Sở hữu trong tay một tài sản
âm nhạc bậc nhất, nhì Việt Nam. Với trên 1.000 ca khúc, đủ các thể loại.
Từ tình ca, dân ca, thiền ca, tục ca…Phạm Duy, là cây cổ thụ của nền âm nhạc
Việt Nam, điều này không một ai có thể chối cãi được ngay từ trong cái sự liên
tưởng giữa nhạc và thơ.
Bởi lẽ,
Không những chỉ với biệt tài
phổ thơ mà ông đã từng phối hợp những pha tuyệt đẹp một cách thuần thục trong
thi ca và âm nhạc. Chúng ta đã từng có,
Phạm Duy, với thơ Nguyễn Tất
Thiên, cho chúng ta Thà Như Giọt Mưa, Thiên Thu, Em Hiền Như Ma Soeur, Hãy
Yêu Chàng…
Phạm Duy, với thơ Phạm Thiên
Thư, với Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Một Nhành Mai, Giọt Chuông Cam Lộ…
Rồi, Phạm Duy, với thơ Hàn Mặc
Tử, với Giết Người Trong Mộng, Đây Thôn Vỹ Dạ, Tình Quê…
Lần này đây, chúng ta lặng
nghe hồn nhạc của Phạm Duy hòa quyện vào hồn của thơ Bích Khê…
Bích Khê, sinh ngày 24 tháng
3 năm 1916 tại Quảng
Ngãi. Ngay từ thuở thiếu thời 15 tuổi ông đã khai thác thể thơ đường luật,
ca trù một cách thành công. Sau đó 6 năm ông bị bệnh phổi, và ngày 17 tháng 1
năm 1946 ông đã qua đời, khi mà tuổi đời còn quá ngắn, trong cái tuổi 30, ông
đã để lại một gia tài có giá trị trong nền thi ca Việt Nam.
Chế Lan Viên đã viết về nhà
thơ Bích Khê như sau: “…có những nhà thơ đem đến một mùa lương thực. Lại có
nhà thơ cầm một dúm hạt giống mới trên tay. Khê thuộc hạng thứ hai.”
Còn cha đẻ của Đây Thôn Vỹ Dạ, nhà thơ Hàn Mặc Tử thì lại cho rằng đọc những vần thơ ấy “giây thần kinh và
gân huyết ta rung động say mê bởi những làn khoái lạc của xác thịt nóng, thơm,
ran ran lên cả người”.
Ông nói thêm: Tôi gọi Bích
Khê là “thi sĩ thần linh”. Ông cho thơ Bích Khê ở tập Tinh huyết có
ba tính cách:
1) Thơ tượng trưng,
2) Thơ huyền diệu, và
3) Thơ trụy lạc
1) Thơ tượng trưng,
2) Thơ huyền diệu, và
3) Thơ trụy lạc
Nhận xét về thơ trụy lạc của
bạn mình, ông đã viết: “Ở địa hạt dâm cuồng này, ta thấy thi sĩ Bích Khê hoàn
toàn là Baudelaire. Vì trong tác phẩm chàng, gợi dục tình thì ít, mà làm cho
người ta ghê rợn đến gớm guốc cái cảnh trần truồng khả ố thì nhiều”. Điều này
không hẳn đúng. Loại thơ nhục thể của Bích Khê một mặt, thể hiện niềm khát sống,
niềm hoan lạc trần thế của con người nói chung, của chính nhà thơ nói riêng. Mặt
khác, Bích Khê đã nâng khoái cảm nhục thể ấy lên thành một nguồn cảm hứng, một
mỹ học thơ. Thơ “lõa thể” của ông đọc lên không thấy gợi dục tình theo hướng xấu
xa, điều này Hàn Mặc Tử nói đúng, nhưng cũng không hề gợi cảm giác ghê rợn, gớm
guốc. Đọc chúng, ta được khoái cảm tổng hợp của sự tương giao âm thanh, màu sắc,
hương thơm như một đặc tính cốt yếu của thơ tượng trưng. Tính chất “thần linh”
của Bích Khê, nếu có, thì không chỉ ở những bài thơ huyền diệu, siêu thoát, mà ở
cả chỗ này nữa: ông nói tục mà thanh, ông nói những điều khó nói mà nói được một
cách tự nhiên, thanh thoát. Ta hiểu thêm một lý do nữa vì sao ông thích thú và
gần gũi với Hồ Xuân Hương đến vậy. Và ta cũng hiểu vì sao Bích Khê lại gọi
Baudelaire là “Vua Thi Sĩ”, vì ông đã học được bao nhiều mùi thi vị ở
tác giả Hoa Ác (Les Fleurs du Mal).
Riêng, Phạm Duy, ông gọi thơ
Bích Khê phổ nhạc là “dị khúc”. Có thể gọi thêm là ca khúc “kỳ dị”, “lập dị”,
“dị thường”.
Phạm Duy nói: “Gần đây,
trong mục đích đi tìm cái đẹp trong thi ca Việt Nam, tôi đã chú ý tới nhà thơ
Bích Khê và thấy cần phổ nhạc những bài thơ của ông. Tôi cũng đã phổ nhạc một
bài thơ của Bích Khê là bài TỲ BÀ từ năm 1959 nhưng bây giờ tôi muốn soạn một
chương khúc 10 bài vì thơ của ông đa dạng quá, đặc biệt quá… mà theo tôi thấy,
thì có ít người biết tới ông.
Tôi thấy Bích Khê là thi sĩ
luôn xưng tụng Nàng Thơ ở dạng khỏa thân, lõa thể. Ông có hẳn một bài thơ
đặt tên là Xác thịt …”
Tôi vồ người như một miếng mồi
ngon
Miệng ngậm hờn riết chặt lấy
môi son
Mắt đổ lửa lườm qua làn sóng
sắc…
“Tôi phổ nhạc 10 bài thơ của
Bích Khê và gọi nó là dị khúc”. Ông nói tiếp:
“Thơ Bích Khê có thể là thơ
“lập dị”, thơ “thần dị” hay thơ “kỳ dị”… nhưng cũng có những bài thơ “bình dị”,
ví dụ Huế Đa Tình, Sầu Lãng Tử… Tôi đã phổ nhạc bài thơ Tỳ Bà của Bích Khê từ
năm 1959 ở Saigon . Thái Thanh hát bài này rất hay.
Trong năm 2010, tôi có nhiều
thì giờ để đọc đầy đủ tất cả những thơ của thi sĩ và tôi đã hoàn tất một chương
khúc gồm 10 bài gọi là BÍCH KHÊ NGHÊ THƯỜNG”.
Phạm Duy, vào những ngày chớm
Đông, một chút se se lạnh của đất trời Sài Gòn. Tôi gặp lại, và ông thì vẫn rất
khỏe. Vẫn với nụ cười ngạo nghễ trên môi năm nào. Ông trao tay tôi một CD, chỉ
vỏn vẹn một bài duy nhất và nói: “Nghe đi nhé, dị khúc Sầu Lãng Tử do
Tuấn Ngọc hát, Duy Cường hòa âm chỉ là một bài trong chương khúc Bích Khê
Nghê Thường”
Trong ánh mắt nhìn xa xôi,
ông nói thêm: “Bích Khê mắc bệnh lao lúc 18 tuổi và qua đời khi mới 30 tuổi.
Ông chỉ mơ được làm người lãng tử nhưng suốt đời nằm trên giường bệnh. Tôi, một
kẻ lãng tử chính cống, xin được thay Ông để hát lên bài hát này…”.
Buồn sao muốn khóc, cho ra
tiếng
Nước mắt tương tư, phả điệu
đàn
Buồn sao muốn khóc, như là
con nít
Rạo rực như điệu đàn tương
tư…
Buồn sao muốn khóc, cho ra
máu
Hiện ảnh trong hồn: một đám
tang
Buồn sao muốn hốt bao nhiêu
lệ
Viết mạnh trong tay một chữ: NÀNG!
Đời du lãng buồn như cổ độ
Khóc lóc ngây thơ tóc bạc chẳng
hay
Lòng người du lãng buồn như
cổ độ
Chết đi rồi máu vẫn còn say
Làn sóng thu ba dâng lên
khóe mắt
Ôi thôi rồi chết cứng cả con
ngươi
Làn sóng thu ba dâng lên
khóe mắt
Mầu hoa trang điểm cặp môi
cười
Có người buồn quá không sao
khóc
Làm mùi thanh khí quyện tiên
nương
Có người buồn quá không sao
khóc
Không sao khóc!
Khóc sao được? Khóc sao được?
Miệng như, như cứng miệng
chàng
Hào quang như chẩy tơ vàng
Cười như ngọc dội
Dội thành hương vang
Dội thành hương vang
Dội thành hương vang
Dội thành hương vang
Dội thành hương vang
Dội thành hương vang
Hương vang
Hương vang
Hương vang…
Dị khúc / Sầu Lãng Tử
Hình như là vị ngọt trong
trái đắng tình yêu dâng trào trong mỗi trái tim chúng ta khi tiếng hát của
chàng lãng tử Tuấn Ngọc rung lên “Buồn sao muốn khóc, cho ra máu. Hiện ảnh
trong hồn: một đám tang. Buồn sao muốn hốt bao nhiêu lệ. Viết mạnh trong tay một
chữ: NÀNG!”.
Cuối cùng, tôi.
Cám ơn một Bích Khê, ông đã
là một chàng lãng tử đẹp! Đẹp đến lạ thường và hiếm hoi của những năm 1910. Và, Phạm Duy, Duy Cường, Tuấn Ngọc…những chàng lãng tử của thế kỷ 21, đã tiếp tục làm cho đời nhiều đắm say.
ht, nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét