Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học 2
Khi tôi nói: “Đạo Phật Zen nhận rằng con người chỉ có thể giải thoát tại một trần gian duy nhất là trần gian này”, tôi không muốn nói rằng Zen chối bỏ mọi “siêu việt thể”. Đối với Zen, hai thế giới (tâm linh và vật chất) chỉ là một, không có sự chia rẽ và làm hai miền khác biệt tách rời nhau: chỉ có một vũ trụ con người (so sánh Sartre: Il n’y a pas d’autre univers qu’un univers humain l’univers de la subjectivité humaine) (Câu này của Sartre gợi cho ta nhớ đến thuyết Duy thức của Phật giáo). Zen không ghét bỏ trần tục để mà tìm kiếm một thế giới tâm linh xa xôi. Đối với Zen, thế giới tâm linh ở ngay nơi thế giới ô trọc này, Zen không ước vọng đến tương lai mà chỉ thực hiện đường đi của mình ở hiện tại (đây cũng là điều mà Zen tách xa Heidegger; đối với Heidegger tương lai là quan trọng nhất, để mà con người làm cái Entschlossenheit). Thiên đàng từ trong người tôi chứ không ở nơi đâu cả. (Ta dễ nhớ đến nhà thơ thần bí William Blake; Blake không ghét bỏ trần gian tục giới; ông chỉ nhận thế giới tâm linh ở nơi chính trần gian này).
[3] Xem Heidegger, “The Essence of Truth”, bản dịch Anh trong quyển Existence and Being do Werner Brock giới thiệu và trình bày trong (trang 143-83) (Vision Press, London 1949). Trong thiên cảo luận “The Essence of Truth”, chúng ta thấy Heidegger định nghĩa “chân lý” theo nghĩa Hy lạp là Aletheia (sự lột màn) chứ không phải theo nghĩa thông thường La tinh là Veritas (chân lý theo nghĩa Veritas có nghĩa là xứng hợp tương ứng giữa vật và trí, rei và intellectus). Quan niệm Chân lý của Heidegger là lột trần màn để cho xuất hiện chân tính (Sein); nếu đem so sánh với tư tưởng Phật giáo thì sự lột màn Vô minh để cho xuất hiện Chân tính, tức là Phật tính.
8.
15.
Maugham là tác giả văn chương đầu
tiên tôi đọc trong đời; lúc bé nhỏ khoảng 9 - 10 tuổi gì đó, tôi chỉ đọc loại
sách văn chương con nít, những quyển sách của Contesse de Ségur, Trilby, Swift,
Ed. de Amicis, vân vân (tôi mong rằng lúc nào tôi già được khoảng 80 tuổi thì
tôi sẽ viết về những tác giả của tuổi thơ tôi với những dòng tuyệt đối cao siêu
nhất). Tác giả văn chương người lớn đầu tiên tôi đọc vào khoảng 10-15 tuổi
chính là Somerset Maugham; quyển sách đầu tiên ấy là quyển Of Human Bondage dày
khoảng 700 trang. Dạo ấy, tôi còn sống với cha mẹ tôi ở Mỹ Tho, tôi còn nhớ nằm
dài trên ghế sofa và đọc trọn quyển sách dày 700 trang từ 6 giờ chiều cho đến 9
giờ sáng trọn đêm không hề ngủ quên một giây! Ôi cái tuổi 15, cái tuổi 16! Cái
tuổi yêu đương rạo rực, khát khao lãng mạn, chứa đựng tất cả những phiêu lưu vĩ
đại sau này của trọn đời người…
Sáng sớm, tôi sực thức giấc. Tôi thở khoan khoái. Giấc ngủ êm đềm đã xóa nhòa tất cả những khắc khoải của mấy ngày qua. Tôi bước ra ngoài vườn; gió cao
nguyên lạnh buốt. Mặt trăng còn chiếu sáng. Bỗng nhiên tôi sực muốn viết về
Apollinaire. Bỗng nhiên… Ừ, chắc những dư vang của tối hôm qua còn đọng lại sau
giấc ngủ nhẹ nhàng. Tôi bước vào nhà vội vã ngồi vào bàn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khúc hát Marseilles
Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét