Tìm lại bản chất chân thực của mình
Hiểu biết sâu sắc về chính mình không có liên quan gì đến những
ý nghĩ bất chợt trong suy nghĩ của bạn. Hiểu biết về chính mình có gốc rễ vững
vàng ở trong Hiện Hữu, chứ không phải khuynh hướng tự đánh mất mình trong những
dòng suy tư ở trong đầu.
Tại cổng vào ngôi đền thiêng Apollo ở Delphi, Hy lạp, người ta thấy có khắc một dòng chữ: “Hãy tự biết bản chất chân thật của chính mình”. Thời Hy Lạp cổ, người ta thường thăm viếng đền Apollo để tìm hiểu về vận mệnh của mình hoặc để được thần linh mách bảo về những điều họ cần làm khi gặp một tình huống nào đó. Có thể là những người vào đền khi đọc những dòng chữ trên đã không nhận ra một chân lý rất sâu sắc, sâu sắc hơn những gì mà ngôi đền có thể cho họ biết. Nếu họ không tìm ra được chân lý ẩn giấu trong câu lệnh truyền đó thì cho dù họ có phát hiện ra được điều gì lớn lao hoặc những thông tin họ nhận được có chính xác bao nhiêu đi chăng nữa, thì rốt cục những thứ này cũng không thể giúp họ thoát khỏi cảm giác bất hạnh và những khổ đau do cái “Tôi” trong họ tạo ra. Câu nói này hàm nghĩa là: Trước khi bạn muốn hỏi một câu gì, hãy tự hỏi mình câu hỏi căn bản nhất: “Bản chất chân chính của Tôi là gì?”.
Tại cổng vào ngôi đền thiêng Apollo ở Delphi, Hy lạp, người ta thấy có khắc một dòng chữ: “Hãy tự biết bản chất chân thật của chính mình”. Thời Hy Lạp cổ, người ta thường thăm viếng đền Apollo để tìm hiểu về vận mệnh của mình hoặc để được thần linh mách bảo về những điều họ cần làm khi gặp một tình huống nào đó. Có thể là những người vào đền khi đọc những dòng chữ trên đã không nhận ra một chân lý rất sâu sắc, sâu sắc hơn những gì mà ngôi đền có thể cho họ biết. Nếu họ không tìm ra được chân lý ẩn giấu trong câu lệnh truyền đó thì cho dù họ có phát hiện ra được điều gì lớn lao hoặc những thông tin họ nhận được có chính xác bao nhiêu đi chăng nữa, thì rốt cục những thứ này cũng không thể giúp họ thoát khỏi cảm giác bất hạnh và những khổ đau do cái “Tôi” trong họ tạo ra. Câu nói này hàm nghĩa là: Trước khi bạn muốn hỏi một câu gì, hãy tự hỏi mình câu hỏi căn bản nhất: “Bản chất chân chính của Tôi là gì?”.
Những người mê lầm – không may là rất nhiều người vẫn còn sống trong mê lầm –
suốt đời bị mắc kẹt vào sự khống chế của bản ngã, những người này sẽ nhanh nhảu
nói với bạn rằng họ biết họ là ai: Nào là họ tên gì, bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp
gì, tiểu sử, ngoại hình của họ ra sao, và bất cứ những dữ liệu gì mà họ có thể
tự gán ghép cho họ. Còn những người khác thì tỏ ra cao siêu hơn khi cho rằng họ
là bậc bất tử hoặc là những linh hồn từ cõi trời giáng xuống. Nhưng những đấng
bất tử này có thật sự biết được bản chất chân chính của mình không? Hay là họ
chỉ thêm vào kho suy nghĩ của họ một mớ khái niệm nào đó có vẻ tâm linh? Biết
được bản chất chân thực của chính mình là việc còn sâu sắc hơn chấp nhận một mớ
khái niệm hay một niềm tin nào đó. Các khái niệm hay niềm tin thì giỏi lắm cũng
chỉ là những tấm bảng chỉ đường, còn tự thân chúng thì hiếm khi có năng lực
đánh bật những khái niệm vô minh có gốc rễ rất sâu chắc, những khái niệm về bản
thân mà bạn nghĩ về chính mình, một phần của tình trạng hiện thời của tình trạng
bị điều kiện hóa trong tâm thức của con người. Hiểu biết sâu sắc về chính mình
không có liên quan gì đến những ý nghĩ bất chợt trong suy nghĩ của bạn. Hiểu biết
về chính mình có gốc rễ vững vàng ở trong Hiện Hữu, chứ không phải khuynh hướng
tự đánh mất mình trong những dòng suy tư ở trong đầu.
KHÔNG PHIỀN LÒNG NHỮNG GÌ ĐANG XẢY RA
Bậc thầy tâm linh kiêm triết gia Ấn Độ J. Krishnamurti đã đi khắp thế giới hầu như liên tục trong một thời gian 50 năm dài. Ông đã gắng dùng ngôn từ để chuyển tải những gì nằm ngoài ngôn từ, nằm ngoài hình tướng. Cuối đời, trong một cuộc nói chuyện, ông làm cho khán giả khá ngạc nhiên khi ông hỏi: “Các ông muốn biết bí quyết của tôi là gì không?”. Mọi người đều chăm chú đợi nghe ông nói tiếp. Rất nhiều người trong số khán giả đã theo ông hai, ba chục năm trời mà vẫn chưa nắm được tinh túy của những lời dạy của ông. Sau cùng, qua bao nhiêu năm tháng, bậc thầy mới cho họ chiếc chìa khóa của hiểu biết, ông nói: “Bí quyết của tôi là: Tôi không phiền lòng những gì đang xảy ra”.
KHÔNG PHIỀN LÒNG NHỮNG GÌ ĐANG XẢY RA
Bậc thầy tâm linh kiêm triết gia Ấn Độ J. Krishnamurti đã đi khắp thế giới hầu như liên tục trong một thời gian 50 năm dài. Ông đã gắng dùng ngôn từ để chuyển tải những gì nằm ngoài ngôn từ, nằm ngoài hình tướng. Cuối đời, trong một cuộc nói chuyện, ông làm cho khán giả khá ngạc nhiên khi ông hỏi: “Các ông muốn biết bí quyết của tôi là gì không?”. Mọi người đều chăm chú đợi nghe ông nói tiếp. Rất nhiều người trong số khán giả đã theo ông hai, ba chục năm trời mà vẫn chưa nắm được tinh túy của những lời dạy của ông. Sau cùng, qua bao nhiêu năm tháng, bậc thầy mới cho họ chiếc chìa khóa của hiểu biết, ông nói: “Bí quyết của tôi là: Tôi không phiền lòng những gì đang xảy ra”.
Ông đã không đi vào chi tiết và tôi e rằng hầu hết khán giả hôm ấy đều cảm thấy
họ còn bối rối hơn trước khi nghe ông chia sẻ điều này. Tuy nhiên, hàm ý của
câu nói ấy là rất sâu sắc.
Không cảm thấy phiền lòng những gì đang xảy ra có nghĩa là ở bên trong, bạn
luôn song hành với những gì đang xảy ra. Ở đây, “những gì đang xảy ra” là ông
muốn nói đến tính hiển nhiên của giây phút này, nó luôn luôn đã là như nó phải
thế. Nó đề cập đến hình thức, đó là biểu hiện của giây phút này – giây phút duy
nhất mà ta có được. Song hành với “Hiện Hữu” có nghĩa là bạn có sự tương quan
giữa thái độ không chống đối ở bên trong với những gì đang xảy ra ở bên ngoài.
Có nghĩa là không gán cho tình huống đó một nhãn hiệu “tốt” hay “xấu” mà cứ để
cho nó được thể hiện như vậy. Nói như vậy có phải là bây giờ bạn không cần phải
hành động gì cả để mang lại những thay đổi trong đời sống ư? Không phải thế,
ngược lại là khác. Khi hành động của bạn xuất phát từ bên trong, nơi có sự song
hành với phút giây hiện tại, thì hành động của bạn sẽ có thêm sức mạnh của sự
thông minh sáng tạo của chính đời sống.
Ở NGOÀI RA LÀM SAO THÌ Ở TRONG CŨNG NHƯ VẬY
....Khi mắt bạn không nhìn thấy gì cả, thì cõi không-có-một-thứ-gì-trong-đó-cả được bạn cảm nhận như là không gian. Khi tai bạn không nghe được gì cả, thì cõi không-có-cái-gì-để-nghe-cả được bạn cảm nhận như là sự tĩnh lặng. Khi giác quan, vốn được tạo ra để cảm nhận về những hình tướng khác nhau, gặp phải sự vắng mặt của hình tướng thì nhận thức của ta sẽ không còn bị che mờ bởi hình tướng nữa. Khi bạn nhìn ngắm chiều sâu vô lường của không gian và lắng nghe sự tĩnh lặng của buổi sáng tinh mơ, thì trong bạn có một cái gì đó vang dội lại như thể nó vừa nhận ra nhau. Lúc đó bạn cảm nhận được chiều sâu vô cùng của không gian chính là chiều sâu vô cùng của chính mình, và bạn biết rằng cái tĩnh lặng không hình tướng – cũng chính là bản chất chân thực của bạn – quý báu và sâu sắc hơn bất cứ điều gì trong đời bạn.
Ở NGOÀI RA LÀM SAO THÌ Ở TRONG CŨNG NHƯ VẬY
....Khi mắt bạn không nhìn thấy gì cả, thì cõi không-có-một-thứ-gì-trong-đó-cả được bạn cảm nhận như là không gian. Khi tai bạn không nghe được gì cả, thì cõi không-có-cái-gì-để-nghe-cả được bạn cảm nhận như là sự tĩnh lặng. Khi giác quan, vốn được tạo ra để cảm nhận về những hình tướng khác nhau, gặp phải sự vắng mặt của hình tướng thì nhận thức của ta sẽ không còn bị che mờ bởi hình tướng nữa. Khi bạn nhìn ngắm chiều sâu vô lường của không gian và lắng nghe sự tĩnh lặng của buổi sáng tinh mơ, thì trong bạn có một cái gì đó vang dội lại như thể nó vừa nhận ra nhau. Lúc đó bạn cảm nhận được chiều sâu vô cùng của không gian chính là chiều sâu vô cùng của chính mình, và bạn biết rằng cái tĩnh lặng không hình tướng – cũng chính là bản chất chân thực của bạn – quý báu và sâu sắc hơn bất cứ điều gì trong đời bạn.
Kinh Áo Nghĩa Thư (Upanishads) của Ấn Độ cũng đề cập đến chân lý này
khi nói:
“Những gì mắt không thấy được nhưng mắt lại nhờ đó mà thấy: chỉ cần nắm được điều này tức là đã nắm được tinh túy của Đạo rồi, chứ không phải là những thứ phù du mà người đời thường hay sùng bái.
“Những gì mắt không thấy được nhưng mắt lại nhờ đó mà thấy: chỉ cần nắm được điều này tức là đã nắm được tinh túy của Đạo rồi, chứ không phải là những thứ phù du mà người đời thường hay sùng bái.
Những gì tai không thể nghe được nhưng lại nhờ đó mà nghe: chỉ cần nắm được điều
này tức là đã nắm được tinh túy của Đạo rồi, chứ không phải là những thứ phù du
mà người đời thường hay sùng bái.
Những gì mà trí óc không thể suy lường nhưng nhờ nó mà trí năng có thể hiểu được:
chỉ cần nắm được điều này tức là đã nắm được tinh túy của Đạo rồi, chứ không phải
là những thứ phù du mà người đời thường hay sùng bái”.
Thượng Đế, theo kinh này, là thứ nhận thức vô hình tướng và cũng là bản thể của
bạn. Mọi thứ khác đều là hình tướng tức là “những thứ phù du mà người đời thường
hay sùng bái”.
Cái thực tại hai tầng của vũ trụ: tức là hình tướng và vô Tướng – tức là Có và
Không – cũng là thực tại của bạn. Một đời sống quân bình, lành mạnh của một con
người là một điệu múa giữa hai chiều làm nên thực tại của đời sống: thế giới
hình tướng và thế giới của Vô Tướng. Hầu hết chúng ta đều tự đồng nhất mình với
hình tướng, với những cảm xúc, ý nghĩ đến nỗi nửa thiết yếu bên kia – chính là
Vô Tướng – biến mất khỏi cuộc đời chúng ta. Thói quen tự đồng hóa mình với hình
tướng trói chặt chúng ta vào bản ngã.
Nói chung những gì mà bạn có thể nghe, nhìn, cảm nhận, sờ mó, hay nghĩ về nó chỉ
là một nửa của thực tại. Tất cả những thứ đó ta gọi là hình tướng, còn Chúa
Jesus thì gọi đó là “thế giới”; còn nửa Vô Tướng ở bên kia thì ngài gọi đó là
“cõi trời” hay “sự sống bất diệt”.
Không gian làm cho mọi vật hiện hữu, và tương tự như thế, khi không có sự tĩnh
lặng thì cũng không thể có âm thanh; bạn không thể hiện hữu mà không có chiều
không gian của Vô Tướng, tức là bản chất chân thật của bạn. Ta có thể gọi đó là
“Thượng Đế”, nếu từ này không được dùng một cách sai lạc như trước đây. Tôi
thích gọi nó là “an nhiên tự tại” hơn. An nhiên tự tại có ở đó trước khi ta có
Hiện Hữu – thế giới của hình tướng. Hiện Hữu là hình tướng, là những gì đang xảy
ra. Hiện Hữu là bề mặt của sự sống. Còn an nhiên tự tại là vô hình, là hậu cảnh,
nếu ta có thể nói như vậy.
Cơn bệnh tập thể của loài người là quá mê đắm với sự vật, với những hiện tượng
trong đời sống, vì thế mà bị thôi miên bởi thế giới của hình tướng, bị cuốn hút
bởi hình tướng. Họ quên đi phần bản chất, nằm ngoài hình thức, nằm ngoài ý
nghĩ, nằm ngoài hình tướng. Thời gian làm tiêu phí đời họ đến độ họ quên mất
tính chất vĩnh hằng, là nguồn gốc của họ, ngôi nhà của họ, nơi chốn trở về của
họ. Sự vĩnh hằng là một thực tại sống động, bản chất chân chính của chúng ta.
Khi đến thăm Trung Quốc vài năm trước đây, tôi tình cờ nhìn thấy một cái am
trên đỉnh núi gần Tây An. Trên đam có đắp chữ nổi bằng vàng. Tôi hỏi một người
Trung quốc và biết được những chữ đó có nghĩa là “Phật”. Tôi hỏi tiếp là tại
sao có đến hai chữ thay vì một chữ? Ông nói “Một chữ có nghĩa là ngã, còn chữ
kia nghĩa là không – tức là không có ngã, tức là Vô Ngã. Cả hai chữ thì có
nghĩa là Phật”. Tôi lặng người đứng im. Hai chữ Vô Ngã đã bao hàm toàn bộ những
lời dạy bảo của Đức Phật, và đối với những ai có thể nhìn ra, hai chữ này cũng
bao hàm cả ý nghĩa bí mật của đời sống. Đây là hai chiều tạo ra thực tại: cõi
Có và cõi Không; hình tướng và phủ nhận hình tướng, tức là chỉ rõ rằng hình tướng
không phải bản chất chân chính của bạn.
Trích: THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét