Lâm Bích Thủy
(Phát thảo chân dung nhà thơ Yến Lan)
Tôi nhớ về cha mình bằng nỗi nhớ của người hâm mộ thơ Ông. Mặc
dù Ông đã đi rất xa! nhưng tôi luôn cảm nhận lúc nào ông cũng ở bên tôi. Mỗi
khi nhắc đến tên Yến Lan là những người yêu thơ, là đồng hương Bình Định đều có
chung cảm nhận: “Đời hiền thơ thảo tiếng vang xa/ Để lại trần gian những cánh
hoa/Thơm hương tỏa ngát tình nhân thế/ con cháu tự hào bởi ông cha” Điều đó đã
khẳng định chỗ đứng của ông trong lòng mọi người. Chả là khi còn đương thời,
Ông tâm sự “Điều sợ nhất của ba là mình bị mất đi trong lòng mọi người.” Mỗi
khi về thăm quê, đi trên chiếc cầu tre trên dòng sông Côn, nay đã được làm lại
đẹp và khang trang, lòng tôi không nguôi nhớ về người đã bị đẻ rơi ở bãi cát
trên dòng sông này:
Quê ngọai bên kia bãi cát vàng
Mẹ tôi về, lỡ chuyến đò ngang
Cơn đau trở dạ không giường chiếu
Tôi lọt lòng ra giữa bãi trăng”
Những đêm trăng sáng, nhìn về phía xa xa, thấp thóang bóng
Tháp Chàm, trong tôi lại hiện về hình ảnh “chàng kỵ mã” áo xanh:”Nhưng đêm kia
đến một chàng kỵ mã/
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly /Chàng gọi đò, gọi đò như
hối hả/Sợ trăng vàng rơi khất lối chưa đi…
Cứ nhắc đến tên Yến Lan thì người yêu thơ chợt nhớ về một ông
lái đò u buồn đã đợi khách trên “BẾN MY LĂNG” đầy trăng. Hình ảnh “Ông lái buồn
đợi khách suốt bao trăng” ngày nào có vẻ giống cha tôi khi về già. Thời gian
tôi sống cùng gia đình ít hơn các em, nhưng bù lại, tôi thường được Ông tâm sự
về chuyện đời, chuyện thơ v.v…nên có lẽ tôi hiểu Ông hơn. Hơn nữa những người
nhớ về ông không còn trẻ. Vì vậy với bài viết này tôi hy vọng giúp các bạn trẻ
yêu thơ hiểu thêm về cuộc đời và nghiệp làm thơ của cha tôi-người đã sống hết
mình vì quê hương Bình Định và thơ.
- Ba tôi tên thật là Lâm Thanh Lang, sinh ngày 2/3/1916
tại làng An Ngãi thuộc phủ An Nhơn - Bình Định. Cha là một nhà nho, nhưng thi
hương nhiều lần không đổ đành về làm thủ từ tại Chùa Ông của Huyện
An Nhơn - Bình Định. Năm lên 6 tuổi mẹ mất. Cuộc sống gia đình đều phụ thuộc vào
bà chị thứ Tư.
Từ tiếng vọng còi tàu trong hư vô đến chiếc nón Gò Găng, từ
những Tháp Chàm cổ kính với ánh trăng kỳ ảo trên Cửa Đông Thành Bình Định…, là
những thứ đã để cha tôi đem cả đời người, đời thơ dâng tặng cho quê hương. Ngay
từ thời niên thiếu ông đã sớm bộc lộ tài thơ:
18 tuổi, sau khi học xong bật trung học ông sống bằng nghề dạy
học tại nhà và rất chuyên tâm vào sáng tác. Lúc đó, viết được bài nào ông đem gửi
cho các báo Phụ Nữ, Tiểu Thuyết Thứ Hai, Tiểu Thuyết Thứ Năm. Tuần báo này do
Lê Tràng Kiều làm chủ bút, Vũ Trọng Can phụ trách Ban biên tập, còn Nguyễn Bính
được báo nuôi để chuyên sáng tác vì vậy đối với ông viết báo là để cho vui chứ
báo đâu còn tiền mà trả nhuận bút cho ông!
Khi mới xuất hiện trên thi đàn, người yêu thơ đã cảm nhận ở
ông một bút lực dồi dào và một cá tính độc đáo.
Năm 1937 ông cùng nhà thơ Chế Lan Viên góp tiền ra tờ báo “Tiếng
Địch”. Tiếc thay, tờ báo chỉ ra được 1 số thì hết tiền. Ít lâu sau chia tay“Tiếng Địch” ông cùng Phạm Huy
Thông, Xuân Diệu, Chế Lan Viên xuất bản tờ “Người Lính Thủy”. Ông đã gửi tờ báo
cho Tổng Trưởng Bộ Giáo dục lúc bấy giờ là Phạm Quỳnh như là để trình vào làng
báo biết rằng tại Thành Đồ Bàn-Bình Định cũng có các văn sĩ đầy tài hoa không
kém các văn sĩ ở các đô thị lớn.
Có thể còn nhiều người chưa biết đến Yến Lan vì
ông không gặp may trong cuộc đời và trong sáng tác. Song qua các tác phẩm của hơn 60 năm
sáng tác trong đời sống của ba tôi đã thể hiện được tư tưởng, đạo đức, lối sống
của một trí thức CM yêu quê hương, đất nước và yêu con người. Ngay từ khi xuất
hiện trên thi đàn ông đã bộc lộ một bút lực dồi dào và một cá tính độc đáo. Thời
gian này ông đã có:
- Giếng Lọan - Tràn Bơ (gồm
25-28 bài thơ)
-2 tập Kết Giao (gồm 45 bài thơ) Và Đọng Biếc (gồm 30
bài thơ)
-Năm 1941 viết vở kich thơ : Bóng giai nhân
-Năm 1943 : Gái Trử La , Bánh xe luân hồi.
- Nổi tiếng với tập thơ Bến My Lăng ( khỏang 20
bài) với lời giới thiệu của Chế Lan Viên. Khi Cách Mạng bùng lên, ông cùng anh
vợ trực tiếp kêu gọi nhân dân đứng lên cướp chính quyền huyện. Cao Kế giảng
viên trừơng đại hoc Qui Nhơn thư cho tôi có đọan viết: “Trong khi một số nhà
thơ khác ở trường phái thơ mới khi CM lên đã chống lại CM, không hợp tác hay
trùm chăn đợi thời thế và viết “Ta nằm chính giữa cân trời đất thì
Yến Lan đã làm thơ về cái loa phát thanh, đã ca ngợi công ơn Đảng “Ơn này ơn Đảng
em ơi/ đẹp người sẽ đẹp lứa đôi vợ chồng”, nhà thơ đã tuyên truyên
hô hào nhân dân đi theo CM với nhiều sáng kiến độc đáo, điều này bây giờ nói
ra xem như môt việc bình thường, nhưng thời
đó là quí là một đóng góp rất lớn cho CM. Ai đã từng sống trong thời điểm lịch
sử lúc ấy mới thấy nhà thơ YL là một nhà thơ chân chính, là một nhà thơ thuôc về
CM. Chính Chế Lan Viên cũng nói với mình “Đi xa nên về muộn” Nếu có một tác giả
nào sau này viết về lịch sử thơ ca CM ở Việt Nam và ở tỉnh BĐ thì phải
thấy cho hết con người Yến Lan đă đóng góp như thê nào và đánh giá cho đúng cái
tác dụng to lớn những bài thơ Yến Lan đã viết khá hay trong những ngày đầu CM
như “Bình Định 1947”. Một bài thơ mà nội dung phục vụ CM rất kịp thời và về
phương diện nghệ thuật ai cũng phải công nhận là một bài thơ rất hay. Chính những
bài thơ ông làm lúc này đã có tác động đến đội ngũ trí thưc làm cho họ tin vào
CM và theo CM triệt để.”
Trên đất Bắc, những năm tháng chiến tranh ác liệt, đi thực tế
nhiều nơi, ông như đã thay da đổi thịt, ông viết với niềm say mê mãnh liệt. Nhạc
sĩ Văn Cao cũng phải thốt lên: “Người ta không những ngạc nhiên về
hình thức mà còn ngạc nhiên về sự thay đổi của Yến Lan trong nội dung. Trong sự chuyển biến
chung của thơ ca hiện nay mong nhiều người góp sức vào để đẩy lui một qúa khứ
nhạt nhẽo, trường hợp thơ của Yến Lan cũng làm nhiều người ở vào lứa tuổi của
anh phải suy nghĩ.
Đọc thơ cuả Yến Lan, tôi có cảm tưởng là lúc nào anh cũng bắt
đầu. Một sự bắt đầu vào các luồng thơ khác nhau gần như không do dự. Tôi yêu Yến
Lan ở cái chỗ luôn luôn bắt đầu đó”.
Trong làng thơ có lẽ ông là người ít nổi bật bằng những người
bạn cùng thời. Nhưng khi nhắc tới tên Yến Lan thì tôi cảm nhận ở họ một tình cảm
sâu lắng lạ thường, họ đều nhớ ngay “Khi chị đi lấy chồng”
Khế chua nấu với lá mồng tơi
Em ước được ăn đến trọn đời
Tan mẹ mãn rồi, bà mối giục
Chị đi bát đũa cũng mồ côi
Sinh thời, ông luôn nhiệt tình kèm cặp các nhà thơ trẻ. Ông
thường dặn dò: “Muốn làm thơ, trước tiên hãy làm con người tốt. Và với thơ điều
tối kỵ là viết dối, viết cẩu thả” Người yêu thơ, ai cũng biết “nhà thơ Yến Lan
khi còn trẻ đã được tiếng là một nhà thơ, nhà biên tập kỹ lưỡng về chữ nghĩa. Cấu
trúc câu của ông bao giờ cũng chặc chẽ, giàu tính sáng tạo.”
Trong hội nghị các nhà văn Miền Trung ở Nha
Trang vào ngày 27-7-1987 ông đã phát biểu 2 quan điểm: 1/- Cuộc sống trên
trái đất cần ánh mặt trời, con người cần có tình yêu, còn thơ phải xuất phát từ
trái tim và tâm hồn; người làm thơ phải có sự rung động của trái tim và cần có
lý trí, tài năng để sáng tác những vần thơ hay, có giá trị nghệ thuật, thiếu một trong hai thì không thể có thơ.
2/-Thơ nuôi dưỡng và thanh lọc tâm hồn: Theo ông một phần
tâm hồn và trái tim thi nhân tạo ra thơ, do đó thơ trở thành một sinh thể sống
động đồng hành với con người theo suốt chiều dài cuộc sống, như tri âm, tri kỷ.
Người làm thơ phải lấy truyền thống làm nền tảng. Nhưng đừng nhầm lẫn giũa cái
mới và cái lạ. Cái mới là cái phải chắc lọc từ bao nhiêu cái đã có để thay thế.
Cái lạ là cái được thấy lần đầu nhưng thường là lạ ở chỗ này lại nhìn quen ở chỗ
khác. Hơn nữa thể hiện cái lạ chưa sành thường làm cho nó thành ra lố bịch, lai
căn và méo mó.
Hơn 60 năm sáng tác ông luôn lấy cuộc sống thực tế của mình,
của những người xung quanh làm đề tài, và tạo nguồn cảm xúc từ những cảnh sắc,
tâm hồn dân dã. Chính vì vậy mà cảnh trong thơ ông rất thực, rất sâu và tình
thơ thật sâu xa, lắng đọng khiến người đọc rung động bởi được hiểu đời thực, thấm
thía và thương đời:
Nghe trên đàng quạnh hiu
Cổ xe bò nặng nhọc
Người trên xe trằn trọc
Giữa những tiếng rơm kêu
người đọc thơ ông, luôn có cảm giác thân thuộc, gần gủi:
Ở đây nắng mới võ vàng
Dừa cao lễnh khễnh
cành xoang ngoằng ngoèo
Con đàng thì ngút cheo leo
Mình đi chỉ bóng cùng theo với mình.
Trong công việc hàng ngày ông cần mẫn như chú ong thợ, không
tham vọng, không ước mơ mà chỉ sáng tạo. Bởi thế người đọc thơ ông cảm nhận được
những nét riêng biệt, rất tình người và sâu đậm, khó phai. Trên đường đi đâu
đó, hể bắt gặp một thị trấn nhỏ người ta lại nhớ đến : Tỉnh nhỏ - cô
em - nằm xem - kiếm hiệp
Người ta thường nói “Cả cuộc đời một thi nhân chỉ cần để lại
cho đời một bài thơ hoặc một câu thơ hay là đủ .Nhưng, nhắc đến Yến
Lan - ba tôi, giới yêu thơ đều biết; mỗi giai đọan lịch sử ông đều để lại dấu ấn.
“Năm 20 tuổi nhà thơ đã có những câu thơ điêu luyện, tài hoa, những câu thơ có
thể xếp vào lọai đặc sắc góp phần khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới trong buổi
đầu (Nguyễn Bao-Từ Bến My Lăng”:
“Trống xa mái ngẫn ngơ thơ đá chạm
Chiều bồ câu cánh ủ khắp viên trang
Sầu tam giác buồm cô về lặng nghỉ
Nhịp hõan hòa đến vỗ đảo xa khơi”
Năm 21 tuổi ông
có:
Bến My lăng
Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách
Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách
Ông lái buồn để gió lén mơn râu
Trước CM ông có: Bình Định 1935. Có lần tôi hỏi:
“trong đời làm thơ, ba thích bài nào nhất?”. Ông không đắn đo gì khi trả lời:
“Bình Định 1935”. Những người đã được đọc bài thơ này vẫn thường thắc mắc: “Bài
thơ Là ngọn tháp cổ sừng sững, lưu giữ những vẻ đẹp của non nước, lẽ ra nó phải
có mặt trong những tuyển thơ lớn của VN. Nhưng cho đến nay người ta chỉ biết đến
một vài câu trích để minh chứng cho sự ra đời của thơ mới: -Thuyền
bồ câu nghiên buồm trắng trôi ven/- Trên đài trán thơ hằng lên vọng nguyệt/-Trăng
còn nương thuyền nhạc khuất trong sương/-Lan can đỏ xuống dần từng bậc bậc/- Hồn
cuộn dần bậc bậc khói hương xây/-Hoa tư tưởng phân thân chiều gió trải/-Hồn
tôi lõang trên bệ vàng thếp chảy..
Trong Chín Năm Kháng Chiến ông có “Lại về tỉnh nho” và “Nhơ”.
Ở Miền Bắc thì
“Uống rượu với bạn đồng hương”
Ta uống mừng tuổi
ta
Bước khôn đè bước dại
Năm nhăm chẳng trối
già
Một hướng đi không mỏi...
và “Khắng khít”.
“Em có cháu gọi bà
Gọi em anh vẫn gọi
Năm mươi tuổi ai già
Chúng mình sao trẻ vậy”.
Những năm cuối đời ông bị chứng liệt rung. Nhưng đã có mẹ
tôi, bà là cánh tay của ông, nhờ có bà mà cha tôi, tuy tuổi cao sức yếu nhưng
bút lực vẫn dồi dào. Hơn 500 bài tứ tuyệt để lại; Thơ tứ tuyệt là lọai thơ khó,
kỷ thuật cao, ít chữ mà nghĩa nhiều. Mỗi bài thơ của ông là một mãng tâm hồn mang
ước vọng tiếp tục hiến dâng cho đời.
Quả đu đủ góc
ao
Ứa nhựa hàn vết
đau
Tĩnh yên cành gió quệt
Quả đu đủ góc
ao
Lặng dân đời quả ngọt.
Đa và Dừa
Hàng dừa tơ, tốt mã mới trồng sau
Bứt tàu lá làm gươm khua với gió
Cội đa cũ vươn tầm lên đại thọ
Gót nhựa đời buông rễ tự trên cao.
Trong giới phê bình văn học thường bàn luận: “…Có thể nói viết
những câu thơ tả thực mà làm người đọc xúc động, như Yến Lan, là rất khó, là rất
hiếm…”
Thơ tứ tuyệt là lọai thơ khó, kỷ thuật cao, ít chữ mà nghĩa
nhiều, với 4 câu, người đọc nhận ra rằng con người là một thực thể xã hội với muôn
vàn những mối quan hệ chồng chéo, ông nhận biết được điều đó để sống tốt hơn.
Ví dụ:
Nợ
Nhà không vườn, không gác không
sân
Tôi nợ đời rau trái tôi
ăn
Nợ hàng xóm trưa hè bóng
mát
Nợ em cài bên cửa một vầng
trăng.
Tránh rét
Mỗi bận vào đông mở cửa nhìn
Vẫn hồi gió bấc tạt vào hiên
Nửa toan tránh rét nhà quay hướng
Trong hàng trăm bài tứ tuyệt ông cũng không quên dành cho nghệ
thuật cổ nhóm thơ mà qua mỗi bài người yêu thơ như thấy được bức
tranh đẹp của quê hương
mình
Quan họ
Rạo rực bờ ao lá trúc
tre
Ôi “người ơi, người ở đừng về”
Một câu quan họ mành như chỉ
Xuyên suốt tâm hồn mọi nẻo
quê
Tuồng
Chưa xuông Tiết Nghĩa, mạo giang hùng
Đâu để nhìn ra lớp “sóng tùng”
Binh lửa vừa lui đao núi dựng
“Gian nan là nợ khách anh hùng”.
Lý
Em lý hay em cưỡi ngựa
ô
Bờm tung vó dựng lạc đồng
khua
Hồn anh như cuốn theo sau gót
Xốc dậy thanh âm kịp bụi mờ
Chèo
Vò rối tơ, rồi gỡ rối tơ
Gỡ không ra mối lại đem vò
Nàng Vân giả dại, Nàng Vân dại
Vân dại nên đời cứ ngẩn ngơ.
Những khi rãnh rỗi tôi thường lật những trang báo viết về
ông, tất thảy họ đều ngưỡng mộ về một đời thơ tận hiến:
Ta viết cho đời thơ tuyệt cú
Bù vào đất chật những trường thiên
Quế hòa phóng ngọn trên đầm cỏ
Đọng sóng tầng cao những nét riêng
Chính vì những lẽ đó, khi đọc thơ tứ tuyệt của ông, giới yêu
nghệ thuật đã tôn vinh là“Bố già”. Đánh giá về tài thơ của cha tôi, nhà thơ Chế
Lan Viên đương thời nhận xét rất tinh, sâu : “Đây là sự thực thu nhỏ lại, vô
cùng nhỏ lại cho đến mức người ta có thể lẫn nó với mơ màng…Cũng ở đây người ta
thấy sự giản dị của những câu ca dao, vẻ hiền hòa của bao khúc hát cổ, một cái
gì thân mật…
Đặc biệt có những bài thơ đã nằm lòng người hâm mộ. Người hâm
mộ nói “ đọc thơ tứ tuyệt YL là biết trình độ chữ nghĩa của nhà thơ như thế
nào”. Nhà thơ Trúc Thông đã dùng hình tượng “Bố già” một bố già hiền lành dành
cho ông về thể thơ Tứ Tuyệt.
Trong thời kỳ khan hiếm, con đông ông không cam chịu cảnh
nghèo để thua thiệt bạn bè. Nhà ông cũng có những vật dụng mà nhà người mua từ
nước ngòai về còn ông ra chợ mua những phế liệu rồi tự chế ra bàn, ghế từ những
thùng gỗ đựng hao qủa, họp sữa làm thành bếp dầu, mảnh đạn bom bi làm thành bàn
ủi v.v...
Đối với vợ thì chung thủy, vơi con là người cha đầy trách nhiệm,
với bạn bè là sự sẽ chia (góp tiền nuôi Bích Khê, lo chu tất dám cưới cho Chế
Lan Viên, sẻ gạo giúp bác Quang Dũng thời kỳ tem phiếu v.v…”
Đứng về giác độ là người con, tôi đánh giá cha mình qua những
mẫu chuyện mà ông thường kể để dạy chúng tôi về cách sống, về nhân phẩm của một
con người: Cha tôi,
- Là người biết tự trọng: Qua chuyện “Trên chuyến tàu từ
Thanh Hóa trở về quê năm 1944 ông căm dận trước cảnh bọn Pháp đuổi dân ta chạy
tán lọan, lôi thôi, lếch thếch khỏi nơi mà mình đã mua vé để nhường chỗ cho
lính Pháp. Ông nghĩ “Thật nhục nếu mình cũng vội vã rời khỏi chỗ như họ, có xuống
cũng phải đàng hòang, không thể để bọn Pháp khinh rẻ người trí thức VN được”
Nghĩ thế ông nán lại, chậm rãi sờ tay lên chiếc va li và dừng lại, đứng đó nhìn
xuống dưới, nếu bọn Pháp thấy sẽ tưởng mình đang chuẩn bị xách va ly
để đi. Nhưng thật ngạc nhiên khi ông nghe phía sau lưng bằng tiếng Pháp: -Xin lỗi
ngài, tôi có thể ngồi ở đây cùng ngài được không? Ngay lập tức trong
ông đã chuyển thế của kẻ bị động thành kẻ chủ động. Ông cười với nụ cười của kẻ
chiến thắng, lịch sự và gật đầu. Và thế là ông không phải nhường chỗ cho lính
Pháp nữa. Từ lúc ấy cho đến ga Bình Định bọn Pháp rất kính nể ông – người đại
diện cho lớp trí thức của VN”.
- Là người trọng tình và chung thủy: Chuyện ông đi sau
linh cữu của cụ Phan Khôi cuối năm 1958 là một minh chứng cho sự thủy chung của
tình bạn và cả sự dũng cảm. Hồi ấy nhiều người kể cả 1 vài người thân của cụ
Khôi cũng không dám, họ sợ bị liên lụy nhưng với ba tôi đã bất chấp mọi dèm pha
và sự dè biểu để đưa cụ Khôi đến tận nơi an nghĩ cuối cùng vì “Nghĩa tử là
nghĩa tận”.
- Tin ở con người: Qua chuyện “Giao trứng cho ác”. Khoảng
năm 1944. Ông vào SG thăm nhà văn Lê Tràng Kiều, vợ chồng nhà thơ Đông Hồ và Mộng
Tuyết được vài hôm ông xin phép về. Tại sân ga. Va ly quá nặng tòan sách, ông
không thể xách theo mình được. Ông tìm nơi gửi, ông nhờ anh cảnh sát thỉnh thoảng
liếc dùm chiếc va-ly. Nhưng anh ta từ chối: “Ở đây nhiều kẻ cắp, nếu lơ đểnh mất
làm sao tôi đền cho anh” Chẳng biết làm cách nào, bỗng trong đầu ông xuất
hiện ý “Ta sẽ trực tiếp gửi chiếc va ly này cho chính ngay tên cắp”. Ông muốn vận
dụng chuyện ngụ ngôn của Pháp để thử chứng minh “Con người là sự kết hợp giữa
phần ‘Con’ và phần ‘Người’”. Cuộc sống là sự đấu tranh giữa hai nửa ấy. Nếu biết
cách vẫn có thể biến phần “CON” trong tên cắp để thành “NGƯỜI”. Ông
nhờ anh cảnh sát chỉ một trong số tên kẻ cắp ở ga. Người cảnh sát trố mắt nhìn
lướt khắp người ông như để xác định người đang đứng trước mặt có bình thường
hay không?. Sau đó anh ta chỉ về phía một thanh niên có khuôn mặt bặm trợn đang
đứng gần quày bán vé với một vẻ tò mò. Ông cảm ơn rồi đi đến chỗ người thanh
niên. Anh thanh niên mắt lấm la lấm lét như thể đang chuẩn bị làm một
điều gì đó bỗng người xung quanh nghe ông nói với tên kẻ cắp: “Nhờ anh trông
dùm chiếc va-ly, tôi đi mua vé mà không biết gửi cho ai, xin anh giúp cho. Người
dân ở đây vô cùng kinh ngạc. Họ nói với nhau: “ Thằng cha này điên, ai lại giao
của cho kẻ cắp, khác nào giao trứng cho ác!” rồi họ tò mò chờ đợi. Họ kinh ngạc
hơn nữa, khi ông mua vé xong, quay trở lại mà tên cắp vẫn đứng nguyên chỗ ấy để
trao lại chiếc va-ly cho ông. Ông cười, vui vì đã đánh giá đúng sự việc và con
người. Ông cảm ơn rồi biếu ít tiền, nhưng người thanh niên này cũng tỏ ra tự trọng
vì thấy còn có người tin ở mình . Vậy là lúc này người thanh niên đã sắp xếp
cho bản năng phần ‘Người” thắng phần ‘Con’ trong anh ta.
- Là người thật thà không tham: Có một bài
thơ dịch từ nguyên gốc bằng tiếng Hán hâm mộ một nhạc sĩ tài
danh về đàn tranh. Mọi người đều cho rằng của nhà thơ YL “Còn đâu nữa tiếng đàn
tranh/Hởi chàng nhạc sĩ tài danh Xuân Thiều/Đàn phàm –phim Hạt tiêu reo/ Giờ
đây sông Bộc sóng gào biệt ly... Cho như vậy cũng đâu phải thiếu cơ sở.
Trong số gọi là tri âm tri kỹ, ngoài nhà thơ YL không thể có ai hơn trong việc
am hiểu giá trị tài năng xuất chúng của Xuân Thiều, nhưng ông không nhận. Trong
khi ấy lại có người muốn nhận về mình. Đúng 38 năm sau mới biết đó là của ông
Đào Thuyên, người làng Biểu Chánh…
Nhà thơ không gặp may như những người cùng thời. Trong sáng
tác là người bị mất nhiều nhất. Từ những thiệt thòi trong cuộc đời, và trong
sáng tác của ông, nhà Thơ Chế Lan Viên xót xa: “… Yến Lan là đỉnh núi cao khó với
tới, anh là người luôn đi trước nhưng lại về muộn…”
Cách nay 10 năm, nhà thơ Nguyễn Hữu Thỉnh - Phó tổng thư ký Hội
Nhà Văn Việt Nam viết: “Trong gần 60 năm liên tục Yến Lan đã cống hiến
nhiều truyện ngắn, kịch thơ, ca kịch, trường ca và thơ, thể lọai nào cũng có
thành tựu. Chính vì vậy, cùng với Chế Lan Viên, Tế Hanh và các nhà thơ cùng thế
hệ, Yến Lan đã có nhiều đóng góp lớn cho văn học, là bật thầy mẫu mực cho nhiều
thế hệ các nhà văn noi theo”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét