Cái bóng trăm năm
luôn ám ảnh trong suy tưởng
và trong cảm xúc của Trịnh
Công Sơn. Nói theo giọng
phân tâm học, ông có lẽ thuộc
về kiểu nghệ
sĩ mà bản năng chết (thanatos) mạnh
hơn bản năng sống
(eros). "Cái nhìn", và tất nhiên, cả
"cái nghe" của ông, chịu lực
hút chủ đạo không phải
từ sự sinh trưởng-
khoẻ khoắn - ấm
áp - tươi vui, mà là từ
những gì tàn lụi - héo úa - mòn mỏi
- u sầu - lạnh lẽo.
Trong chuyên luận
"Trịnh Công Sơn - ngôn ngữ
và những ám ảnh nghệ
thuật" (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008), nhà
phê bình Bùi Vĩnh Phúc
đã xác quyết: "Trịnh Công Sơn
là một nhạc sĩ, điều
đó đã hẳn. Nhưng, trên và trước
hết, người nhạc
sĩ đó lại chính là một thi sĩ tự
trong bản chất và trong cách thế
sai sử ngôn ngữ của
mình".
Diễn
đạt theo cách khác, nhận
định trên đã chạm
tới một điều
mà
hầu hết những
người đã từng (hoặc
sẽ) viết về
người nhạc sĩ tài hoa họ
Trịnh đều chia sẻ:
đặt giai điệu sang một
bên, thì phần ca từ trong các tác phẩm
của Trịnh Công Sơn
chính là những thi phẩm đích thực.
Cái thế giới thi ca mang đậm
tính siêu hình của ông mở ra trước
mắt chúng ta một hồn
người, và qua đó, cả
một thời đại
đầy biến động.
Bước
vào thế giới thi ca ấy,
ta sẽ có dịp nhìn trở
lại thực tại
bằng chính cái nhìn mà thi nhân đã hướng
về thực tại.
Và thêm nữa, ta sẽ có thể
nắm được thực
tại bằng chính những
âm vọng mà thi nhân đã nghe ra từ
thực tại, theo một
cách thật đặc biệt
của riêng ông.
Giai đoạn
sáng tác sung sức nhất và nhiều
thành tựu nhất của
Trịnh Công Sơn, không hồ
nghi gì nữa, là những năm tháng chiến
tranh. Sống trong lòng cuộc
chiến, dẫu có căm ghét và chối
bỏ nó đến đâu, ông vẫn
phải chịu đựng
sự hiện hữu
của nó. Những tập
"Ca khúc da vàng", "Phụ khúc da vàng",
"Kinh Việt Nam", "Ta phải
thấy mặt trời"
chính là những trải nghiệm
đau thương mà chiến tranh đã in hằn
trên cuộc đời và trong tâm hồn
ông.
Tiếng
súng nổ, tiếng đại
bác gầm, tiếng mẹ
khóc con tử nạn, tiếng
người hấp hối...
đó là những âm thanh thảm
khốc mà không một người
Việt Nam nào sống
ở thời ấy
không nghe ra. Chúng cũng ngập đầy
trong các ca khúc về đề tài này của
Trịnh Công Sơn. Nhưng,
đôi khi chúng vang lên thật lạ lùng: "Đại bác đêm đêm dội về thành phố/ Người phu quét đường/ Dừng chổi đứng nghe/ Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng/ Đại bác như kinh không mang lời nguyện/ Trẻ thơ quên sống/ Từng đêm nghe ngóng... Đại bác đêm đêm ru da thịt vàng/ Đại bác nghe quen như câu dạo buồn/ Trẻ con chưa lớn để thấy quê hương" (Đại bác ru đêm).
Tiếng
đại bác trong thính trường
của Trịnh Công Sơn
- ít ra là ở ca khúc này - không hề
mang vẻ hăm dọa khủng
bố. Trái lại, nó có giai điệu,
nó du dương, nó gần gụi
và quen thuộc, nó gắn liền
với đời sống
và tạo thành nhịp sống
của con người! Nhạc
sĩ - thi
sĩ họ Trịnh định
làm lạ hóa cảm nhận
của công chúng bằng
cách nói ngược chăng? Không phải.
Bằng
"cái nghe" riêng có của mình, ông đã bóc lộ
một sự thật
tàn nhẫn: chiến tranh làm mòn mỏi,
làm đờ đẫn, làm mụ
mị, làm tê liệt con người;
con người bị đẩy
vượt lên trên nỗi
sợ, con người đánh mất
cảm giác sợ hãi trước
tiếng gầm của
đại bác, con người
chỉ còn là những tấm
bia thịt vô tri mà đạn
pháo có thể “viếng thăm” bất
cứ lúc nào!
Chiến
tranh, chết chóc, thịt nát xương
tan đã để lại vết
tích trong ca từ của Trịnh
Công Sơn với những
hình ảnh đau đớn: "Một chiếc xe tang/ trái mìn nổ chậm/ người chết hai lần/ thịt da nát tan" (Ngụ
ngôn mùa đông), "một buổi sáng mùa xuân/ một đứa bé ra đồng/ đạp trái mìn nổ chậm/ xác không còn đôi
chân", "người con gái chợt ôm tim mình/ trên da thơm vết máu loang dần" (Người
con gái Việt Nam da vàng) v.v...
Sự
sống trở nên quá đỗi
mong manh trong guồng máy chiến tranh. Lằn
ranh giữa sinh và tử của
đời người trở
nên vô nghĩa như một tiếng
cười nhạo. Thực
tại ấy, được
thêm sức đẩy của ngọn
triều tư tưởng
về cái phi lý từ
Âu - Mỹ tràn sang, đã đưa
Trịnh Công Sơn tới
rất gần quan niệm
về sự hư
ảo của nhân sinh và những
nỗi đau khổ khôn cùng của
phận người - như
nó từng được thể
hiện đậm đặc
trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn
Gia Thiều ở thế
kỷ XVIII. Ông luôn nghe thấy
những âm thanh của
một thứ định
mệnh tàn nhẫn đè nặng
lên thân phận con người: "Nghe xót xa hằn lên tuổi trời/ Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi/ Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người" (Gọi tên bốn
mùa). Ông đặc biệt nhạy
cảm với những
tiếng gọi của
trăm năm - hư vô - cái chết: "Đêm ta nằm bóng tối che ngang/ Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm/ Gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi thì thầm/ Đêm nghe trời như hú như than/ Ta nghe đời như có như không/ Còn lại mình, đời bồng bềnh, đời buồn tênh" (Còn có bao ngày).
Khi hắt
cái nhìn từ Kinh Thánh lên hạt
bụi - người, ông nghe thấy:
"Tiếng động nào gõ nhịp
không nguôi" (Cát bụi). Tiếng động
không được gọi tên, song nó chẳng
hề mơ hồ:
đó là tiếng thời gian cầm
canh đưa người từ
bờ sống sang bờ
chết, đó là tiếng chuông gọi
hồn đều đều
nhẫn nại! Bởi
thế, không khó hiểu
khi chợt bắt được
một âm thanh rất
đỗi bình thường của
đời sống thực
- tiếng ru - ảo giác về
cái chết của chính mình đã ập
đến với ông: "Về trong phố xưa tôi nằm/ Có lần nghe tiếng ru bên vườn/ Chợt như xác thân không còn/ Và cạnh tôi là đồng vắng" (Lời
thiên thu gọi).
Cái bóng trăm năm
luôn ám ảnh trong suy tưởng
và trong cảm xúc của Trịnh
Công Sơn. Nói theo giọng
phân tâm học, ông có lẽ thuộc
về kiểu nghệ
sĩ mà bản năng chết (thanatos) mạnh
hơn bản năng sống (eros). "Cái
nhìn", và tất nhiên, cả "cái nghe" của
ông, chịu lực hút chủ
đạo không phải từ
sự sinh trưởng- khoẻ
khoắn - ấm áp - tươi
vui, mà là từ những gì tàn lụi
- héo úa - mòn mỏi - u sầu - lạnh
lẽo.
Chắc
chắn rằng không có mấy
nhạc sĩ, thi sĩ Việt
nghe
được tiếng của
thời gian theo cách mà ông đã nghe: "Từng lời tà dương là lời mộ địa" (Một cõi đi về)
- đó là tiếng hấp hối
của một ngày; "Người chia tay nhau cuối đường/ Ngày đi đêm tới/ Nghe tiếng hư không" (Nghe những
tàn phai) - đó là âm thanh vô
vị và "rỗng
nghĩa" của sự chuyển
tiếp thời gian.
Và, nếu
mùa thu với sắc nắng
vàng đã làm say đắm bao tâm hồn nghệ
sĩ khác, họ chờ đón "những
mùa thu tới", thì Trịnh
Công Sơn lại chỉ
thấy "những mùa thu đi", ông
nghe ra ở sự đi của
những mùa thu ấy cái chết
của
thời gian và sự chết
dần của đời
người: "Nhìn những mùa thu đi/ Em nghe sầu lên trong nắng/ Và lá rụng ngoài song/ Nghe tên mình vào quên
lãng/ Nghe tháng ngày chết trong thu vàng" (Nhìn những
mùa thu đi).
Một
cách tất yếu, như
là định mệnh, con người
hướng
theo tiếng gọi của
cái bản năng chết ấy
sẽ phải là một
con người cô đơn, tuyệt
đối cô đơn, bất
chấp ý chí muốn nối
kết với đời
sống, với tha nhân của
chính anh ta. Mỗi thanh âm của
thế giới khi lọt
vào thính trường của con người
ấy đều trở
thành một vọng âm nói về
sự cô đơn, gợi
đến sự cô đơn
hoặc bắt anh ta phải
nhận ra sự cô đơn.
Đó là tiếng hát: "Chiều chủ nhật buồn/ Nằm trong căn gác đìu hiu/ Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều/ Trời mưa trời mưa không dứt/ Ô hay mình vẫn cô liêu" (Lời
buồn thánh). Đó là tiếng
gà trưa: "Về trên phố cao nguyên ngồi/ Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi/ Chợt như phố kia không người/ Còn lại tôi bước hoài" (Lời thiên thu gọi).
Đó là tiếng lục lạc
bò: "Đàn
bò vào thành phố/ Reo buồn tiếng hạt chuông/ Một người vào thành phố/ Nghe hồn lạnh giá băng" (Du mục).
Đó là tiếng mưa như
"lời ru miệt mài/ ngàn năm ngàn năm" trong ca khúc
Tuổi đá buồn, tiếng
mưa khiến câu hỏi
"còn ai còn ai?" bật ra não nuột
như một tiếng
thở dài của thi nhân trước
nỗi cô đơn trên nhân thế.
Đến
đây,
tôi muốn nói thêm một cảm
nhận chủ quan của
mình: giữa trùng trùng âm thanhcủa
thế giới, cùng với
lời ru, dường như
Trịnh Công Sơn yêu nhất
tiếng mưa. Không phải
chỉ vì mưa đã giăng mịt
mùng trong các ca khúc của ông, mà còn vì tiếng
mưa nhiều khi được
ông
dùng như một âm chuẩn
để "đo" các thanh âm
khác, tiếng lá chẳng hạn.
Dùng tiếng mưa "đo" tiếng
lá, ông có những ca từ tuyệt
hay: "Nghe
lá thu mưa reo mòn gót nhỏ"(Diễm xưa),
"Lá
hát như mưa suốt con đường đi" (Em còn nhớ
hay em đã quên) v.v...
Cô đơn,
ở một khía cạnh
nào đó, là cây thập giá tinh thần
mà người nghệ sĩ đích thực
phải mang vác suốt
cuộc đời mình. Cô đơn
cũng chính là trạng thái lý tưởng để
người nghệ sĩ có thể
tập trung mài sắc
các giác quan, nắm bắt chuẩn
xác từng chuyển động
tế vi nhất của
thế giới. Trong cô đơn,
Trịnh Công Sơn tỏ
ra có một thính lực thật
kỳ lạ, ông nghe thấy
muôn trùng lên tiếng, những thanh âm kết
dệt một bầu
khí thật ma mị liêu trai: "Đêm nghe gió tự tình/ Đêm nghe đất trở mình vì mưa/ Đêm nghe gió thở dài/ Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai... Đêm nghe
gió than hoài/ Đêm nghe lá đưa lời hàm oan/ Đêm nghe thân xác mịt mùng/ Đêm nghe tiếng muôn trùng đẩy đưa" (Nghe tiếng
muôn trùng).
Đi tới
cùng của cô đơn, Trịnh
Công Sơn rút gọn toàn bộ
thế giới vào chính bản
thân mình,
ông nghe từ chính mình những
âm vọng bi thiết của
nhân sinh: "Đôi
khi ta lắng nghe ta/ Nghe sóng âm
u/ Dội vào đời buốt giá/ Hồn ta gió cát phù du bay về/ Đôi khi trên mái tình ta/ Nghe những giọt mưa/ Tình réo tình âm thầm/ Sầu réo sầu bên bờ vực sâu" (Tình xa).
Ông nghe được cả những sóng cồn bão dông trong im lặng: "Tôi đã lắng nghe trái tim lạc loài/ Bao đêm đã qua/ Im lặng của người tôi đã lắng nghe/ Im lặng của tôi... Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài/ Sau cơn bão qua/ Im lặng mặt người/ Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay" (Tôi đang lắng nghe).
Ông nghe được cả những sóng cồn bão dông trong im lặng: "Tôi đã lắng nghe trái tim lạc loài/ Bao đêm đã qua/ Im lặng của người tôi đã lắng nghe/ Im lặng của tôi... Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài/ Sau cơn bão qua/ Im lặng mặt người/ Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay" (Tôi đang lắng nghe).
Và đây nữa,
một âm thanh - âm thanh zero
- mà Trịnh Công Sơn đã nghe ra từ
nhịp đập của
chính trái tim mình, trái tim của một
người Việt Nam biết
thổn thức biết
xót xa trước những biến
cố đau thương đang diễn
ra hàng ngày trên đất đai xứ sở,
trên cuộc đời người
Việt: "Giọt nước mắt quê hương/ Ôi còn chảy miên man/ Ôi dòng nước mắt chảy hoài/ Dòng nước mắt đời đời/ Dòng nước mắt thương ai/ Ôi dòng nước mắt trong tim/ Chảy lai láng vào hồn/ Nửa đêm gọi đến mình" (Giọt
nước mắt cho quê hương).
Tận
hiến cuộc đời
mình cho nghệ thuật, Trịnh
Công Sơn và các ca khúc của
ông đã tạo nên một bộ
phận đầy giá trị,
không thể tách rời trong dòng chảy
ca khúc trữ tình Việt Nam thế
kỷ XX. Những ca khúc mang giai điệu
buồn. Buồn, đó cũng là chủ
âm trong ca từ của ông. Bởi
lẽ, ở một
phương diện nào đó, dường
như cái tạng sẵn
có của Trịnh Công Sơn
không hợp với những
vui vẻ hời hợt.
Thượng đế đã bắt
(hay đã ban?) cho ông sứ mệnh của
kẻ có thể lắng
trong mình những âm thanh u uất,
những tiếng nói tang thương
từ cõi người và cõi đời
rồi chưng cất
chúng thành những ca từ buồn
và đẹp.
Bằng
những ca từ ấy,
nhạc sĩ - thi sĩ tài hoa họ
Trịnh đã cho ta thêm một
cách thế để nghe sâu hơn
tiếng vọng nhân sinh, để
tự mở rộng
biên độ của suy tưởng
và cảm xúc, và từ đó, để
gắn bó thân thiết
hơn với cuộc
đời mà mỗi người
đang sống - như chính ông từng
kêu gọi: "Hãy yêu ngày tới
dù quá mệt kiếp người/
Còn cuộc đời ta cứ
vui" (Để gió cuốn đi). Một
điều mà chúng ta có thể
khẳng định chắc
chắn: đó sẽ là di sản
không bao giờ bị mất
giá của Trịnh Công Sơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét