Nhà thơ Bích Khê xứ Quảng trong vòng tay
Theo sự hiểu biết hạn hẹp và
qua những bức thư của bác Quách Tấn gửi cho ba, tôi đọc thấy, xin chia sẻ để
các bạn hiểu thêm về “cái nôi thơ” mà người đời thường tâm đắc “Bình định là đất
võ mà ẩn chứa trong mình những bí ẩn về văn chương”
Có một bức thư trong số nhiều
bức, bác Quách Tấn viết rằng:
Yến Lan bên mộ Bích Khê
Nha Trang lập xuân 1988
Nha Trang lập xuân 1988
Chú Yến Lan,
Cách đây 1 tuần tôi có gởi
ra chú 1 bức thư nói về Trường thơ Bình Định. Chú nên cho ông Thu Hoài biết rằng
không có Trường thơ Bình Định, chỉ có Trường thơ loạn của Chế Lan Viên, Hàn Mặc
Tử, Yến Lan mà thôi! Trường thơ này không thể thành Trường thơ Bình Định được.
Bình Định chỉ có một nhóm gồm 4 thành viên mà các bạn yêu thơ do Trần Thống ở
Kiên Mỹ đại diện, gọi là Bàn Thành Tứ Hữu. Nhóm thơ gồm có: Hàn, Chế, Yến,
Quách. Bốn bạn này mang tên một con vật trong bộ Tứ Linh. Hàn là Rồng, Chế là
Phụng, Yến là Lân, Quách là Rùa-
Đó là cách so sánh lý thú và
khá phù hợp với tính cách từng người. Lại một điều lạ nữa, tuy nhóm giao du rất
rộng, nhưng không mở rộng, trước sau chỉ có bốn người. Khi Tử mất thì Bích Khê
thế vào"
Tôi đã viết một bài nói về
nhóm thơ Bình Định vừa vui vừa nói lên được phong độ và sắc thái của thơ Tiền
chiến Bình Định-Đó là từ 1930 đến 1945, từ 1945 đến 1985 trừ Tử và Khê đã mất,
kẻ còn lại đều hoạt động đều đặn.
Bích Khê và Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là Nguyễn Trọng
Trí, sinh năm 1912 mất vào ngày 11.11. 1940; quê Quảng Bình, nhưng sống và qua
đời tại Qui Nhơn- Bình Định. Đã xuất bản tập thơ “Gái quê” 1936.
Bích Khê sinh
ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu
nước, có ông nội là Lê Trọng Khanh đỗ Cử nhân năm Tự Đức thứ 21
(1868), làm quan đến chức Viên ngoại lang Viện cơ mật.
Năm 1935, khi còn ở Phan Thiết,
Hàn Mặc Tử quen cô cháu gọi Bích Khê bằng cậu. Từ sự đam mê thơ Tử, cô đem khoe
với cậu và ngược lại lấy thơ cậu cho Tử xem. Ban đầu, người này đọc thơ người
kia, không ai phục ai. Đến khi, đọc “Hương thơm và mật đắng” của Tử thì Bích
Khê đã thốt lên:
“Hàn Mặc Tử đã đi trước ta
quá xa, đây hẳn là thiên tài!”.
Còn Tử, đầu năm 1938 được
Bích Khê gởi tặng ba bài thơ “Thi Tứ”, “Ảnh ấy”, “Thời gian” liền nhận ra ở
Bích Khê một tài năng thơ hiếm thấy, khiến người đọc đê mê da diếc. Hàn liền
biên thư để khích lệ bạn làm được bài nào gửi ra bài ấy. Song, Hàn thất vọng,
vì không chọn được bài nào trong số đó, bèn trả lại kèm thư chọc quê Khê, cốt để
bạn tự ái mà viết hay hơn.
Quả nhiên, sau khi đọc thư
Hàn; Bích Khê trút giận vào các tập thơ, xé nát không chút luyến tiếc. Cơn giận
lui, Bích Khê tự thách thức: “Trong sáu tháng sẽ trở thành một thi sĩ phi thường,
bằng không, sẽ không bao giờ làm thơ nữa.” Nhưng, chỉ ba tháng sau, một khát vọng
sống, khát vọng yêu và khát vọng thi ca đã làm cho nguồn thơ vô tận từ trái tim
Bích Khê tràn ra đầu ngọn bút. Ông hoàn tất đúng như ý nguyện; mỗi chữ, mỗi câu
thơ đều thể hiện tình yêu đôi lứa mạnh như bom tấn; chân thật mà lãng mạn, mãnh
liệt mà không sáo rổng, mang sắc thái của dòng thơ mới, rất lạ và độc đáo. Áng
thơ chất chứa cả tinh huyết, dung mạo của ông qua bao đêm miệt mài, vì thế ông
phờ phạc, tóc ở thái dương bạc trắng! Ông gửi vào cho Hàn. Quả nhiên, sau khi
ngốn hết tập thơ, Tử không có chỗ nào để chê bạn được nữa. Bằng sự trân trọng
và ngưỡng mộ, Hàn viết lời tựa tập thơ:
“Một bông hoa lạ nở hương,
thứ hương quí trọng thơm đủ mọi mùi phước lộc”.
Sau đó Hàn giới thiệu Bích
Khê với nhóm “Tứ Linh”
Bích Khê đến với Hàn, lúc
Hàn đang mang căn bệnh quái ác, nhưng Tử không thấy mặc cảm với Bích Khê, vì
Khê đối xử với Hàn quá ư triều mến, chân thành: như nắm tay, ôm choàng bạn mỗi
khi gặp Tử. Một cử chỉ không thể có, ngay cả với người thân trong gia đình, làm
mềm lòng Tử.
Thật tiếc! đôi bạn tài hoa
và nặng tình ấy, gần nhau chưa tới ba mùa xuân thì Tử bị gom vào nhà thương Qui
Hòa. Thương nhớ bạn, Bích Khê viết bài “Hàn Mặc Tử” được bác Quách Tấn và chú
Chế cho là giai tác. Bài thơ chưa kịp đến an ủi Tử, thì Bích Khê nhận hung tin
Tử qua đời. Thơ nhớ thành thơ điếu bạn.!
Bích Khê Với Quách Tấn:
Năm 1941, qua giới thiệu của
Tử, Bích Khê đến Nha Trang tìm gặp bác Tấn. Duyên cớ gì mà mới gặp lần đầu hai
người như đã biết nhau từ lâu. Nhà bác Tấn lúc đó là điểm hẹn văn hóa; các văn
sĩ tứ xứ, ai đến đây nghỉ chân đều gửi lại Trường Xuyên (bút hiệu Q. Tấn) văn,
thơ và bản thảo. Vì lẽ đó, Bích Khê đã lưu lại đây một thời gian
dài để nghiền ngẫm, nghiên cứu
và giao lưu cùng bạn văn chương…
Từ nơi này, Bích Khê đã tiếp
thu những tinh hoa của thơ Đường nhờ bác Tấn - nhà thơ đường cuối cùng của thế
kỷ XX. Và cũng từ nơi này Bích Khê tiếp cận cả nền văn học Đông Tây Kim Cổ. Đặc
biệt hầu như toàn bộ những tác phẩm của Hàn, Yến, Chế đã xuất bản, đều có trên
giá sách nhà này. Tuy bệnh tình hành hạ nhưng Bích Khê gắng lưu lại để nghiền
ngậm và mong gặp những người mà Hàn đã giới thiệu.
Bác Tấn rất nặng lòng với
Bích Khê. Nhìn Bích Khê lâm bệnh hiểm nghèo, ông lặng lẽ đi tìm thầy, tìm thuốc
về nhà chửa cho bạn. Ít lâu sau, thấy bệnh mình không giảm, ông sợ phiền bạn
nên tạm biệt để về quê. Bác Tấn khuyên ông hãy ở lại thành phố chửa khỏi bệnh rồi
hãy về, nhưng Bích Khê vẫn một mực từ chối.
Thời loạn lạc đến, bác Tấn tản
cư về Trường Định. Ít tháng sau thì nhận được tin Bích Khê qua đời, thương bạn
bác viết:
Ngắm vội trời Thiên Ấn
Cố Nhơn ơi cố nhơn
Bóng theo Hàn Mặc Tử
Tâm gửi Ngũ Hành Sơn
Danh vọng đài mây vút
Anh Ba biển sóng dồn
Đã hay nghìn tuổi thọ
Thương nhớ lụy đói cơn.
Cố Nhơn ơi cố nhơn
Bóng theo Hàn Mặc Tử
Tâm gửi Ngũ Hành Sơn
Danh vọng đài mây vút
Anh Ba biển sóng dồn
Đã hay nghìn tuổi thọ
Thương nhớ lụy đói cơn.
Năm 1937, Chế Lan Viên nổi
tiếng trong cả nước với tập thơ “Điêu tàn”. Bích Khê sửng sốt thốt lên rằng “cậu
bé này quả nhiên là một thần đồng”, ông tìm cách gặp Chế.
Người ta bảo thơ Chế và Khê
giống nhau; có cùng tâm thức và thịnh tình với các nhà thơ phương Tây như
Valery, Bauderlaire, Edga.
Lúc Bích Khê đang điều trị ở
viện bài lao Pasquier, nhà thơ Chế Lan Viên và Nguyễn Đình ra thăm bạn. Khi
chia tay, Bích Khê buồn bã nói qua làn nước mắt: “Bao giờ mình gặp lại nhau nữa!
mà chắc gì chúng ta còn có dịp để gặp lại ?!
Cuối năm 1943 Bích Khê gửi tập
“Tinh hoa” vào Nha Trang, nhờ Chế đề tựa sẵn, chờ có tiền sẽ xuất bản. Chú Chế
nhận lời, đọc hết tập thơ. Một cảm giác lạ như có dòng điện chạy qua sống lưng,
cảm giác hiếm hoi ở Chế khi đọc thơ bạn, mà bấy giờ chú đã dành những lời châu
ngọc để ca ngợi về tài thơ của Khê, đã viết sẵn lời tựa. Song, cuộc đảo chính của
Nhật hất Pháp; chiến tranh bùng nổ; cảnh ly biệt, Chế đành gác lại.
Rồi, Bích Khê qua đời! món nợ
với người quá cố đeo đẳng mãi trong Chế.
Đến năm 1987, bạn văn và gia
đình Khê đã cất công tìm và tập họp di cảo của Bích Khê giao lại cho chú Chế.
Nhờ vậy, chú đã hoàn thành việc mà Bích Khê ký thác hơn nữa thế kỷ qua…
Bích Khê Với Yến Lan
“Tiền và Hậu Ngũ hành sơn”
là hai bài thơ nổi tiếng của Bích Khê được Chế Lan Viên đánh giá cao hơn bài
“Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp. Nhà thơ Nguyễn Đình chép được khi cùng Chế
đến thăm Bích Khê tặng lại cho ba t ôi - nhà thơ Yến Lan.
Xem thơ, ba tôi rất phục tài
và mến mộ Bích Khê, ông mong có ngày gặp được bạn để tỏ tường.
Một chiều thu, ba tôi đang
trầm tư trước tờ giấy kẻ ô vuông với những câu thơ đang làm dở. Đột nhiên, một
thanh niên xuất hiện với chiếc túi nhỏ trên vai. Tuy chưa xưng danh, nhưng ông
nhận ra người lữ khách giang hồ gầy guộc, nước da xanh, thoảng húng hắng ho là
tác giả những vần thơ:
Kim, Mộc, Hỏa, Thổ lạy
Trên, dưới, đất, Trời chầu
Trên, dưới, đất, Trời chầu
Ông mừng rỡ, đỡ túi trên vai
bạn rồi, đưa vào gian nghĩa tự chùa-nơi trước đây đã gặp Hàn Mặc Tử và Nguyễn
Công Hoan. Bích Khê lúc này trông rất mỏi mệt. Vì vậy ông chỉ ở lại với ba tôi
vài ngày rồi cáo lỗi vào Nha Trang để tìm thầy chữa bệnh. Biết bạn đang mang bệnh
hiểm nghèo (lúc đó bệnh lao là một trong ba loại bệnh khó chữa), ba tôi nghĩ chắc
bạn cần giúp đỡ, nên sau khi tiễn bạn ra ga xe lửa, ông sắp xếp công việc ở
chùa rồi vào Nha Trang để gặp bác Quách Tấn, bàn cách giúp Bích Khê
Trên Báo Kiến Thức Ngày Nay
số 206/ 20-4-1996, bài viết: “Tiếng gọi đò trên Bến My Lăng” do Tô Đình Tuân thực
hiện. Và trong bài “Từ Bến My Lăng phát thảo chân dung Yến Lan” của nhà văn Võ
Văn Trực trên VN.7 tháng 6/1991 có sự sẻ chia của ba tôi:
“Tôi quen Bích Khê khi anh
lâm bệnh nặng. Lúc đó tôi dạy học cho trẻ em hàng xóm kiếm sống. Tôi thương
Bích Khê và phục tài anh lắm. Tôi bàn với Quách Tấn đưa Bích Khê vào Nha Trang
tìm cách nuôi nhau. Chúng tôi góp tiền thuê một nhà nhỏ ở phường Củi cho Bích
Khê. Ở Nha Trang được một thời gian ngắn, Bích Khê bỏ ra đi, chúng tôi chia
nhau tìm, nhưng không thấy. Sau đó, chính Nguyễn Đình đã vô tình gặp lại Khê. Bọn
tôi, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình lại bàn đưa Bích Khê ra Huế chữa trị,
an dưỡng. Về kinh tế tùy theo hoàn cảnh từng người giúp Bích Khê. Tôi chưa vướng
bận vợ con, mỗi tháng góp 30đ, Chế Lan Viên phải nuôi cha mẹ già và hai chị,
góp 10đ, Nguyễn Đình 20đ, Quách Tấn có vợ, con đông, góp 20đ. Chị Tấn đảm nhận
việc thu rồi gửi ra tận viện Pa-ski-ê cho Bích Khê.”
Một thời gian sau, tôi nhận
được phong thư viết bằng bút chì. Ngoài bì thư đề:
Kính gửi: Ông Yến Lan
Yến Lan!
Mình rất cảm ơn cậu và các bạn
đã chăm lo cho mình. Bây giờ mình không còn chịu đựng được nữa, mình đành vĩnh
biệt cuộc sống, vĩnh biệt bạn bè!”
Ký tên
Bích Khê
Sở dĩ tôi trích bài báo này
để minh chứng bài viết của tôi là có cơ sở “nói có sách, mách có chứng,” vì
trong hồi ký của bác Tấn không có từ nào nói về điều này. Mà đây là vấn đề rất
nhạy cảm. Gia đình ông khá giả, bà con đông hà cớ gì các bạn văn của xứ Nẫu lại
phải chăm lo, đóng góp để nuôi Bích Khê như đã kể trên. Ba tôi là người trọng
danh dự, không nhận những gì không phài mình làm ra hoặc chưa làm mà kể công …
Và tôi tin ờ cha mình đã làm
như lời ông tâm sự.
(Trích hồi ký: Về người cha
thi sĩ, Lâm bích Thủy sưu tầm và giới thiệu)
Lâm Bích Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét