Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020
Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương 2
Đời sống thẩm mỹ của
3.1.1.2. Sự biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật thời kỳ Hùng Vương
Ở thời kỳ Hùng Vương, con người không chỉ biết chế tạo ra các đồ dùng mà còn biết trang trí cho các sản phẩm của mình, đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật và mỹ thuật tạo dáng. Họ đã biết tạo dáng đồ dùng sau đó mới trang trí mỹ thuật cho vật dụng thêm tinh xảo và đẹp mắt. Nghệ thuật tạo hình thời kỳ Hùng Vương vừa phản ánh cuộc sống thường nhật, phản ánh mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh của cư dân Việt cổ lúc bấy giờ vừa thể hiện một đời sống thẩm mỹ sống động, đa chiều, không thiếu những điểm nhấn ấn tượng. Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời kỳ này. Nghệ thuật tạo hình là một bằng cớ rõ rệt về năng khiếu thẩm mỹ của một cộng đồng người biết quần tụ trong những mối quan hệ khăng khít với nhau và với thiên nhiên. “Nền nghệ thuật tạo hình thời kỳ này nhiều vẻ, mang một cái đẹp bình dị, hài hòa, chững chạc và có một nội dung chân thật, phản ánh đầy đủ những tư duy, tình cảm và cuộc sống con người” [187, tr.323]. Ở nghệ thuật trang trí và nghệ thuật vẽ hình thời kỳ Hùng Vương, cái đẹp là sự hòa điệu giữa nội dung và hình thức trang trí. Về nội dung chính là sự phản ánh về các hiện tượng cuộc sống. Đó là những mô tả chân thực thực tiễn. “Những cảnh sinh hoạt thể hiện trên các trống đồng, thạp đồng và những đồ đồng khác có một nội dung hiện thực cao, diễn tả nhiều mặt về cuộc sống vật chất và tinh thần của con người thời Hùng Vương” [187, tr.326]. Con người đã có nơi ở (nhà sàn), đã biết sử dụng những con thuyền lớn, đã làm ra lúa gạo (cảnh giã cối); đã có những phương tiện lao động, chiến đấu (những công cụ và vũ khí trong tay những hình người trên các con thuyền); đã biết đến những hoạt động văn nghệ vui tươi (múa hát, đánh trống, thổi khèn). Nhiều chi tiết được thể hiện phản ánh những khái niệm bình dị về mối quan hệ giữa trời và đất (tục đánh trống đồng), phản ánh cả những mơ ước mùa màng phong thu và cả những thân phận thấp kém trong xã hội. Ở nghệ thuật vẽ hình, đề tài cũng là con người (toàn bộ những thành viên công xã), các hình kỷ hà (vòng tròn đồng tâm, hình thoi, hình tam giác hòa điệu, hình hoa lá, hình rồng rắn), hình động vật quần tụ quanh con người (chim, cá, hươu, nai, cầy cáo, chó, gà,...), những sản phẩm bình thường của con người (nhà cửa, thuyền bè, chày cối, rìu, giáo, cung tên,...), cảnh tượng sinh hoạt phổ biến của con người (chèo thuyền, giã cối, săn bắn, múa hát,...).
* Cái đẹp thể hiện trong truyện kể dân gian thời kỳ Hùng Vương
Nhóm 1: từ mép thạp xuống gồm 10 băng. Trong đó băng 1 và 10 là những đường vạch ngắn song song; băng 2,6,9 là hoa văn hình răng cưa có xen giữa những chấm nhỏ nổi. Băng 3,4,7,8 là hoa văn đường tròn tiếp tuyến có chấm giữa. Băng 5 nằm ở trung tâm, hoa văn là những đường gãy khúc hình chữ S đan chéo nhau tạo nên những hình thoi. Khoảng trống giữa hai cạnh của những hình thoi là đường tròn chấm giữa.
Thứ nhất, nghiên cứu sinh đã khái quát đời sống thẩm mỹ thời kỳ
Hùng Vương bao gồm các đặc điểm: những cảm xúc và cách thể hiện cái đẹp của người
Việt thời kỳ Hùng Vương nhấn mạnh tới “cái chuốt, cái tinh, cái thần”; đời sống
thẩm mỹ phản ánh chân thực cuộc sống, mang tính bình dị, phóng khoáng, bình đẳng,
tính chất dân chủ sơ khai; đời sống thẩm mỹ thời kỳ này cũng mang phong cách tư
duy lưỡng hợp; kết hợp tài tình giữa giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ; cái độc
đáo thấm đậm một cảm xúc thẩm mỹ chung là “cái dịu nhẹ, mềm mại, trầm đọng và
sâu lắng”; trong tư duy thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương mang đặc điểm
tư duy thẩm mỹ hướng về Mẫu, tư duy nhịp điệu thân thể chứ không phải cấu trúc
hài hòa của cơ thể.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tưởng chừng như
Tưởng chừng như (Nói với Gaston, 15.Dec.2013-15.Dec.2020) Đập cổ kính ra tìm lấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi (Khóc Bằng Phi, Vua Tự Đứ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét