẻ, sớm tham gia cách mạng. Nêu nổi bật để thấy ở Lê Hồng Phương là học
văn hóa cách mạng từ cấp I đến cấp II, rồi Trung học Sư phạm khóa đầu tiên ở
Bến Tre trong những năm kháng chiến chống Mỹ, xem như đào tạo cao nhất về văn
hóa. Văn chương của Lê Hồng Phương tựu trung là hình ảnh người mẹ Hàm Luông.
Anh yêu dòng sông Hàm Luông bằng một thứ tình cảm giống như anh dành cho một cô
thiếu nữ nông dân, dịu dàng chân chất - người này sau nâng khăn, sửa túi cho anh
suốt cuộc đời.
Nhớ lại vì anh mải mê “yêu” chủ đề Hàm Luông mà
có lúc anh gọi bằng “em” làm cho đồng chí Trưởng Tiểu ban Văn nghệ đặt vấn đề
“phạm thượng” vì dám gọi Hàm Luông bằng “em”. Nhưng đồng chí Trưởng Tiểu ban có
biết chăng, Hàm Luông “em” là tên gọi của người con gái mà anh đang yêu, cũng
có lẽ chính vì cái điệp khúc quá thuần khiết ấy làm cho người ta hiểu lầm anh.
Khoảng tháng 10-1967, tôi được rút về Tiểu ban
Văn nghệ, tại xã Thành Thới. Lúc ấy, người tôi gặp đầu tiên là anh Lê Hồng
Phương. Hỏi ra, các anh ở Tiểu ban Văn nghệ đã đi họp hết, chỉ còn anh ở lại
“giữ nhà”. Qua nói chuyện, hỏi han, mới phát hiện tôi và anh ở cùng xã, ở ấp
Phú Lợi Thượng, còn tôi ở ấp Phú Lợi Hạ; anh được rút về Tiểu ban trước tôi
khoảng 20 ngày. Vì là đồng hương, lại tuổi trẻ mới khởi đầu làm công tác văn
nghệ, nên chúng tôi rất hòa thân.
Tôi bắt đầu có tranh ký họa, trình bày, minh
họa báo thì anh cũng bắt đầu cho ra những bài thơ, truyện ký, truyện ngắn và
dần dần anh đã thành cây bút sáng tác thực thụ của Tiểu ban Văn nghệ tỉnh; là
cây viết chủ lực của 2 tập văn nghệ: Văn nghệ Đồ Chiểu, Văn nghệ Xung kích và
Báo Chiến Thắng (bây giờ là Báo Đồng Khởi).
Hồi nhỏ, thời gian đi học văn hóa, anh đã có
biểu hiện lãng tai, càng về sau càng rõ hơn. Nhưng chính cái lần anh chịu trận
bom của B.52 ở xã Bình Khánh năm 1971 làm cho chứng lãng tai càng nặng thêm.
Anh tâm sự: “Do lúc về thăm gia đình, không biết tin B.52 bỏ bom nên anh ghé
nhà chú Sáu Sấm ăn cơm sáng, đây cũng là lúc giặc rải thảm B.52 từ xã Định
Thủy, Phước Hiệp đến Bình Khánh.
Sự nghiệp văn thơ của anh được đánh dấu bằng
giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình chiểu lần thứ I - đợt 2 năm 2013.
Đây là giải thưởng danh giá nhất về văn học, nghệ thuật của tỉnh nhà.
Anh “ra đi” ở tuổi 66, một độ tuổi không phải
trẻ và cũng không phải già lắm. Thường thì nhiều người ở độ tuổi ấy, sẽ dồn sức
cho sự nghiệp văn thơ của mình ở đỉnh cao hơn. Rất tiếc!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét