Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn

Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn
Lời nói đầu
Lúc ấy, khi tôi học năm thứ hai tiếng Việt, đó là lần đầu tiên khi tôi có dịp nghe những bài hát chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn. Lẫn với những bản nhạc tình của ông trong một băng cassette, những bài hát này phát triển thành một chủ đề. Có những bài âm điệu buồn man mác làm tôi liên tưởng một tình yêu bất hạnh hoặc một cuộc chia ly, những bài hát khác vui hơn, dường như là ca ngợi tình yêu. Sự du dương và âm vang của lời ca làm tôi xúc động mạnh, tôi bắt đầu tự hát những bài này. Rồi một ngày đẹp trời, tôi chợt khám phá ra rằng những câu mà tôi hát, tôi đã không hiểu hết ý nghĩa diễn tả của nó, đó không phải là một sự chia tay đau xé của những người yêu nhau mà là của những tử thi trôi trên sông. Đó là điều bất ngờ, một cú sốc thật sự.
Đối diện với thế giới của những bài hát chống chiến tranh quá mới mẻ, tôi tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi? Vậy những bản nhạc này là gì? Do ai sáng tác? Và trong trường hợp nào? Nhất là, tôi không hiểu làm như thế nào những bài hát xa xưa cách đây 20 năm vẫn còn sống mãi trong lòng những thanh niên Việt Nam tại Pháp. Thế là tôi tự nghiên cứu để có câu trả lời cho những câu hỏi này. Trong thời gian đó, sự tiến bộ về trình độ ngôn ngữ đã cho phép tôi hiểu rõ hơn nội dung của những bài hát, và càng ngày tôi càng yêu thích những bài hát này. Việc nghiên cứu ở đất nước tôi đã giúp tôi khám phá rằng thế hệ cha ông của tôi cũng đã từng nghe và từng hát những bản nhạc này với bản dịch bằng tiếng Nhật, lúc ấy tôi còn là một cô bé học trò, với tôi dường như chiến tranh đã đi qua một hành tinh khác. Rồi cuối cùng, những chuyến du lịch đến Việt Nam của tôi đã cho tôi những kinh nghiệm đầy thú vị.
Bản luận văn này vừa là một bản báo cáo của những nghiên cứu cá nhân, không phải nhằm mục đích kinh viện, vừa là sự giới thiệu những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn, để minh chứng đó là những kiệt tác. Với mục đích này, điều tốt nhất là nghe trực tiếp những bản nhạc. ”Trăm lần đọc không bằng một lần nghe” (trong phương ngôn Trung Quốc có câu: ”Một nghe không bằng trăm thấy”). Một bài hát, trước hết là để hát và để nghe chứ không phải để phân tích. Mục đích của tôi mong rằng bản luận văn này sẽ là một người bạn đồng hành tốt khi chúng ta nghe nhạc, và để đánh giá tốt hơn những tác phẩm phản chiến của Trịnh Công Sơn.
I - Giới thiệu:
I – 1. Trịnh Công Sơn: Vị trí của anh trong âm nhạc Việt Nam

Trước khi nói về những bản nhạc của Trịnh Công Sơn, trong nghĩa hẹp, cần phải đặt chúng trong nền âm nhạc Việt Nam. Chúng ta sẽ thử xếp loại chính xác những bài hát này để biết chúng giữ vai trò như thế nào?

Theo ông Trần Văn Khê, âm nhạc Việt Nam được phân thành 4 loại (xem Thư mục III, No 15):
- Nhạc của dân tộc thiểu số
- Nhạc nhân dân hay dân gian của đại đa số dân tộc Việt Nam
- Nhạc cung đình và nhạc bác học
- Nhạc mới kiểu phương Tây
Những bài hát của Trịnh Công Sơn được xếp vào loại thứ 4 đó là nhạc mới kiểu phương Tây hay Nhạc mới.
Kể từ đầu thế kỷ này, dưới ảnh hưởng của thực dân Pháp, loại nhạc này bắt đầu phát triển dần dần cho đến những năm 1980. Những bài hát Việt Nam kiểu Pháp được phổ biến trong giới trẻ. Bắt đầu là sự cải biên sang tiếng Việt từ các bản nhạc Pháp, sau đó đến các bản nhạc Việt, nhưng luôn luôn theo kiểu phương Đông. Ta có thể quan sát hai dòng nhạc chính của thể loại nhạc thời kỳ này, thật sự ban đầu nó là nhạc mới: những bản tình ca tạo thành một thể loại được gọi là nhạc tiền chiến và những bản nhạc đấu tranh cho nền độc lập của đất nước.
Trịnh Công Sơn bắt đầu công việc soạn nhạc của mình bằng những bài tình ca, từ cuối năm 1950, và được xếp vào dòng nhạc tiền chiến. Như tên gọi, loại nhạc này biểu hiện ở những bài nhạc tình trước 1945 đặc trưng bởi những khía cạnh rất lãng mạn của nó. Ở đây, chúng ta có thể kể đến hai tác giả: Đặng Thế Sơn và Văn Cao. Trịnh Công Sơn rất tôn sung Văn Cao và xem ông như người thầy lớn của mình: Trịnh Công Sơn đã mời Văn Cao đến dự buổi hòa nhạc của anh được tổ chức tại Saigon vào năm 1988 và với tư cách là họa sĩ anh đã vẽ tặng Văn Cao chân dung của ông.
Mặt khác, những bài hát đấu tranh, yêu nước đã gây cảm hứng cho các chiến sĩ đấu tranh chống thực dân Pháp, trong chiến tranh Đông Dương lần nhất, kế đến là cuộc đấu tranh thống nhất đất nước trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần hai và cuối cùng là những bài hát cho công cuộc xây dựng CNXH. Dường như dòng nhạc này đã ảnh hưởng đến việc sáng tác những bài hát đấu tranh cho hoà bình và thống nhất của Trịnh Công Sơn, những bài hát này được soạn vào giữa năm 1968, đó cũng là ngày anh dấn thân vào phong trào đấu tranh đòi hòa bình, nhưng có điều, không phải anh đã thừa hưởng trực tiếp dòng nhạc này, những bài hát đấu tranh không phải là những tác phẩm chủ yếu của Trịnh Công Sơn.
Cần nói thêm rằng, trong thể loại nhạc mới này, cũng có những bài hát hợp xướng, giao hưởng, opera kiểu phương Đông, vv…
Vì vậy, những tác phẩm của Trịnh Công Sơn được xếp vào loại nhạc mới, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không bị ảnh hưởng của các thể loại khác. Thực tế, ta có thể cảm nhận ở anh những âm hưởng của những bài ca dao, dân ca Việt Nam, thể loại thứ hai trong cách sắp xếp của ông Trần Văn Khê. Chẳng hạn, nó được thể hiện qua các bài Ru con, Ca dao mẹ, Ngủ đi con hoặc Tôi ru em ngủ của Trịnh Công Sơn. Một ảnh hưởng nổi bật trong nhạc của anh, những bài hát như Biết đâu nguồn cội hoặc Ở trọ cho chúng ta cảm thấy âm hưởng dân gian trong giai điệu và nhịp điệu của bài hát.
Từ tất cả những điều đã nêu, chúng ta nhận thấy trong tác phẩm của Trịnh Công Sơn có hai tuyến chủ đạo:
Dòng tình ca tiền chiến
Dòng nhạc đấu tranh yêu nước
Đó là trào lưu chính của nhạc mới. Dòng tình ca tiền chiến là dòng nhạc chính trong tác phẩm của anh. Thế mà trong dòng nhạc tình này, đến giữa những năm 1960, chúng ta quan sát thấy có sự phát triển đầu tiên của những khuynh hướng: từ những bài ca thuần tuý đến những bài hát phản chiến. Bấy giờ anh bắt đầu thể hiện nỗi khổ đau của những nông dân thay vì thương xót cho một tình yêu bất hạnh. Đến đầu năm 1968, có sự phát triển thứ hai, anh chuyển sang dòng nhạc thứ nhì. Những bài hát của anh không ngoài mục đích duy nhất là đấu tranh cho hòa bình.

Sự phát triển của những khuynh hướng này đến từ đâu? Điều gì đã thôi thúc chàng thanh niên Việt Nam xuất thân từ một gia đình trung lưu này sáng tác những bản nhạc tình đấu tranh cho dân tộc? Tất cả điều này chỉ được giải thích trong bối cảnh của chiến tranh. Nhưng trước khi nói về điều này, chúng ta hãy tìm hiểu về tiểu sử của anh.
I – 2. Trịnh Công Sơn: Cuộc đời và tác phẩm
Mục đích của chúng tôi là không miêu tả chi tiết về cuộc đời của anh, nhưng chúng ta nên biết một cách ngắn gọn về những điều chủ yếu về anh. Vì không có một quyển sách, bài báo nào đăng về tiểu sử của anh, cho nên chúng tôi buộc phải điều tra từ những người quen biết, từ gia đình, bạn bè và chính anh, nhiều nguồn thường thiếu chính xác…
Trịnh Công Sơn sinh ngày 28-2-1939 tại Buôn Mê Thuột, tỉnh Daklak trong một gia đình gốc Huế, lúc bấy giờ gia đình anh ở tạm vùng cao nguyên. Cha là một doanh nhân xuất than là viên chức ngành tư pháp, và mẹ vừa là một nghệ sĩ vừa là một nhà văn không chuyên nghiệp. Anh lớn lên ở Huế trong một gia đình trung lưu. Anh là người đầu tiên của thành phố Huế có được chiếc máy ghi âm, lúc mà nền công nghệ mới này vừa xuất hiện. Sự kiện này chứng tỏ anh không chỉ xuất than trong một gia đình khá giả mà còn là một đứa con rất được cưng chiều. Anh là anh cả của 8 người em trai và gái, là người thừa kế quan trọng của gia đình.
Khi anh được 8 tuổi, gia đình anh dọn vào Sài Gòn và đó cũng là nơi mà anh sống và học xong trung học ở trường Chasseloup-Laubat. Vậy anh đã được tiếp thụ nền giáo dục của Pháp. Xuất th6an từ thành phần tiểu tư sản, anh là một trong những trí thức thấm nhuần nền văn minh Pháp ngay khi tuổi còn rất trẻ.
Hẳn người ta rất ngạc nhiên khi xem ảnh thời thơ ấu của anh. Chàng trai vui vẻ và khỏe mạnh giành nhiều giải thưởng khi thi đấu thể thao này là ai vậy? Điều gì sau đó đã đưa anh trở thành một nhà thơ – ca sĩ buồn bã và ốm yếu? - Một tai nạn tình cờ đã làm thay đổi tất cả cuộc đời anh. Bấy giờ anh là một học sinh trung học, vào một ngày, khi đang chơi đánh võ judo với người em trai. Anh đã té và bị thương nặng ở ngực, suýt chết và anh phải nằm liệt giường trong hai năm. Do thời kỳ phục hồi rất dài, nên anh cần phải làm cái gì đó để giải trí: anh quyết định chơi đàn guitare.
Vào năm 1957, 18 tuổi, anh mất đi sự cường tráng của cơ thể do nằm liệt giường nhưng bù lại anh đã chơi được đàn guitare. Và khi còn là sinh viên trường Đại học Huế, anh bắt đầu sang tác nhạc.
Nếu như không có tai nạn này, có lẽ anh đã tiếp tục chơi thể thao và hoàn thành quân sự trong quân đội chính phủ và biết đâu sẽ trở thành người hùng của cuộc chiến…
Khổ nỗi, những tác phẩm đầu tiên của anh đều bị mất, bài hát xưa nhất trong những bài hát này của anh mà bây giờ chúng ta còn nghe được đó là bài Ướt Mi, được soạn vào năm 1958 và công bố năm 1959. Có một nữ ca sĩ vừa bị mất mẹ, đau buồn và khóc suốt, đã gợi nguồn cảm hứng cho anh sáng tác bản nhạc này. Tác phẩm này cho thấy một sự thành công to lớn qua số lượng đĩa bán được. Mặt khác, người hát bài hát này đầu tiên chính là cô ca sĩ ấy: Thanh Thúy.
Sau đó là thời kỳ Trịnh Công Sơn sáng tác rất nhiều bản nhạc tình và đã trở thành những kiệt tác của anh. Việc sáng tác này kéo dài cho đến giữa những năm 1960, lúc ấy, chiến tranh bắt đầu ác liệt. Những bài hát của anh miêu tả về cuộc sống gắn liền với chiến tranh.
Dường như những điều kiện bên ngoài đã khích lệ tác giả trong việc sáng tác ở thời kỳ cuối những năm 50 đến giữa những năm 60. Trước tiên, là sự gặp gỡ với ca sĩ thể hiện tuyệt vời những tác phẩm của anh. Đó là nữ ca sĩ Khánh Ly, khi cô còn chưa nổi tiếng và đang biểu diễn tại Đà Lạt, sau đó cô đã trở thành “Ca sĩ chuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn”
Tất cả những bài hát của thời kỳ này được anh sáng tác phù hợp với chất giọng của Khánh Ly. Nói cách khác, Trịnh Công Sơn đã viết những bài hát dành riêng cho Khánh Ly.

Để sáng tác một bài hát, yếu tố quan trọng là phải có ca sĩ thể hiện tốt bài hát. Nếu không có hát đạt thì làm gì có một bài hát hay?.
Một yếu tố khác đã thúc đẩy anh sáng tác là những điều kiện khó khăn của cuộc sống hàng ngày đặc biệt là trong tình yêu. Anh có khoảng hai mươi năm tuổi trẻ trọn vẹn cùng với chiến tranh. Để không bị động viên, anh đã trốn tránh, anh đã đi từ thành phố này đến thành phố khác. Nhưng bấy giờ, làm gì anh có người yêu như những thanh niên trang lứa? Bởi vì tình yêu không thể có trong cuộc sống trốn chạy, nhưng chính hoàn cảnh này đã gợi cho anh nguồn cảm hứng sáng tác nhiều bài hát thật hay. Cũng có nhiều đề nghị cưới xin nhưng anh đã chọn cuộc sống lẩn tránh của một nghệ sĩ đơn độc.
Tại sao anh đã không chấp nhận vào quân đội để bình thường hoá cuộc sống của anh? Bởi vì trong một vài trường hợp, anh không bao giờ chấp nhận bạo lực và điều này là do chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ anh, người vừa là cha của anh sau khi cha anh mất sớm. Trước khi dấn thân vào việc chống chiến tranh, anh đã thấm nhuần tình yêu nhân loại, từ chối mọi hình thức giết chóc. Vì vậy tất cả những bản nhạc của anh đầy ắp những từ như: tình yêu hoặc thương, và không bao giờ có từ giết, như trong một bản nhạc của Phạm Duy có tựa đềGiết người trong mộng. Trong những bài hát của Trịnh Công Sơn, khi miêu tả cái chết thì luôn luôn là các từ xác người, chết hoặc nằm xuống có nghĩa là anh dung những từ thụ động.
Cuối cùng, đến khi không thể trốn tránh lệnh động viên được nữa, anh đã tìm cách làm cho mình không đủ sức khỏe để đi lính: anh nuốt một sản phẩm làm cơ thể mất nước và đã thành công với trọng lượng cơ thể không đầy 30 kg. Thế là anh đã được miễn đi quân dịch! Điều này chứng tỏ sự quyết tâm chống chiến tranh của anh. Và anh đã dấn than vào phong trào chống chiến tranh.
Tuy nhiên, chiến tranh ngày càng ác liệt. Giờ đây, thay cho những cuộc chiến tranh du kích, là chiến tranh vũ trang, chiến đấu trực diện với nhau. Số người chết gia tăng đáng kinh ngạc, binh lính Việt Nam cũng như thường dân. Người ta bắt đầu chịu đựng cảnh tang tóc trong mỗi gia đình, trong từng khu phố. Vào năm 1965, Mỹ đến và cuộc oanh tạc Bắc Việt bắt đầu diễn ra…
Đến năm 1966, vào thời điểm này, tác giả Trịnh Công Sơn đã thay đổi hoàn toàn kiểu sáng tác nhạc. Trong thời kỳ này tuyển tập nhạc đầu tiên của anh ra đời với tựa đề Ca khúc Trịnh Công Sơn Thần thoại quê hương, tình yêu và thân phận, chứa đựng phần lớn những tác phẩm miêu tả nỗi thống khổ của nhân dân trong cuộc sống hang ngày của thời chinh chiến.
Cuối năm 1966 đầu năm 1967, chiến tranh ngày càng khốc liệt, anh bắt đầu hát trong những buổi hòa nhạc chống chiến tranh. Các buổi hòa nhạc này được tổ chức ở nhiều nơi khác nhau: trong sân trường Đại học Sài Gòn, ở các nhà thờ Công giáo, hoặc trong phòng tập thể thao. Trịnh Công Sơn đến với cây đàn guitare trong tay, cùng với ca sĩ Khánh Ly, cả hai tiếp tục hát hai mươi đến ba mươi bài hát, họ hát mãi trước đám đông hơn hai ngàn sinh viên đầy thiện cảm, đứng bao quanh căn phòng bé tí. Thường thì những bài hát được ứng tác tại chỗ và được hát một lần. Chúng tôi còn giữ cuộn băng quý giá này, cuộn băng thu trực tiếp các buổi hòa nhạc tại trường Đại học Sài Gòn, vào tháng 12 – 1967 (Xem danh mục Cassette p. 123 No 66).
Sau đó Trịnh Công Sơn, xuất bản tuyển tập các bài hát chống chiến tranh hay nhất và là những bài hát nổi tiếng nhất. Có sự kết hợp những bài hát từ những năm có các buổi hoà nhạc này đến những bài hát được viết nhân cái Tết kinh hoàng năm 1968. Đó là tuyển tập tựa đề Ca khúc da vàng với 14 tác phẩm chống chiến tranh. Một số bài hát đặc trưng miêu tả cuộc sống hàng ngày của người dân, của phố thị, của nông dân, của những người mẹ, người vợ, người già và trẻ em; những bài khác diễn tả tiếng kêu than của những người chịu đựng cuộc sống trong thời chiến, có những bài miêu tả những cảnh tượng xác người chết ngổn ngang vào thời điểm Tết Mậu Thân 1968.
Hai tuyển tập tiếp theo cũng là những bài hát chống chiến tranh, nhưng với âm điệu khác. Bài Kinh Việt Nam (1968) và Ta Phải Thấy Mặt Trời (1969) là tập hợp những bài hát đấu tranh quyết liệt. Thay vì đặt mình vào địa vị của người nông dân để nói, bây giờ, Trịnh Công Sơn khích lệ nhân dân kêu gọi hòa bình và thống nhất đất nước. Vì mãi nghe từ cách mạng thường lập đi lập lại trong những bài hát này, người ta tự hỏi đó có phải là những bài hát cách mạng. Cuối cùng, anh dùng từ này với ý nghĩa đơn giản là “sự thay đổi”, nhưng thật sự những tác phẩm này thuộc dòng nhạc những bài hát cách mạng khởi đầu từ những năm 1930 (Xem mục lục, trg 3).

Anh tiếp tục cho ra những tuyển tập nhạc đến năm 19… Có khoảng 11 tuyển tập nhạc trong tổng số. Anh không sáng tác những bài hát phản chiến trong thời kỳ này. Nhiều bài ca ngợi về cuộc sống nói chung, về tình yêu hoặc nỗi nhớ quê hương, xứ sở. Nhưng thực tế, chúng ta nghe gì qua việc chống chiến tranh? Có thể đưa vào những bài hát không miêu tả một cách rõ ràng cuộc chiến tranh với những từ ngữ chính xác như: “tử thi”, “đại bác”, “bom đạn”…? Ám chỉ như vậy có đầy đủ chăng? Dù sao, tuyển tập nhạc thứ 10 đã làm rõ hơn việc chống chiến tranh, Phụ Khúc Da Vàng phủ bản tiếp theo của Ca khúc da vàng được đề cập ở trên. Anh đã viết nhân cuộc tấn công năm 1972 (vào dịp lễ Phục sinh), thường được so sánh với cuộc tấn công tết Mậu Thân 1968. Dù ở trong nước các trận đánh diễn ra, nhưng thời gian này Trịnh Công Sơn vẫn đi đó, đi đây. Có thể, chính anh là một trong những người di tản chiến tranh để tránh bom đạn? Quả vậy, anh đã dâng tặng một trong những bài hát của tuyển tập này cho ”Người mẹ già tôi đã gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế”.
Tuyển tập nhạc thứ 12 với tựa đề Nhân danh Việt Nam đã được thông báo trong những tập khác, sẽ không bao giờ được xuất bản vì chính phủ cấm mọi việc xuất bản của nhạc sĩ kể từ năm 1972.
Tháng 4 – 1975, chiến tranh chấm dứt, anh đang ở Sài Gòn. Vào buổi chiều, đài phát thanh Sài Gòn phát bài Nối vòng tay lớn của anh, một bài hát đấu tranh cho sự thống nhất đất nước, được viết năm 1968.
Vậy là anh đã không ra đi, không đi bởi vì sẽ “không logic nếu như hát cho quê hương thống nhất và ra đi ngay khi nước nhà đã được thống nhất”. Trên điểm này, quả thực, anh càng logic hơn khi anh đã tránh lệnh tập trung. Còn về phần Khánh Ly, chị đã sang Mỹ vào hôm trước ngày Sài Gòn sụp đổ.
Tình hình của Trịnh Công Sơn khá tế nhị trong thời kỳ sau giải phóng. Dưới mắt của những người cầm quyền mới, anh là một nghệ sĩ của chế độ “mục nát” của miền Nam. Anh đã phải viết tự kiểm, nếu phạm lỗi gì đó, anh sẽ bị đi tù…
Anh đã thoát khỏi sự tù tội, tuy nhiên trong nhiều năm, cứ khoảng vài tháng, anh phải lên cao nguyên để lao động (trồng khoai lang hoặc cấy lúa trong những cánh đồng đầy bom đan chưa tháo gỡ).
Tuy nhiên đến năm 1980, anh lại bắt đầu sáng tác. Tác phẩm của anh sau chiến tranh là Em còn nhớ hay em đã quên? (1981), thể hiện nỗi nhớ Sài Gòn dành cho những người ra đi. Cũng như bài hát này, nhiều tác phẩm của anh sau 1975 diễn tả nỗi buồn xa xứ hoặc là phản ánh triết lý sống. Có liên quan đến những bài tình ca nhưng không có bài hát nào liên quan đến chống chiến tranh. Nhữngbài hát viết cho các phim ảnh thì khá nhiều.
Kể từ bài hát cuối viết cho phim vào tháng giêng năm 1988 đến giờ, anh đã không sáng tác trong lĩnh vực này nữa. Chính anh nói rằng anh thích tiếp tục nghề hoạ sĩ hoặc phê bình văn chương. Thỉnh thoảng anh tham gia các cuộc hoà nhạc, tại đây các ca sĩ trình bày những bài hát xưa và nay của anh.
Chuyến du lịch sang Pháp của anh mùa xuân 1989 chắc hẳn là một sự kiện lớn trong cuộc đời của anh. Đó là lần đầu tiên anh rời khỏi khu vực XHCN. Tại Pháp, anh tham dự các chương trình giới thiệu tác phẩm của anh, anh đã bình luận và hát một vài đoạn nhạc. Anh đã gặp lại Khánh Ly tại Paris sau 14 năm xa cách, tiếc thay, dường như không thể tổ chức được gì dù là có sự hiện diện của hai nhân vật này.
Việc xuất bản các tuyển tập nhạc sau một thời gian dài bị đình lại, đã được tiếp tục nhân dịp này. Các bản nhạc được lựa chọn từ 1972 đến 1988 được in ở Sài Gòn với số lượng giới hạn khoảng 100 bản.
Kể từ khi anh sinh ra, cả cuộc đời anh trôi theo hoàn cảnh chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, sau khi anh ra đời, kế đến là sự xâm lược của Nhật ở Việt Nam. Tiếp theo là sự trở lại của thực dân Pháp là chiến tranh Đông Dương lần 1 cho đến năm 1954. Hiệp định Genève, chiến tranh du kích diễn ra ở khắp miền Nam. Dưới thời Ngô Đình Diệm, đất nước luôn chìm đắm trong chiến tranh. Sau cùng Mỹ đến, cùng với chiến tranh Đông Dương lần 2. Tôi không biết người ta nói gì về sự xâm chiếm của Việt Nam đối với Campuchia và sự xâm chiếm của Trung Quốc đối với Việt Nam, nhưng trong mọi trường hợp, Trịnh Công Sơn chỉ biết Việt Nam đang có chiến tranh.
Khi anh viết bản Người con gái Việt Nam: “(…) Em chưa biết quê hương thanh bình, em chưa thấy xưa kia Việt Nam (…)”, đó không chỉ dành cho cô gái Việt Nam này mà còn cho chính tác giả và cả giới trẻ.
Chiến tranh không chỉ gắn với cuộc đời của anh mà còn là nguồn cảm hứng cho việc sáng tác của anh. Hẳn là, anh đã không hề bắt buộc ai đấu tranh chống chiến tranh.
Anh sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng khi lý tưởng nhân đạo và nguồn cảm hứng nghệ thuật của anh gặp nhau, thì chỉ có thể là đấu tranh cho hoà bình. Cũng như, mỗi một cuộc chiến tranh thì đồng nghĩa với một sự mất mát lớn của cuộc sống nhân loại, anh đã sáng tác những bài hát... 

Trước khi xem qua việc sáng tác của tác giả, chúng ta hãy thử xếp những bài hát chống chiến tranh của anh trong toàn bộ sự nghiệp sang tác của anh và rút ra một khái niệm cho tuyển tập. Những bài hát này là những bài chủ đạo hay chỉ chiếm một chỗ thứ hai hoặc là những bài hát ngoại lệ?
II - Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn
I – 1 Vị trí quan trọng của những bài hát phản chiến trong tác phẩm của anh.

Trước khi xem qua việc sáng tác của tác giả, chúng ta hãy thử xếp những bài hát chống chiến tranh của anh trong toàn bộ sự nghiệp sang tác của anh và rút ra một khái niệm cho tuyển tập. Những bài hát này là những bài chủ đạo hay chỉ chiếm một chỗ thứ hai hoặc là những bài hát ngoại lệ?
Trước hết chúng ta hãy xét về mặt số lượng. Cho đến bây giờ có bao nhiêu bài hát anh đã sang tác, và có bao nhiêu bài trong số đó là những bài hát chống chiến tranh? Câu hỏi đặt ra thật khó trả lời một cách chính xác, bởi vì, hiện tại một số lượng lớn tác phẩm của anh không còn tìm thấy, mà chỉ dựa vào trí nhớ của tác giả hoặc của các ca sĩ. Tuy nhiên, theo ước tính của chính tác giả Trịnh Công Sơn, chúng ta có được con số sau:
Từ 1959 đến 1972: 300 bài hát
Từ 1972 đến 1975: 50
Từ 1975…: 100
Tổng cộng: 450 bài hát.
Phần tôi, tôi đã tìm tòi khắp nơi: các ca sĩ, những người hâm mộ xưa kia và cả những bạn bè cũ của tac1 giả mà hiện tại đã di tản sang châu Âu cũng như chính nghệ sĩ tại Sài Gòn, bằng những cách đó tôi đã có thể tìm thấy những bản nhạc, trên những tờ giấy đã ngả màu vàng hoặc trong những băng cassette bám đầy bụi và một số lượng lớn các băng nhạc mà hết phân nửa đã bị hư. Cuối cùng gút lại được những con số sau:
1959 ~ 1972: 136 bài hát (trên 300)
1972 ~ 1975: 32 bài (trên 50)
1975 ~: 36 bài (trên 100)
Không biết năm nào: 02 bài
Tổng cộng: 196 bài hát (trên 450) chiếm 44% tác phẩm của anh!
Thật đáng tiếc, hơn phân nửa tác phẩm đã bị mất. Hy vọng rằng những bài còn lại là những bài hát hay nhất. Thôi thì hãy bằng lòng với việc dựa vào 196 bài hát này để phân tích.
Việc phân làm 3 giai đoạn ở bảng trên, dựa vào chuyển biến của những điều kiện lịch sử. Giai đoạn đầu (1959 – 1972) tương ứng với việc sáng tác một cách không chính thức, dưới chế độ quốc gia của miền Nam Việt Nam. Giai đoạn thứ hai (1972 – 1975), là thời kỳ cấm đoán gắt gao việc xuất bản dưới chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, và cuối cùng là giai đoạn thứ ba (1975) giai đoạn cuối của cuộc chiến và dưới chế độ XHCN. Vậy là giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tác giả đã lăn xả trong phong trào chống chiến tranh, chúng ta sẽ quan tâm đến việc nghiên cứu này. Như vậy, những bài hát của thời kỳ này giới hạn trong 136 bài.
Thế mà, trong 136 bài hát này, có 127 bài được tập hợp trong 11 tuyển tập sau:
1- Ca khúc Trịnh Công Sơn: Thần thoại quê hương, tình yêu và thân phận, 1966
2- Tình khúc Trịnh Công Sơn, 1967
3- Ca khúc da vàng, 1968
4- Kinh Việt Nam, 1968
5- Ta phải thấy mặt trời, 1969
6- Như cánh vạc bay, 1970
7- Cỏ xót xa đưa, 1970
8- Khói trời mênh mông, 1971
9- Tự tình khúc, 1972
10- Phụ khúc Da vàng, 1972
11- Lời đất đá cũ, 1972.

Bốn trong những tuyển tập này hoàn toàn là những những bài hát phản chiến 3- Ca khúc da vàng, (1968), 4- Kinh Việt Nam, (1968), 5- Ta phải thấy mặt trời, (1969), 10- Phụ khúc Da vàng, (1972) tổng số các bài hát trong bốn tuyển tập này là 46. Mặt khác, chúng tôi, còn tìm thấy 16 bài phản chiến trong những tuyển tập nhạc khác. Và trong số (136 – 127) có 9 bài hát không thuộc các tuyển tập này và có 7 bài cũng là những bài hát phản chiến. Như vậy chúng ta có tất cả (46+16+7) = 69 bài hát phản chiến vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Phải chăng 69 bài hát phản chiến trên tổng số 196 bài cho chúng ta một tỷ lệ là 35%, có thể đại diện được một phần quan trọng? Chắc hẳn, với con số này sẽ rất khó khăn để nói rằng Trịnh Công Sơn chủ yếu là tác giả của những bài hát phản chiến: nó không chiếm đến một nửa tác phẩm của ông. Nhưng nếu chúng ta tính toán dựa trên 136 bài hát của thời kỳ 1959 – 1972 thì sẽ làm cho chúng ta chú ý, nó hciếm tỷ lệ (69/136 = 51%). Và phần trăm này sẽ còn quan trọng hơn nữa nếu chúng ta giới hạn giai đoạn nửa thứ nhì của những năm 1960 – 1972, là thời điểm chiến tranh diễn ra ác liệt nhất.
Về mặt số lượng vừa thực hiện, cho phép chúng ta kết luận rằng Trịnh Công Sơn đã sáng tác trong một thời gian xác định, chủ yếu là những bài hát chống chiến tranh, nhưng không tự giới hạn trong thể loại này trong suốt quá trình nghề nghiệp của mình.
Thực tế, nếu ta đề cập đến việc phân tích chất lượng thì có thể nói rằng những bài hát, sự sáng tác của anh đáng chú ý nhất sẽ là những bài tình ca của cuối những năm 50 và nửa đầu những năm 60, giai đoạn bắt đầu nghề nghiệp của anh và có trước thời kỳ của phong trào chống chiến tranh. Không nghi ngờ gì nữa, bài Diễm Xưa  chính là bài hát nổi tiếng nhất, ra đời ở thời kỳ này (1962). Chúng ta không thiếu những thí dụ trong kiệt tác của anh ở thời kỳ này, đó là tất cả những bản nhạc tình hay nhất: Nhìn những muà thu đi (1957), Hạ Trắng (1961), Biển nhớ (1962)…
Về phần những bài hát chống chiến tranh tiếp sau đó, dù cái đẹp và chất lượng của chúng thể hiện tình cảm của nhân dân, nhưng tôi tin rằng chúng sẽ dược xếp hàng thứ hai, sau những bài tình ca. Về điểm này, những bài hát chống chiến tranh không thể là những tác phẩm chính của anh.
Nhưng sự phân tích chất lượng này chỉ cho kết quả về quan điểm nghệ thuật. Mà, chúng ta ở trong thử thách quan trọng của xã hội: chiến tranh. Nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của thính giả, những người luôn sống dưới mưa bom, bão đạn thì chúng ta sẽ hiểu rõ lý do của những sự tán thưởng của họ. Khi bậc thiên tài này – tác giả của những bản tình ca, bắt đầu mô tả cuộc sống trong thời chiến tranh. Anh đã được đón nhậnvới nhiều thiện cảm. Và điều này chỉ được giải thích bằng chất lượng xã hội tác phẩm của anh.
Khi đó anh bắt đầu sáng tác:
Đại bác đêm đêm dội về thành phố…

Nếu như những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đạt được thành công to lớn thì một trong những lý do quan trọng nhất là anh đã thành công khi đóng vai trò người phát ngôn của mọi tầng lớp nhân dân sống trong thời chiến tranh, nhất là trong giai đoạn của hai tuyển tập Ca khúc thần thoại (1967) và Ca khúc da vàng (1968). Anh đã dành thời gian để miêu tả một cách tỉ mỉ cuộc sống trong thời gian chiến tranh kéo dài kể từ hai mươi năm nay. Thỉnh thoảng tác giả nói đến nhân vật của mình: Đó là trường hợp của nhiều bài hát cùng thời kỳ với những bài hát thể hiện sự kêu than của nhân dân.
II – 2 Cuộc chiến tranh diễn ra hàng ngày
Nếu như những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đạt được thành công to lớn thì một trong những lý do quan trọng nhất là anh đã thành công khi đóng vai trò người phát ngôn của mọi tầng lớp nhân dân sống trong thời chiến tranh, nhất là trong giai đoạn của hai tuyển tập Ca khúc thần thoại (1967) và Ca khúc da vàng (1968). Anh đã dành thời gian để miêu tả một cách tỉ mỉ cuộc sống trong thời gian chiến tranh kéo dài kể từ hai mươi năm nay. Thỉnh thoảng tác giả nói đến nhân vật của mình: Đó là trường hợp của nhiều bài hát cùng thời kỳ với những bài hát thể hiện sự kêu than của nhân dân.
Trong chương này, chúng ta sẽ thử xem xét cuộc sống hàng ngày được miêu tả trong những bài hát của Trịnh Công Sơn, cuộc sống của những người dân không thích Cộng Sản cũng chẳng thích Quốc Gia, họ chỉ muốn được sống yên ổn trong hoà bình, nhưng thật mâu thuẫn, họ lại là những người chịu đựng nhiều nhất cuộc chiến tranh hàng ngày kể từ nhiều năm nay.
Đây là một trong những tác phẩm của Ca khúc da vàng, hy vọng rằng một trong những cảm xúc thể hiện ở bản gốc sẽ nhất quán với bản dịch của bài hát: 
Đại Bác Ru Đêm
Ca Khúc Da Vàng
1. Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi lắng nghe.
Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy
Đại bác qua đây con thơ buồn tủi
nửa đêm sáng chói hỏa châu trên núi.
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.
Từng chuyến bay đêm con thơ giật mình
Hầm trú tan hoang ôi da thịt vàng
từng đêm chong sáng là mắt quê hương.
ĐK: Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng
cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.
Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
từng vùng thịt xương có mẹ có em
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.
Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng
đại bác đêm đêm như knh không mang lời nguyền
trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng.
2. Đại bác đêm đêm dội về thành phố
người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.
Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng
Đại bác như kinh không mang lời nguyện
Trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.
Đại bác đêm đêm ru da thịt vàng
đại bác nghe quen như câu dạo buồn
trẻ con chưa lớn để thấy quê hương.

Phần gây xúc động cho người nghe nhiều nhất trong bản nhạc này trước hết là câu đầu tiên được lặp đi lặp lại thường xuyên với mỗi lần cùng một giai điệu: ”Đại bác đêm đêm dội về thành phố, Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe”. Bằng một sự miêu tả đơn giản, rất bình dị nhưng thực tế biết bao! Sự láy âm của từ “đêm” gợi cho chúng ta không chỉ sự bắn phá liên hồi mà còn thể hiện một cảnh tượng được lặp đi lặp lại hàng đêm. Ngoài ra, câu này được lặp lại 4 lần trong bài hát. Dành cho những người hàng đêm sống trong nỗi lo âu khi nghe tiếng đại bác, bài hát phản ánh chân thành cảm xúc riêng của họ, đó là lý do mà ta có thể nói rằng Trịnh Công Sơn là người phát ngôn của nhân dân.
Phần khác gây cảm xúc của tác phẩm này là điệp khúc, được lặp lại nhiều lần (được biểu thị bằng chữ “R” trong đoạn cuối của bài hát).
Trong bản nhạc dành cho Khánh Ly, bài hát được hát bằng “fade out” (độ vang nhỏ dần) ở phần kết và lặp lại nhiều lần, điều này càng làm tăng thêm tính cảm xúc…, đó không phải là tiếng động do miêu tả mà chính là một sự tàn phá. Tiếng động được nghe hàng đêm, những làng mạc bị tàn phá cũng được diễn ra hàng đêm. Trong số những nạn nhân của sự tàn phá bởi những đoàn xe quân sự chở bom mìn, luôn là những người mẹ và trẻ em, những nạn nhân vô tội, không bao giờ muốn sống trong cảnh chiến tranh. Dường như tác giả đã rất thành công, khi giới thiệu hình ảnh cuộc sống hàng ngày đến tất cả các đối tượng được miêu tả trong bản nhạc này, nhờ vào sự lặp lại hiệu quả của những từ hoặc những câu vừa kể.
Có những yếu tố khác thu hút sự chú ý của chúng ta. Trước hết là những nhân vật được giới thiệu ở đây: người phu quét đường, người mẹ và em bé. Người mẹ và em bé là chủ đề thường xuất hiện trong những bài hát chống chiến tranh Trịnh Công Sơn và đặc biệt là người mẹ. Người mẹ là hiện thân tuyệt vời cho loại người không muốn tham chiến, họ ở nhà, và chịu đựng những hậu quả của chiến tranh: cái chết của con cái họ. Vì lẽ đó, người mẹ là một trong những nhân vật chính của bài hát, và người mẹ chờ đợi một cách thụ động sự chấm dứt chiến tranh.
Mẹ, có thể xuất hiện với tư cách là nhân vật chủ yếu trong Ngủ đi con, hoặc là nhân vật chính trong Ca dao Mẹ. Nhưng trong nhiều bản nhạc khác, mặc dù có mặt khắp nơi, người mẹ lại xuất hiện với tư cách là nhân vật thứ hai.
Mẹ, khi thì là một bà mẹ trẻ ru con trong nỗi lo âu:
“(…) Mẹ ngồi ru con nước mắt nhục nhằn xót xa đời mình (…)” Ca dao Mẹ.
Nhưng bi kịch nhất là người mẹ ôm trong tay xác đứa con của mình:
“(…) Tôi đã thấy, tôi đã thấy, bên khu vườn một người mẹ ôm xác đứa con (…)”
Khi thì là một người mẹ già mất đứa con trai trong chiến tranh:
“(…) Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình (…)” Tôi sẽ đi thăm
Hoặc cái chết của chính người mẹ:
“(…) Ôi quê hương đã lầm than sao còn, còn chiến tranh, mẹ già hết chờ mong, đã ngủ yên, mẹ già mãi ngủ yên (…)” Du mục
Mẹ cũng xuất hiện như một biểu tượng hiện thân cho nước Việt Nam:
“(…) Mẹ Việt Nam hai mươi năm, xương da mềm đợi giờ sông núi thiêng (…)” Ngày dài trên quê hương
Cũng như trong trường hợp của Gia tài của Mẹ, trong đó thể hiện đất nước bằng hình ảnh của người mẹ:
“(…) Hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ để lại cho con, gia tài của mẹ là nước Việt buồn (…)”

Phải chăng hình ảnh đau khổ của người mẹ là nguồn cảm hứng gợi lên lòng trắc ẩn cho những ai có mẹ, cũng có nghĩa là cho tất cả mọi người?
Chúng ta trở lại với bài hát Đại bác ru đêm. Yếu tố thứ hai thu hút sự chú ý là việc sử dụng cụm từ da thịt vàng mà ta nhận thấy có cả thảy hai lần trong bài hát này. Từ da thịt có ý nghĩa đúng từng chữ “da và thịt” được dung một cách đặc biệt. Thật vậy, để nói “da vàng” người ta dùng ở đây một cách chung chung cụm từda vàng rất ngắn gọn mà không dùng da thịt vàng. Ta nhận thấy từ da thịt chỉ trong một cụm từ như da thịt hồng hào hoặc trong Truyện Kiều (tiểu thuyết nổi tiếng của Nguyễn Du): Thịt da ai cũng là người (1. 1137). Trong câu thơ này, từ thịt da có nghĩa là “cơ thể”. Ta có thể nói rằng cụm từ da thịt vàng mà tác giả dung một cách đặc biệt trong Đại bác ru đêm cho phép nhấn mạnh cái ý của sự héo hon và sự tàn phá cơ thể của con người.
Cái ý da vàng không chỉ riêng trong tác phẩm này, mà nó được tìm thấy trong hầu hết các bài hát của tuyển tập này, được đặt tên chính nó: Ca khúc da vàng. Tác giả dùng chữ vàng này để kết hợp với nhiều chữ khác: da vàng như trong tựa của tuyển tập, màu vàng luôn được nói về da hoặc da thịt vàng như trong bài hát mà ta vừa đề cập. Và trong mỗi trường hợp, Trịnh Công Sơn dùng từ này trong ý nghĩa là “người có da màu vàng”, có nghĩa là, “người Việt Nam”. Chúng ta phải chú ý về cách sử dụng chung chung của chữ “vàng” này, có ý là bao gồm hầu hết các dân tộc trong vùng Đông Nam Á. Nó được thể hiện trong bài hát của anh “Chúng ta phải chấm dứt chiến tranh vì, cả hai miền của chúng ta đều là dân tộc Việt Nam, với cùng một màu da”. Màu da vàng được sử dụng ở đây để kêu gọi sự đoàn kết.
Vì vậy, anh thể hiện:
“(…) Người Việt nào da không vàng, mẹ Việt nào nhớ xác con” (Ngày dài trên quê hương)
“(…) Mẹ mong con chớ quên màu da, con chớ quên màu da nước Việt xưa (Gia tài của Mẹ)
Thật vậy, với Trịnh Công Sơn chiến tranh Đông Dương lần hai hay là chiến tranh Việt Nam chỉ có khác là một cuộc nội chiến giữa những người Việt Nam với nhau chứ không phải là một cuộc chiến giữa người Mỹ và người Việt Nam. Những bài hát của anh không có từ nào ám chỉ về sự hiện diện của người Mỹ và cũng không có yêu sách nào về việc rút lui của Mỹ. Đó là một điểm phân biệt rõ ràng của những bài hát chống chiến tranh của những người khác, họ ví dụ cuộc chiến tranh này như một cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Trên thực tế, có sự im lặng quá mức về những người Mỹ mà sự hiện diện của họ là có thực, Trịnh Công Sơn quay lưng lại với họ và chối bỏ điều đó hoàn toàn. Và anh đã nói với đồng bào của mình là ngừng chiến tranh với họ. Vừa than vãn về cuộc nội chiến này cũng như là về nỗi ô nhục trong lịch sử của riêng đất nước anh, anh đã viết:
“(…) Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ một bọn lai căng (…)”(Gia tài của Mẹ)
Ta thấy rõ rằng sau sự thống trị của Tàu và của thực dân Pháp, không phải là “sự xâm lược của Mỹ”, mà là từ nội chiến như anh đã sử dụng. Với anh, trách nhiệm chính của sự tàn phá này là của chính những người Việt Nam, chứ không phải của người Mỹ. Ít ra, anh cũng đã ám chỉ điều đó trong bài hát này. Điều này cho chúng ta thấy quan điểm của một người Việt Nam về cuộc chiến này, quan điểm khác biệt với những người bị ảnh hưởng bởi công luận quốc tế không tham dự vào cuộc chiến tranh tại chỗ. Và cuối cùng, sau sự rút lui của Mỹ, phải chăng chiến tranh đã không tiếp diễn giữa những người Việt Nam “da vàng”?.

Trong bài (Gia tài của Mẹ) này, Trịnh Công Sơn đã chứng tỏ là một người theo chủ nghĩa quốc gia yêu nước trong ý nghĩa riêng của từ ngữ, hơn là người theo chủ nghĩa chủng tộc. Trung Quốc, Pháp và bọn lai căng là tất cả những yếu tố tiêu cực ở đây. Sự im lặng hoàn toàn của anh về người Mỹ cũng đã ám chỉ đến chủ nghĩa chủng tộc của anh. Và bài hát này đã bị nghiêm cấm không chỉ của chính phủ miền Nam Việt Nam mà còn của mặt trận dân tộc giải phóng, vì nó nói xấu những người Trung Quốc, thì chắc chắn không chấp nhận được vì họ chiến đấu với vũ khí của Trung Quốc trong tay…
Bài hát Đại bác ru đêm cho chúng ta thấy, ở vị trí thứ ba, sự tổng hợp của thành phố và của nông thôn. Người ta nói về điều này trước tiên là tiếng đại bác vang rền trong thành phố, vậy yếu tố thành thị đập vào người nghe đầu tiên. Nhưng trong phần điệp khúc chúng ta nhận thấy nguyên nhân của những tiếng động này, có nghĩa là sự tàn phá thật sự được gây ra do bom đạn, nông thôn, làng mạc bị đốt cháy hoàn toàn, cũng như ở thành thị nhiều người bị giết hại. Vì vậy toàn dân trong thành phố cũng như ở thôn làng đều cảm thấy bài hát này là của họ. Đó là một bài hát dành cho toàn thể nhân dân Việt Nam.
Ở cuối nhạc phẩm này, có một từ thu hút sự chú ý ngay cả người nghe không hiểu rành tiếng Việt, đó là từ Claymore, chỉ một từ duy nhất có nguồn gốc Mỹ trong tất cả những bài hát của Trịnh Công Sơn. Đây là tên của một loại mìn sát thương M18A1, một trong những vũ khí gây chết người hàng loạt trong cuộc chiến này. Nó chứa đựng 700 viên bi bằng thép. Đặc biệt hiệu quả trong việc phục kích ở trong rừng. Ở thời kỳ này, người ta đã nói nhiều về vũ khí kinh khủng này. Như Trịnh Công Sơn đã miêu tả trong bài hát, người ta thường chất đầy xe tải mìn Claymore và chở đến một thành phố của kẻ thù để cho nổ chúng. Theo tác giả, hai quân đội đối kháng nhau đã sử dụng phương tiện tàn phá này. Còn những nạn nhân? Luôn là những người dân vô tội. Chỉ một từ này là nói lên sự có mặt của Mỹ, đã đạt được hiệu quả làm tăng tính hiện thực, một từ đã từng nổi tiếng một thời.
Chúng ta đã phân tích ở trên, chủ đề về người mẹ với tư cách là nạn nhân của chiến tranh. Và có một loại người khác chịu đựng một cách thụ động những cuộc chiến tranh đó là trẻ em. Còn bây giờ là một bài hát về trẻ em như một ví dụ thứ hai của chiến tranh hàng ngày.
Một buổi sáng mùa xuân
Một buổi sáng mùa xuân
Một đứa bé ra đồng
Đạp trái mìn nổ chậm
Xác không còn đôi chân
Một buổi sáng mùa xuân
Ngực đứa bé tan tành
Ngàn hoa đồng cỏ nội
Cúi xuống nhìn con tim.
Em thơ ơi chiều nay trường học lại
trong sân chơi bạn và thầy im lời
bài học về yêu thương trên giấy mới
sao hôm nay nét mực đã phai.
Một buổi sáng mùa xuân
một đứa bé yên nằm
bàn tay cầm cỏ dại
có hoa vàng mong manh
Một buổi sáng mùa xuân
một đứa bé im lìm
bờ môi dường thầm hỏi
có thiên đường hay không?
Em thơ ơi chiều nay trường học lại
trong sân chơi bạn và thầy im lời
bài học về yêu thương trên giấy mới
sao hôm nay nét mực đã phai.
Một buổi sáng mùa xuân
một đứa bé yên nằm
bàn tay cầm cỏ dại
có hoa vàng mong manh
Một buổi sáng mùa xuân
một đứa bé im lìm
bờ môi dường thầm hỏi
có thiên đường hay không?

Đây là một bài hát mà người anh hùng là một em bé. Đối với những người không biết tiếng Việt, khi nghe lần đầu tiên, là giai điệu nhẹ nhàng bên tai, làm cho chúng ta có cảm tưởng nghe một bài tình ca. Bản dịch tiếng Nhật, trên thực tế, là một bài hát rất hay và được cải biên thành một bản nhạc tình. Giai điệu ngọt ngào này cùng với hoa cỏ trên cánh đồng rất hiệu quả khi viết về mùa xuân, nhưng đồng thời nó lại đối lập với sự tàn bạo của nội dung bài hát. Trong ý nghĩa này, bài hát được hiệu quả nhấn mạnh thực tế khắc nghiệt của chiến tranh.
Đề tài về trẻ thơ rất thường gặp trong những bài hát chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn (như đứa con của người mẹ mà chúng ta đã thấy ở trên, hoặc trẻ em và những người già). Đây là một vài thí dụ. Trong bài Người già em bé, trẻ em xuất hiện như một trong hai nhân vật chính:
“(…) Ghế đá công viên dời ra đường phố, người già ho hen ngồi im tiếng thở. Từng vàng đêm đen hoả châu thấp đỏ, em bé loã lồ suốt đời lang thang (…)”
Ở đây, em bé phải chịu hậu quả của chiến tranh xuất hiện một cách khách quan, không cần người ta biết điều mà em bé cảm nhận hoặc suy nghĩ. Tất cả giống như trong bài “Một buổi sáng mùa xuân” mà chúng ta vừa thấy, bài hát miêu tả cảnh vật với cái nhìn khách quan, em bé không hề lo lắng gì. Điều này càng làm tăng thêm nét thơ ngây của em bé và sự tàn bạo của hoàn cảnh. Hai bài này sử dụng em bé làm nhân vật chính, nhung chúng ta cũng có một bài khác tạo nên một phối cảnh: Bài ca dành cho những xác người
“(…) Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này. Bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây (…)”
Bài hát này cũng miêu tả một cảnh tượng, nhưng có sự khác biệt với “Một buổi sáng mùa xuân” là không giải thích em bé chết như thế nào. Ở đây, em bé tạo thành một trong những yếu tố của cảnh tượng sau cuộc tàn sát hồi Tết Mậu Thân 1968. Em bé được miêu tả từng cặp với người già như trong “Người già em bé”, hai loại người không gây nên chiến tranh mà phải chịu đựng hậu quả chiến tranh. Em bé xuất hiện ở đây cũng thao thức khi Trịnh Công Sơn miêu tả tiếng đại bác và tiếng súng đạn trong đêm. Chúng ta hãy nhớ lại những đoạn trong “Đại Bác Ru Đêm”
“(…) Đại bác qua đây con thơ buồn tủi (…) Từng chuyến bay đêm con thơ giật mình (…) Trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng (...)
Ở đây cũng vậy, em bé luôn được minh chứng là nạn nhân vô tội của tiếng súng được lập đi lập lại hàng đêm và từ năm này qua năm khác. Do đó, trẻ em phải đảm nhận tương lai của đất nước, ngay cả khi chưa thành người lớn:
“(…) Trẻ con chưa lớn để thấy quê hương (…) (Đại bác ru đêm)
Và nó đã quá quen thuộc với hoàn cảnh này. Với nó, chiến tranh trở nên thường nhật đến nỗi nó không hề có một thắc mắc gì.
“(…) Một người ngồi hai mươi năm nhìn hoả châu đêm rực sáng. Đàn trẻ nhỏ quen bom đạn người Việt cùng với vết thương (…) (Ngày dài trên quê hương)
Nhưng vai trò của những đứa bé trong những tác phẩm chống chiến tranh không chỉ giới hạn ở vai trò của những nạn nhân thụ động. Chúng có thể là biểu tượng của hoà bình trong những tác phẩm thể hiện hy vọng vào tương lai. Trong Xin cho tôi, đó là một em bé hiện than của hoà bình, em bé hát trong nôi:
“(…) Một hôm nào trẻ hát trong nôi, xin cho tôi xin chỉ một ngày (…)”
Hoặc là, trong giả thiết chiến tranh được kết thúc, em bé hát trên con đường tượng trưng cho hoà bình như trong bài Tôi sẽ đi thăm:

“(…) Khi đất nước tôi không còn giết nhau, trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường (…)”
Vậy, chúng ta nhận thấy nhiều loại trẻ em trong những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn, kể từ em bé bị chết, em bé lang thang không nhà, chịu đựng sự mất ngủ cho đến những em bé đã quen thuộc với tiếng đại bác. Yếu tố chung của tất cả những em bé này là chúng không chỉ là nạn nhân vô tội của chiến tranh mà chúng còn chịu những thiệt hại một cách hoàn toàn thụ động. Cuối cùng, chúng có thể là biểu trưng cho sự ca ngợi hoà bình, nhưng trong mọi trường hợp, chúng không bao giờ xuất hiện như những “em bé chiến đấu để thống nhất đất nước”.
Những người mẹ, trẻ em, người già, phụ nữ, đó là những nhân vật chính của những bài hát chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn, những nhân vật ngây thơ, vô tội tiếp tục cuộc sống hàng ngày trong hy vọng duy nhất là cuối cùng thấy được sự chấm dứt cuộc chiến tranh 20 năm này. Và tác giả đã miêu tả cuộc sống hàng ngày của họ trong thời chiến tranh ở những bài hát như ta vừa thấy. Cuộc sống được miêu tả phù hợp với cuộc sống của từng loại người đến nỗi khi nghe những bài hát này, người dân chỉ có thể ủng hộ. Đó là những bài hát phản chiến nhưng tác giả không nói đến việc nhân dân phải làm điều này hay điều nọ. Ngược lại, vẫn trong những miêu tả đơn giản của cuộc sống, anh rất thành công khi đã tạo được một nguồn thiện cảm lớn. Tôi tin rằng chính từ chất lượng của những tác phẩm này đã làm nên những kiệt tác chống chiến tranh.
Những bài hát vừa được biết là trong những năm 1967 – 1968, có nghĩa là thời điểm khởi đầu nghề nghiệp của Trịnh Công Sơn, với tư cách là một nhạc sĩ chống chiến tranh. Thế mà, cũng trong cùng giai đoạn này, còn có một loại nhạc chống chiến tranh khác cũng là những kiệt tác: thay vì miêu tả điều mà tác giả thấy thì anh đã nói thay cho những người này, điều đó đã cho ra đời những bài hát phản ánh tiếng kêu than của người dân. Bấy giờ, Trịnh Công Sơn không còn là người quan sát chiến tranh hang ngày mà còn là người phát ngôn của nhân dân. Trong chương kế tiếp, chúng ta hãy thử lắng nghe tiếng kêu than của người dân trong tiếng vang rền của đại bác.
II – 3 Tiếng kêu than của người dân
Vào năm 1967, chiến tranh ngày càng ác liệt, người chết ngày càng nhiều và vì lý do đó Trịnh Công Sơn đặt mình vào vị trí của một người phụ nữ trong tầng lớp nhân dân (chỉ có điều, người phụ nữ bị điên) để sáng tác, để có thể là hiện thân của chính chị, và của tất cả những phụ nữ bị mất đi những người thân yêu của họ. Đây là bài Tình ca người mất trí. Bản tình ca của một người điên, bài hát đã được tán thưởng nồng nhiệt nhất trong buổi hoà nhạc vào cuối năm 1967.
Tình Ca Của Người Mất Trí
Tôi có người yêu chết trận Plei-me
Tôi có người yêu ở chiến khu D
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
Chết vội vàng dọc theo biên giới .
Tôi có người yêu chết trận Chu-prong
Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông
Chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng
Chết lạnh lùng mình cháy như than.

ĐK
Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm
Gọi tên anh tên Việt Nam
Gần nhau trong tiếng nói da vàng
Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày mới lớn tai nghe quen đạn mìn
Thừa đôi tay, dư làn môi
Từ nay tôi quên hết tiếng người .
Tôi có người yêu chết trận A-sao
Tôi có người yêu nằm chết cong queo
Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào mình không manh áo .
Tôi có người yêu chết trận Ba-sa
Tôi có người yêu vừa chết đêm qua
Chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò
Không hận thù nằm chết như mơ .
Chú thích 1 – 5: Xem trang 51 –53
Chú thích 6 – 8 : Xem trang 53

Ấn tượng đầu tiên đập vào chúng ta khi ta nghe bản nhạc này là âm điệu du dương hay đúng hơn là rất vui tươi. Giống như trong bài “Một buổi sáng mùa xuân”. Ta có thể nói rằng, đó là một bản nhạc tình, nhưng lần này là tình yêu hạnh phúc. Thêm một lần nữa tác giả sử dụng lối chơi tương phản giữa âm điệu vui tươi và nội dung đau buồn khá thành công ở đây. Lại một cú sốc quá lớn cho thính giả không biết tiếng Việt, khi họ hiểu được ý nghĩa của lời nhạc.
Tiếp đến chúng ta cần ghi nhận sự phong phú của danh từ riêng trong bài hát này. Vào đầu những năm 1960, chiến tranh đã diễn ra tại Việt Nam, nhưng những cuộc chiến tranh này giới hạn ở chiến tranh du kích, vì vậy số lượng người chết tương đối ít. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 1960, quân đội chính thức bắt đầu chiến đấu và những nạn nhân chiến tranh gia tăng một cách nhanh chóng. Những tên riêng được kể ra đây chủ yếu là những địa danh, những nơi này đã xảy ra những cuộc chiến đấu giữa quân đội chính thức của miền Nam Việt Nam và quân đội của Mặt trận giải phóng, nói cách khác, những cuộc chiến giữa những người Việt Nam. Để biết có bao nhiêu tên riêng này vang lên bên tai của những người Việt Nam trong thời kỳ này, chúng ta hãy tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của những địa danh này:
1). Trận Pleime: Pleime là một địa điểm ở vùng cao nguyên miền Trung, cách phía Nam Pleicu khoảng 40 km, thuộc tỉnh Pleiku (hiện nay là Gia Lai – Kontum). Tại đây đã có một căn cứ của quân đội đặc biệt của miền Nam Việt Nam. Ngày 19/10/1965, căn cứ này đã bị bao vây bởi quân đội của MTDTGP và trong vòng hơn 8 ngày, 400 người dân tộc thiểu số, 800 lính miền Nam Việt Nam và 12 cố vấn Mỹ đã bị vây chặt tại đây trong khi chờ đợi tiếp cứu của quân đội Mỹ được đưa đến từ Quy Nhơn bằng trực thăng.
2). Chiến khu “D”: Đây là một khu vực ở sâu trong rừng trải dài từ phía Bắc Saigon đến biên giới Campuchia. Quân đội Nam Việt Nam đã thực hiện kiên trì chiến dịch diệt sạch, nhất là vào năm 1966, nhưng những cuộc đối đầu này thường không thành công với quân du kích trong rừng, họ thường bị tổn thất nặng nề về người, khi truy kích quân ở sâu trong rừng.
3). Trận Đồng Xoài: Đồng Xoài là một thành phố gần chiến khu “D”, cách phía Bắc Sài Gòn khoảng 90 km, thuộc tỉnh Phước Long (nay là Sông Bé). Từ ngày 10 đến 13/6/1965, quân đội MTDTGP đã tấn công một doanh trại của lực lượng đặc biệt và khu vực của bộ tham mưu của quân đội Nam Việt Nam. Trận đánh này tổn thất rât1 nặng nề, đã làm chết 900 lính của quân đội miền Nam Việt Nam và gần 1000 lính của MTDTGP.

4). Hà Nội: Cái tên này không minh chứng điều gì khác hơn là nạn nhân của cuộc oanh tạc của Mỹ ở miền Bắc, bắt đầu từ năm 1965 và xảy ra ở thủ đô kể từ tháng 6/1966. Với chiến dịch Rolling Thunder kéo dài từ 1966 đến 1969, đã có hơn 300,000 lượt máy bay đi đến vùng trời miền Bắc Việt Nam thả xuống 860.000 tấn bom, giết chết 52.000 thường dân.
5).Dọc biên giới: Biên giới ở đây có thể là biên giới Campuchia hoặc Lào. Đặc biệt, biên giới làm cho người ta nghĩ đến vùng chiến khu “C” hay “Tam giác sắt” trải dài từ tỉnh Tây Ninh đến biên giới Campuchia. Đã có rất nhiều chiến trận ác liệt diễn ra ở sâu trong rừng, nhất là vào năm 1966 và 1967.
6). Trận Chuprong: Chuprong ở thung lũng Ladrang, cách phía Tây nam Pleicu khoảng 30 km (xem 1). Trận thung lũng Ladrang diễn ra ngay sau trận Pleime (xem 1), và các cuộc chiến đấu kéo dài trong một tháng kể từ tháng 10 – 1965, rất là ác liệt và quân đội miền Bắc phải trả giá cho lần xuất hiện đầu tiên là 1.500 người tử vong.
7). Trận Asao: Asao nằm gần biên giới Lào, ở cao nguyên miền Trung, thuộc tỉnh Thừa Thiên, cách Đông Nam Huế khoảng 40 km. Nơi này không xa vùng Khe Sanh nổi tiếng, đã có một cuộc tấn công của quân đội miền Bắc Việt Nam vào căn cứ của Mỹ - Nam Việt Nam vào 8-3-1966, buộc họ phải rút quân vào ngày thứ ba của cuộc tấn công.
8). Trận Ba Gia: Ba Gia cách phía Tây tỉnh Quảng Ngãi 5 km thuộc tỉnh Sơn Tinh, thuộc tỉnh Quảng Ngãi (nay là tỉnh Nghĩa Bình), là nơi xảy ra trận đấu ác liệt vào năm 1965.
Với sự liệt kê những địa danh kể trên, chúng ta có thể nhận thấy, trước tiên, một con số quan trọng: số 8 cho một bài hát rất ngắn và tiếp theo là tính thời sự của những bài hát trong thời gian này. Nếu như bài hát này được sáng tác vào đầu năm 1967, thì tất cả những biến cố kể trên đây là những tin tức mới nhất được ghi nhận cách đó không đầy hai năm. Hơn nữa, những biến cố này được chọn ra trong số những trận đánh có nhiều người chết nhất. Mặt khác việc sử dụng những địa danh này là một cuộc cách mạng trong một tác phẩm nghệ thuật, vì trong những bài thơ, người ta chỉ có thói quen dùng những danh từ riêng bằng tiếng Hán Việt nghe thật thanh tao. Ở đây, trước hết, có những từ gốc thiểu số như Pleime, Chuprong hoặc Asao, kế đến là từ quân sự như chiến khu D. Nhưng Hà Nội, là từ Hán Việt duy nhất mà ta có thể tìm thấy trong những bài thơ truyền thống khác làm thành một ngoại lệ ở đây. Sau cùng, chúng ta có thể thấy rằng những địa điểm này trải dài trên khắp miền đất nước (xem bản đồ 128?) bao gồm cả miền Bắc trong đó có Hà Nội.
Thực tế, bài hát này không có sự phân biệt giữa hai phe đối nghịch nhau. Người chết ở Hà Nội sẽ là người phía Bắc, và những người bị giết trong các trận đánh khác nhau có thể là những người lính của miền Nam Việt Nam nhưng cũng có thể là người của Mặt trận dân tộc giải phóng, hoặc của quân đội miền Bắc. Ở đây, chúng ta nhận thấy tinh thần của từ da vàng là ở chỗ để hiểu rằng tất cả những người Việt Nam đều là những đồng bào có cùng chung một nguồn gốc. Khi người diễn viên hát “tôi yêu Việt Nam”, đó không phải là anh yêu Việt Nam Cộng Hòa, cũng chẳng phải Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà là một nước Việt Nam có chung một tiếng nói của những người da vàng: người Việt Nam. Đó là một bài hát chống chiến tranh dành cho tất cả những người Việt Nam, một bài hát không phải là Quốc Gia cũng chẳng phải là Cộng Sản, mà đơn giản là một bài hát tố cáo chiến tranh. Do đó, cũng như tất cả những bài hát phản chiến khác của Trịnh Công Sơn, hai phe đối nghịch nhau không ưa bài hát này, vì mối quan tâm của họ là đẩy được nhiều người ra mặt trận. Nhưng trên thực tế, những người lính trong hai chiến tuyến đều muốn nghe bài hát này vì bài hát là người phát ngôn của họ, bài hát phản ánh đúng những điều họ suy nghĩ. Và người dân, có cảm tình với quốc gia hay cộng sản cũng đều thích nghe bản nhạc với cùng một xúc cảm như nhau.

Sự khéo léo của tác giả ở bài hát này là diễn tả lời nói của một người điên để thể hiện chính họ, tất cả những người Việt Nam đã mất đi những người thân yêu của họ. Với hàng loạt danh từ riêng được biết đến trong tính thời sự, cho thấy hiệu quả của chủ nghĩa hiện thực, với người đàn bà điên này có khả năng nói tất cả những điều mà bà ta muốn nói, bài hát này thành công là ở chỗ tiếng kêu than, ở vị trí của người dân, điều này đã được che dấu sau chủ nghĩa anh hùng của những chiến sĩ chết cho tổ quốc.
Mặt khác, tác phẩm này không chỉ là tiếng oán than vì sự mất mát những người thân. Chúng ta có bài hát Tôi đã mất được bắt đầu như sau: Tôi mất trong chiến tranh này bao nhiêu bao nhiêu người tình (…)
Nhưng trong bài hát này, chúng ta có cảm thấy chủ nghĩa hiện thực thể hiện ít hơn trong bài hát, nhưng có nhiều câu trích dẫn lịch sử. Có thể nói đến bài hát Cho một người nằm xuống hát cho cái chết của một người bạn:
Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trong vòm trời đầy, rồi nằm xuống (…)”
Tuy nhiên, bài hát này chỉ ám chỉ chiến tranh một cách kín đáo. Chúng ta không biết tại sao người bạn chết, chúng ta chỉ có thể hình dung bởi một vài cụm từ như: Anh nằm xuống cho hận thù, những sớm mai lửa đạn hoặc những máu xương chập chùng. Nhất là, đây là một bài hát khôngthúc đẩy người ta ra mặt trận nhưng rất khó xếp một cách trực tiếp bài hát vào những bài phản chiến, ngược lại ở bài hátTình ca của một người điên có thể thật sự được xem như là tiếng nói hay nhất của những quả phụ chiến tranh.
Trong bài hát này, tác giả đã dùng lời nói của một người đàn bà điên. Bây giờ, anh đã đưa micro đến một người mẹ, một người mẹ ru con. Đây là một tác phẩm thừa hưởng của truyền thống ru con trong dân gian Việt Nam, nhưng nó được cải biên cho hiện đại và phù hợp với thời chiến.
Ngủ đi con
(Hò… ho… ho… hó ho ho hò)
Con ngủ ngủ đi con
Đứa con của mẹ da vàng
Ru con ru đạn nhuộm hồng vết thương .
Hai mươi năm
Đàn con đi lính
Đi rồi không về, đứa con da vàng cuả mẹ .
Ngủ đi con .
Ru con,
Ru đã hai lần
Ôi tấm thân này ngày xưa bé bỏng
Mẹ mang đầy bụng mẹ bồng trên tay
(Hò… ho… ho… hó ho ho hò)
Sao ngủ tuổi hai mươi .
(Hò… ho… ho… hó ho ho hò)
con ngủ ngủ đi con
Đứa con của mẹ ra đời
Trên môi vang vọng một lời đau thương .
Hai mươi năm
đàn con khôn lớn
Ra ngoài chiến truờng,
đứa con da vàng Lạc Hồng .
Ngủ đi con
Ru con, ru đã phong trần
Ôi vết thương nào đục sâu da nồng
Thịt xương này mẹ nhọc nhằn hôm mai
(Hò… ho… ho… hó ho ho hò)
Sao ngủ tuổi hai mươi
Chú thích: 1) Lạc Hồng: Nòi giống huyền thoại về những người lập nên nước Việt Nam.

Đó là một trong nhiều bài hát ru của Trịnh Công Sơn, luôn là giai điệu ngọt ngào và buồn man mác của anh. Nhưng những bài hát này khác với những bài khác là do đề tài của nó: Đó là đứa con trai hai mươi tuổi mà lần thứ hai, người mẹ ru, nó đã chết vì chiến tranh. Đó là tiếng kêu than của người mẹ mất đứa con thân yêu mà chúng ta nghe được ở đây. Có bao nhiêu người trong chúng ta từ bỏ vinh quang của đứa trẻ chết vì tổ quốc! Bài hát cho chúng ta thấy rằng phải có hai mươi năm để nuôi lớn một con người nhưng chỉ trong phút chốc cũng đủ giết chết một con người và bằng vũ khí do chính con người tạo ra. Bài hát tố cáo chiến tranh và sự dai dẳng phi lý của nó đã tàn phá cuộc sống nhân loại. Không cần phải là người Việt Nam của thời kỳ đó mới hiểu được khái niệm này, vì đó là chủ đề chung cho toàn thể nhân loại trong mọi thời điểm. Những người mẹ trên toàn thế giới đều hiểu rõ tình cảm được ca ngợi ở đây. Trong ý nghĩa này, không biết là có quá tưởng tượng không, khi nghe bài hát rồi liên tưởng đến Piéta, bức tượng thể hiện Đức Mẹ Maria đau khổ khóc cho đứa con trai của mình đang nằm trên đầu gối của bà?
Bài hát đã là một chủ đề chung cho toàn thể nhân loại, huống chi, nó là bài hát chung cho hai chiến tuyến của những người Việt Nam đánh nhau. Ta nhận thấy ở đây thành ngữ “da vàng” và huyền sử của đất nước đã làm xuất hiện nòi giống Lạc Hồng. Điều này cho thấy bằng chứng về sự đoàn kết của người Việt Nam. Chúng ta co thể nhận thấy có sự khơi dậy lịch sử của giống nòi, giống như trong những bài hát khác của Trịnh Công Sơn.
(…) Người nô lệ da vàng bước đi bước đi, đi về đồi hoang. Đi nói với anh em đòi cho quê hương thanh bình, dựng xây tương lai Tiên Rồng (…) (Đi tìm quê hương)
Ở đây, từ Tiên Rồng (nguồn gốc của giống nòi Việt Nam) cũng gợi lên huyền sử của Việt Nam, và được sử dụng để kêu gọi sự đoàn kết như thành ngữ “da vàng”. Có một thí dụ trong bài bài Hành ca.
“(…) Đoàn người đi vào quê hương, từng bó đuốc sáng trong tay mình, tìm quê hương xưa giống Tiên Rồng giống da vàng (…)”
Bằng những thành ngữ này, tác giả đề nghị một sự quay về thuở xưa, ở thời kỳ huyền thoại, ở đó những người Việt Nam không chém giết lẫn nhau. Nói cách khác, tác giả tố cáo sự giết chóc lẫn nhau trong hiện tại bấy giờ, dù họ được sinh ra cùng một nòi giống Tiên Rồng.
Để nói về tính phổ biến của bài hát Ngủ đi con, phải nói thêm rằng bài hát đã được phổ biến tận Nhật Bản với bản dịch tiếng Nhật, nổi tiếng thành công về doanh thu vào năm 1969. Bài hát vẫn luôn là một bài phản chiến, nhưng trở thành một bài hát ru cho trẻ em. (xem III p. 82)
Cũng có những bài hát lạc quan hơn trong số những bài hát kêu than của nhân dân. Đó là tường hợp của bài Tôi sẽ đi thăm trong đó tác giả liệt kê tất cả những việc sẽ làm khi hoà bình lập lại. Vì vậy, anh biểu lộ giấc mơ thống nhất đất nước.
“(…) Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi không ngừng, Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam. Tôi đi chung cuộc mừng và mong sẽ quên chuyện non nước mình (…)”.

Anh không xác định một cách tuyệt đối anh muốn như thế nào về việc đất nước sẽ được thống nhất bởi những người cộng sản hay quốc gia, hoặc bởi những người khác: đơn giản là hy vọng được tự mình đi du lịch một cách tự do từ Sài Gòn đến Hà Nội đã được thể hiện qua bài hát của anh. Không nghi ngờ gì nữa đấy là mong ước của nhiều người, nhất là của những người mà gia đình bị chia cắt giữa hai miền đất nước. Hy vọng trong tương lai, tiếng kêu của nhân dân sẽ lạc quan hơn. Cuối cùng, rất là vui mừng, vì hoà bình đã được lập lại trong cả nước, vào năm 1975, nhưng khổ nỗi, Trịnh Công Sơn không được đi du lịch ra miền Bắc. Chỉ đến hai năm sau đó, tức là năm 1977, anh mới đặt chân lên đất Hà Nội, lần đầu tiên…
Cho đến nay, Trịnh Công Sơn đã xoá tối đa cái riêng của mình trong tác phẩm của anh, để miêu tả những cảnh thường ngày một cách khách quan, để thể hiện tiếng nói của những người không tên tuổi trong nhân dân. Anh đã làm cho người ta nghĩ đến những người chụp ảnh mà họ không bao giờ nhìn thấy họ trên những tấm ảnh, hoặc là những nhà báo đã làm cho những người khác phát biểu trong những phóng sự của họ còn họ không hề thể hiện những ý kiến riêng của mình. Cuối cùng, người chụp ảnh hiện thực và phát ngôn nhân trung thành này đã dành được mối thiện cảm lớn lao từ phía nhân dân, từ những người nông dân giản dị đến những người lính miền Nam Việt Nam, những người lính của Mặt trận giải phóng và của quân đội của nhân dân miền Bắc Việt Nam. Thể loại này của những bài hát được sáng tác cho đấn nửa đầu của năm 1968, năm có cuộc tấn công vào dịp Tết. Ở thời điểm này, phong cách của những tác phẩm do anh sáng tác chứng tỏ một sự đột biến (tiến triển bất ngờ). Chúng ta sẽ thử phân tích giai đoạn tiếp theo trong chương kế tiếp.
Thật là quá khó khăn để dõi theo dấu vết của Trịnh Công Sơn ở thời kỳ này, tuy nhiên, đến giữa năm 1968, người ta có thể nhận thấy rằng phong cách của những bài hát phản chiến của anh đã hoàn toàn thay đổi.
II – 4 Kêu gọi hòa bình và thống nhất:
Thật là quá khó khăn để dõi theo dấu vết của Trịnh Công Sơn ở thời kỳ này, tuy nhiên, đến giữa năm 1968, người ta có thể nhận thấy rằng phong cách của những bài hát phản chiến của anh đã hoàn toàn thay đổi. Người ta nói rằng anh đã thật sự dấn thân vào trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh ở thời điểm này. Sự khác biệt ở những tác phẩm trước kia của anh, đó là những bài hát đấu tranh nhằm chỉ đạo cho nhân dân. Hai tuyển tập giới những bài hát này là: Kinh Việt Namvà Ta phải thấy mặt trời. Tuyển tập đầu tiên cho ra đời để kêu gọi hòa bình, tuyển tập thứ hai là để đấu tranh cho thống nhất. Vậy, đó không phải đơn giản chỉ là những bài hát lên án chiến tranh. Đây là kiệt tác Kinh Việt Nam:
Nối Vòng Tay Lớn
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la, 
Anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam
Cờ nối gió đêm vui nối ngày giòng máu nối con tim đồng loại
Dựng tình người trong ngày mới
Thành phố nối thôn xa vời vợi
Người chết nối linh thiêng vào đời
Và nụ cười nối trên môi.
Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác cheo leo, 
Tay ta vượt đèo
Từ quê nghèo lên phố lớn nắm tay nối liền 
Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh.

Đó là một tác phẩm được xếp vào dòng nhạc cách mạng (xem 1-1, p.8). Bài hát rất tốt, rất thích hợp cho một cuộc họp mặt của những người tranh đấu, tất cả nắm tay nhau làm thành một vòng tròn, chính xác như lời bài hát. Chúng ta càng ngạc nhiên biết bao khi thấy những lời hát này xa vời với những lời của bài hát của thời kỳ trước đó. Nó không phải là sự miêu tả cuộc sống, cũng chẳng phải là tiếng kêu than của người dân, mà là lời kêu gọi hòa bình và thống nhất đất nước, qua biểu tượng của những bàn tay nối lại với nhau khi kết thúc chiến tranh. Thế mà, sự kết thúc chiến tranh chỉ là một hy vọng cho giai đoạn sáng tác. Trịnh Công Sơn tách khỏi thực tế trong bài hát này, và bắt đầu khích lệ nhân dân đến với hòa bình từ xa.
Cũng như những bài hát khác, tác giả không xác định ai sẽ là người thống nhất đất nước. Là những người cộng sản của miền Bắc như điều đó đã xảy ra trong thực tế? hay là những người quốc gia của miền Nam. Tác giả đã không nói lời nào về điều đó. Từ đó, ta thấy được vị trí của anh với tư cách là người theo chủ nghĩa hoà bình trung lập thường gọi là lực lượng thứ ba), nhưng mà mỗi người cũng có thể diễn giải theo ý riêng của mình. Vì vậy, đối với những người cộng sản, bài hát này không ca ngợi điều gì khác ngoài việc thống nhất đất nước của những người miền Bắc, như vậy là bài hát đã có mặt đúng lúc và hiệu quả; và những người dân Sài Gòn đã nghe phát bài này trên đài phát thanh chiều ngày 30-4-1975, cũng là ngày giải phóng. Và cho đến hôm nay, trong số những tác phẩm trước 1975 của Trịnh Công Sơn, dường như bài hát này là một trong những bài hát được yêu thích của chính phủ hiện tại, còn tất cả những bài khác bị cho là “sản phẩm của chế độ thối nát”.
Với vai trò sứ thần hòa bình của nhân dân, Trịnh Công Sơn đã bày tỏ trong tuyển tập nhạc năm 1968 và còn thể hiện trong tuyển tập sau đây, Ta phải thấy mặt trời xuất bản năm 1969. ta có thể xem bài hát cuối này của tuyển tập như là một thí dụ minh chứng:
Huế Sài Gòn Hà Nội
Huế Sài Gòn Hà Nội 
Quê hương ơi sao vẫn còn xa
Huế Sài Gòn Hà Nội Bao nhiêu năm sao vẫn thờ ơ
Việt Nam ơi 
Còn bao lâu những con người ngồi nhớ thương nhau
Triệu chân em 
Triệu chân anh 
Hỡi ba miền vùng lên cách mạng
Đã đến lúc nối tấm lòng chung
Tuổi thanh niên 
Hãy đi bằng những bước tiền phong
Từ Trung Nam Bắc 
Chờ mong nung đốt
Những bó đuốc reo vui tự do
Đường đi đến những nơi lao tù
Ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ
Dân ta về cày bừa đủ áo cơm no
Bàn tay giúp nước 
Bàn tay kiến thiết
Những dấu căm hờn xưa nhạt mờ
Nhà ta xây mái vườn ta thêm trái
Cho em ra đầu núi ca tình vui
Bắc Nam Trung ơi đoàn kết một miền
Phá biên thuỳ mở rộng đường thêm
Dựng nước bình yên
2- Huế Sài Gòn Hà Nội 
Hai mươi năm tiếng khóc lầm than
Huế Sài Gòn Hà Nội trong ta đau trái tim Việt Nam
Đạn bom ơi 
Lòng tham ơi khí giới nào diệt nổi dân ta
Việt Nam ơi 
Bừng cơn mơ cho mắt nhìn sạch tan căm thù
Hãy xoá hết dấu tích buồn xưa
Ngày mai đây những con đường Nam Bắc nở hoa
Bàn tay thân ái 
Lòng không biên giới
Anh em ơi lắng nghe tình nhau
Ngày vui lớn sẽ qua trăm cầu
Mẹ dâng miếng cau rồi dâng ngọn trầu
Cho hai miền trùng phùng lòng thấy nao nao
Ngày-Nam-Đêm-Bắc 
Tình chan trong mắt
sẽ thấy trăm bình minh ngọt ngào
Ngựa bay trong gió lòng reo muôn vó
Cho dân ta bừng lớn trong tự do
Bắc Nam Trung ơi tình nghĩa mặn nồng
Bước ra ngoài một lần, diệt vong
Dựng mái nhà chung.

Tính chất đấu tranh của bài hát này còn mạnh mẽ hơn những tuyển tập trước. Điều đó được cảm nhận trước tiên trong nhịp điệu nhanh, giai điệu cương quyết. Lời bài hát được viết có vẻ tương đối dài, như ta thấy ở trên, nhưng lúc biểu diễn thì bài hát kết thúc nhanh. Điều này được áp dụng cho tất cả những bài hát trong tuyển tập nhạc Ta phải thấy mặt trời . Ta có thể xếp những bài hát này vào dòng nhạc cách mạng như trường hợp của tuyển tập nhạc trước đó.
Những từ ngữ được sử dụng ngày càng dữ dội. Ví dụ, ta thường gặp từ cách mạng.
“(…) Hỡi ba miền vùng lên cách mạng (…)” (Huế-Sài Gòn-Hà Nội)
“(…) Triệu anh em chia sớt nguy nan, xây cách mạng dựng đời người mới (…)” Đừng mong ai, đừng nghi ngại (…)
“(…) Còn sống xin các anh quyết làm cách mạng (…) Dù khó ta vẫn đi trên đường cách mạng (…)” (Ta quyết phải sống)
Trịnh Công Sơn sẽ trở thành người cộng sản để ca ngợi cách mạng? Sao anh không dung thành ngữ được ưa thích hơn hết bởi những người cộng sản như xây dựng nhà nước? Tuy nhiên, tác giả dùng từ cách mạng với ý nghĩa là “thay đổi” chứ không phải “cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Anh tìm kiếm cho việc hay đổi hiện tại, có nghĩa là, tình trạng chiến tranh. Và anh hô hào sự thay đổi này bằng việc kêu gọi mọi người vùng lên.
Người ta thấy anh đã có những phát triển so với vai trò người quan sát và phát ngôn của anh mà chúng ta đã gặp cho đến đầu năm 1968. Bây giờ, anh trở thành “người cách mạng” chỉ đạo nhân dân đi đến thống nhất đất nước. Chúng ta có thể nhận xét hai thành ngữ về kêu gọi nhân dân thường được lập đi lập lại nhiều lần: vùng lên và đứng lên. Và bấy giờ, chính anh ra lệnh cho nhân dân phải làm điều này, điều nọ. Vì lẽ đó, anh đã dung một cách phong phú những từ như phải, hãy (mệnh lệnh cách), hỡi, hay đừng (Mệnh lệnh cách phủ định). Chính trong tựa của tuyển tập nhạc Ta phải thấy mặt trời, dùng động từ phải và cả trong những tựa khác của những bài hát như Chính chúng ta phải nói, Đừng mong ai đừng nghi ngại hoặc Việt Nam ơi hãy vùng lên. Và đó chính là thời điểm phong trào hòa bình phát triển không chỉ ở miền Nam Việt Nam, mà trên toàn thế giới. Những bài hát này của Trịnh Công Sơn và thái độ đấu tranh của anh có lẽ được giải thích rõ trong bối cảnh lịch sử bấy giờ.
Tuy nhiên, dường như hai tuyển tập Kinh Việt Nam và Ta phải thấy mặt trời luôn có nhiều thính giả không kém hai tuyển tập trước Ca khúc thần thoại… và Ca Khúc Da Vàng. Chúng ta không được nghe nhiều những bài hát này ngoại trừ bài Nối vòng tay lớn trongKinh Việt Nam. Từ đâu có sự trường tồn khác biệt này? Có lẽ những bài hát cách mạng này chỉ thu hút thiệm cảm trong bối cảnh chính xác của chiến tranh Việt Nam ở thời kỳ xác định, trong khi những bài hát của thời kỳ trước gợi cho chúng ta tình yêu nhân loại hoặc tình yêu cuộc sống nói chung và những bài hát này có giá trị hơn và cho phép chúng sống mãi với không gian và thời gian. Hoặc nói một cách đơn giản, những bài hát đấu tranh cho hòa bình này có giá trị nghệ thuật ít hơn trong giai điệu và nhịp điệu của chúng, đôi khi có vẻ mang tính chiến đấu cao. Ở đây, chúng ta đã đi quá xa truyền thống của những lời ru ngọt ngào và buồn man mác mà chúng ta đã tìm thấy trong bài Ngủ đi con.

Tóm lại, từ phần II-2 đến phần II-4, chúng ta đã xem sáu bài hát tất cả và nhiều đoạn trích chủ yếu được lựa chọn trong bốn tuyển tập cuối đã được kể ra. Thời của những bài hát này là từ năm 1966 đến 1969. Đến giữa năm 1968, chính xác là sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân thái độ của tác giả biểu lộ sự phát triển có ý nghĩa: đột nhiên, anh rời vai trò của người quan sát cuộc sống hàng ngày dưới bom đạn của nhân dân và vai trò của người phát ngôn của nhân dân, để chính anh dấn than vào phong rào hòa bình. Anh bắt đầu khuyên nhủ mọi người. Những bài hát được nghe nhiều nhất hôm nay trong số sáu bài hát này là bốn bài đầu tiên, tác giả bằng lòng với sự miêu tả cuộc sống của người dân và than vãn cho họ và nếu như người ta nói về tuyển tập nhạc thì đó là Ca Khúc Da Vàng nổi tiếng nhất và được yêu thích nhất. Tuyển tập này bao gồm 14 bài hát chứa đựng tất cả từ da vàngám chỉ cuộc nội chiến giữa những người da vàng, có nghĩa là giữa những người Việt Nam. Chiến tranh cũng ám chỉ đến người da trắng mà không bao giờ được đề cập trong những bài hát, nhưng bằng sự im lặng thái quá, tác giả đã chứng tỏ sự chống đối của mình pha lẫn với chủ nghĩa chủng tộc đối với kẻ thù nước ngoài này.
Ta cũng thấy rõ rằng những bài hát này được sáng tác chủ yếu chỉ dành cho người Việt Nam ở giai đoạn này và chúng được gởi đến họ trong mục đích chính xác là chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước.
Sở dĩ hôm nay, chúng ta có thể nói về kiệt tác chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn, là vì những bài hát của anh cho thấy sự phát triển trên hai trục: trục không gian để những bài hát này được biết đến ở những nước ngoài không biết tiếng Việt, và trục thời gian là nhờ vào trục này mà dù ở thời điểm 1991 hiện tại, chúng ta có thể luôn luôn yêu thích những tác phẩm này.
Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ quan sát thấy sự phát triển của những bài hát này trong hai chiều hướng: Những bài hát này được biết đến như thế nào trong những nước khác và chúng sống ra sao cho đến hôm nay, 16 năm sau chiến tranh.
Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đã gặt hái những thành công lớn không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở những nước khác. Điều này chứng tỏ cho chúng ta thấy tính phổ biến của những tác phẩm của anh, vượt không gian dù có sự khác nhau về nền văn minh. Trong chương này, chúng ta thử phân tích sự thành công của anh ở bên kia những biên giới của các quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh về hiện tượng Nhật Bản ở đó rất đông dân Nhật yêu thích nhạc của anh, và những bài hát của anh đã đạt đến đỉnh cao ở các quốc gia khác.
III- TẦM CỠ QUỐC TẾ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN - NHỮNG BÀI HÁT CỦA ANH Ở NHẬT BẢN
Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đã gặt hái những thành công lớn không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở những nước khác. Điều này chứng tỏ cho chúng ta thấy tính phổ biến của những tác phẩm của anh, vượt không gian dù có sự khác nhau về nền văn minh. Trong chương này, chúng ta thử phân tích sự thành công của anh ở bên kia những biên giới của các quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh về hiện tượng Nhật Bản ở đó rất đông dân Nhật yêu thích nhạc của anh, và những bài hát của anh đã đạt đến đỉnh cao ở các quốc gia khác.

Chiến tranh đã thu hút nhiều người nước ngoài đến Việt Nam, nhất là những phóng viên. Những phóng viên chiến trường này thường thường trú tại Sài Gòn, có thể không biết những bài hát bản xứ này, những bài hát mà mọi người đều nghe ở khắp mọi nơi, các hộp đêm ở đường Tự Do cho đến mặt trận ở sâu trong rừng. Chính họ là người sẽ giới thiệu những bài hát của Trịnh Công Sơn cho công chúng trong đất nước của họ: những bài hát phản chiến của anh gắn với phong trào hòa bình ở mỗi nước.
Ở Mỹ, sự thành công của Trịnh Công Sơn là anh được mời sang sống bên ấy như là một người di tản với mức thu nhập bảo đảm được cuộc sống. Ở Pháp, trên tờ Le Monde ngày 17 tháng 5 năm 1969, một bài báo dài nói về “TRỊNH CÔNG SƠN, người ca ngợi chống chiến tranh”, trong bài báo này có lời giới thiệu nghệ sĩ của nhà báo Jean-Claude Pomonti tiếp theo là bốn bài hát phản chiến được dịch sang tiếng Pháp. Bài báo này giới thiệu một khối lượng lớn về anh, trong tờ báo. Ở hai nước này, người ta tiếp tục được nghe hát những bài của anh nhờ vào cộng đồng người Việt Nam sống tại đây sau chiến tranh, nhưng họ vẫn còn ở đó, có nghĩa là những bài hát của anh thực sự được giới thiệu đến đông đảo người nghe thông qua việc chuyển dịch, những bài hát này đã được đón nhận với rất nhiều sự quan tâm, những bài hát đã được hát, được nghe bởi những người nói tiếng Việt Nam, nhưng không bao giờ chúng được hát bởi những ca sĩ bản địa bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp với những thành công lớn. Từ quan điểm này, chỉ có duy nhất một nước trên thế giới là có công chúng thật sự du nhập và đồng hoá những bài hát của anh, đó là Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, những bài hát của Trịnh Công Sơn được giới thiệu trước hết trong những bài hát được chuyển dịch sang tiếng Nhật. Hôm nay, chúng ta không khỏi ngạc nhiên thấy nhiều người Nhật tuổi bốn mươi hoặc năm mươi, không quan tâm một cách tuyệt đối đến Việt Nam, nhưng, họ đã nhận ra ngay giai điệu Ngủ Đi Con khi họ được nghe bản nhạc này. Đó là Một giai điệu đã đánh dấu những buổi tối nghe radio khi họ còn trẻ. Lúc ấy, vào tháng 7 năm 1968 Asai Takashi, một nhà báo của Đài truyền hình Mainichi Broadcasting, từ Sài Gòn trở về Tokyo với 23 bài hát thu băng được tuyển chọn trong buổi hoà nhạc chống chiến tranh tại Sài Gòn. Những bài hát này không gì khác hơn là những bài phản chiến của Trịnh Công Sơn. Takaishi Tomoya, một ca sĩ Nhật Bản đã chọn hai bài trong đó, đó là bài Ngủ Đi Con và Tôi Sẽ Đi Thăm để soạn lời tiếng Nhật. Đó không phải là một bản dịch chính xác, nhưng như chúng ta có thể thấy dưới đây Ngủ Đi Con vẫn là lời ru và một bài hát chống chiến tranh (đối chiếu với chương II 3, p 57):
Đừng lớn nhé con (bản dịch tiếng Nhật bài Ngủ Đi Con)
Người dịch: Asakawa Shigeru, Takaishi Tomoya
Hãy ngủ đi con
Cây cối làng quê, phố thị tất cả sẽ biến mất
Đừng lớn nhe con
Hãy ngủ vùi trong bình yên
Khói đỏ dâng lên hôm qua như hôm nay
Và điều đó sẽ còn tiếp tục đến ngày mai
Ah, hãy ngủ đi con
Hãy ngủ đi con
Ba con sẽ không bao giờ về
Đừng lớn nhe con
Hãy ngủ vùi trong bình yên
Nếu con lớn lên
Con sẽ biến mất bên kia khói lửa
Ah, hãy ngủ đi con
Ah, hãy ngủ đi con.

Tình huống thì hoàn toàn khác giữa bản gốc và bản tiếng Nhật. Trong bản gốc, người mẹ ru đứa con trai hai mươi tuổi chết ở chiến trận, còn ở đây, người mẹ ru một em bé thật sự và đã mất cha. Bài hát được dịch không giàu tính hiện thực và không quá tàn bạo như trong bản gốc với chủ đề là tai họa của đứa con trai. Cuối cùng, đối với bản tiếng Nhật thì vấn đề không phải là màu da vàng, vì mục đích không phải tố cáo một cuộc nội chiến giữa những người Việt Nam. Nhưng bài hát vẫn luôn luôn là phản chiến, và với giai điệu từ bản nhạc gốc của nó, bài hát rất thành công vì là một bài hát ru rất tuyệt vời. Bài hát được xuất bản vào tháng 2 năm 1969 bởi Nihon Victor dưới hình thức 45 tours, và ngay sau đó được biết đến như một thành công to lớn nhờ vào những buổi tối phát thanh của radio. Về phong trào hòa bình, bài hát cũng đã được trình diễn bởi những ca sĩ nổi tiếng khác như nhóm Dyuku Eisesu, Moriyama Ryoko, Carmen Maki hoặc Kato Tokiko. Để tưởng thưởng cho sự thành công này, Trịnh Công Sơn đã nhận được Giải thưởng dĩa nhạc vàng của năm 1969 (1970) ở Nhật Bản.
Nhưng sự thành công của anh ở Nhật Bản không dừng lại ở đó. Vào năm 1970, khi ở Việt Nam còn chiến tranh, Khánh Ly, nữ ca sĩ của Trịnh Công Sơn đến hát tại hội chợ quốc tế Osaka. tại đây, cô đã trình diễn song ngữ các bài hát Diễm Xưa, Ca dao Mẹ (tiếng Nhật: Ca dao Huế), bài hát này luôn mang tính chống chiến tranh. Có thể nói bàiDiễm Xưa thật sự là một kiệt tác trong tất cả những bài hát của Trịnh Công Sơn, đó là những lời ru, mang những nét đặc trưng của truyền thống Việt Nam, làm người Nhật rất yêu thích. Phải chăng giai điệu của những bài hát này, rất quen thuộc ở người Nhật và những bài ca dao truyền thống thì đã thấm sâu nơi họ, và phải chăng có một nét tương đồng nào đó giữa hai nền âm nhạc truyền thống này?
Ngược lại, đối với những thính giả người Mỹ hoặc người Pháp, những bài hát ru này quá xa lạ với giai điệu quen thuộc của họ, cho nên những bài hát này đã không có một sự thành công lớn như ở Nhật, trừ những người biết tiếng Việt và những người Việt Nam di tản. Nhìn con số người Việt Nam rất giới hạn ở Nhật, thì ta biết chắc rằng sự thành công chỉ có thể đến từ số đông công chúng người Nhật.
Tiếp theo những sự thành công này là vào năm 1972, Mainichi Broadcasting đã yêu cầu Trịnh Công Sơn sáng tác một bài hát đặc biệt dành tặng cho Hiroshima và Nagasaki. Và tác giả đã đáp lời bằng bài hát sau:
Như Tiếng Thở Dài
--- Trịnh Công Sơn ---
Người đi quanh thân thế của người
Một trăm năm như tiếng thở dài
Ngày vinh quang hay tháng ngậm ngùi
Ngày âu lo theo tóc mọc dài
Làm con sông cho tháng ngày trôi
Chờ cây non trên núi đầu thai
Trong từng giọng nói
Có màu tàn phai
Người đêm đêm mơ thấy mặt trời
Mọc trong tim trong mắt loài người
Người đêm đêm mơ thấy nụ cười
Nở trên môi trên khắp cuộc đời
Lúc tỉnh ra thấy lại
Xác người bên xác người
Người vinh quang mơ ước địa đàng
Người gian nan mơ ước bình thường
Làm sao đến gần
Hy vọng cuộc vui chung
Đường hôm qua tôi thấy được rồi
Đường hôm nay tôi đã cùng ngồi
Có gì vui
Đường tương lai xin nhắc từ đầu
cùng anh em trên khắp địa cầu
Hãy gần nhau
Và riêng tôi xin có một ngày
Ngồi thong dong trao đến mọi loài
Chút tình tôi.

So với những bài hát chống chiến tranh của anh ở Việt Nam, từ ngữ của bài hát này có vẻ quá trừu tượng. Không có một miêu tả nào thực tế, mà ngược lại, tác phẩm này đầy những hình ảnh tượng trưng của thời gian hoặc của những tình cảm đa dạng. Điều này là không thể tránh khỏi, vì không những Trịnh Công Sơn chưa từng chứng kiến cảnh thả bom nguyên tử mà cũng chưa bao giờ đến Nhật. Vì lẽ đó, bài hát của anh phải dùng từ trừu tượng như những bài hát chống chiến tranh Việt Nam được hát tại Nhật. Bài hát này, không biết tại sao không được xuất bản ở Nhật. Đáng tiếc thay, vào năm 1972 là năm mà chính phủ miền Nam Việt Nam bắt đầu cấm xuất bản những tác phẩm của anh, bài hát cũng không được xuất bản trong nước. Nhưng sau đó, khi chiến tranh chấm dứt, bài hát được giới thiệu tại Mỹ và Pháp. Đó là một trong những tác phẩm kém may mắn nhất của Trịnh Công Sơn.
Ngoài ra, Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện trongh lĩnh vực văn chương của Nhật. Trong thời gian chiến tranh, nhiều nhà báo nhà văn Nhật đã lưu trú tại Sài Gòn và trong số họ, có người lui tới với nghệ sĩ. Đó là trường hợp của nhà văn nổi tiếng Kaiko Ken (1980 – 1989) đã trích dẫn ra một đoạn của bài Tình ca của người mất trí của anh, một trong những tập truyện của anh: (Xem II 3, trang 49)
Tôi có người yêu chết trận Asao
Tôi có người yêu
Chết vào lòng đèo
Chết dưới gầm cầu
Chết ở bất cứ nơi đâu
Chết tối hôm qua
Chết sáng hôm nay
Chết ngày mai
Giọng hát mượt mà, nức nở của một ca sĩ trẻ được đào tạo ở nhạc viện Paris đan xen vào nhành phượng vĩ, lang thang trên mái ngói, hoặc vút cao lên như khói tỏa ra vô số những vòng tròn. Giữa hơi gaz, tiếng inh ỏi của xe Honda và những áng mây ban chiều, bản nhạc buồn, rập rình quấn chặt để rồi mở ra, gieo vào cả phố xá một giọng hát âm mũi, khan khan… Bị xô đẩy và chen lấn bởi đám đông, tôi đi đến đường Lê Lợi, băng qua ngã tư Hàm Nghi, vào đường Tự Do, đi xa hơn nữa và quẹo trái, và tôi vào trong một quán rượu trên quảng trường Hai Bà Trưng (…) (Senmenki no uta: Bài hát của … trong tuyển tập những câu chuyện, Aruku Kage tachi: Những cái bóng biết đi).
Như là một tác phẩm thuần văn chương chứ không phải là một bài báo, có một vài miêu tả không hoàn toàn giống như thực tế: lời của bài hát có sửa đổi đôi chút, cũng như về nghề nghiệp của nữ ca sĩ, nhưng đoạn văn này cho phép chúng ta cảm nhận không khí của Sài Gòn vào năm 1968, ở đó, khắp nơi, người ta nghe giọng hát của Khánh Ly hát những bài hát chống chiến tranh.
Trong một tập tư liệu của Kondo Koichi (1940 – 1986), đặc phái viên tại Sài Gòn vào thời kỳ chiến tranh của tờ Sankei, người ta cũng thấy xuất hiện tên Trịnh Công Sơn:
“(…)
Một bản nhạc buồn chống chiến tranh phát ra từ máy ghi âm dùng cho phóng viên được đặt dưới đất.
“Diễm Xưa”: thiên tài Trịnh Công Sơn đã soạn ra giai điệu của bài hát này, bài hát đã được cả miền Nam Việt Nam yêu thích. Người ta nói rằng nữ ca sĩ Khánh Ly, cũng là một trong những tài năng mà người ta chỉ gặp một lần trong suốt 100 năm, và tôi đã nghe nói rằng, như nhạc sĩ, cô ấy đã hao mòn sức khỏe từ lâu do dùng ma tuý (sic)*. Có lẽ vì thế mà chất giọng của cô, và cách hát làm cho chúng ta cảm thấy mùi mẫn, tuyệt vời, thấm sâu vào tâm hồn người nghe và làm đau xé lòng người. Bài hát này bị cấm dưới chế độ ông Thiệu sau khi phát hành không lâu. Lối ẩn dụ chống chiến tranh ở đây quá đặc biệt. Và trong số họ có một người cấp bậc đại úy dường như anh đã có lý khi chứng tỏ sự hiểu biết của mình về điều đó. Thực tế, một vị đại tá của một trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ Đà lạt đã nói:

“ Nghệ thuật là nghệ thuật. Phản chiến hay không, người ta không cần biết”
Và đã không nghe theo lệnh của tổng hành dinh. Ngược lại, ông đã khích lệ cả những binh lính của ông, hát những kiệt tác của “thiên tài duy nhất mà miền Nam Việt Nam có thể ca ngợi với thế giới”.
(…)
Chúng tôi đã ngồi dưới đất không nói một lời, và nghe bài hát rất nhiều lần (…)”
Shitatakana haisha tachi: Những cái thiêng liêng đã chế ngự được, trong chương 3 Saigon no haisha tachi: Những kẻ bại trận của Sài Gòn)
Ở đây, chúng ta có thể nghi ngờ tính xác thực của những tin đồn về ma túy hoặc về việc giải thích bài Diễm Xưa mà chúng ta đã xếp bài này thuộc loại bài tình ca, nhưng đúng như điều mà nhà báo nước ngoài không biết tiếng Việt (dù ông có vợ là người Việt Nam) đã nghe. Như trong đoạn văn Kaiko Ken đã chứng tỏ cho chúng ta thấy cái trung tâm của thành phố Sài Gòn, ở đây, Kondo Koichi đã chứng tỏ rằng những bài hát của Trịnh Công Sơn, dù là bị cấm đoán nhưng đã có rất nhiều thính giả, ngay cả thính giả ngoài mặt trận hâm mộ.
Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, từ “Việt Nam” dần dần bị lu mờ trên phương tiện thong tin đại chúng của Nhật Bản. Những sinh viên và công dân trước kia tham gia đấu tranh chống chiến tranh Việt Nam nghe bài Ngủ đi con, dần dần lấy lại cuộc sống của họ, và quên đi xứ sở nghèo nàn này… Tuy nhiên, vào năm 1979, Nippon Columbia công bố 45 lượt trình diễn bài Diễm Xưa bằng song ngữ, được biểu diễn bởi Khánh Ly. Đó là dịp để đài truyền hình NHK dựng tiểu phẩm cho một tác phẩm của ông Kondo Koichi Saigon kara kita tsuma to musume (Vợ và con gái tôi đến Sài Gòn). Vào đầu mỗi buổi phát, người ta nghe bài hát này. Mặc dù đĩa này không đạt mức bán củaNgủ đi con, nhưng việc truyền đi bởi kênh quốc gia làm bài hát này được truyền bá rộng rãi trong nhiều gia đình người Nhật.
Ít lâu sau, 33 lượt được phát ra, với 10 bản nhạc khác của Trịnh Công Sơn được trình diễn bởi Khánh Ly. Trong số 10 bản nhạc song ngữ này có bài Một buổi sáng mùa xuân (xem II – 2, trang 41) được biến đổi thành một bài tình ca trong bản dịch tiếng Nhật của bài hát. Bài hát có vẻ hơi kỳ vì nghệ sĩ hát đồng thời hai thứ tiếng. Vì vậy, đối với những người hiểu được hai thứ tiếng thì bài hát bắt đầu bằng sự buồn chán trongtình yêu và khi kết thúc lại miêu tả xácchết của một em bé. May mắn thay, rất ít người hiểu được hai thứ tiếng! Dù sao đi nữa, ở thời kỳ này, phong trào chống chiến tranh đã lùi xa.
Về Khánh Ly, Khánh Ly đã hát rất đều đặn ở Nhật Bản. Chắc chắn rằng cô cũng hát ở quê nhà, ở Mỹ, hoặc ở châu Âu, nhất là ở Paris, nhưng trong các xứ sở này, những thínhgiả của cô chủ yếu là người Việt Nam ở hải ngoại. Chỉ ở Nhật, cô đã hát trên truyền hình, và phục vụ cho công chúng không biết tiếng Việt. Lần cuối, cô hát ở đây là vào tahn1g 12 năm 1989, cô hát bè đôi với một nữ ca sĩ nổi tiếng của Nhật là Kato Tokiko.
Vào năm 1989, Trịnh Công Sơn suýt làm một chuyến sang Nhật Bản. Nhưng đúng vào cái ngày dự định đi thì anh được mời sang Pháp, và anh đã chọn đất nước này vì ở đó anh quen biết nhiều người hơn. Theo dự định này thì anh dự kiến sẽ tổ chức một buổi hoà nhạc - gặp gỡ nhỏ với các fan người Nhật. Mặt khác, tiếp theo của dự định này là việc ký tặng cho 50 người mến mộ, chủ yếu là các cựu nhà báo Nhật Bản, những người ủnghộ chống chiến tranh ở Việt Nam trước kia. Anh rất lấy làm tiếc là dự định này vẫn còn treo cho đến hôm nay.

Vậy, những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn có một giá trị phổ biến cao, chúng lan tỏa ra tận bên kia các biên giới của Việt Nam. Từ đó, cho thấy sự thành công của anh ở nước ngoài là chắc chắn, nhất là ở Nhật Bản, nhưng tại sao như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi này, cần phải so sánh liên hệ trong nhiều điều kiện. Trước tiên, đó là một xứ sở châu Á ở đó công chúng dễ dàng thích nghi với giai điệu của những bài hát cũng thuộc về châu Á. Tiếp đó, trong số những đất nước ở châu Á, Nhật Bản là nước có tài nguyên về kinh tế dồi dào nhất, có khả năng để tìm hiểu về chiến tranh và bằng cách là đã gởi đến nhiều nhà báo ở Việt Nam. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là một trong những nước có liên quan nhiều nhất đến cuộc chiến tranh này, dù là một cách gián tiếp. Trên thực tế, nhờ vào đường vòng của căn cứ quân sự Nhật Okinawa, là nơi xuất phát của những máy bay ném bom B52 đến miền Bắc Việt Nam, và đó cũng là một trong những đất nước của khu vực có phong trào hòa bình phát triển nhất. Do đó, tất cả những điều kiện này tập hợp lại làm Nhật Bản sẵn sàng đón nhận những bài hát của Trịnh Công Sơn, khi có một nhà báo mang về đây những bài hát ấy. Còn giải thích về sự thành công của anh vẫn còn tiếp tục sau khi kết thúc chiến tranh, quả thật là quá khó khăn khi đưa ra những lý lẽ chính xác về điều này. Phải chăng, đơn giản là một vận may? Và chính tôi cũng dõi theo đất nước này, tại sao tôi đã yêu thích những bài hát này dù không hiểu một từ nào trong bài hát? Có phải chỉ là một ngẫu nhiên trong lịch sử? Đó vẫn còn là điều bí ẩn… hoặc thuộc về phương diện sở thích. Mà, “Những sở thích thì không thể bàn cãi”.
Ở chương trước, chúng ta đã tìm hiểu những bài hát của Trịnh Công Sơn đã được đón nhận như thế nào trên thế giới, nhất là đối với người Nhật. Mà, những bài hát phản chiến của anh thì không thể gửi đi tất cả, dù là bản gốc, cho thính giả nước ngoài, tuy nhiên cũng đã đến được với những đồng bào “da vàng” của anh, phải sống trong cuộc nội chiến diễn ra hàng ngày, từ lâu. Những người Việt Nam này có những phản ứng gì? Sau năm 1975, kể từ khi kết thúc chiến tranh, số phận của những bài hát này ra sao khi chúng chỉ giữ vai trò về mặt lý thuyết? Trong chương này, chúng ta sẽ dựa vào những nhân chứng đương thời trong chiến tranh cũng như dựa trên những kinh nghiệm riêng của tôi để hồi tưởng lại thời kỳ gần đây nhất.
IV - TẦM CỠ VƯỢT THỜI GIAN: ĐỐI VỚI VIỆT NAM: 
Ở chương trước, chúng ta đã tìm hiểu những bài hát của Trịnh Công Sơn đã được đón nhận như thế nào trên thế giới, nhất là đối với người Nhật. Mà, những bài hát phản chiến của anh thì không thể gửi đi tất cả, dù là bản gốc, cho thính giả nước ngoài, tuy nhiên cũng đã đến được với những đồng bào “da vàng” của anh, phải sống trong cuộc nội chiến diễn ra hàng ngày, từ lâu. Những người Việt Nam này có những phản ứng gì? Sau năm 1975, kể từ khi kết thúc chiến tranh, số phận của những bài hát này ra sao khi chúng chỉ giữ vai trò về mặt lý thuyết? Trong chương này, chúng ta sẽ dựa vào những nhân chứng đương thời trong chiến tranh cũng như dựa trên những kinh nghiệm riêng của tôi để hồi tưởng lại thời kỳ gần đây nhất.
Theo những nhân chứng khác nhau, mọi người ở miền Nam Việt Nam đều nghe những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn trong thời gian chiến tranh, từ người thành thị cho đến những quân nhân ngoài mặt trận, từ những nhân vật quan trọng của chính quyền Sài Gòn cho đến du kích quân giải phóng ở trong rừng. Hai thí dụ của những nhân chứng này đã được kể ra ở chương trước, trong những đoạn tin của Kaiko Ken (xem II, trang 88) và bài phóng sự của Kondo Koichi (xem III, trang 98). Thí dụ thứ nhất cho chúng ta thấy rằng trên những đường phố Sài Gòn, giọng hát của Khánh Ly hát những bài hát phản chiến đã được truyền đi và thí dụ thứ nhì chứng tỏ cho chúng ta thấy những bài hát này chiếm được tình cảm của nhiều người từ viên chức cho đến những người lính ngoài mặt trận của chính phủ. Mặc dù bị chính phủ chính thức nghiêm cấm, mọi người vẫn lắng nghe những bản nhạc này.

Một nhà báo khác của Nhật thường lui tới hộp đêm của Khánh Ly trên đường Tự Do kể cho tôi biết rằng: ”Hàng đêm vào đầu giờ, người ta chỉ nghe những bài hát cho phép, nhưng đêm gần tàn, Khánh Ly bắt đầu hát những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn, và trên thực tế, công chúng chỉ đến để nghe những bài hát này.”
Chúng tôi có thể tìm thấy bằng chứng của sự khẳng định này trong những tài liệu lưu trữ. Cái băng quý giá về buổi hòa nhạc chống chiến tranh vào tháng 12 năm 1967 ở Đại Học Sài Gòn minh chứng cho mức độ thành công của tác giả: Hai ngàn khán giả vây quanh một căn phòng, họ đứng ở bất cứ nơi nào, ngay cả trên những cành cây; và những tràng vỗ tay tán thưởng của họ, những tiếng thét đầy xúc động, và giọng hát run run của Khánh Ly trước đám đông này… Bài ca được tán thưởng nhiều nhất là bài Tình ca của người mất trí, rất mới mẻ ở thời kỳ này. Một tài liệu khác cũng không kém phần quí giá là một cuộn băng lớn xưa kia mà một anh Việt Cộng đã giữ và nghe trong suốt thời gian anh ta sống trong rừng, và anh đã để lại cho bạn bè, đồng đội của anh như một vật kỷ niệm trước khi bị giết chết vì một quả bom. Bây giờ, ……..sau 1975, nhiều ca sĩ nổi tiếng đã rời đất nước và định cư ở nước ngoài phần lớn là ở Mỹ. Đó là những ca sĩ như: Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương, Thanh Thúy… Họ sẽ tiếp tục nghề nghiệp của họ bên cạnh những công chúng “quốc gia”. Mà, với công chúng này, việc Trịnh Công Sơn ở lại đất nước để cộng tác với những người cộng sản là một sự phản bội. Kết quả: họ tẩy chay những bài hát của anh, không chỉ những bài mà anh sáng tác dưới chế độ cộng sản mà cả những bài ngày xưa một thời được yêu thích. Tuy nhiên, những công chúng không cực đoan thì luôn yêu cầu những bài hát mang giai điệu của nỗi nhớ quê hương. Cuối cùng, người ta tiếp tục nghe hát những bài của Trịnh Công Sơn vào thời kỳ trước năm 1975, nhưng thường không giới thiệu tên của anh nếu là một buổi hòa nhạc, và không đăng ký tên người soạn nhạc nếu là một băng cassette. Chúng ta có thể thấy một thí dụ điển hình trong một băng nhạc của Thanh Tuyền phát hành năm 1984 gồm 12 bản nhạc trong đó có một là của Trịnh Công Sơn. Người ta đọc thấy tên tác giả khác bên cạnh tựa những bài hát, trừ bài của Trịnh Công Sơn.
Vậy, ta có thể nói rằng những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn không bao giờ được hỗ trợ một trong hai hệ tư tưởng nào, cộng sản hay quốc gia. Trong thời chiến, những bài hát này bị cấm đoán bởi hai phe vì những bài hát này không hề thúc đẩy những người lính lên đường chiến đấu. Sau chiến tranh, những bài hát bị những người cộng sản lên án vì là những bài hát được sinh ra từ chế độ “thối nát”, và những bài này cũng bị phía quốc gia kết tội vì cho rằng “tác giả là cộng sản”. Nhưng có điều, trên thực tế, người ta vẫn tiếp tục nghe những bài hát này. Sau đây là một vài kinh nghiệm cá nhân để chứng minh điều này.
Vào mùa xuân 1988 tại Paris, trong một buổi hoà nhạc tưởng nhớ lần thứ 13 kỷ niệm ngày sụp đổ của chế độ Sài Gòn, sau khi đã nghe một loạt bài diễn văn chính trị và quốc ca của miền Nam Việt Nam trước cờ vàng ba sọc đỏ, hồi tưởng lại Tết Mậu Thân 1968. Cô giới thiệu chương trình thong báo: ”Những xác chết của đồng bào Huế trôi trên sông Hương, đó là họ đã bị tàn sát bởi cộng sản!” và tiếp theo đó, Khánh Ly bắt đầu hát: ”Xác người nằm trôi song trôi trên ruộng đồng…” (Bài ca dành cho những xác người). Dựng nên cảnh tượng bằng cách này, bài hát này tố cáo chiến tranh, nói chung, là hoàn toàn bị biến hoá thành một bài hát chống cộng. Người ta không nói một từ nào về tên tác giả, chắc chắn là như vậy, nhưng bài hát đã được lắng nghe.
Vào mùa hè năm 1988 tại Tân Sơn Nhất, phi trường của Sài Gòn, đó là lần đầu tiên trong đời, tôi đã đặt chân trên mảnh đất Việt Nam, và tai hoạ đầu tiên đến với tôi ở đây là người ta đã tịch thu tất cả những băng cassette của……..thu âm những bản nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, trong một studio ở Sài Gòn, được hát bởi chính tác giả và Khánh Ly.

Trịnh Công Sơn sống dưới chế độ miền Nam, nhưng những bài hát của anh dành cho tất cả những người Việt Nam, và thực tế, anh có được những thính giả của cả phe đối nghịch. Đài phát thanh của MTDTGP trước khi cấm những bài hát này, đã phát hành những bài hát của anh, và những người lính, ngay cả những người lính của lực lượng vũ trang nhân dân đi ra miền Bắc, cũng đã nghe những bản nhạc này. Chứng cớ này, tôi đã được biết ở Hà Nội, bởi những người cựu chiến binh tham gia chiến trường miền Nam năm xưa.
Nhưng nhân vật gây ngạc nhiên nhất trong số những người đam mê nhạc Trịnh là Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà. Tuy ông đã chính thức cấm lưu hành nhạc của Trịnh Công Sơn, nhưng bên cạnh chức trách của ông thì riêng về mặt cá nhân, ông có vẻ yêu thích những bản nhạc này và có vẻ rất tôn trọng tác giả. Cho nên, Trịnh Công Sơn đã kể cho tôi nghe: ”Ông Thiệu đã chính thức mời tôi tham dự buổi dạ tiệc ở Dinh Tổng thống và cho tôi một chỗ ngồi tốt, tốt hơn chỗ của những nhân vật quan trọng người Mỹ. Những người Mỹ này có vẻ không bằng lòng!”
Thỉnh thoảng, kể từ năm 1972, tất cả các hoạt động trước công chúng của Trịnh Công Sơn hoàn toàn bị đình chỉ vì sự cấm đoán của chính quyền tỏ ra khá hiệu quả. Không có một buổi hoà nhạc, không phát hành tuyển tập nào cũng chẳng còn phát thanh trên radio những bản nhạc của anh; nhưng trên thực tế, người ta vẫn tiếp tục hát và nghe, như xưa kia, mặc dù có sự cấm đoán của quyền lực. Tất cả những điều được viết hoặc công bố thì dễ dàng kiểm tra, nhưng rất khó cấm đoán được điều phát ra từ cửa miệng.
Và cho đến khi hết chiến tranh. Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, đài phát thanh Sài Gòn phát bài Nối vòng tay lớn để chào đón hòa bình. Tiếp theo đó là một sự im lặng. Cho đến năm 1980, Trịnh Công Sơn lại bắt tay vào việc sáng tác nghệ thuật và kế đến người ta không nghe nói gì về anh nữa. Bấy giờ anh không soạn nhạc nữa mà phải đi trồng khoai lang ở các nông trường, để góp phần “tái thiết đất nước”. Và phải đợi đến nửa sau của những năm 1980, người ta mới bắt đầu được nghe lại những bài hát “suy đồi” của miền Nam trước năm 1975 mà bị gọi một cách khinh bỉ là nhạc vàng. Sau đó là chính sách đổi mới đã mang đến nhiều thay đổi ở Việt Nam> Về nhạc Trịnh Công Sơn mà tôi mang theo. Theo một vài người ở đây cho biết, đó là: “Có thể hải quan rất thích nghe những bản nhạc này hoặc có thể hái ra tiền nhờ vào việc phát hành những bản sao của những cuộn băng này”. 
Thực tế, trong mùa hè năm 1988 này, người ta nghe những bài hát của Trịnh Công Sơn trước năm 1975 ở Việt Nam ít hơn. Trong tất cả những hộp đêm của Sài Gòn, những người nhảy điệu slow với giai điệu của bài Diễm Xưa; còn ở Nha Trang, những người cộng sản trẻ tuổi tổ chức đón tiếp chúng tôi một cách chính thức lúc khai mạc cũng như lúc kết thúc buổi dạ hội này, người ta hát cùng nhau bài Nối vòng tay lớn. Trên bãi biển xinh đẹp Đà Nẵng, một quán cà phê phát một băng cassette Khánh ly với những bài hát hay nhất của Trịnh Công Sơn trước năm 1975, chính xác là những bài hát mà người ta đã tịch thu của tôi ở hải quan. Và ngay cả ở trung tâm thủ đô của Hà nội, một quán cà phê bên cạnh hồ Hoàn Kiếm đã cho chúng tôi thưởng thức giọng hát của Khánh Ly. Kinh nghiệm của tôi đã được xác nhận bởi một bài báo đăng trên tờ Le Monde của thời kỳ này, tờ báo đã miêu tả sự thay đổi ở Sài Gòn: “(…) Chính vì thế, sài Gòn đã thay đổi diện mạo. Những vũ trường mọc ra nhiều hơn. Đối với những người hồi tưởng mộtthời quá khứ thì họ sẽ được nghe những bài hát rất thành công của những năm 60 và 70, kể cả Sheila va Sylvie Vartan. Nhất là, ở khắp nơi, người ta được nghe lại nhạc của hai nhà thơ lớn Việt Nam đương thời: Trịnh Công Sơn và Phạm Duy”

Trở về Paris, vào mùa thu 1988, tôi đã gặp nhiều bạn trẻ Việt Nam của thế hệ thứ hai ở nhà, chúng tôi đã vui đùa và ca hát với nhau. Đó là tất cả những thành viên của hiệp hội được gọi là “những người quốc gia”, những bạn trẻ này ở độ tuổi từ 15 đến 18, không đặt ra nhiều câu hỏi: tất cả chúng tôi cùng nhau hát những bài hát chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn. Chưa biết thế nào là chiến tranh, nhưng họ biết rất rõ và đánh giá cao những bài hát này.
Sau Tết năm 1989 ở sài Gòn, ít lâu, tất cả gia đình Trịnh Công Sơn và tôi, chúng tôi đi ăn mì vịt tiềm trong một quán ăn, khi đó có một người ăn xin ôm cây đàn giutare và hát. Không để ý đến người ở trong quán, anh ta bắt đầu hát: ”Anh nằm xuống, sau một lần đã đến đây…” (Cho một người nằm xuống). Và anh ta lại ra đi, không hề để ý gì cả.
Vào mùa hè năm 1989, tình hình ở Việt nam còn phát triển hơn. Trong tất cả các chợ mỗi thành phố, bây giờ người ta thấy bán những băng cassette của Trịnh Công Sơn được hát bởi Khánh Ly. Đó là những băng chép lại từ các băng được bán ở Mỹ và Pháp. Chất lượng âm thanh rất xấu, nhưng người ta có thể tìm thấy tất cả. Có cả bản sao của băng Khánh Ly hát cho quê hương Việt Nam số 1 được thu trước năm 1975 ở Sài Gòn và trong đó chúng ta thấy có một phần lớn những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn. Trên bãi biển yên bình Nha Trang, phát ra từ một quán cà phê lợp bằng tranh: “Một ngày mùa đông hai bên là rừng, một chiếc xe tăng, trái mìn nổ chậm, người chết hai thịt da nát tan…” (Ngụ ngôn của mùa Đông). Bài hát và quang cảnh của biển vào buổi chiều mùa hè đó, tương phản một cách ấn tượng.
Cuối mùa hè năm 1990, những cuộn băng đó không phải là những bản sao chép xấu nhất được làm tại chỗ, mà là những băng cassette được nhập về từ phương Tây với bìa băng là ảnh chụp được người ta bày bán ở thị trường. Những đĩa nhạc laser của những bài hát Việt Nam cũng xuất hiện từ đó. Như vậy, người ta có thể đặt mua một dĩa platine-laser tại Hà nội. Ông giám đốc khách sạn của chúng tôi tại Hà nội, thú nhận với tôi rằng, mỗi tối nằm trên giường ngủ, ông vẫn thường nghe băng cassette Cho một người nằm xuống do Khánh Ly hát, và nghĩ đến các đồng chí, bạn bè cũ trong quân đội nhân dân đã chết ở miền Nam. Trong khách sạn của ông, những khách hàng cũng có quyền được nghe bài hát này vào buổi tối cùng với ông giám đốc và những người bảo vệ. Ở Sài Gòn, trong các khu dân cư, đột nhiên người ta nghe ở đầu đường, âm vang tiếng đàn orgue điện tử của một cô gái khoảng 15 tuổi chơi, với giai điệu của bài Ngày dài trên quê hương và sử dụng nhạc cụ mang nhãn hiệu “Yamaha”
Khi người ta nói một cách chính thức, những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn bị ghét bởi các phe, cộng sản cũng như quốc gia, điều này diễn ra trong chiến tranh và ngay cả sau chiến tranh. Nhưng những kinh nghiệm của việc nghe nhạc được nhân lên không giới hạn, dù sao, người ta có thể kết luận rằng những bài hát này luôn sống mãi ngay cả đến hôm nay, 16 năm sau chiến tranh. Tuy nhiên, những bài hát đáng thương này thật sự không có may mắn là đã, đang và còn được nghe và tán thưởng ở Việt Nam, ở Mỹ và ở Pháp. Vượt qua hệ tư tưởng chính trị, những bài hát hay thì vẫn hay, và “nghệ thuật vị nghệ thuật” như một viên chức của quân đội miền Nam Việt Nam đã nói (xem III, trang 90).
Trừ những người quá cực đoan, cuối cùng, nhiều người vẫn tiếp tục nghe những bài hát này. Và những ca sĩ, rất sợ những người cực đoan nhưng không phải là tự bản chất, luôn luôn tìm thấy phương tiện để biểu diễn và để công bố những bài hát này. Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhận thấy tính phổ biến của những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đã có thể vượt qua rào cản chính trị để hợp nhất thế giới của những người Việt Nam.

Nếu như những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đã mang đến kết quả tốt đẹp thì đó là nhờ vào sự kết hợp ngẫu nhiên những yếu tố khác nhau của lịch sử trong nửa sau của những năm 1960. Một trong những yếu tố này có thể đến từ cuộc đời và nhân cách của chính tác giả.
Kết luận
Nếu như những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đã mang đến kết quả tốt đẹp thì đó là nhờ vào sự kết hợp ngẫu nhiên những yếu tố khác nhau của lịch sử trong nửa sau của những năm 1960. Một trong những yếu tố này có thể đến từ cuộc đời và nhân cách của chính tác giả. Thấm nhuần truyền thống nghệ thuật của Huế từ thời thơ ấu, tuy nhiên anh đã hấp thụ một nền giáo dục kiểu Pháp với khái niệm của “tự do, bình đẳng, bác ái”. Anh cũng đã thể hiện một nhân cách riêng với tình yêu nhân loại, và đã từ chối tất cả những hình thức bạo lực. Khi tất cả những điều đó kết hợp với yếu tố thứ hai, thiên tài thơ ca và âm nhạc của anh, nhưng đồng thời cũng kết hợp với những mối tình bất hạnh của anh thì chúng ta có thể thấy sự nở rộ của những kiệt tác về tình ca của anh. Ngoài ra còn có một yếu tố thứ ba là về lịch sự. Kể từ giữa những năm 1960, chiến tranh gia tăng, và mâu thuẫn trong cuộc sống nghiêm trọng:mâu thuẫn khi nhìn thấy cái chết của dân thường, phụ nữ, trẻ em và người già, sự mâu thuẫn khi nhìn thấy những làng mạc bị tàn phá và những người Việt nam giết choc lẫn nhau. Đối với thiên tài của những bài ca tình yêu nhân loại này, chiến tranh cũng là nguồn cảm hứng. Nhưng với yếu tố này, chúng ta đừng quên có một vài trường hợp đã giúp ra đời những bài hát chống chiến tranh. Vào thời kỳ leo thang chiến tranh này, chính phủ Nam Việt Nam, mặc dù có sự cấm đoán chính thức nhưng cũng đã khoan nhượng cho một vài tự do trong cách thể hiện. Khả năng thể hiện của Trịnh Công Sơn có từ đâu? Đó là vì anh đã có đồng thời một giọng hát có thể diễn tả tốt những sáng tác của anh: nữ ca sĩ Khánh Ly. Và cuối cùng, những bài hát của anh có thể hoà nhập vào phong trào hoà bình của sinh viên, những nhà tổ chức các buổi hoà nhạc của anh.
Từ những bài hát phản chiến này, được sinh ra nhờ vào sự hội tụ của những yếu tố kể trên, để kết luận, chúng ta hãy nhấn mạnh về tính phổ biến của những bài hát. Trước hết chúng ta có thể ghi nhận tính phổ biến ngoài chính trị của chúng. Những bài hát này thì không dànhc ho những người cộng sản cũng chẳng phải cho những người quốc gia, mà đơn giản là dành cho việc chấm dứt chiến tranh. Mặc dù bị hai phe chính thức cấm, nhưng những bài hát đã vượt qua rào cản chính trị tìm được công chúng của hai phe đối nghịch này. Kế đến, có thể nói về tính phổ biến vượt không gian và văn hoá của những bài hát qua sự thành công của một số bài hát của anh ở Nhật Bản, trong khuôn khổ của phong trào hoà bình của xứ sở này. Cuối cùng là tính phổ biến vượt thời gian. Chiến tranh Việt Nam, bây giờ đã xa, nhưng chúng ta vẫn luôn được nghe những bài hát này, ở Việt Nam, Mỹ hoặc ở Pháp.
Từ đâu mà có được sự phổ biến của những bài hát này? Một mặt, sự phổ biến này đến từ giá trị nghệ thuật của những tác phẩm của anh. Giai điệu, âm điệu và âm vang của lời bài hát, ngay cả đối với những người không biết tiếng Việt, đã là những yếu tố nghệ thuật gây ấn tượng cho họ. Khi một bài hát hay, dù không hiểu lời của bài hát, bài hát vẫn hay. Kế đến là cái đẹp của ngôn từ, của thơ ca, khi người ta biết tiếng Việt. Những tình cảm được ca ngợi thì hoàn toàn là cái chung của tất cả nhân loại cho mọi thời đại. Bất kỳ người mẹ nào mất đứa con hai mươi tuổi trong cuộc chiến đều bày tỏ cùng một tình cảm mà người mẹ đã than vãn một cách kín đáo như trong bài Ngủ đi con (xem III-3, trang 57). Tiếng kêu than của bà mẹ có thể làm rơi lệ tất cả mọi người. Ngay khi chúng ta quên đi một chút cảnh trí đặc biệt ở Việt Nam như da vàng, đồng lúa, tên của các trận đánh, tên của xứ sở…, chủ đề của bài hát thì hoàn toàn phổ biến.
Mặt khác, tính phổ biến của chủ đề chống chiến tranh xuất phát từ điều kiện nhân văn. tại sao chống chiến tranh? Đó là vì luôn xảy ra những cuộc chiến tranh. Thật sự, nhân loại có vẻ không tiến bộ về điểm này, kể từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, đối với những người Việt Nam, đã 16 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh chấm dứt và “chiến tranh tiếp diễn”, theo một người Việt Nam ở Pháp. Nếu không phải “chiến tranh tiếp diễn” thì tại sao phải có nhiều cảnh sát bảo vệ cho buổi hòa nhạc của Trịnh Công Sơn? Và tại sao, những ca sĩ tài năng, khi được mời đến phương Tây, có người đã biến mất đột ngột? Mặt khác, nếu chúng ta ở Việt Nam, hoặc nơi nào đó trên hành tinh này, thì than ôi, chúng ta sẽ lại luôn nhận thấy cùng những cảnh tượng như trong bài hát của Trịnh Công Sơn. Khi ”Đại bác ru đêm ở Bagdad, cũng là lúc Hà Nội bị oanh tạc. Và khi bài Một buổi sáng mùa xuân” ra đời thì trẻ em người Koweit cũng đi trên bom mìn… Chừng nào tính xấu của nhân loại vẫn còn, thì những kiệt tác của Trịnh Công Sơn sẽ vẫn còn tiếp tục, và phải còn tiếp tục, để thức tỉnh trái tim con người.
Tác giả bài viết: Yoshii Michiko 
Nguồn tin: Thư viện Trịnh Công Sơn - Thái Hoà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...