Thay
đổi khuynh hướng sáng tác, lớn hơn là khai sinh những chủ nghĩa hình thức trong
thi pháp, thường xuất hiện ở những dân tộc có nền thi ca góp phần thay đổi đời
sống tinh thần nhân loại. Nó nảy sinh, lóe sáng từ những vận động trong lòng
giá trị cũ, đột biến của lịch sử và cả báo động sự xâm lấn từ nền văn hoá khác.
Từng bước ngoặt đã để lại những gương mặt tiêu biểu cho tinh thần một dân tộc,
niềm tự hào của thời đại. Khác hơn, đó là những bóng râm khuynh loát không gian
rộng, làm cho các thế hệ cầm bút kế tiếp phải dũng mãnh vươn lên, tìm cách vượt
thoát. Sự xuất hiện thế hệ nhà thơ “thời đổi mới“, hay chính sự vượt
thoát tất yếu và tự nhiên đã tạo diện mạo mới cho thi ca đương đại, khơi dậy
mọi tiềm ẩn trong vỉa tầng văn hoá dân tộc.
Cùng
những giá trị đã được khẳng định, hàng loạt khuynh hướng sáng tác được thể
hiện, làm phong phú và thay đổi đời sống thi ca. Dĩ nhiên, hầu hết các trào lưu
trước khi du nhập vào nước ta đã thành “xác
ướp” trong
các thư viện hoặc đang…“chết lâm sàng”.
“Xác chết” những chủ nghĩa, khuynh hướng… từng bị vùi lấp, trôi dạt qua những biến thiên của lịch sử, và để lại “phù sa” trong dòng chảy thi ca. Các nhà thơ “thời đổi mới” đã tạo dựng, thổi hơi thở Việt vào những “phù sa”, vào không gian riêng của mình. Hơi thở Việt được hiểu như một hệ thống sinh thái, tập hợp nhiều thực thể độc lập nhưng liên quan với nhau, bắt nguồn từ cội rễ văn hoá và bản sắc dân tộc. Tạo một nền thơ hiện đại, làm phong phú tính truyền thống là nhiệm vụ cốt tử của mỗi nhà thơ.
“Xác chết” những chủ nghĩa, khuynh hướng… từng bị vùi lấp, trôi dạt qua những biến thiên của lịch sử, và để lại “phù sa” trong dòng chảy thi ca. Các nhà thơ “thời đổi mới” đã tạo dựng, thổi hơi thở Việt vào những “phù sa”, vào không gian riêng của mình. Hơi thở Việt được hiểu như một hệ thống sinh thái, tập hợp nhiều thực thể độc lập nhưng liên quan với nhau, bắt nguồn từ cội rễ văn hoá và bản sắc dân tộc. Tạo một nền thơ hiện đại, làm phong phú tính truyền thống là nhiệm vụ cốt tử của mỗi nhà thơ.
Thơ
ca đang chuyển động trong một thế giới đa chiều, đa cực. Trách nhiệm của mỗi
nhà thơ phải khám phá cho được không gian nghệ thuật của chính mình, nếu thực
sự muốn tồn tại trong không gian mới của thời đại. Cách lập ngôn của nhà thơ
không đơn thuần là giọng nói, mà chính là cách thiết lập không gian. Không gian
ấy là dung lượng cảm xúc, độ mở trí tuệ mà nhà thơ bao quát, chế ngự được. Mỗi
đơn vị, hay tạm gọi tế bào trong cơ thể ấy kết dính và chịu lực tương tác lẫn
nhau theo quy luật riêng. Nó chuyển động không ngừng với vận tốc lớn, đôi khi
tưởng chừng phi lý. Nhưng dung tải của nó lớn hơn những quan niệm thông thường.
Như vậy, cụ thể một liên tưởng có thể rạch tia chớp từ một đích của tương lai
tới đầu mút của quá khứ.
Ðiều cần nói nữa là thơ hiện nay ít tập trung vào những điểm chập nổ (những câu thơ nhói sáng) mà gây sức ép lớn ở vùng bị ảnh hưởng để làm nên độ vang vọng và chân thực nhất của sự vật. Ðây thực sự là thử thách lớn đối với người viết: bởi nối thông những điều vừa nói mà cảm xúc không đầy, thơ sẽ rơi vào sự rối rắm, làm xiếc chữ và lại sa vào… tắc tị.
Ðiều cần nói nữa là thơ hiện nay ít tập trung vào những điểm chập nổ (những câu thơ nhói sáng) mà gây sức ép lớn ở vùng bị ảnh hưởng để làm nên độ vang vọng và chân thực nhất của sự vật. Ðây thực sự là thử thách lớn đối với người viết: bởi nối thông những điều vừa nói mà cảm xúc không đầy, thơ sẽ rơi vào sự rối rắm, làm xiếc chữ và lại sa vào… tắc tị.
So
với văn xuôi, thơ hiện còn ít những tên tuổi mới được khẳng định, tạo xung động
mạnh trong đời sống văn học và xã hội. Một chặng đường đã cho ta nhiều hy vọng,
e ấp những tự hào và cả nuối tiếc. Sự nuối tiếc khi bình tĩnh nhìn lại những
giá trị chân thực từ phía người viết, cả thái độ ban đầu của người đọc trước
đổi mới của thi ca…
Hải
Phòng, 9/2002
(Tham
luận tại Hội thảo Thơ, do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức, 9/2002)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét