Trịnh Công Sơn, Văn Cao và Phạm Duy là ba cây đại thụ trong khu vườn âm nhạc
Việt Nam, thì Đặng Thế Phong - người nhạc sĩ tài hoa mà bạc mệnh, chỉ là một
gốc cây khẳng khiu nép mình ở một góc vườn. Nhưng cái gốc cây đó không thể
không khiến người ta phải ghé thăm, và để lại một chút ngậm ngùi...
Có lẽ ông sáng tác nhiều hơn hai bài, nhưng tôi và rất nhiều người khác, nhớ
tới ông qua hai tác phẩm bất hủ: Giọt mưa thu và Con thuyền không bến.
Chỉ với hai tuyệt phẩm này thôi, cũng đủ để tên tuổi ông sống mãi với thời
gian, cho dù ông đã về với cát bụi đã hơn nửa thế kỷ.
Đặng Thế Phong sinh năm 1918 ở Nam Định, và mất năm 1942 trên một căn gác hẹp ở
phố Hàng Đồng vì bệnh lao. 24 năm - một sự nghiệp ngắn ngủi, một cuộc đời ngắn
ngủi. Ông ra đi khi còn quá trẻ ở độ tuổi hai mươi bốn, độ tuổi đẹp nhất của
đời người. Cuộc đời ngắn ngủi của ông gắn liền với túng thiếu, vất vả. Và kết
quả của sự túng thiếu triền miên là một căn bệnh nan y của thời đó, căn bệnh
của người nghèo: bệnh lao. Có lẽ ông sáng tác Giọt mưa thu và Con thuyền không
bến vào những ngày tháng cuối cùng nằm trên giường bệnh, nhìn ngoài cửa cuộc
sống trôi đi, còn bên trong căn gác hẹp ở phố Hàng Đồng, có một cuộc đời đang
sắp sửa ngưng đọng lại, mãi mãi...
Ở nhạc Trịnh, ta thấy có rất nhiều nỗi buồn, rất buồn, nỗi buồn chiến tranh,
nỗi buồn về phận người. Nhưng trong đó không thấy nỗi tuyệt vọng. Còn ở Đặng
Thế Phong, mà thể hiện ở Con thuyền không bến, là một nỗi niềm gì đó hơn cả nỗi
buồn, gần như niềm tuyệt vọng. Bài hát mở đầu bằng một bức tranh Đêm nay thu
sang cùng heo may, đêm nay sương lam mờ chân mây...thuyền ai lờ lững trôi xuôi
dòng... đó là một bức tranh cảnh vật bằng sơn dầu mà những mảng màu cứ loang
ra, loang ra mãi, không có giới hạn, không có điểm dừng. Và như một nhạc sĩ cảm
nhận "...con thuyền phải trôi trong một mùa thu Việt Nam có gió heo may,
có sương lam mờ chân mây, có gió van thông ngàn và có ánh trăng mờ chiếu...Nếu
là con thuyền trôi trong mùa hè hay trôi trên sông Seine (Paris) thì chưa chắc
bài hát có thể quyến rũ và ám ảnh chúng ta từ lâu và mãi mãi được..."(Phạm
Duy-Tân nhạc Việt Nam thuở ban đầu). Uh, chính xác đó là một niềm ám ảnh, ám
ảnh về cảnh một con thuyền cô độc mờ ảo, trên một dòng sông mờ ảo, trong một
khung cảnh mờ ảo. Con thuyền cô độc ấy cứ xuôi theo dòng nước, cứ trôi mãi vì
chẳng biết nơi đâu là bến đỗ...Trên sông bao la, thuyền mơ bến nơi đâu...
Bài hát vừa có nỗi buồn của một thế hệ sống trong loạn ly, vừa có nỗi buồn của
một kiếp người bạc mệnh...Xin một phút ngậm ngùi!
(Tản mạn)...
Đêm nay thu sang cùng heo may,
đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng”…
Tôi nghĩ đấy là nỗi lòng thực của tác giả có mùa thu có sương lam và con thuyền
Đêm nay thu sang ...đêm, là lúc con người ta sống thực với mình nhất_đối diện
với những lo toan những vất vả của một ngày và... Đêm, nó buộc ta không né
tránh được chính mình.
Sương lam ...một hạnh phúc mờ ảo
Thuyền ai...về một mối tình của ông
Cuộc đời vẫn thế bạn ạ có được _có mất _có hạnh phúc _có trăn trở_có tiếc nuối
...
Và tác giả đả cho chúng ta một khoảng lặng với tác phẩm này. Vâng! là bức tranh
sơn dầu mà những mãng màu cứ loang ra...
(Riêng một góc trời)
vé máy bay eva air
ve may bay hang eva di my
hang may bay han quoc
đại lý bán vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich