Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Giếng nước cuối làng

Giếng nước cuối làng
Đó là một cái giếng nằm cuối một nhánh của con đường làng, cuối con đường làng này là một cánh đồng lúa bao la bát ngát. Làng Phủ Cam tròn vo như một quả cam với một con đường nhựa n gay chính giữa, hai bên con đường nhựa nhỏ hẹp ấy có nhiều con đường đất nhỏ quanh co, với những con hẻm dọc ngang chi chít. Những con đường làng giống nhau một điểm là: hai bên đường có hai hàng tre cao vút chụm đầu vào nhau làm cho con đường trở nên mát rượi, và nhà nọ cách nhà kia bởi một hàng chè tàu xanh mướt.
Giếng nước này không biết do ai đặt tên và tên ấy có từ bao giờ; một cái tên rất ngộ nghĩnh, dễ thương, ngắn gọn là: giếng Khe. Dù giếng nằm ở cuối con đường làng nhưng lại là tâm điểm cho những người trong làng đến gánh nước; vì nước của giếng Khe ngọt ngào mát rượi, có lẽ do nguồn nước của giếng có từ trong những khe đá ẩn sâu chung quanh nó; nên mới có tên là giếng Khe chăng?... Tuy trong làng cũng có nhiều giếng nhưng không có giếng nào lại có dòng nước mát ngọt như nước giếng Khe. Vậy nên người làng Phủ Cam rất thích uống nước của giếng Khe.
Trong các mùa Xuân; Thu; Đông thì nước giếng Khe dâng lên cao lắm, có khi chỉ cúi người đưa tay vói xuống là chạm được nước trong giếng rồi. Nhưng vào mùa Hạ; vì trời nắng nóng, mạch nước cũng bị khô nên lượng nước từ trong các khe đá ngầm của giếng cũng bị giảm đi rất nhiều, nên nước của giếng Khe quí lắm, chỉ đủ để dành uống mà thôi, muốn gánh được nước giếng Khe thì cũng phải đợi vào ban đêm, lúc đó trời đã dịu hơi nóng, mạch nước ngầm trong các khe đá tươm ra, thế nên từ khoảng chín giờ tối trở về khuya là các bà; các chị, các cô ở trong làng ơi ới rủ nhau quẩy đôi thùng với chiếc gàu múc nước ra giếng Khe, họ vừa đi vừa chuyện trò râm ran, những đôi thùng trống cọ xát vào đôi gióng bằng sắt tạo nên những âm thanh nghe thật vui tai, ngộ nghĩnh. Vào những đêm tối trời không có trăng; mỗi người gánh nước mang theo một cây đèn dầu để soi đường, đôi khi hai ba người nhà ở cạnh nhau thì xài chung một cây đèn, ánh đèn dầu sáng lập lòe, đong đưa nhún nhẩy theo từng bước chân đi trên đường ra giếng. Thích nhất là những đêm trăng; bắt đầu từ khi trăng vừa hé lưỡi liềm cho đến ngày trăng rằm; rồi lại trăng khuyết, dù đêm trăng như thế nào thì cũng có ánh sáng soi đường cho những người gánh nước vào ban đêm, họ xếp hàng chờ đợi đến phiên của mình, trong thời gian chờ đợi ấy có biết bao chuyện để kể cho nhau nghe, để cười vui và còn được thở than tâm sự nữa...Việc gánh nước giếng Khe đem về nhà uống là công việc mà mấy bà, mấy chị và mấy cô thích nhất vì họ được thoát ra khỏi nhà một cách chính đáng; được tụ tập với nhau mà không bị la mắng, cấm đoán...với lại các chàng thanh niên trai tráng trong làng cũng nhân cơ hợi này rủ nhau ra giếng Khe để...làm quen với các cô; để tán tỉnh; rồi hẹn hò vương vấn...vui biết mấy.
Chị Cón cũng như bao nhiêu người con gái khác, chị cũng có những khát khao đợi chờ, với mong ước thầm lặng là sẽ có được một chàng trai để ý đến mình, và trong những đêm mùa Hạ nóng bức này, cái giếng Khe là nơi trai gái trong làng đến đây để làm quen, gặp gở, hẹn hò; yêu đương...còn chị Cón...chỉ phải cái là chị lớn tuổi hơn các cô gái đương thì nên cũng hơi khó một chút, nhưng chị cũng có những bồi hồi xao xuyến khi thoáng thấy một ánh mắtcủa một người đàn ông nào đó nhìn chị dù chỉ là bâng quơ, chị cũng bâng khuâng buồn mỗi khi chiều xuống, và thổn thức hằng đêm khi tâm hồn cảm thấy cô đơn.
Dù ở vào lứa tuổi nào thì máu của chị vẫn là máu đỏ, trái tim của chị vẫn có những nhịp đập riêng của nó; khi nhanh khi chậm, và chị cũng có những lúc thoáng vui thoáng buồn bất chợt theo từng cơn gió thoãng qua hay bóng mây kéo lại...Có những đêm chị thầm ao ước duyên may cho được gặp "ai đó" ở cái giếng Khe nước trong veo ngọt lịm này...Chị còn có một nỗi buồn riêng trong lòng; ấy là cái tên mà cha mạ của chị đã đặt cho chị, cái tên "không giống ai" này luôn đeo đẵng chị, nó làm cho chị có một mặc cảm rất lớn, chị buồn khi nghỉ đến cái tên của mình: Lê thị Cón. Có lẽ vì cái tên xấu xí nên nó vận vào người chị một số phận không may? về nhan sắc thì chị cũng có những nét đẹp cần có của một người con gái: da bánh mật, mũi dọc dừa, đôi môi dù hơi dày một tí nhưng lại có đường viền quanh tự nhiên, mắt hai mí tròn to nhưng luôn đượm nét u buồn. Nhà cha mạ chị nghèo lắm nên ngay từ lúc còn nhỏ chị đã phải đi mót lúa, chăn vịt, lớn lên chừng mười lăm mười sáu tuổi thì cha mạ chị chết vì bịnh nhưng không có tiền uống thuốc. Chị đã phải trôi dạt nhiều nơi, làm nghề ở đợ từ nhà này đến nhà khác. Vì không gặp được chủ nhà tốt nên tuổi thơ của chị bị bầm dập đủ mọi điều. Cuối cùng thì may mắn cũng đến với chị từ khi chị ở đợ cho nhà ông bà chủ này, lúc đó chị hăm bốn tuổi, đếm đi đếm lại thì chị đã ở đợ cho ông bà Hoài cũng được tám năm rồi, nay thì chị đã băm hai tuổi rồi, ba hai cái xuân xanh trôi qua trong âm thầm lặng lẽ, chưa hề có một mảnh tình vắt vai kể cũng đáng buồn tủi ghê lắm.
Nhà ông bà chủ có ba người con, hai trai một gái, cả ba đều ngoan hiền dễ thương; nhất là cô bé Thanh Tâm là con gái giữa, không hiểu sao nó yêu quí và đeo bám lấy chị hơn là đeo theo mẹ, chị cũng thương nó lắm, không thương sao được khi chị là người đã ẳm bồng chăm sóc nó ngay từ ngày nó mới chào đời, nay thì con bé cũng đã bảy tuổi rồi mà vẫn nhất định đòi ngủ chung với chị trên chiếc giường tre của chị ở dưới nhà bếp.
Mỗi buổi tối sau khi dọn rửa xong một đống chén dĩa, ngâm một thau áo quần, dỗ cho bé Tâm ngủ ngon giấc là chị vội quẫy đôi thùng lên vai đi ra giếng Khe; cách nhà khoảng ba trăm mét. Chị luôn mang một tâm trạng náo nức hồi hộp là không biết tối nay có ai đó muốn làm quen với chị? có ai đó buông lời trêu giẹo chị không? như những chàng trai vẫn ngồi bên lũy tre quanh giếng thường buông lời ỡm ờ trêu chọc những cô gái còn trẻ mà chị thấy hằng đêm bên cái giếng Khe thân yêu quen thuộc này.
Mười giờ tối chị quảy đôi thùng thiếc lên vai. Đêm nay trời nóng nực hơn những đêm trước, nhưng không hiểu sao tâm hồn chị bỗng nhiên nao nức với một nỗi vui kỳ lạ, nó làm cho lòng chị xôn xao lay động như muôn ngàn làn gió mát thổi xào xạc qua những cành cây làm rung động từng nhánh lá. Đang cúi người xuống thả chiếc gàu cho đụng tới tận đáy giếng để múc nước, chị nghe bên tai có giọng nói trầm trầm của một người đàn ông:
- Ấy...đưa tui cái gàu...tui múc nước dùm cho ấy.
Chị chưa kịp định thần để xem người vừa nói với chị là ai, nhưng theo quán tính yếu đuối của chị, cùng với nỗi khao khát chờ đợi bấy lâu nay; chị vội đưa gàu cho người đàn ông đứng bên cạnh, và rồi chị ngẫn ngơ cả người, trái tim chị đập rộn ràng, liên hồi. Chung quanh chị những đôi trai gái vẫn vui vẻ trò chuyện vời nhau, hình như ai cũng có đôi có cặp...chị không còn để ý đến ai bởi chị đang nhìn một người...Dưới ánh sáng mờ mờ của những cây đèn dầu; vì đêm nay trời không có trăng; chị không nhìn thấy rỏ khuôn mặt của người đàn ông đang múc nước dùm cho chị, nhưng những nét chính trên mặt của anh ta thì chị vẫn thấy dù hơi tối; cũng như chị cảm nhận được hơi thở ấm áp của anh ta đang rất gần bên tai, bên má chị. Chị ngượng ngùng đứng nhích ra một chút. Anh ta có vẻ lớn tuổi hơn chị, dưới ánh đèn dầu da mặt của anh màu đen sạm, bên má phải gần mang tai có một vết thẹo khá lớn...lổ mũi hơi to, mắt một mí, miệng rộng, dáng người hơi ốm nhưng cao ráo...nhìn chung thì anh ta là mẫu người vượt trên cả sự mong đợi của chị.
- Đầy hai thùng rồi đó...ấy nghỉ chi mà đờ người ra rứa?
Chị đỏ mặt, lập cập đưa đòn gánh lòn vào đôi gióng thùng, miện lí nhí:
- Cám ơn anh...tui có nghỉ chi mô...thôi...tui gánh nước về đây.
Anh ta cố lôi kéo chị bằng câu hỏi:
- Rứa...ấy còn gánh thêm không? tui chờ ở đây để múc nước dùmcho ấy.
Chị trả lời ngay:
- Có chớ, còn phải gánh thêm ba đôi nữa mới đầy cái thùng phi đặng mai có đủ nước xài.
Anh ta cười vui:
- Rứa thì tui chờ ấy ở đây nghe.
Chị quẩy đôi thùng nước lên vai, đi mà như chạy vì hình như đôi thùng nước tối nay nhẹ tênh chứ không trĩu nặng như bao đêm gánh nước khác. Đổ nước vào thùng phi lớn rồi, chị vào giường nghe ngóng giấc ngủ của bé Thanh Tâm, nó vẫn say giấc nồng, chị yên tâm quẩy vội đôi thùng ra giếng...sung sướng làm sao vì chị đã có một cháng trai đang chờ đợi.
Chị đi nhanh; lòng đầy hồi hộp và khi thấy anh ta còn đứng gần bên giếng thì chị rất vui, anh ta nhẹ nhàng nhấc lấy đôi thùng trên vai chị, để xuống ngay ngắn, im lặng đứng chờ tới phiên mình múc nước. Có nhiều tiếng nói trêu chọc chị:
-Ê...coi tề (coi kìa) chị Cón có người múc nước dùm cho rồi...sướng ghê hỉ...anh ơi...răng không múc nước dùm cho em mà múc cho chị Cón rứa?...khi mô anh chị hẹn hò thì nhớ cho em đi theo với...Anh tên chi rứa anh ơi?
Những tiếng cười hồn nhiên vang lên, dù đêm tối nhưng chị cũng biết mặt chị đỏ bừng bởi vì nó đang nóng dần. Chị cố trả lời đám con gái "khỉ khọt":
- Chọc người ta chi rứa?...mấy con.."ngựa thượng tứ" ni...nói chi mà dị òm ( xấu hỗ).
Anh ta cười tủm tĩm mà không trả lời, chỉ cúi người tựa vào thành giếng; tay cầm sợi dây thừng được cột dính với cái gàu, anh khua khua cái gàu qua lại để lấy thế cho nó nằm nghiêng một bên sát với mặt nước, mạch nước giếng tươm ra không kịp cho một lượng người đang chờ đợi, nhưng... các cô gánh nước cũng không mong gì nước tươm ra nhanh; bởi vì các cô các chị đang có niềm vui riêng bên cạnh những chàng trai của mình, chỉ có những "bà cô lớn tuổi khó tính" ưa đưa mắt lườm nguýt đám con gái "mất nết" theo sự suy nghỉ của mấy bà, nhưng những bà cô này đi gánh nước không nhiều nên cũng chẳng đáng để ý mà chi cho mất vui.
Hình như anh ta cố ý múc nước chầm chậm, mỗi gàu múc lên chỉ được một nữa, Chị đứng gần bên anh nhưng hơi né người qua một chút, tuy vậy chị vẫn cảm nhận được mùi mồ hôi của người đàn ông, lòng chị đâm ra...rạo rực, bồi hồi. Chị vội vàng nhích ra xa anh ta một tí nữa, mặt chị nóng bừng như người lên cơn sốt. Lúc này thì những cô gái kia không còn buông lời chọc giẹo chị và anh ta nữa vì họ đang bận...củng với những chàng trai của mình...tán tỉnh nhau.
Giếng Khe trở thành nơi chốn gặp gở của hai người, mỗi đêm khuya khi chị quảy đôi thùng gánh nước lên vai là lòng chị bồi hồi xao xuyến, đôi chân chị đi mà như chạy vì anh ta đang chờ đợi chị. Họ quen nhau được một tuần nhưng vẫn chưa dám hẹn hò, chỉ gặp gở nhau ở bên giếng Khe mà thôi. Tối nay con bé Thanh Tâm không chịu ngủ yên, nó cứ quấy rối nhỏng nhẽo đòi chị phải ôm nó, gải lưng cho nó. Chị cầu cứu đến bà chủ nhưng con bé vẫn không chịu. Chị nóng ruột quá, nỗi nhớ nhung làm chị quay quắc cả ruột gan. Chị nói với bà chủ Hoài:
- Bà làm răng mà dỗ nó để tui còn đi gánh mấy đôi nước...mai có mà nấu ăn nấu uống...Ôi chao, răng mà trán con ni nóng quá ông bà ơi.
Thì ra Thanh Tâm bị sốt, điều này cũng làm cho chị xót ruột xót gan vì thương con bé, may mà ông Hoài bồng Thanh Tâm lên nhà trên lấy thuốc cho uống rồi dỗ nó ngủ. Chị nóng ruột vì bé Tâm bị sốt nhưng cũng đành cắn răng quảy đôi thùng lên vai. Hôm nay niềm vui của chị khi gặp "người ấy" đã không được trọn vẹn cho lắm vì chị nghỉ đến con bé Thanh Tâm nóng sốt đang khóc đòi chị.
Anh tên là Nghị, ba mươi bảy tuổi, đi lính được mười lăm năm thì bị thương trong một lần hành quân; để lại trên mặt anh Nghị một vết sẹo, thêm một mảnh đạn nhỏ nằm sâu cạnh lá phổi chưa mổ để lấy ra nên mỗi khi trời chuyển mùa là anh bị đau nhức ghê lắm. Anh kể về mình cho chị nghe sau khi hai người đã thân nhau hơn dù chưa hẹn hò với nhau. Anh nói về đời mình với giọng rất buồn:
- Cha mạ tui chết lúc tui còn nhỏ, tui ở với mệ ngoại, mệ tui nghèo nên chi tui không được học hành nhiều, lớn một chút thì theo ông cậu học sửa xe đạp; xe gắn máy..., tới tuổi thì đi quân dịch. sau đó thì cưới vợ. Thiệt tình thì đời lính tráng nay đây mai đó nên chi tui cưới vợ trể lắm. Ba mươi mốt tuổi mới cưới vợ, ba mươi hai tuổi có con, ba mươi ba tuổi bị thương, được giải ngũ...rồi thì...ba mươi lăm tuổi vợ tui bồng con bỏ tui mà đi...ngày vợ tui đem theo đứa con trai của tui bỏ đi, nói thiệt với Cón lúc đó tui chỉ muốn chết quách cho xong. Tui thương thằng con của tui lắm, khi mô tui cũng nhớ và nghỉ về con mà lòng dạ xót xa, không biết lúc ni con tui lớn chừng mô?, sống ra làm răng? ruột gan tui cứ rồi bời bời...
Hình như mắt anh Nghị mọng nước, anh kể tiếp:
- Tui nghỉ lại thấy thương mệ ngoại già rồi không ai chăm sóc nên chi tui cố quên mụ vợ trắc nết, cố sống để lo cho mệ...tui có một tiệm sửa xe đạp, xe gắn máy trước sân nhà; với lại còn được hưởng tiền trợ cấp thương phế binh nên cũng không đến nổi chi. Hôm nọ thấy Cón ở chợ Xép của làng...tự nhiên tui có cảm tình vì vẻ hiền lành của Cón...tui theo dõi biết Cón thường đi gánh nước khuya ở giếng Khe, tui cố ý ra đó trước để chờ làm quen với Cón...Chỉ sợ Cón chê tui...
Chị cúi đầu; tay vò vò mấy lá tre vàng rụng nằm dưới đất. Chê chi mà chê vì cảnh đời của chị có hơn gì anh đâu, cũng mồ côi, cũng là thân ở đợ chớ cao sang gì...Nghe anh kể chuyện mà chị buồn dùm anh, chị thầm mong mình sẽ là người ở bên anh và làm cho anh vui với những tháng năm còn lại, cũng như chị đang rất cần có anh...
Mùa Hạ qua đi nhường chổ cho mùa Thu mát dịu với những cơn mưa nhỏ, lá trên cây bắt đầu vàng úa và rụng rơi theo từng làn gió thổi. Nước giếng Khe không còn bị khô cạn nữa, những mạch nước ngầm từ trong các khe đá tuôn ra thật nhiều; dâng cao gần nữa giếng. Lúc này thì không ai còn phải đi gánh nước vào ban đêm nữa, mà ai rảnh lúc nào thì đi lúc đó. Sự vui đùa náo nhiệt của những anh, chị bên giếng mỗi đêm khuya cũng không còn như trước...Đành phải chờ đến mùa Hạ năm sau để mọi sự được lập lại. Lúc đó thì cánh đồng bát ngát sẽ là nơi mà chiều chiều đám con trai trong làng ra thả diều, đám con gái cũng ra đó chơi nhà chòi, mang theo chiếc chiếu, chén cơm nguội và mấy mòn ăn dấu lén của buổi cơm trưa...cánh đồng sau khi gặt xong trơ lại những gốc ra là nơi chốn vui chơi của trẻ nhỏ trong làng, là nơi mà những con châu chấu bị bắt xỏ thành từng xâu đem về cho chim khứu nó ăn...là nơi mà đám con trai nhỏ làm sân đá banh...đêm đến thì giếng Khe trở thành nơi gặp gở làm quen và hẹn hò của những thanh niên thiếu nữ trong làng; với một cái cớ rất chính đáng là...phài ra giếng Khe để gánh nước về uống.
Mùa Thu thật dễ thương với không khí dịu dàng mát mẽ. Lòng chị đang nôn nao mong chờ...chị mong chờ gì thì ai cũng biết rồi, đơn giản là chị chờ đợi ngày hẹn hò đầu tiên của một người con gái ở vào cái tuổi lở thì...nhưng khi yêu thì ai cũng trở nên trẻ lại, còn cái già thì trốn mất tiêu. Sáng nay chị đi chợ mua một lọ nước hoa nhỏ, một cái nón bài thơ có quai màu tím, một thỏi son môi, một cây kẹp ba lá có gắn cái nơ màu xanh...vì...
...Hôm qua anh Nghị đón đường để gặp chị khi chị đi chợ xép trong làng. Anh nói:
- Cón nì...anh muốn mời Còn sáng mốt ra chợ Bến Ngự ăn bún bò uống nước nói chuyện...Cón có chịu không?.
Trời; làm sao từ chối được lời mời mà chị đã chờ đợi từ rất lâu, từ khi chị là cô gái còn rất xuân cho đến bây giờ...mà đây lại là lời mời của một người đàn ông đầu tiên trong đời chị. Nhất là bây giờ anh đã đổi cách xưng hô, không còn khách sáo với tiếng "tui" nữa mà là xưng "Anh" rất ngọt ngào. Chính sự thay đổi trong cách xưng hô này làm cho trái tim chị như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Chị cúi đầu sung sướng nhận lời trong sự thẹn thùng e ấp:
- Anh Nghị nói thiệt chớ?
- Anh nói thiệt chớ không giỡn chơi mô nà. Nhận lời hí? Ở trong chợ Bến Ngự có hàng bún bò ngon lắm...bữa ni là thứ hai, ngày mốt là thứ tư...anh chờ Cón ở ngã ba An Lăng nghe.
- Dạ...
Sáng nay thứ tư, đúng ngày hẹn với anh Nghị, chị nói với bà chủ Hoài:
- Bà nì, cho tui đi chợ Bến Ngự mua hến, nghe nói ở chợ Bến Ngự có hến mập ngon lắm, tui muốn nấu hến để cả nhà ăn cho lạ miệng một chút.
Bà Hoài không một chút nghi ngờ "thành ý có dụng ý" của chị, bà đưa thêm tiền cho chị với lòng xởi lỡi:
- Ừ, tui đưa thêm chị Cón tiền để chị mua rộng tay một chút, chợ Bến Ngự chớ không như chợ xép làng mình mô nà, đồ ăn ở chợ đó cũng mắc mỏ hơn.
Chị dấu chai dầu thơm trong túi áo cánh lót, bên ngoài chị mặc chiếc áo dài màu hường may từ tết năm ngoái với cái quần satin trắng, chân mang đôi guốc mộc quai nâu, ngày thường chị xoắn mái tóc mình lên cao, hôm nay chị thả nó xuống và kẹp lại bằng chiếc kẹp ba lá mới mua. Chị kín đáo tô tí son lên đôi môi của mình. Hôm nay trông chị Cón lạ lùng xinh đẹp quá. Chị cố đi từng bước chân thật nhẹ trên con đường nhưa dẫn đến ngã ba An Lăng, nơi anh Nghị đang chờ . Khi gần đến chổ hẹn chị kín đáo lấy lọ nước hoa nhỏ trong túi ra rồi bôi lên tóc, lên mặt, phẩy phẩy lên áo...mùi thơm của nước hoa lồng lộng bay trong gió đưa chị đến với anh Nghị.
Vừa nhìn thấy chị anh Nghị tươi cười khen:
- Chà...bữa ni trông Cón đẹp gái quá.
Chị đỏ mặt ngượng ngùng e thẹn, miệng lí nhí:
- Anh Nghị cũng đẹp trai ghê rứa tề...
Sáng nay anh Nghị mặc quần tây đen áo sơ mi màu xám, chân anh mang đôi dép lào mới màu xanh đậm, tóc hớt gọn gàng; chải xước ra sau bôi thêm dầu brillantin bóng láng. Họ sánh đôi bên nhau với những bước chân cuống quýt rộn ràng. Nắng mùa Thu dìu dịu mát mẻ như tâm hồn của hai người. Chị Cón cố tình bước đi thật nhẹ để tiếng guốc không khua vang; nhưng...lòng chị thì đang khua vang rộn rả đến nỗi hình như chị nghe được tiếng trái tim mình nhảy nhót. Ôi chao, người con gái hơn ba mươi tuổi mới có được lần hẹn hò đầu tiên nên mặt chị lúc nào cũng nóng bừng; đỏ au như thoa phấn...còn anh Nghị thì điềm tỉnh chững chạc hơn bởi anh là người từng trải, đã một lần có vợ...chứ không như chị Cón. Anh huýt sáo một bản nhạc tình hay lắm, chị Cón có bao giờ được nghe nhạc đâu; nên chi hôm nay chị cảm thấy mọi chuyện đối với chị đều rất mới lạ.
Qua nhà thờ Phủ Cam rồi qua một cây cầu, rẽ trái đi thêm một đoạn đường nữa là tới chợ Bến Ngự. Chị Cón giật bắn cả người khi anh Nghị cầm tay chị dắt vô chợ, sự tiếp xúc của làn da người khác phái đem đến cho chị một cảm giác tê tê lâng lâng khó tả, nó làm cho chị chừng như bay bổng lên không trung, chị e thẹn ngượng ngùng nữa muốn rút tay lại, nữa thì không thể; bởi chị đang sung sướng với sự tiếp xúc này, bàn tay chai sần của chị run rẩy trong bàn tay cứng cáp của anh Nghị, một sự run rẩy đầy mê đắm lần đầu tiên chị được hưỡng.
Anh Nghị dẫn chị vô tuốt trong nhà lồng chợ, đến hàng ăn uống, anh đưa chị tới sạp bún bò Huế, chị không biết đọc chử nên anh cho chị biết:
- Đây là quán bún bò của O Nị, ngon nhất chợ.
Anh kêu hai tô bún đặc biệt. Nhìn màu mở vàng ươm pha với ớt đỏ, nhìn khói bốc lên nghi ngút rồi nhìn cục giò heo ngây ngây béo ở trong tô, cọng thêm hành ngò tiêu tỏi...đầy hấp dẫn, chị Cón xầu hổ vì nước miếng của chị trào ra ràn rụa. Chị giã bộ ngó lơ qua nơi khác để anh Nghị không thấy được nỗi thèm thuống trong mắt chị.
Anh Nghị so lấy hai đôi dũa, đưa chị một đôi, lấy thêm rau sống trên dĩa bỏ vào tô của chị, cử chỉ của anh vừa âu yếm, vừa ân cần làm chị vô cùng cảm động. Anh nói:
- Cón ăn đi, bún bò đang nóng ăn mới ngon.
Chị ăn nhỏ nhẹ, từ từ nhưng rồi cũng hết sạch tô bún. Anh Nghị trả tiền rồi đưa chị đi uống nước mía. Ly nước mía có vắt thêm một miếng trái tắt nên nó vừa ngọt lịm; vừa thơm thơm.
Anh Nghị dẫn chị đi vòng vòng quanh lồng chợ, rồi anh mua tặng chị một cái khăn voan choàng cổ, anh nói:
- Sắp tới mùa Đông; anh tặng Còn để choàng cổ cho ấm.
`Chị sung sướng đến nổi rưng rưng nước mắt. Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất đời chị, vì mãi mê với hạnh phúc nên chị đi chợ về trể; cũng chẳng mua được món Hến như lời chị nói với bà chủ lúc sáng; nhưng thôi thì mua giò heo về nấu bún bò cho cả nhà ăn thay cho món cơm Hến vậy.
Chị Còn âm thầm chờ đợi một lời cầu hôn của anh Nghị; nhưng chờ mãi mà anh vẫn chưa đưa chị về nha gặp mệ của anh, điều này làm chị buồn và phập phồng lo âu. Đã vậy ông chủ Hoài được lệnh đổi lên Ban Mê Thuộc, ông sẽ đưa cả gia đình theo. Tối hôm qua bà Hoài hỏi chị:
- Chị Còn có ưng đi theo gia đình tui lên Ban Mê Thuộc không? chỉ còn Ba tuần nữa là đi rồi.
Chị ngập ngừng không biết phải trả lời ra sao vì chị cũng chưa biết ý anh Nghị như thế nào về chuyện của hai người. Tối nay khi trăng lên chị sẽ gặp anh Nghị để nói rỏ những gì đang chất chứa trong lòng chị.
Anh Nghị hỏi chị:
- Có chuyện chi mà Cón buồn rứa?
Chị đánh bạo nói ra những suy nghỉ của mình:
- Tui không biết anh tính răng về chuyện của tui với anh. Ba tuần nữa là gia đình bà chủ lên Ban mê Thuộc rồi, bà hỏi tui có ưng đi theo không nhưng tui còn chờ anh.
Anh Nghị cười vuốt tóc chị:
- Rứa thì chiều mai anh đưa Cón về nhà ra mắt mệ anh...rồi tùy mệ anh chọn ngày lành để làm một mâm cơm...chứng nhận cho hai đứa mình.
- Thiệt không rứa?
- Thiệt, tin anh đi, anh cũng tính rồi nhưng chưa nói ra mà thôi.
- Rứa thì tui cho bà chủ biết là sẽ không đi.
Bà Hoài không ngạc nhiên mấy khi biết quyết định của chị Cón; bởi vì bà cũng hiểu đươc khoảng thời gian sau này chị có nhiều thay đổivề tâm lý cũng như về sắc diện bên ngoài. Kể ra không có chị Cón đi theo để giúp việc nhà thì cũng tiếc lắm, nhất là con bé Thanh Tâm; nó cứ khóc đòi:
- O Cón phải đi vời con...con mới chịu.
- Mô có được, o Cón còn phải đi lấy chồng nữa chớ.
Thanh Tâm vùng vằng phụng phịu:
- Không cho o Cón lấy chồng.
Chị cũng buồn lắm nều phải xa bé Tâm, nhưng đành vậy chớ biết sao bây giờ.
Anh Nghị đưa chị về nhà ra mắt mệ anh, năm nay bà cũng đã bảy lăm tuổi nhưng trông thì vẫn còn mạnh khỏe lắm. Căn nhà của anh lợp tranh, vách tre nứa, nền đất nhưng rất gọn gàng sạch sẽ. Lúc chị đến thì bà đang quét sân, thấy anh Nghị đưa chị về giới thiệu với "mệ ngoại"; bà vui mừng xởi lỡi hỏi han chuyện nọ chuyện kia nên chị cũng bớt phần e ngại. Anh đưa chị đi ngắm cảnh vườn nhà anh từ sân trước ra sân sau để cho chị biết "cơ ngơi" của mình. Chị Cón nhìn quanh sân vườn nhà anh và chị rất thích thú với những giàn bầu; giàn bí; giàn mướp đầy trái non treo lủng lẵng, cuối sân còn có hai cây khế ngọt, mấy cây ổi sẻ và những luống đất trồng rau; ớt; hành xanh mướt. Tiệm sửa xe của anh nằm bên trái sân trước...nhìn chung thì cơ ngơi của anh thật quá dễ thương; an lạc nên chị rất thích. Anh khoe:
- Mấy người quanh xóm thường tới mua của mệ anh khi thì trái bầu; bí; mướp về nấu canh, có khi thì mớ rau cọng hành, mấy trái khế; con nít thì mua ổi...nên chi mệ anh cũng vui vì có thêm chút ít tiền bò bọc (túi).
Đêm về chị không ngủ được mà cứ trăn qua trở lại, rồi mơ mộng vẽ vời tương lai của chị với anh Nghị đầy những màu sắc nhẹ nhàng tươi thắm, trong đó thì màu Hồng là nhiếu nhất.
Gần một tuần nay chị không được gặp anh Nghị, lòng chị nôn nóng rối bời, vửa lo lắng vừa nhớ nhung nên chị không làm được việc gì cho nó ra hồn, cứ lóng nga lóng ngóng, vụt chà vụt chạc, trong khi đó ngày lên đường của gia đình ông bà chủ cũng gần kề. Chiều nay chị đánh bạo đi ngang qua nhà anh Nghị, nhưng cữa nhà anh thì mở mà không thấy có ai trong nhà; kể cả mệ của anh. Chị đi qua đi lại mấy lần sau đó thì quay về nhà mà nước mắt ràn rụa, tâm hồn thổn thức, nỗi lòng héo hon.
Đến khi trời nhá nhem chạng vạng tối, chị thấy anh Nghị lượn qua lượn lại trước cổng nhà ông bà chủ, ra dấu cho chị biết là anh chờ chị ở giếng Khe, chị mừng quá vội vàng dọn cơm; lấy lồng bàn đậy lại, sau đó chị rửa vội cái mặt, vuốt lại mái tóc cho gọn rồi lật đật đi nhanh ra giếng Khe.
Anh Nghị đang ngồi cúi đầu, mái tóc của anh hơi lòa xòa trước trán, tay anh hững hờ cầm cây que ngắn khều khều mấy lá tre vàng rụng dưới đất. Chị Cón đến bên anh, mặc dù được gặp anh nhưng sao lòng chị lại có nỗi bồn chốn không yên, linh tính báo cho chị biết có điều gì không vui sắp đến với chị. Thấy chị, anh Nghị kéo tay chị ngồi xuống bên cạnh, giọng anh buốn buồn:
- Cón ơi...anh thiệt là có lỗi với Cón...
Chị hồi hộp hỏi:
- Chuyện chị rứa anh? răng thấy anh có vẻ buồn dử rứa?
Anh Nghị thở dài, đắn đo một lúc và khó khăn lắm anh mới nói được điều muốn nói:
- Chuyện của tụi mình...chắc không xong rồi Cón ơi...
Chị kêu lên thảnh thốt; giọng lạc đi như muốn khóc:
- Răng rứa anh? răng mà không xong? bộ mệ anh không chịu em răng nà?
Anh Nghị lắc đầu, anh vẫn không ngẫng mặt lên để nhìn chị Cón; mà trả lời ngắt quãng:
- Không phải...mệ anh thích Cón lắm...nhưng con mụ vợ của anh...cách đây bốn ngày...hắn dẫn thằng con trai của anh về...rồi quỳ mà lạy lục anh với mệ...xin anh với mệ anh tha thứ cho hắn; hắn khóc lóc dữ qua...
Tự nhiên chị Cón nỗi sùng, chị làm một hơi:
- Cái thứ đàn bà trắc nết dắt con...bỏ chồng mà đi...cái thứ mặt dày mày dạn...không biết xấu hổ còn lết về mần (làm) chi nữa rứa? Rồi thì anh tính răng với mụ vợ anh? anh tính răng với tui?
- Cón ơi...anh hết thương mụ vợ anh rồi...nhưng thằng con của anh...hắn giống anh quá trời quá đất, hắn giống anh đến nỗi ai mới nhìn vô cũng biết hắn là con trai của anh...Mà...Cón ơi...anh thương thắng con trai của anh lắm, mệ anh thì khỏi nói, già rồi mà có lại được đứa Chắc trai, mệ mừng quá cứ ôm thằng cháu mà khóc, mà hun hít suốt ngày...mệ anh năn nỉ anh " thôi thì vì thằng con trai mà tha thứ cho mụ vợ "...mệ anh cũng đã tha thứ cho con vợ anh rồi...Vì thằng con của anh...anh đành phải "ngậm đắng nuốt cay" mà tha thứ cho mụ vợ...để cho con trai anh có cha có mạ đầy đủ..."đánh kẻ chạy đi chớ không ai đánh người chạy lại"...Cón ơi, hảy hiểu cho anh mà tha thứ cho anh...anh cám ơn Cón về quảng thời gian qua đã mang đến cho anh những giây phút hạnh phúc...Những điều cần nói thì anh đã nói rồi...Cón hảy đi theo ông bà chủ lên Ban mê Thuột...anh chúc Cón gặp được người tốt ở trên đó...Thôi; chào Cón anh về.
Anh Nghị đứng dậy đi thật nhanh mà không thèm biết đến tâm trạng rối bời, đau đớn não nùng của chị. Chị Cón điếng cả người nên phản ứng của chị đâm ra không được nhạy bén, chị chỉ biết bật khóc nức nở vì hận và buồn. Chị những muốn chạy theo anh Nghị; níu anh lại mà cào xé anh tơi tả cho hả cơn giận đang ngùn ngụt dâng cao trong lòng chị, nhưng đôi chân chị nặng nề, cõi lòng chị trỉu xuống trì kéo thân người chị lại...Chỉ có khóc là điều dễ dáng nhất đối với chị lúc này. Anh Nghị đã khuất xa không còn thấy bóng dáng nữa mà chị vận còn ngồi bên giếng Khe khóc như mưa... Trời tối mịt, bầy muỗi bay chập chờn đen kịt trên đầu chị, tiếng muỗi kêu vo ve quanh lỗ tai, chúng chích vào chân, vào tay, mặt của chị. Làm như khi đã khóc chán chê rồi thì lòng chị cũng vơi đi ít nhiều nỗi buồn nên tâm trạng của chị có phần nhẹ đôi chút. Chị đứng lên đi về nhà với nỗi hoang mang, chao đão không thể nào diển tả cho trọn vẹn. Đường từ giếng Khe về nhà sao mà xa quá là xa dù ngày thường nó thật là quá ngắn...
Gia đình ông bà chủ đang ăn cơm, thấy chị bước vô nhà với đôi mắt đỏ hoe và vẻ buồn rầu thiểu nảo thì cũng phần nào đoán được chuyện gì đã xảy ra với chị, nhất là khi chị nói:
- Ông bà chủ cho tui đi lên Ban mê Thuột với ông bà; kể từ lúc ni ông bà đi mô tui xin đi theo đó.
Chị ôm lấy Thanh Tâm, dụi mắt vô mái tóc đen của bé, nói mà như khóc:
- O Cón chỉ thương mình bé Tâm mà thôi, còn bé Tâm là người thương o Cón ...từ ni o Cón sẽ ở với bé Tâm luôn.
Cả nhà ông bà Hoài đều mừng vì quyết định của chị, nhưng cũng cảm thương chị lắm.
Mùa Hạ qua đi nhường chổ cho mùa Thu mát dịu với những cơn mưa nhỏ, lá trên cây bắt đầu vàng úa và rụng rơi theo từng làn gió thổi. Nước giếng Khe không còn bị khô cạn nữa, những mạch nước ngầm từ trong các khe đá tuôn ra thật nhiều; dâng cao gần nữa giếng. Lúc này thì không ai còn phải đi gánh nước vào ban đêm nữa, mà ai rảnh lúc nào thì đi lúc đó. Sự vui đùa náo nhiệt của những anh, chị bên giếng mỗi đêm khuya cũng không còn như trước...Đành phải chờ đến mùa Hạ năm sau để mọi sự được lập lại. Lúc đó thì cánh đồng bát ngát sẽ là nơi mà chiều chiều đám con trai trong làng ra thả diều, đám con gái cũng ra đó chơi nhà chòi, mang theo chiếc chiếu, chén cơm nguội và mấy mòn ăn dấu lén của buổi cơm trưa...cánh đồng sau khi gặt xong trơ lại những gốc ra là nơi chốn vui chơi của trẻ nhỏ trong làng, là nơi mà những con châu chấu bị bắt xỏ thành từng xâu đem về cho chim khứu nó ăn...là nơi mà đám con trai nhỏ làm sân đá banh...đêm đến thì giếng Khe trở thành nơi gặp gở làm quen và hẹn hò của những thanh niên thiếu nữ trong làng; với một cái cớ rất chính đáng là...phài ra giếng Khe để gánh nước về uống.
Mùa Thu thật dễ thương với không khí dịu dàng mát mẽ. Lòng chị đang nôn nao mong chờ...chị mong chờ gì thì ai cũng biết rồi, đơn giản là chị chờ đợi ngày hẹn hò đầu tiên của một người con gái ở vào cái tuổi lở thì...nhưng khi yêu thì ai cũng trở nên trẻ lại, còn cái già thì trốn mất tiêu. Sáng nay chị đi chợ mua một lọ nước hoa nhỏ, một cái nón bài thơ có quai màu tím, một thỏi son môi, một cây kẹp ba lá có gắn cái nơ màu xanh...vì...
...Hôm qua anh Nghị đón đường để gặp chị khi chị đi chợ xép trong làng. Anh nói:
- Cón nì...anh muốn mời Còn sáng mốt ra chợ Bến Ngự ăn bún bò uống nước nói chuyện...Cón có chịu không?
Trời; làm sao từ chối được lời mời mà chị đã chờ đợi từ rất lâu, từ khi chị là cô gái còn rất xuân cho đến bây giờ...mà đây lại là lời mời của một người đàn ông đầu tiên trong đời chị. Nhất là bây giờ anh đã đổi cách xưng hô, không còn khách sáo với tiếng "tui" nữa mà là xưng "Anh" rất ngọt ngào. Chính sự thay đổi trong cách xưng hô này làm cho trái tim chị như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Chị cúi đầu sung sướng nhận lời trong sự thẹn thùng e ấp:
- Anh Nghị nói thiệt chớ?
- Anh nói thiệt chớ không giỡn chơi mô nà. Nhận lời hí? Ở trong chợ Bến Ngự có hàng bún bò ngon lắm...bữa ni là thứ hai, ngày mốt là thứ tư...anh chờ Cón ở ngã ba An Lăng nghe.
- Dạ...
Sáng nay thứ tư, đúng ngày hẹn với anh Nghị, chị nói với bà chủ Hoài:
- Bà nì, cho tui đi chợ Bến Ngự mua hến, nghe nói ở chợ Bến Ngự có hến mập ngon lắm, tui muốn nấu hến để cả nhà ăn cho lạ miệng một chút.
Bà Hoài không một chút nghi ngờ "thành ý có dụng ý" của chị, bà đưa thêm tiền cho chị với lòng xởi lỡi:
- Ừ, tui đưa thêm chị Cón tiền để chị mua rộng tay một chút, chợ Bến Ngự chớ không như chợ xép làng mình mô nà, đồ ăn ở chợ đó cũng mắc mỏ hơn.
Chị dấu chai dầu thơm trong túi áo cánh lót, bên ngoài chị mặc chiếc áo dài màu hường may từ tết năm ngoái với cái quần satin trắng, chân mang đôi guốc mộc quai nâu, ngày thường chị xoắn mái tóc mình lên cao, hôm nay chị thả nó xuống và kẹp lại bằng chiếc kẹp ba lá mới mua. Chị kín đáo tô tí son lên đôi môi của mình. Hôm nay trông chị Cón lạ lùng xinh đẹp quá. Chị cố đi từng bước chân thật nhẹ trên con đường nhưa dẫn đến ngã ba An Lăng, nơi anh Nghị đang chờ . Khi gần đến chổ hẹn chị kín đáo lấy lọ nước hoa nhỏ trong túi ra rồi bôi lên tóc, lên mặt, phẩy phẩy lên áo...mùi thơm của nước hoa lồng lộng bay trong gió đưa chị đến với anh Nghị.
Vừa nhìn thấy chị anh Nghị tươi cười khen:
- Chà...bữa ni trông Cón đẹp gái quá.
Chị đỏ mặt ngượng ngùng e thẹn, miệng lí nhí:
- Anh Nghị cũng đẹp trai ghê rứa tề...
Sáng nay anh Nghị mặc quần tây đen áo sơ mi màu xám, chân anh mang đôi dép lào mới màu xanh đậm, tóc hớt gọn gàng; chải xước ra sau bôi thêm dầu brillantin bóng láng. Họ sánh đôi bên nhau với những bước chân cuống quýt rộn ràng. Nắng mùa Thu dìu dịu mát mẻ như tâm hồn của hai người. Chị Cón cố tình bước đi thật nhẹ để tiếng guốc không khua vang; nhưng...lòng chị thì đang khua vang rộn rả đến nỗi hình như chị nghe được tiếng trái tim mình nhảy nhót. Ôi chao, người con gái hơn ba mươi tuổi mới có được lần hẹn hò đầu tiên nên mặt chị lúc nào cũng nóng bừng; đỏ au như thoa phấn...còn anh Nghị thì điềm tỉnh chững chạc hơn bởi anh là người từng trải, đã một lần có vợ...chứ không như chị Cón. Anh huýt sáo một bản nhạc tình hay lắm, chị Cón có bao giờ được nghe nhạc đâu; nên chi hôm nay chị cảm thấy mọi chuyện đối với chị đều rất mới lạ.
Qua nhà thờ Phủ Cam rồi qua một cây cầu, rẽ trái đi thêm một đoạn đường nữa là tới chợ Bến Ngự. Chị Cón giật bắn cả người khi anh Nghị cầm tay chị dắt vô chợ, sự tiếp xúc của làn da người khác phái đem đến cho chị một cảm giác tê tê lâng lâng khó tả, nó làm cho chị chừng như bay bổng lên không trung, chị e thẹn ngượng ngùng nữa muốn rút tay lại, nữa thì không thể; bởi chị đang sung sướng với sự tiếp xúc này, bàn tay chai sần của chị run rẩy trong bàn tay cứng cáp của anh Nghị, một sự run rẩy đầy mê đắm lần đầu tiên chị được hưỡng.
Anh Nghị dẫn chị vô tuốt trong nhà lồng chợ, đến hàng ăn uống, anh đưa chị tới sạp bún bò Huế, chị không biết đọc chử nên anh cho chị biết:
- Đây là quán bún bò của O Nị, ngon nhất chợ.
Anh kêu hai tô bún đặc biệt. Nhìn màu mở vàng ươm pha với ớt đỏ, nhìn khói bốc lên nghi ngút rồi nhìn cục giò heo ngây ngây béo ở trong tô, cọng thêm hành ngò tiêu tỏi...đầy hấp dẫn, chị Cón xầu hổ vì nước miếng của chị trào ra ràn rụa. Chị giã bộ ngó lơ qua nơi khác để anh Nghị không thấy được nỗi thèm thuống trong mắt chị.
Anh Nghị so lấy hai đôi dũa, đưa chị một đôi, lấy thêm rau sống trên dĩa bỏ vào tô của chị, cử chỉ của anh vừa âu yếm, vừa ân cần làm chị vô cùng cảm động. Anh nói:
- Cón ăn đi, bún bò đang nóng ăn mới ngon.
Chị ăn nhỏ nhẹ, từ từ nhưng rồi cũng hết sạch tô bún. Anh Nghị trả tiền rồi đưa chị đi uống nước mía. Ly nước mía có vắt thêm một miếng trái tắt nên nó vừa ngọt lịm; vừa thơm thơm.
Anh Nghị dẫn chị đi vòng vòng quanh lồng chợ, rồi anh mua tặng chị một cái khăn voan choàng cổ, anh nói:
- Sắp tới mùa Đông; anh tặng Còn để choàng cổ cho ấm.
`Chị sung sướng đến nổi rưng rưng nước mắt. Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất đời chị, vì mãi mê với hạnh phúc nên chị đi chợ về trể; cũng chẳng mua được món Hến như lời chị nói với bà chủ lúc sáng; nhưng thôi thì mua giò heo về nấu bún bò cho cả nhà ăn thay cho món cơm Hến vậy.
Chị Còn âm thầm chờ đợi một lời cầu hôn của anh Nghị; nhưng chờ mãi mà anh vẫn chưa đưa chị về nha gặp mệ của anh, điều này làm chị buồn và phập phồng lo âu. Đã vậy ông chủ Hoài được lệnh đổi lên Ban Mê Thuộc, ông sẽ đưa cả gia đình theo. Tối hôm qua bà Hoài hỏi chị:
- Chị Còn có ưng đi theo gia đình tui lên Ban Mê Thuộc không? chỉ còn Ba tuần nữa là đi rồi.
Chị ngập ngừng không biết phải trả lời ra sao vì chị cũng chưa biết ý anh Nghị như thế nào về chuyện của hai người. Tối nay khi trăng lên chị sẽ gặp anh Nghị để nói rỏ những gì đang chất chứa trong lòng chị.
Anh Nghị hỏi chị:
- Có chuyện chi mà Cón buồn rứa?
Chị đánh bạo nói ra những suy nghỉ của mình:
- Tui không biết anh tính răng về chuyện của tui với anh. Ba tuần nữa là gia đình bà chủ lên Ban mê Thuộc rồi, bà hỏi tui có ưng đi theo không nhưng tui còn chờ anh.
Anh Nghị cười vuốt tóc chị:
- Rứa thì chiều mai anh đưa Cón về nhà ra mắt mệ anh...rồi tùy mệ anh chọn ngày lành để làm một mâm cơm...chứng nhận cho hai đứa mình.
- Thiệt không rứa?
- Thiệt, tin anh đi, anh cũng tính rồi nhưng chưa nói ra mà thôi.
- Rứa thì tui cho bà chủ biết là sẽ không đi.
Bà Hoài không ngạc nhiên mấy khi biết quyết định của chị Cón; bởi vì bà cũng hiểu đươc khoảng thời gian sau này chị có nhiều thay đổivề tâm lý cũng như về sắc diện bên ngoài. Kể ra không có chị Cón đi theo để giúp việc nhà thì cũng tiếc lắm, nhất là con bé Thanh Tâm; nó cứ khóc đòi:
- O Cón phải đi vời con...con mới chịu.
- Mô có được, o Cón còn phải đi lấy chồng nữa chớ.
Thanh Tâm vùng vằng phụng phịu:
- Không cho o Cón lấy chồng.
Chị cũng buồn lắm nều phải xa bé Tâm, nhưng đành vậy chớ biết sao bây giờ.
Anh Nghị đưa chị về nhà ra mắt mệ anh, năm nay bà cũng đã bảy lăm tuổi nhưng trông thì vẫn còn mạnh khỏe lắm. Căn nhà của anh lợp tranh, vách tre nứa, nền đất nhưng rất gọn gàng sạch sẽ. Lúc chị đến thì bà đang quét sân, thấy anh Nghị đưa chị về giới thiệu với "mệ ngoại"; bà vui mừng xởi lỡi hỏi han chuyện nọ chuyện kia nên chị cũng bớt phần e ngại. Anh đưa chị đi ngắm cảnh vườn nhà anh từ sân trước ra sân sau để cho chị biết "cơ ngơi" của mình. Chị Cón nhìn quanh sân vườn nhà anh và chị rất thích thú với những giàn bầu; giàn bí; giàn mướp đầy trái non treo lủng lẵng, cuối sân còn có hai cây khế ngọt, mấy cây ổi sẻ và những luống đất trồng rau; ớt; hành xanh mướt. Tiệm sửa xe của anh nằm bên trái sân trước...nhìn chung thì cơ ngơi của anh thật quá dễ thương; an lạc nên chị rất thích. Anh khoe:
- Mấy người quanh xóm thường tới mua của mệ anh khi thì trái bầu; bí; mướp về nấu canh, có khi thì mớ rau cọng hành, mấy trái khế; con nít thì mua ổi...nên chi mệ anh cũng vui vì có thêm chút ít tiền bò bọc (túi).
Đêm về chị không ngủ được mà cứ trăn qua trở lại, rồi mơ mộng vẽ vời tương lai của chị với anh Nghị đầy những màu sắc nhẹ nhàng tươi thắm, trong đó thì màu Hồng là nhiếu nhất.
Gần một tuần nay chị không được gặp anh Nghị, lòng chị nôn nóng rối bời, vửa lo lắng vừa nhớ nhung nên chị không làm được việc gì cho nó ra hồn, cứ lóng nga lóng ngóng, vụt chà vụt chạc, trong khi đó ngày lên đường của gia đình ông bà chủ cũng gần kề. Chiều nay chị đánh bạo đi ngang qua nhà anh Nghị, nhưng cữa nhà anh thì mở mà không thấy có ai trong nhà; kể cả mệ của anh. Chị đi qua đi lại mấy lần sau đó thì quay về nhà mà nước mắt ràn rụa, tâm hồn thổn thức, nỗi lòng héo hon.
Đến khi trời nhá nhem chạng vạng tối, chị thấy anh Nghị lượn qua lượn lại trước cổng nhà ông bà chủ, ra dấu cho chị biết là anh chờ chị ở giếng Khe, chị mừng quá vội vàng dọn cơm; lấy lồng bàn đậy lại, sau đó chị rửa vội cái mặt, vuốt lại mái tóc cho gọn rồi lật đật đi nhanh ra giếng Khe.
Anh Nghị đang ngồi cúi đầu, mái tóc của anh hơi lòa xòa trước trán, tay anh hững hờ cầm cây que ngắn khều khều mấy lá tre vàng rụng dưới đất. Chị Cón đến bên anh, mặc dù được gặp anh nhưng sao lòng chị lại có nỗi bồn chốn không yên, linh tính báo cho chị biết có điều gì không vui sắp đến với chị. Thấy chị, anh Nghị kéo tay chị ngồi xuống bên cạnh, giọng anh buốn buồn:
- Cón ơi...anh thiệt là có lỗi với Cón...
Chị hồi hộp hỏi:
- Chuyện chị rứa anh? răng thấy anh có vẻ buồn dử rứa?
Anh Nghị thở dài, đắn đo một lúc và khó khăn lắm anh mới nói được điều muốn nói:
- Chuyện của tụi mình...chắc không xong rồi Cón ơi...
Chị kêu lên thảnh thốt; giọng lạc đi như muốn khóc:
- Răng rứa anh? răng mà không xong? bộ mệ anh không chịu em răng nà?
Anh Nghị lắc đầu, anh vẫn không ngẫng mặt lên để nhìn chị Cón; mà trả lời ngắt quãng:
- Không phải...mệ anh thích Cón lắm...nhưng con mụ vợ của anh...cách đây bốn ngày...hắn dẫn thằng con trai của anh về...rồi quỳ mà lạy lục anh với mệ...xin anh với mệ anh tha thứ cho hắn; hắn khóc lóc dữ qua...
Tự nhiên chị Cón nỗi sùng, chị làm một hơi:
- Cái thứ đàn bà trắc nết dắt con...bỏ chồng mà đi...cái thứ mặt dày mày dạn...không biết xấu hổ còn lết về mần (làm) chi nữa rứa? Rồi thì anh tính răng với mụ vợ anh? anh tính răng với tui?
- Cón ơi...anh hết thương mụ vợ anh rồi...nhưng thằng con của anh...hắn giống anh quá trời quá đất, hắn giống anh đến nỗi ai mới nhìn vô cũng biết hắn là con trai của anh...Mà...Cón ơi...anh thương thắng con trai của anh lắm, mệ anh thì khỏi nói, già rồi mà có lại được đứa Chắc trai, mệ mừng quá cứ ôm thằng cháu mà khóc, mà hun hít suốt ngày...mệ anh năn nỉ anh " thôi thì vì thằng con trai mà tha thứ cho mụ vợ "...mệ anh cũng đã tha thứ cho con vợ anh rồi...Vì thằng con của anh...anh đành phải "ngậm đắng nuốt cay" mà tha thứ cho mụ vợ...để cho con trai anh có cha có mạ đầy đủ..."đánh kẻ chạy đi chớ không ai đánh người chạy lại"...Cón ơi, hảy hiểu cho anh mà tha thứ cho anh...anh cám ơn Cón về quảng thời gian qua đã mang đến cho anh những giây phút hạnh phúc...Những điều cần nói thì anh đã nói rồi...Cón hảy đi theo ông bà chủ lên Ban mê Thuột...anh chúc Cón gặp được người tốt ở trên đó...Thôi; chào Cón anh về.
Anh Nghị đứng dậy đi thật nhanh mà không thèm biết đến tâm trạng rối bời, đau đớn não nùng của chị. Chị Cón điếng cả người nên phản ứng của chị đâm ra không được nhạy bén, chị chỉ biết bật khóc nức nở vì hận và buồn. Chị những muốn chạy theo anh Nghị; níu anh lại mà cào xé anh tơi tả cho hả cơn giận đang ngùn ngụt dâng cao trong lòng chị, nhưng đôi chân chị nặng nề, cõi lòng chị trỉu xuống trì kéo thân người chị lại...Chỉ có khóc là điều dễ dáng nhất đối với chị lúc này. Anh Nghị đã khuất xa không còn thấy bóng dáng nữa mà chị vận còn ngồi bên giếng Khe khóc như mưa... Trời tối mịt, bầy muỗi bay chập chờn đen kịt trên đầu chị, tiếng muỗi kêu vo ve quanh lỗ tai, chúng chích vào chân, vào tay, mặt của chị. Làm như khi đã khóc chán chê rồi thì lòng chị cũng vơi đi ít nhiều nỗi buồn nên tâm trạng của chị có phần nhẹ đôi chút. Chị đứng lên đi về nhà với nỗi hoang mang, chao đão không thể nào diển tả cho trọn vẹn. Đường từ giếng Khe về nhà sao mà xa quá là xa dù ngày thường nó thật là quá ngắn...
Gia đình ông bà chủ đang ăn cơm, thấy chị bước vô nhà với đôi mắt đỏ hoe và vẻ buồn rầu thiểu nảo thì cũng phần nào đoán được chuyện gì đã xảy ra với chị, nhất là khi chị nói:
- Ông bà chủ cho tui đi lên Ban mê Thuột với ông bà; kể từ lúc ni ông bà đi mô tui xin đi theo đó.
Chị ôm lấy Thanh Tâm, dụi mắt vô mái tóc đen của bé, nói mà như khóc:
- O Cón chỉ thương mình bé Tâm mà thôi, còn bé Tâm là người thương o Cón ...từ ni o Cón sẽ ở với bé Tâm luôn.
Cả nhà ông bà Hoài đều mừng vì quyết định của chị, nhưng cũng cảm thương chị lắm.
Quý vị đang nghe Piano Concerto N.9 của Mozart
Hồ Thủy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng – Bút ký của Lệ Hằng 24 Tháng Năm, 2023 “Thấu Huế rồi.” Tôi háo hức suốt cả quãng đèo xanh bạt ...