Tôi đã nhận ra mình
vẫn yêu mến thơ ông sau những thăng trầm của mình, của thơ ca và nhất là của
Kiên Giang, Nhà Thơ!... (Cao
Thoại Châu)
Năm
1963, ra trường, dạy ở Châu Đốc, chiều chiều tôi hay đi dạo và thế nào cũng ghé
một tiệm sách. Một lần phát hiện những miếng bìa khá đẹp gấp lại kiểu thiệp đám
cưới, chiều ngang vừa lòng bàn tay có in những bài thơ. Lần đầu tiên tôi thấy
một kiểu ấn hành thơ như thế và cũng là lần thứ nhất tôi đọc cái tên “Hoa Trắng
Thôi Cài Trên Áo Tím”.
Bài thơ lãng mạn thuộc loại kể chuyện. Một
chuyện tình thời chống Pháp, mô típ rất Nam bộ, tròn trịa, có hậu, có yêu có xa
vì một người đi chinh chiến, một người đi lấy chồng. Và cuối cùng bông hoa
trắng còn lại trên nắp áo quan của người chiến sĩ và trong trái tim người còn
lại mà theo tôi là mãi mãi… Buồn nhưng không quằn quại đau đớn, có yếu tố lý
tưởng chăng?
Lần đầu tôi biết đến nhà thơ Kiên Giang đơn giản như thế và thật sự cũng dừng
lại ở đó, tức là thời gian sau đấy có đi xa hơn vào thơ Kiên Giang nhưng không
đi sâu hơn, có thể vì cảm xúc trong thơ ông không nằm trong những ẩn dụ, nó có
sẵn trong câu chuyện kể. Mỗi người yêu thi ca dường như nhận lấy một cơ duyên
và một “tín ngưỡng văn chương” như một người yêu một người cũng là cơ duyên và
“tín ngưỡng” về người ấy. Hai thứ tình yêu này hóa ra rất bền vững dù có khi
rất éo le trắc trở, bất khả nhưng một khi đã “bậm” vào rồi thì không nói chi
khác được ngoài sự say mê, có khi rất âm thầm lặng lẽ.

Tôi biết một cách không chi tiết lắm, thời điểm đó nhà thơ Kiên Giang quay sang
viết báo, viết kịch bản cải lương, phụ trách trang sân khấu trên một số tờ nhật
báo và vẫn làm thơ theo mô típ kể chuyện phù hợp với đại chúng nhưng được đón
nhận một cách trân trọng của độc giả. Và sự thành công của ông với bút danh Hà
Huy Hà thuộc lãnh vực sân khấu có lẽ âm vang lớn hơn. Những người làm thơ và cả
độc giả lớp sau có lối đi mới, thị hiếu và nhu cầu mới nhưng họ kính trọng con
người và tài năng thi ca của những người như Kiên Giang.
Tôi nghĩ, trong lòng độc giả, có một điểm tương đồng giữa Kiên Giang với Nhất
Linh, Nguyễn Bính… Khác chăng là Nhất Linh tượng trưng cho một khuynh hướng văn
chương lớn và nó “tan hàng” tại miền Nam sau năm 1954, còn Kiên Giang là một
tâm hồn thi ca lồng trong một giai đoạn lịch sử. Cũng khác là thơ Nguyễn Bính
có sức “quét” một khung trời rộng từ Bắc vào Nam qua nhiều hoàn cảnh và thời
gian, lan tỏa gần như mênh mông để tác giả “Lỡ Bước Sang Ngang” không ở lại sân
ga mà bước lên con tàu trong cuộc hành trình mới cùng những con người mới. Cũng
phải nói, tác giả “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” không có cái cơ duyên của
một Quang Dũng, nhưng biết nói sao khi đã gọi là cơ duyên thì nào mấy ai giống
với ai?
Không có cơ duyên gặp nhà thơ Kiên Giang ngoài đời, chỉ đọc và yêu mến thơ ông
như một dòng sông hiền hòa giữa một đồng bằng bình yên và cần đến con sông ấy.
Cuộc binh đao khói lửa ở miền Nam cuốn tôi vào dòng thơ thời chiến nóng bỏng
hơn thiết thân hơn…
.jpg)
Qua ba anh bạn làm thơ nói trên, tôi biết thêm Kiên Giang trong đời thường
nhiều hơn và mến ông hơn với một sự thương cảm nào đó bởi hóa ra đời ông cũng
lắm gập ghềnh khúc khuỷu. Và nói đúng ra thì với tôi, đã có sự “thống nhất”
giữa “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” với cuộc đời của tác giả của nó… Khi nhận
ra điều này là tôi có ý tự trách cái tính tự cô lập của mình khỏi những sinh
hoạt văn nghệ trong bao lâu, là tôi đã nhận ra mình vẫn yêu mến thơ ông sau
những thăng trầm của mình, của thơ ca và nhất là của Kiên Giang, Nhà Thơ!
eva air của hãng nào
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé korean airlines
vé máy bay từ tphcm đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich