“Tôi biết sức mạnh của
ngôn từ...ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người. Và ngôn từ khi được
cất lên bằng giai điệu của trái tim, sẽ là thần tướng của đạo quân Nhân Bản..""
(Maiakovsky)
Tân nhạc cải cách Việt Nam chỉ thật sự được khai sinh từ năm 1930, và có thể xếp loại theo từng giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn tượng hình (theo NS Trần Quang Hải) [1] 1930-1937
2. Giai đoạn thành lập 1938-1945 hay còn thường được gọi là dòng Nhạc Tiền Chiến
3. Giai đoạn kháng chiến 1945-1954
4. Giai đoạn 1954-1975 thời cực thịnh của nền tân nhạc tự do miền nam Việt Nam
5. Giai đoạn nhạc hải ngoại 1975 cho đến nay.
Trong khuôn khổ của bài viết theo chủ đề này, tôi chỉ xin đề cập đến dòng nhạc của 2 giai đoạn 1954-1975, và dòng nhạc từ 1975 cho đến nay. Chủ yếu là những sáng tác của những nhạc sĩ ở trong miền Nam sau năm 1954, và một số sáng tác ở hải ngoại sau 1975.
Trước khi đi vào bài viết này, tôi xin phép được lưu ý quý độc giả, là bài viết này chỉ mang tính cách là một bài phiếm luận. Không phải là một bài viết phân tích về giá trị nghệ thuật trong âm nhạc, hay một bài phê bình văn học. Tôi chỉ viết những gì thuộc về cảm tính của mình, với những hiểu biết khiêm tốn của một nhạc sĩ sáng tác. Xin những nhà nghiên cứu âm nhạc và những học giả uyên bác hãy lượng thứ cho những thiếu sót nếu có.
Tân nhạc cải cách Việt Nam chỉ thật sự được khai sinh từ năm 1930, và có thể xếp loại theo từng giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn tượng hình (theo NS Trần Quang Hải) [1] 1930-1937
2. Giai đoạn thành lập 1938-1945 hay còn thường được gọi là dòng Nhạc Tiền Chiến
3. Giai đoạn kháng chiến 1945-1954
4. Giai đoạn 1954-1975 thời cực thịnh của nền tân nhạc tự do miền nam Việt Nam
5. Giai đoạn nhạc hải ngoại 1975 cho đến nay.
Trong khuôn khổ của bài viết theo chủ đề này, tôi chỉ xin đề cập đến dòng nhạc của 2 giai đoạn 1954-1975, và dòng nhạc từ 1975 cho đến nay. Chủ yếu là những sáng tác của những nhạc sĩ ở trong miền Nam sau năm 1954, và một số sáng tác ở hải ngoại sau 1975.
Trước khi đi vào bài viết này, tôi xin phép được lưu ý quý độc giả, là bài viết này chỉ mang tính cách là một bài phiếm luận. Không phải là một bài viết phân tích về giá trị nghệ thuật trong âm nhạc, hay một bài phê bình văn học. Tôi chỉ viết những gì thuộc về cảm tính của mình, với những hiểu biết khiêm tốn của một nhạc sĩ sáng tác. Xin những nhà nghiên cứu âm nhạc và những học giả uyên bác hãy lượng thứ cho những thiếu sót nếu có.
Không biết tôi có chủ quan hay mang nặng “dân tộc tính” trong
suy nghĩ của mình không, khi nói rằng ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta phong phú
và kỳ diệu hơn ngôn ngữ ….Tây phương. Phong phú ở chỗ là khi muốn diễn đạt một
ý tưởng hay một hình ảnh nào, chúng ta có thật nhiều từ ngữ và nhiều cách khác
nhau, để nói lên được cho người khác hiểu điều mình muốn nói. Ngoài những
phương pháp (thủ thuật) trong mỹ từ pháp như: nhân cách hóa, ẩn dụ, điệp ngữ,
ngoa ngữ, thậm xưng, hoán dụ, đảo ngữ…Tiếng Việt còn những cách nói lái, nói
mĩa, nói bóng gió, nói cạnh, nói khóe, nói ẩn dụ, nói “chặn họng”, nói cương,
nói đãi bôi, nói điêu, nói lẫy vv….
Trong âm nhạc, cách sử dụng những từ ngữ để đặt thành lời nhạc, không thể học bằng lý thuyết, như môn giảng văn hay những môn khoa học…Ngay cả khi học về lý thuyết sáng tác trong âm nhạc, không ai có thể dạy cách đặt những ca từ như thế nào mới là đúng là hay cả! Những lời lẽ, hay ý tưởng để diễn tả cảm xúc vào bản nhạc, đều nằm trong cái năng khiếu sáng tạo, để tạo nên “hồn nhạc” của người viết nhạc. Và cái hồn nhạc này quyết định cho sự thành công hay thất bại của một bản nhạc.
Vì vậy để sáng tác một bản nhạc hay, làm rung động hồn người, người nhạc sĩ ngoài những kiến thức chuyên môn trong âm nhạc, cần phải có chiều sâu và sự nhạy cảm trong tâm hồn. Một khối óc thông minh, tinh tế và cảm thức thẩm mỹ, để có thể “thẩm định” một cách chính xác, cái đẹp của những giai điệu mình đã viết ra. Sao cho thính giả cũng cảm nhận được cái đẹp giống như người sáng tạo. Giai điệu đẹp, khi được chuyển tải bằng lời nhạc hay, viết ra từ những cảm hứng đích thực, sẽ tạo được một sự cộng hưởng, để mang lại sự rung động thật sự cho người thưởng ngoạn …. Những kỹ năng này đòi hỏi một khả năng thiên phú ở người nhạc sĩ. Vì nếu không, bản nhạc chỉ là một tập hợp những chuỗi âm thanh vô vị, và những từ ngữ thô thiển, sáo rỗng …
Đa số những nhạc sĩ nổi tiếng, đều có những sáng tạo ngôn ngữ riêng cho mình, bằng những từ ngữ mượt mà, trau chuốt trong những tác phẩm của họ. Chính cái ngôn ngữ tạo nên một thần thái riêng này, đã hình thành nên phong cách của từng nhạc sĩ. Những phong cách đó sẽ được khán thính giả đánh giá và thẩm định qua chính những tác phẩm của mỗi tác giả, tùy theo trình độ cảm nhận của người thưởng ngoạn. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài phiếm luận, tôi chỉ có thể đưa ra một số ví dụ của một vài nhạc phẩm, để minh họa cho sự sáng tạo phong phú của những nhạc sĩ, và sự khác biệt trong phong cách của họ.
Ví dụ khi người nhạc sĩ muốn diễn tả “sự phụ rẫy” của người tình. (Đề tài này có trong rất nhiều những bản nhạc sáng tác trong giai đoạn 1954-1975). Sự diễn đạt tâm trạng của mỗi tác giả thật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ “chấp nhận” đến “than khóc”, đến “trách cứ”, đến “phẩn nộ”, đến muốn “trả thù” vv… Tựu chung, chỉ nói về cùng một đề tài là thất tình, nhưng mỗi tác giả lại diễn tả sự xúc cảm bằng “ngữ pháp” riêng của mình. Những ngôn ngữ này thể hiện trình độ diễn đạt và thái độ khác nhau của từng nhạc sĩ đối với cùng một sự kiện:
* “ … Sao em nỡ đành quên kỷ niệm chan chứa êm đềm
Sao em nỡ đành quên cho lòng này đau xót thêm…”
(Sao em nỡ đành quên_Tô Thanh Tùng)
Thái độ của người bị phụ bạc trong nhạc phẩm của NS Tô Thanh Tùng là sự trách móc, than van, rồi khẩn nài như muốn níu kéo người tình trở về với mình, bằng một ngôn ngữ mộc mạc bình dị, không cần thi ngữ….
Trong âm nhạc, cách sử dụng những từ ngữ để đặt thành lời nhạc, không thể học bằng lý thuyết, như môn giảng văn hay những môn khoa học…Ngay cả khi học về lý thuyết sáng tác trong âm nhạc, không ai có thể dạy cách đặt những ca từ như thế nào mới là đúng là hay cả! Những lời lẽ, hay ý tưởng để diễn tả cảm xúc vào bản nhạc, đều nằm trong cái năng khiếu sáng tạo, để tạo nên “hồn nhạc” của người viết nhạc. Và cái hồn nhạc này quyết định cho sự thành công hay thất bại của một bản nhạc.
Vì vậy để sáng tác một bản nhạc hay, làm rung động hồn người, người nhạc sĩ ngoài những kiến thức chuyên môn trong âm nhạc, cần phải có chiều sâu và sự nhạy cảm trong tâm hồn. Một khối óc thông minh, tinh tế và cảm thức thẩm mỹ, để có thể “thẩm định” một cách chính xác, cái đẹp của những giai điệu mình đã viết ra. Sao cho thính giả cũng cảm nhận được cái đẹp giống như người sáng tạo. Giai điệu đẹp, khi được chuyển tải bằng lời nhạc hay, viết ra từ những cảm hứng đích thực, sẽ tạo được một sự cộng hưởng, để mang lại sự rung động thật sự cho người thưởng ngoạn …. Những kỹ năng này đòi hỏi một khả năng thiên phú ở người nhạc sĩ. Vì nếu không, bản nhạc chỉ là một tập hợp những chuỗi âm thanh vô vị, và những từ ngữ thô thiển, sáo rỗng …
Đa số những nhạc sĩ nổi tiếng, đều có những sáng tạo ngôn ngữ riêng cho mình, bằng những từ ngữ mượt mà, trau chuốt trong những tác phẩm của họ. Chính cái ngôn ngữ tạo nên một thần thái riêng này, đã hình thành nên phong cách của từng nhạc sĩ. Những phong cách đó sẽ được khán thính giả đánh giá và thẩm định qua chính những tác phẩm của mỗi tác giả, tùy theo trình độ cảm nhận của người thưởng ngoạn. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài phiếm luận, tôi chỉ có thể đưa ra một số ví dụ của một vài nhạc phẩm, để minh họa cho sự sáng tạo phong phú của những nhạc sĩ, và sự khác biệt trong phong cách của họ.
Ví dụ khi người nhạc sĩ muốn diễn tả “sự phụ rẫy” của người tình. (Đề tài này có trong rất nhiều những bản nhạc sáng tác trong giai đoạn 1954-1975). Sự diễn đạt tâm trạng của mỗi tác giả thật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ “chấp nhận” đến “than khóc”, đến “trách cứ”, đến “phẩn nộ”, đến muốn “trả thù” vv… Tựu chung, chỉ nói về cùng một đề tài là thất tình, nhưng mỗi tác giả lại diễn tả sự xúc cảm bằng “ngữ pháp” riêng của mình. Những ngôn ngữ này thể hiện trình độ diễn đạt và thái độ khác nhau của từng nhạc sĩ đối với cùng một sự kiện:
* “ … Sao em nỡ đành quên kỷ niệm chan chứa êm đềm
Sao em nỡ đành quên cho lòng này đau xót thêm…”
(Sao em nỡ đành quên_Tô Thanh Tùng)
Thái độ của người bị phụ bạc trong nhạc phẩm của NS Tô Thanh Tùng là sự trách móc, than van, rồi khẩn nài như muốn níu kéo người tình trở về với mình, bằng một ngôn ngữ mộc mạc bình dị, không cần thi ngữ….
SAO EM NỠ ĐÀNH QUÊN - Trường Vũ
* “ … Em theo đời cơm áo.
Mai ra cùng phố xôn xao.
Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo
Ta ôm tình nặng trĩu
Nghe quanh đời mưa bão,
Ôi những ngày yêu dấu bọt bèo …”
(Yêu dấu tan theo_Trịnh Công Sơn)
Trịnh Công Sơn chấp nhận sự ra đi của người yêu, như một lẽ tự nhiên, không một lời oán trách, dẫu chỉ là một oán trách nhẹ nhàng. Tâm hồn ông bao dung và mênh mông như đất trời. Và cũng bởi ông đã từng quen với sự phụ rẫy của những người tình đã đi qua đời mình, với lời hẹn thề chỉ thoảng như gió bay, hay như những cơn mưa chợt đến rồi đi…“Từng người tình bỏ ta đi như những giòng sông nhỏ, ôi những giòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa …” (Tình xa_Trịnh Công Sơn)
Mai ra cùng phố xôn xao.
Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo
Ta ôm tình nặng trĩu
Nghe quanh đời mưa bão,
Ôi những ngày yêu dấu bọt bèo …”
(Yêu dấu tan theo_Trịnh Công Sơn)
Trịnh Công Sơn chấp nhận sự ra đi của người yêu, như một lẽ tự nhiên, không một lời oán trách, dẫu chỉ là một oán trách nhẹ nhàng. Tâm hồn ông bao dung và mênh mông như đất trời. Và cũng bởi ông đã từng quen với sự phụ rẫy của những người tình đã đi qua đời mình, với lời hẹn thề chỉ thoảng như gió bay, hay như những cơn mưa chợt đến rồi đi…“Từng người tình bỏ ta đi như những giòng sông nhỏ, ôi những giòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa …” (Tình xa_Trịnh Công Sơn)
YÊU DẤU TAN THEO - Khánh Ly
* “ … Em xé đi linh hồn tôi đã bán
Em xé đi tim hồng tôi đã trao
Em, em xé đi cho nát tan một nụ cười
Cho chết đi một cuộc đời
Tình ta trót trao lầm …”
(Xé thư tình_Trương Hoàng Xuân)
Thái độ của người bị phụ tình trong bài “Xé thư tình”, có thể “thấy” được ngay ở cái tựa của bài hát. Tác giả tiếc nuối đã trao duyên lầm một “ác quỷ đầy quyền năng” và đã lỡ “bán linh hồn” mình cho “ác quỷ”. Vì vậy những lời oán trách kẻ phụ tình có vẻ “hằn học” hơn, chớ không nhẹ nhàng như Tô Thanh Tùng. Những ca từ cũng vay mượn nhiều mỹ từ pháp như thậm xưng, điệp ngữ, ẩn dụ, để diễn tả cõi lòng tan nát, khi người yêu đang tâm xé đi bức thư tình nồng cháy, như xé đi trái tim hồng của thi nhân…
Em xé đi tim hồng tôi đã trao
Em, em xé đi cho nát tan một nụ cười
Cho chết đi một cuộc đời
Tình ta trót trao lầm …”
(Xé thư tình_Trương Hoàng Xuân)
Thái độ của người bị phụ tình trong bài “Xé thư tình”, có thể “thấy” được ngay ở cái tựa của bài hát. Tác giả tiếc nuối đã trao duyên lầm một “ác quỷ đầy quyền năng” và đã lỡ “bán linh hồn” mình cho “ác quỷ”. Vì vậy những lời oán trách kẻ phụ tình có vẻ “hằn học” hơn, chớ không nhẹ nhàng như Tô Thanh Tùng. Những ca từ cũng vay mượn nhiều mỹ từ pháp như thậm xưng, điệp ngữ, ẩn dụ, để diễn tả cõi lòng tan nát, khi người yêu đang tâm xé đi bức thư tình nồng cháy, như xé đi trái tim hồng của thi nhân…
XÉ THƯ TÌNH - Elvis Phương
* “ … Giết người đi! Giết người đi!
Giết người trong mộng đã bội thề
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người quên tình nghĩa phu thê
Giết người trong mộng đã bội thề
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người quên tình nghĩa phu thê
Làm sao giữ được người trong mộng
Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng.
Giết người trong mộng?
Hay giữ người trong mộng?
Giết người trong mộng?
Hay giữ người mộng mơ? …”
(Giết người trong mộng_Phạm Duy & Hàn Mặc Tử)
Nhạc phẩm “Giết người trong mộng” của NS Phạm Duy, phổ từ thơ Hàn Mặc Tử, diễn tả sự đau đớn tột đỉnh của tác giả khi bị phụ bạc, ca từ với điệp ngữ “giết người”, được “phù thủy âm nhạc” Phạm Duy cố tình lập đi lập lại, trong suốt bài hát, để diễn tả sự uất hận nghẹn ngào… Niềm đau đớn, dày vò, đày đọa trong tâm thức người thi sĩ, là chỗ mâu thuẩn nội tâm, giữa yêu và hận, giữa cái sống và cái chết… Tác giả giục giã gào thét “giết người đi”, nhưng rồi lại hỏi lại chính mình: “Làm sao giữ được người trong mộng, để được tình yêu dẫu bẽ bàng…”
Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng.
Giết người trong mộng?
Hay giữ người trong mộng?
Giết người trong mộng?
Hay giữ người mộng mơ? …”
(Giết người trong mộng_Phạm Duy & Hàn Mặc Tử)
Nhạc phẩm “Giết người trong mộng” của NS Phạm Duy, phổ từ thơ Hàn Mặc Tử, diễn tả sự đau đớn tột đỉnh của tác giả khi bị phụ bạc, ca từ với điệp ngữ “giết người”, được “phù thủy âm nhạc” Phạm Duy cố tình lập đi lập lại, trong suốt bài hát, để diễn tả sự uất hận nghẹn ngào… Niềm đau đớn, dày vò, đày đọa trong tâm thức người thi sĩ, là chỗ mâu thuẩn nội tâm, giữa yêu và hận, giữa cái sống và cái chết… Tác giả giục giã gào thét “giết người đi”, nhưng rồi lại hỏi lại chính mình: “Làm sao giữ được người trong mộng, để được tình yêu dẫu bẽ bàng…”
GIẾT NGƯỜI TRONG MỘNG - Hoàng Thanh Tâm
* “ …Anh trở lại, đây kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá …”
(Kỷ vật cho em_Phạm Duy & Linh Phương)
Nhạc phẩm “Kỷ Vật Cho Em” của Phạm Duy, được phổ từ bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” của Linh Phương năm 1970, là một thông điệp thống thiết để đánh thức lương tâm nhân loại trước một chiến tranh ý thức hệ, đã hủy diệt hằng triệu người Việt của cả hai miền Nam Bắc. Bản nhạc chỉ đề cập đến thân phận nhỏ nhoi của đôi tình nhân trong chiến tranh, nhưng những câu trả lời của người lính, đang phải kề cận với từng giây phút của cái chết, là một ám ảnh khôn nguôi trong tâm thức của hàng triệu người Việt Nam, trong giai đoạn dầu sôi, lửa bỏng của quê hương những năm đầu thập niên 70 khi bản nhạc ra đời, và cả cho đến hôm nay…
Lời lẽ của người lính trong bài thơ của Linh Phương, là một chứng cớ hùng hồn, để nói lên sự bi thảm, và hệ lụy của cuộc chiến Việt Nam, đã biến những trái tim yêu thương trở thành điên đảo lạnh lùng, và loang lỗ những vết chai đá hận thù …
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá …”
(Kỷ vật cho em_Phạm Duy & Linh Phương)
Nhạc phẩm “Kỷ Vật Cho Em” của Phạm Duy, được phổ từ bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” của Linh Phương năm 1970, là một thông điệp thống thiết để đánh thức lương tâm nhân loại trước một chiến tranh ý thức hệ, đã hủy diệt hằng triệu người Việt của cả hai miền Nam Bắc. Bản nhạc chỉ đề cập đến thân phận nhỏ nhoi của đôi tình nhân trong chiến tranh, nhưng những câu trả lời của người lính, đang phải kề cận với từng giây phút của cái chết, là một ám ảnh khôn nguôi trong tâm thức của hàng triệu người Việt Nam, trong giai đoạn dầu sôi, lửa bỏng của quê hương những năm đầu thập niên 70 khi bản nhạc ra đời, và cả cho đến hôm nay…
Lời lẽ của người lính trong bài thơ của Linh Phương, là một chứng cớ hùng hồn, để nói lên sự bi thảm, và hệ lụy của cuộc chiến Việt Nam, đã biến những trái tim yêu thương trở thành điên đảo lạnh lùng, và loang lỗ những vết chai đá hận thù …
KỶ VẬT CHO EM - Thái Thanh
* “… Chiều qua ru em ngủ,
chiều nay em theo chồng,
thế hỏi lòng có buồn không?...”
(Tương tư 4_Mặc Thế Nhân)
chiều nay em theo chồng,
thế hỏi lòng có buồn không?...”
(Tương tư 4_Mặc Thế Nhân)
TƯƠNG TƯ 4 - Sĩ Phú
* “… Mưa bên chồng có làm em nhớ
những khi mình mặn nông?... “
(Bài không tên cuối cùng_Vũ Thành An)
những khi mình mặn nông?... “
(Bài không tên cuối cùng_Vũ Thành An)
BÀI KHÔNG TÊN CUỐI CÙNG - Elvis Phương
Chỉ riêng Mặc Thế Nhân và Vũ Thành An đều chấp nhận sự ra đi của người yêu,
không một lời oán trách, mà chỉ lặng lẽ ôm nỗi tiếc nuối cho riêng mình …
Trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, hầu như những lời nhạc của ông đều mang đậm chất thơ. Ngoài những câu nhạc như thi ngữ, người nhạc sĩ tài hoa này đã có những sáng tạo ngôn ngữ vô cùng phong phú cho riêng ông, để diễn tả ý tưởng hay cảm xúc, với những hình ảnh thật nghệ thuật bằng chữ nghĩa. Những chữ nghĩa mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ cuốn tự điển tiếng Việt nào như:
“Tóc chiều” (Dấu chân địa đàng), “Vết lăn trầm”(Vết lăn trầm), “Mắt đêm đèn vàng” (Biển nhớ), “Con tinh yêu thương” (Một cõi đi về) , “Tuổi đá buồn” (Tuổi đá buồn), “Hồn xanh buốt”(Diễm Xưa), “Tình đã nghìn thu” (Còn tuổi nào cho em), “Đá ngây ngô” (Rồi như đá ngây ngô), “Đá lên trong mình” (Du mục), “Vết buồn khắc trên da” (Yêu dấu tan theo), “Phơi tình”(Cỏ xót xa đưa), “Quỳ gối vong nô” (Ru em), “Một hồn thơm cây trái” (Ru Tình) vv …
Trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, hầu như những lời nhạc của ông đều mang đậm chất thơ. Ngoài những câu nhạc như thi ngữ, người nhạc sĩ tài hoa này đã có những sáng tạo ngôn ngữ vô cùng phong phú cho riêng ông, để diễn tả ý tưởng hay cảm xúc, với những hình ảnh thật nghệ thuật bằng chữ nghĩa. Những chữ nghĩa mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ cuốn tự điển tiếng Việt nào như:
“Tóc chiều” (Dấu chân địa đàng), “Vết lăn trầm”(Vết lăn trầm), “Mắt đêm đèn vàng” (Biển nhớ), “Con tinh yêu thương” (Một cõi đi về) , “Tuổi đá buồn” (Tuổi đá buồn), “Hồn xanh buốt”(Diễm Xưa), “Tình đã nghìn thu” (Còn tuổi nào cho em), “Đá ngây ngô” (Rồi như đá ngây ngô), “Đá lên trong mình” (Du mục), “Vết buồn khắc trên da” (Yêu dấu tan theo), “Phơi tình”(Cỏ xót xa đưa), “Quỳ gối vong nô” (Ru em), “Một hồn thơm cây trái” (Ru Tình) vv …
Những ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, chưa kể tới những
triết lý hay nhân sinh quan bàng bạc trong những câu nhạc của ông, đều mang một
ngôn ngữ rất TCS. Những bài thơ lục bát, thơ đồng dao, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ của
một “thi sĩ” TCS, đã được lồng vào những giai điệu mượt mà trong những bản nhạc
của ông, để trở thành những tuyệt tác làm mê hoặc lòng người. Nói một cách nôm
na là nhạc sĩ TCS đã phổ nhạc những bài thơ của “một nhà thơ mang tên là
Trịnh Công Sơn” [2], như lối ví von của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Hay có
thể nói một cách không ngoa, nhạc sĩ TCS đã tạo được một trường phái âm nhạc
mang tên nhạc Trịnh, bởi những nét đặc thù có một không hai của ông, trong một
vài ví dụ điển hình như:
Trong bài “Chiều một mình qua phố” của Trịnh Công Sơn có câu:
“… Có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím … “
Trong đó thay vì “nói” “có khi ánh trăng chưa lên, mà một loài hoa chợt tím”. Nhạc sĩ TCS đã thay thế chữ “ánh trăng” bằng một “ngôn ngữ” của riêng mình. Và nếu có nhạc sĩ nào muốn dùng chữ “nắng khuya” để ám chỉ “ánh trăng” thì ắt hẳn phải chịu khó mua lại cái “bản quyền sở hữu trí tuệ” của nhạc sĩ TCS …
Trong bài “Tình nhớ” với những “câu thơ” 5 chữ:
“… Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều
Như từng cơn gió lộng
Xóa một ngày đìu hiu ..”
TCS đã dùng thật nhiều mỹ từ pháp như nhân cách hóa, tượng hình, ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng … trong 4 câu nhạc trên, để diễn tả những cảm xúc hân hoan đang trào dâng trong lòng mình:
Chỉ với một tà “áo xưa” mà có thể “xô dạt” cả một trời chiều. Và cái “lồng lộng” của áo xưa, đã hóa thân thành những “cơn gió lộng” để xóa tan nỗi cô đơn, “đìu hiu” của TCS, khi người yêu bỗng nhiên trở về với ông không hẹn trước….
Ngoài một “thi sĩ” trong âm nhạc, TCS còn là một “họa sĩ”, một “nhiếp ảnh gia”, một “phóng viên chiến trường” tài ba, bởi ông đã “vẽ” và đã “chụp” được những bức chân dung thật lãng mạn, cho đến những hình ảnh não lòng của chiến tranh, bằng những rung động dạt dào, trong trái tim nhân ái tha thiết của ông:
“Yêu em quỳ gối vong nô…”
“…Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”
(Ru em_Trịnh Công Sơn)
Hãy nhìn vào “bức tranh trừu tượng”, với hình ảnh một người đang “quỳ gối” để xưng tụng tình yêu, như một tín đồ ngoan đạo. Tín đồ đã “ngộ” ra lẽ kỳ diệu của tôn giáo mình đang tín ngưỡng, để bất chợt thấy lòng mình trở nên từ bi, và trái tim đã “nở hoa siêu độ”. [3]
Văn Cao đã gọi chính danh Trịnh Công Sơn là người ca thơ – để nói về các thi ca sĩ troubadour/minstrel – những sứ giả sống để phụng thờ và ca tụng tình yêu như là nguồn sáng cứu rỗi trong đêm trường Trung cổ. Một khoảnh khắc sống với quả tim yêu nồng nhiệt đáng giá hơn một trăm năm sống bằng quả tim khô héo, dù ngay cả khi ca tụng tình yêu bằng những bài tình ca không có hạnh phúc [4]
Trong bài “Chiều một mình qua phố” của Trịnh Công Sơn có câu:
“… Có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím … “
Trong đó thay vì “nói” “có khi ánh trăng chưa lên, mà một loài hoa chợt tím”. Nhạc sĩ TCS đã thay thế chữ “ánh trăng” bằng một “ngôn ngữ” của riêng mình. Và nếu có nhạc sĩ nào muốn dùng chữ “nắng khuya” để ám chỉ “ánh trăng” thì ắt hẳn phải chịu khó mua lại cái “bản quyền sở hữu trí tuệ” của nhạc sĩ TCS …
Trong bài “Tình nhớ” với những “câu thơ” 5 chữ:
“… Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều
Như từng cơn gió lộng
Xóa một ngày đìu hiu ..”
TCS đã dùng thật nhiều mỹ từ pháp như nhân cách hóa, tượng hình, ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng … trong 4 câu nhạc trên, để diễn tả những cảm xúc hân hoan đang trào dâng trong lòng mình:
Chỉ với một tà “áo xưa” mà có thể “xô dạt” cả một trời chiều. Và cái “lồng lộng” của áo xưa, đã hóa thân thành những “cơn gió lộng” để xóa tan nỗi cô đơn, “đìu hiu” của TCS, khi người yêu bỗng nhiên trở về với ông không hẹn trước….
Ngoài một “thi sĩ” trong âm nhạc, TCS còn là một “họa sĩ”, một “nhiếp ảnh gia”, một “phóng viên chiến trường” tài ba, bởi ông đã “vẽ” và đã “chụp” được những bức chân dung thật lãng mạn, cho đến những hình ảnh não lòng của chiến tranh, bằng những rung động dạt dào, trong trái tim nhân ái tha thiết của ông:
“Yêu em quỳ gối vong nô…”
“…Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”
(Ru em_Trịnh Công Sơn)
Hãy nhìn vào “bức tranh trừu tượng”, với hình ảnh một người đang “quỳ gối” để xưng tụng tình yêu, như một tín đồ ngoan đạo. Tín đồ đã “ngộ” ra lẽ kỳ diệu của tôn giáo mình đang tín ngưỡng, để bất chợt thấy lòng mình trở nên từ bi, và trái tim đã “nở hoa siêu độ”. [3]
Văn Cao đã gọi chính danh Trịnh Công Sơn là người ca thơ – để nói về các thi ca sĩ troubadour/minstrel – những sứ giả sống để phụng thờ và ca tụng tình yêu như là nguồn sáng cứu rỗi trong đêm trường Trung cổ. Một khoảnh khắc sống với quả tim yêu nồng nhiệt đáng giá hơn một trăm năm sống bằng quả tim khô héo, dù ngay cả khi ca tụng tình yêu bằng những bài tình ca không có hạnh phúc [4]
Hoặc hình ảnh sau đây:
“Em hôn trên tay mình
Để chua xót tình trần”
(Tôi ru em ngủ_Trịnh Công Sơn)
Còn hình ảnh nào đẹp hơn, lãng mạn hơn, thi vị hơn hình ảnh người con gái hôn lên tay mình để“chua xót tình trần”. Bởi vì bất cứ cuộc tình nào trong cõi trần gian đầy bi lụy này, đều không thể tránh khỏi những giọt lệ ngậm ngùi và chua xót bởi những chia cách, mất mát, đau thương, tan vỡ … Nhất là khi tình yêu đó mang những hệ lụy của một cuộc chiến phi lý:
“Tình yêu như trái phá con tim mù lòa…”
“…Tình yêu như vết cháy trên da thịt người”
(Tình Sầu_Trịnh Công Sơn)
Những hình ảnh thảm khốc của chiến tranh là một ám ảnh khôn nguôi trong tâm thức của người nhạc sĩ, và đã len lỏi vào trong từng ngỏ ngách sâu kín nhất của trái tim, khiến cho tình yêu cũng bị tàn phá và biến dạng. Nỗi “đau xé thịt” đã khiến “hồn mình như vá khâu”, và cuối cùng chỉ còn lại tan tác và hư hao trong “con tim tật nguyền” sau khi “cơn bão đi qua địa cầu” ……
Nếu “nhiếp ảnh gia” Linh Phương[5] “chụp” được tấm hình:
“Anh trở về hòm gỗ cài hoa” hay “Poncho buồn lịm kín đời anh”
(Kỷ vật cho em_Phạm Duy & Linh Phương)
Thì TCS lại “chụp” được những hình ảnh ghê rợn và bi thảm hơn, không phải tại chiến trường, mà ở ngay “trên con đường mòn” của những ruộng làng Việt Nam hiền hòa, thơ mộng:
“Một ngày mùa đông
Trên con đường mòn
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan”
Và có nỗi đớn đau nào hơn nỗi đau của người mẹ, khi phải tận mắt chứng kiến hình ảnh:
“Súng từ thị thành
Súng từ ruộng làng
Nổ xé da con”
(Ngụ Ngôn Mùa Đông_Trịnh Công Sơn)
Hay tiếng “vỗ tay” như tiếng gào thét phẩn nộ từ thinh không của người mẹ mất trí bên xác con thơ, không biết có đủ để làm thức tỉnh lương tâm nhân loại?
“Mẹ vỗ tay reo mừng xác con,
Chị vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn”
(Hát trên những xác người_Trịnh Công Sơn)
Những năm cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70, khi chiến tranh Việt Nam đang ở đỉnh điểm của những cuộc giao tranh. Phong trào sinh viên phản chiến lan tràn ở Mỹ với khẩu hiệu “Make Love Not War”, phong trào hippies, cộng với chủ nghĩa hiện sinh (Exstantialism) của Jean-Paul Sartre, Camus… du nhập vào Việt Nam, đã thổi một luồng gió mới vào cánh cửa văn học của Việt Nam, làm ảnh hưởng cách suy nghĩ cũng như lối sống của nhiều tầng lớp trí thức, điển hình là giới sinh viên, học sinh tại miền nam Việt Nam.
Sự nguy hại của thuyết hiện sinh cho giới trí thức trẻ Việt Nam là ở chỗ “ăn theo” những tư tưởng phản chiến, với thái độ bất cần, chán chường, “buồn nôn” trước những phi lý của cuộc đời vv … Trong khi đại đa số giới trẻ cũng chưa thật sự hiểu rõ ngọn ngành, hay kết cuộc của một chủ thuyết, sẽ đưa đến một kết quả gì cho tương lai, hay vận mệnh của đất nước mình. Họ chỉ đơn thuần nhắm mắt đi theo, chỉ vì tính thời thượng, và tính cách thích “nổi loạn” của tuổi trẻ thì đúng hơn!
Bối cảnh của đất nước trong giai đoạn này, đã tác động mạnh mẽ đến tư duy của những tác giả trong nhiều lãnh vưc, đặc biệt là những người cầm bút mang nặng ảnh hưởng của nền văn học lãng mạn Pháp và triết hoc Tây phương.
Trong lãnh vực âm nhạc, những sáng tác không chỉ đơn thuần diễn tả những cảm xúc tình yêu lãng mạn của đôi lứa, mà đã bắt đầu nhen nhuốm hơi hướng của thân phận con người. Mùi vị của thuốc súng, của bom đạn trong chiến tranh đã len lỏi vào trong âm nhạc qua phong trào du ca, và dòng nhạc phản chiến với Ca Khúc Da Vàng của NS Trịnh Công Sơn đã ra đời từ đó.
Ngôn từ được sử dụng trong những sáng tác âm nhạc, cũng từ đó mang tính đột phá.
Và phải công nhận, những đột phá đó đã làm cho nền tân nhạc cận đại mang nhiều nét phong phú và độc đáo. Những bản tình ca của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Từ Công Phung, Vũ Thành An, Anh Bằng, Lam Phương, Trần Thiên Thanh, Nhật Ngân, Duy Khánh ….. sáng tác trong giai đoạn này đều bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc chiến, nên ca từ trong âm nhạc, không ít thì nhiều, đều mang không khí của chiến tranh. Đặc biệt trong một số tác phẩm, lại mang hơi hướng của tình yêu nhục tính, với những ngôn từ mới mẽ mang tính thời đại và táo bạo, để diễn tả tâm trạng tuyệt vọng, chán chường trong tình yêu, khi đối diện với sự ám ảnh của nỗi chết, hay sự phi lý của chiến tranh ….
Bài viết này không chỉ đơn thuần nói về khía cạnh dục tính trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, mà còn muốn trích dẫn thêm một số “hình ảnh” trong những bản nhạc, để nói lên sự phong phú trong ngôn ngữ Việt, mà với tài năng thiên phú, những nhạc sĩ đã thể hiện một cách tài tình, khi diễn tả một hình ảnh trần tục bằng những ngôn từ thật thanh thoát…
Tôi có nêu một nhận xét riêng của mình với NS Phạm Duy về đề tài dục tính trong âm nhạc Việt Nam, với nguyên văn như sau: “Trong những bản nhạc nói về dục tính, cháu thích nhất là bài “Cúi xuống thật gần” của NS Trịnh Công Sơn và bài “Cỏ Hồng” của bác…” . Tôi nhớ là NS Phạm Duy đã im lặng, không tỏ thái độ gì với nhận xét này của tôi, nên tôi không biết là ông có đồng ý với lời nhận xét hơi đường đột của tôi hay không?
Quả thật vậy, trong suốt quá trình phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, từ lúc tượng hình sơ khai cho đến ngày hôm nay. Và ngay cả những nhạc phẩm trong phong trào phản chiến của Mỹ, với khẩu hiệu nổi tiếng dành riêng cho cuộc chiến Việt Nam: “Make love not war”. Tôi chưa thấy một nhạc sĩ nào “dám” diễn tả thật đầy đủ, hình ảnh ân ái của đôi tình nhân, một cách rõ ràng và táo bạo như trong bản nhạc “Cúi xuống thật gần” của NS Trịnh Công Sơn.
Ở nhiều đoạn của bài hát, những hình ảnh trần trụi của cặp tình nhân đang “yêu nhau” trong một“sớm mai” , hay trong một “đêm mở hội âm thầm”, được phô bày như một bức chân dung lõa thể, qua một ống kính filter. Và sự thần sầu của cái filter, chính là cách sử dụng ngôn từ “thiên biến vạn hóa” của “phù thủy ngôn ngữ” Trịnh Công Sơn, đã cho thấy một hình ảnh nude rất nghệ thuật, và không hề có chút dung tục hay gợi dục…
Hãy lắng nghe những lời như :
“ …Cúi xuống cho tình dấy lên,
Cho da thịt mềm, cho cơn mặn nồng ngất lịm…”
Chữ “dấy” được dùng ở đây, hết sức tượng hình, khó có một chữ nào có thể thay thế được, để diễn tả hình ảnh hưng phấn, khi người tình “cúi xuống” thân thể mềm mại và nồng nàn của người con gái ….
Hay:
“ … Cúi xuống cho tắt nụ cười, cho chút da thịt người
Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang…”
Khi môi đã kề môi, thì nụ cười “mời gọi” sẽ tắt đi, để thay vào đó tiếng nói của sự im lặng trong hoan lạc của hai thể xác. Lúc đó ngôn ngữ không cần phải diễn đạt thành lời, mà vẫn có thể nghe được mỗi rung động trong từng nỗi xúc cảm … Thính giác đã trở nên dư thừa, để có thể nghe được tiếng nói của hai trái tim, đang rừng rực lửa yêu đương …. “People talking without speaking, People hearing without listening” [6].
Chữ “tan hoang” trong câu nhạc diễn tả sự trần trụi (nudity) và buông thả trong tận cùng thể xác người con gái, nhưng vẫn được “che chắn” bởi "bóng mát" ngợp trời của người tình, như một lời vỗ về dịu dàng cho tình yêu đôi lứa. …
Thử nhìn vào hình ảnh của người con trai:
“ …Cúi xuống nghe đời nhấp nhô
Nghe tim rạn vỡ Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà …”
Động từ “nhấp nhô” (go up and down) trong câu nhạc trên, diễn tả rõ nhất hành động hoan lạc của đôi tình nhân. Những rung cảm trong từng phút giây ân ái, đã làm căng những sợi dây thần kinh xúc giác, và làm òa vỡ thành những giọt nước mắt của hạnh phúc, như niềm rung động đầu đời của những năm tháng tuổi thơ chưa một lần dậy sóng…
"Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho tóc em bềnh bồng
Cơn đau anh vui lòng bóng mát trên cao"
Giọt nước mắt của hạnh phúc trộn lẫn với khổ đau cho một quê hương chinh chiến khói lửa, trong đó tuổi trẻ mang nhiều nỗi hoang mang cho thân phận mình, khi phải đối diện với những bất trắc và mất mát của chiến tranh. Cúi xuống “vùng non xanh mát” hay cúi xuống “trên bờ xót xa” thơm tóc em bềnh bồng, để quên đi ưu phiền trong phút chốc. Vì ngoài kia máu vẫn đổ, xương vẫn rơi, bom đạn vẫn đang mịt mù cày xới mọi miền của một quê hương trong khói lửa …Và 20 năm chinh chiến là 20 năm tuổi trẻ đã “no tròn tuổi biết đau thương”:
“Cúi xuống cúi xuống thật buồn
Cho nước sông cuồn cuộn
Hai mươi năm no tròn tuổi biết đau thương …”
Sự mê hoặc trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn là ở chỗ, người nghe không cần trình độ thưởng ngoạn âm nhạc cao, hay có thể chưa cần phải hiểu được một cách thấu đáo những ý tưởng, những hình ảnh ẩn dụ, trong từng lời nhạc của ông, vẫn có thể thấy bản nhạc hấp dẫn bởi giai điệu, với những quảng bốn, quảng năm gần gủi. Và khi phân tích sâu vào trong từng lời nhạc, hiểu được những tinh hoa, những ẩn dụ thật tài tình, “dấu” trong ngôn ngữ riêng của ông, thì sẽ càng thấy yêu thêm những nhạc phẩm đã thường nghe một cách chung chung..
Điển hình là trong nhạc phẩm “Cúi Xuống Thật Gần”, ông đã diễn tả được sự “tột đỉnh” của niềm hoan lạc (ejaculation), mà nếu chúng ta không “quan sát” kỹ lưởng, sẽ không bao giờ thấy được cái “thần sầu” trong cách diễn đạt ngôn ngữ của ông:
“…Cúi xuống
Nhìn sâu trong mắt
Và nghe mưa bão tan đi trong đại dương…”
Ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta phong phú và kỳ diệu nhất ở chỗ, nhiều khi chúng ta không cần phải dùng đúng nghĩa một ngôn từ, mà vẫn làm cho người nghe hiểu được chính xác điều chúng ta muốn bày tỏ…. Đó cũng là sự khác biệt giữa ngôn ngữ Đông phương và ngôn ngữ “thực dụng” Tây phương. Ví dụ trong những lời nhạc của Mỹ như:
“ … Let’s make love all night long, until our strength is gone…”
(Let’s make love_Green, Marv & Lindsey, Chris do Tim Mcgraw trình bày)
“… Me and you stay true never hesitate to make love?...” và “I can hardly wait as we go through the motions, damn it's great to make love?”
(Make Love do ban nhạc Big Bang trình bày)
Hay trong nhạc phẩm Casablanca qua giọng ca nồng nàn của Higgins Bertie với những câu như:
“ …Popcorn and cokes beneath the stars became champagne and caviar
Making love on a long hot summer’s night …”
(Casablanca_Souchon, Alain & Mac Neil Davis)
Nếu chúng ta dịch sát nghĩa những câu nhạc này sang tiếng Việt để hát lên, thì có thể sẽ bị mang tội “công xúc tu sĩ”. Hoặc nếu đang sống tại đất nước Việt Nam, sẽ bị kết tội truyền bá văn hóa “đồi trụy”, và có thể sẽ bị …“hỏi thăm sức khỏe” hay “mời” vào "trường phục hồi nhân phẩm” như diễn viên ….. Yến Vy!
Tuy nhiên, qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cộng với sự thâm trầm, ý nhị của người Á Đông, những nhạc sĩ Việt Nam đã khéo léo diễn tả cũng những ý trên, với những lời lẽ rất ý nhị và thanh thoát:
* “…Cho tôi xin em như gối mộng,
cho tôi ôm em vào lòng. Xin cho một lần,
cho đêm mặn nồng, yêu thương vợ chồng …”
(Niệm Khúc Cuối_Ngô Thụy Miên)
“Em hôn trên tay mình
Để chua xót tình trần”
(Tôi ru em ngủ_Trịnh Công Sơn)
Còn hình ảnh nào đẹp hơn, lãng mạn hơn, thi vị hơn hình ảnh người con gái hôn lên tay mình để“chua xót tình trần”. Bởi vì bất cứ cuộc tình nào trong cõi trần gian đầy bi lụy này, đều không thể tránh khỏi những giọt lệ ngậm ngùi và chua xót bởi những chia cách, mất mát, đau thương, tan vỡ … Nhất là khi tình yêu đó mang những hệ lụy của một cuộc chiến phi lý:
“Tình yêu như trái phá con tim mù lòa…”
“…Tình yêu như vết cháy trên da thịt người”
(Tình Sầu_Trịnh Công Sơn)
Những hình ảnh thảm khốc của chiến tranh là một ám ảnh khôn nguôi trong tâm thức của người nhạc sĩ, và đã len lỏi vào trong từng ngỏ ngách sâu kín nhất của trái tim, khiến cho tình yêu cũng bị tàn phá và biến dạng. Nỗi “đau xé thịt” đã khiến “hồn mình như vá khâu”, và cuối cùng chỉ còn lại tan tác và hư hao trong “con tim tật nguyền” sau khi “cơn bão đi qua địa cầu” ……
Nếu “nhiếp ảnh gia” Linh Phương[5] “chụp” được tấm hình:
“Anh trở về hòm gỗ cài hoa” hay “Poncho buồn lịm kín đời anh”
(Kỷ vật cho em_Phạm Duy & Linh Phương)
Thì TCS lại “chụp” được những hình ảnh ghê rợn và bi thảm hơn, không phải tại chiến trường, mà ở ngay “trên con đường mòn” của những ruộng làng Việt Nam hiền hòa, thơ mộng:
“Một ngày mùa đông
Trên con đường mòn
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan”
Và có nỗi đớn đau nào hơn nỗi đau của người mẹ, khi phải tận mắt chứng kiến hình ảnh:
“Súng từ thị thành
Súng từ ruộng làng
Nổ xé da con”
(Ngụ Ngôn Mùa Đông_Trịnh Công Sơn)
Hay tiếng “vỗ tay” như tiếng gào thét phẩn nộ từ thinh không của người mẹ mất trí bên xác con thơ, không biết có đủ để làm thức tỉnh lương tâm nhân loại?
“Mẹ vỗ tay reo mừng xác con,
Chị vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn”
(Hát trên những xác người_Trịnh Công Sơn)
Những năm cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70, khi chiến tranh Việt Nam đang ở đỉnh điểm của những cuộc giao tranh. Phong trào sinh viên phản chiến lan tràn ở Mỹ với khẩu hiệu “Make Love Not War”, phong trào hippies, cộng với chủ nghĩa hiện sinh (Exstantialism) của Jean-Paul Sartre, Camus… du nhập vào Việt Nam, đã thổi một luồng gió mới vào cánh cửa văn học của Việt Nam, làm ảnh hưởng cách suy nghĩ cũng như lối sống của nhiều tầng lớp trí thức, điển hình là giới sinh viên, học sinh tại miền nam Việt Nam.
Sự nguy hại của thuyết hiện sinh cho giới trí thức trẻ Việt Nam là ở chỗ “ăn theo” những tư tưởng phản chiến, với thái độ bất cần, chán chường, “buồn nôn” trước những phi lý của cuộc đời vv … Trong khi đại đa số giới trẻ cũng chưa thật sự hiểu rõ ngọn ngành, hay kết cuộc của một chủ thuyết, sẽ đưa đến một kết quả gì cho tương lai, hay vận mệnh của đất nước mình. Họ chỉ đơn thuần nhắm mắt đi theo, chỉ vì tính thời thượng, và tính cách thích “nổi loạn” của tuổi trẻ thì đúng hơn!
Bối cảnh của đất nước trong giai đoạn này, đã tác động mạnh mẽ đến tư duy của những tác giả trong nhiều lãnh vưc, đặc biệt là những người cầm bút mang nặng ảnh hưởng của nền văn học lãng mạn Pháp và triết hoc Tây phương.
Trong lãnh vực âm nhạc, những sáng tác không chỉ đơn thuần diễn tả những cảm xúc tình yêu lãng mạn của đôi lứa, mà đã bắt đầu nhen nhuốm hơi hướng của thân phận con người. Mùi vị của thuốc súng, của bom đạn trong chiến tranh đã len lỏi vào trong âm nhạc qua phong trào du ca, và dòng nhạc phản chiến với Ca Khúc Da Vàng của NS Trịnh Công Sơn đã ra đời từ đó.
Ngôn từ được sử dụng trong những sáng tác âm nhạc, cũng từ đó mang tính đột phá.
Và phải công nhận, những đột phá đó đã làm cho nền tân nhạc cận đại mang nhiều nét phong phú và độc đáo. Những bản tình ca của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Từ Công Phung, Vũ Thành An, Anh Bằng, Lam Phương, Trần Thiên Thanh, Nhật Ngân, Duy Khánh ….. sáng tác trong giai đoạn này đều bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc chiến, nên ca từ trong âm nhạc, không ít thì nhiều, đều mang không khí của chiến tranh. Đặc biệt trong một số tác phẩm, lại mang hơi hướng của tình yêu nhục tính, với những ngôn từ mới mẽ mang tính thời đại và táo bạo, để diễn tả tâm trạng tuyệt vọng, chán chường trong tình yêu, khi đối diện với sự ám ảnh của nỗi chết, hay sự phi lý của chiến tranh ….
Bài viết này không chỉ đơn thuần nói về khía cạnh dục tính trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, mà còn muốn trích dẫn thêm một số “hình ảnh” trong những bản nhạc, để nói lên sự phong phú trong ngôn ngữ Việt, mà với tài năng thiên phú, những nhạc sĩ đã thể hiện một cách tài tình, khi diễn tả một hình ảnh trần tục bằng những ngôn từ thật thanh thoát…
Tôi có nêu một nhận xét riêng của mình với NS Phạm Duy về đề tài dục tính trong âm nhạc Việt Nam, với nguyên văn như sau: “Trong những bản nhạc nói về dục tính, cháu thích nhất là bài “Cúi xuống thật gần” của NS Trịnh Công Sơn và bài “Cỏ Hồng” của bác…” . Tôi nhớ là NS Phạm Duy đã im lặng, không tỏ thái độ gì với nhận xét này của tôi, nên tôi không biết là ông có đồng ý với lời nhận xét hơi đường đột của tôi hay không?
Quả thật vậy, trong suốt quá trình phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, từ lúc tượng hình sơ khai cho đến ngày hôm nay. Và ngay cả những nhạc phẩm trong phong trào phản chiến của Mỹ, với khẩu hiệu nổi tiếng dành riêng cho cuộc chiến Việt Nam: “Make love not war”. Tôi chưa thấy một nhạc sĩ nào “dám” diễn tả thật đầy đủ, hình ảnh ân ái của đôi tình nhân, một cách rõ ràng và táo bạo như trong bản nhạc “Cúi xuống thật gần” của NS Trịnh Công Sơn.
Ở nhiều đoạn của bài hát, những hình ảnh trần trụi của cặp tình nhân đang “yêu nhau” trong một“sớm mai” , hay trong một “đêm mở hội âm thầm”, được phô bày như một bức chân dung lõa thể, qua một ống kính filter. Và sự thần sầu của cái filter, chính là cách sử dụng ngôn từ “thiên biến vạn hóa” của “phù thủy ngôn ngữ” Trịnh Công Sơn, đã cho thấy một hình ảnh nude rất nghệ thuật, và không hề có chút dung tục hay gợi dục…
Hãy lắng nghe những lời như :
“ …Cúi xuống cho tình dấy lên,
Cho da thịt mềm, cho cơn mặn nồng ngất lịm…”
Chữ “dấy” được dùng ở đây, hết sức tượng hình, khó có một chữ nào có thể thay thế được, để diễn tả hình ảnh hưng phấn, khi người tình “cúi xuống” thân thể mềm mại và nồng nàn của người con gái ….
Hay:
“ … Cúi xuống cho tắt nụ cười, cho chút da thịt người
Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang…”
Khi môi đã kề môi, thì nụ cười “mời gọi” sẽ tắt đi, để thay vào đó tiếng nói của sự im lặng trong hoan lạc của hai thể xác. Lúc đó ngôn ngữ không cần phải diễn đạt thành lời, mà vẫn có thể nghe được mỗi rung động trong từng nỗi xúc cảm … Thính giác đã trở nên dư thừa, để có thể nghe được tiếng nói của hai trái tim, đang rừng rực lửa yêu đương …. “People talking without speaking, People hearing without listening” [6].
Chữ “tan hoang” trong câu nhạc diễn tả sự trần trụi (nudity) và buông thả trong tận cùng thể xác người con gái, nhưng vẫn được “che chắn” bởi "bóng mát" ngợp trời của người tình, như một lời vỗ về dịu dàng cho tình yêu đôi lứa. …
Thử nhìn vào hình ảnh của người con trai:
“ …Cúi xuống nghe đời nhấp nhô
Nghe tim rạn vỡ Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà …”
Động từ “nhấp nhô” (go up and down) trong câu nhạc trên, diễn tả rõ nhất hành động hoan lạc của đôi tình nhân. Những rung cảm trong từng phút giây ân ái, đã làm căng những sợi dây thần kinh xúc giác, và làm òa vỡ thành những giọt nước mắt của hạnh phúc, như niềm rung động đầu đời của những năm tháng tuổi thơ chưa một lần dậy sóng…
"Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho tóc em bềnh bồng
Cơn đau anh vui lòng bóng mát trên cao"
Giọt nước mắt của hạnh phúc trộn lẫn với khổ đau cho một quê hương chinh chiến khói lửa, trong đó tuổi trẻ mang nhiều nỗi hoang mang cho thân phận mình, khi phải đối diện với những bất trắc và mất mát của chiến tranh. Cúi xuống “vùng non xanh mát” hay cúi xuống “trên bờ xót xa” thơm tóc em bềnh bồng, để quên đi ưu phiền trong phút chốc. Vì ngoài kia máu vẫn đổ, xương vẫn rơi, bom đạn vẫn đang mịt mù cày xới mọi miền của một quê hương trong khói lửa …Và 20 năm chinh chiến là 20 năm tuổi trẻ đã “no tròn tuổi biết đau thương”:
“Cúi xuống cúi xuống thật buồn
Cho nước sông cuồn cuộn
Hai mươi năm no tròn tuổi biết đau thương …”
Sự mê hoặc trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn là ở chỗ, người nghe không cần trình độ thưởng ngoạn âm nhạc cao, hay có thể chưa cần phải hiểu được một cách thấu đáo những ý tưởng, những hình ảnh ẩn dụ, trong từng lời nhạc của ông, vẫn có thể thấy bản nhạc hấp dẫn bởi giai điệu, với những quảng bốn, quảng năm gần gủi. Và khi phân tích sâu vào trong từng lời nhạc, hiểu được những tinh hoa, những ẩn dụ thật tài tình, “dấu” trong ngôn ngữ riêng của ông, thì sẽ càng thấy yêu thêm những nhạc phẩm đã thường nghe một cách chung chung..
Điển hình là trong nhạc phẩm “Cúi Xuống Thật Gần”, ông đã diễn tả được sự “tột đỉnh” của niềm hoan lạc (ejaculation), mà nếu chúng ta không “quan sát” kỹ lưởng, sẽ không bao giờ thấy được cái “thần sầu” trong cách diễn đạt ngôn ngữ của ông:
“…Cúi xuống
Nhìn sâu trong mắt
Và nghe mưa bão tan đi trong đại dương…”
Ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta phong phú và kỳ diệu nhất ở chỗ, nhiều khi chúng ta không cần phải dùng đúng nghĩa một ngôn từ, mà vẫn làm cho người nghe hiểu được chính xác điều chúng ta muốn bày tỏ…. Đó cũng là sự khác biệt giữa ngôn ngữ Đông phương và ngôn ngữ “thực dụng” Tây phương. Ví dụ trong những lời nhạc của Mỹ như:
“ … Let’s make love all night long, until our strength is gone…”
(Let’s make love_Green, Marv & Lindsey, Chris do Tim Mcgraw trình bày)
“… Me and you stay true never hesitate to make love?...” và “I can hardly wait as we go through the motions, damn it's great to make love?”
(Make Love do ban nhạc Big Bang trình bày)
Hay trong nhạc phẩm Casablanca qua giọng ca nồng nàn của Higgins Bertie với những câu như:
“ …Popcorn and cokes beneath the stars became champagne and caviar
Making love on a long hot summer’s night …”
(Casablanca_Souchon, Alain & Mac Neil Davis)
Nếu chúng ta dịch sát nghĩa những câu nhạc này sang tiếng Việt để hát lên, thì có thể sẽ bị mang tội “công xúc tu sĩ”. Hoặc nếu đang sống tại đất nước Việt Nam, sẽ bị kết tội truyền bá văn hóa “đồi trụy”, và có thể sẽ bị …“hỏi thăm sức khỏe” hay “mời” vào "trường phục hồi nhân phẩm” như diễn viên ….. Yến Vy!
Tuy nhiên, qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cộng với sự thâm trầm, ý nhị của người Á Đông, những nhạc sĩ Việt Nam đã khéo léo diễn tả cũng những ý trên, với những lời lẽ rất ý nhị và thanh thoát:
* “…Cho tôi xin em như gối mộng,
cho tôi ôm em vào lòng. Xin cho một lần,
cho đêm mặn nồng, yêu thương vợ chồng …”
(Niệm Khúc Cuối_Ngô Thụy Miên)
NIỆM KHÚC CUỐI - Tuấn Ngọc
Hoặc:
* “ … Bao đêm cùng chăn cùng gối êm đềm…..
Ôi ái ân đâu rồi cơn tình ngất buông xuôi…”
(Trên Da Tình Yêu_Lê Uyên Phương)
* “ … Bao đêm cùng chăn cùng gối êm đềm…..
Ôi ái ân đâu rồi cơn tình ngất buông xuôi…”
(Trên Da Tình Yêu_Lê Uyên Phương)
TRÊN DA TÌNH YÊU - Thanh Hà
NS Hoàng Thanh Tâm cũng đã diễn tả sự mời gọi nồng nàn của người con gái, đi đến
“đỉnh điểm” của niềm hoan lạc, trong âm nhạc của mình:
* “Người xin tìm đến bên chăn chiếu buồn
Làm cơn mưa tưới trên vườn hồn hoang”
(Cỏ lá xanh xao_Hoàng Thanh Tâm)
* “Người xin tìm đến bên chăn chiếu buồn
Làm cơn mưa tưới trên vườn hồn hoang”
(Cỏ lá xanh xao_Hoàng Thanh Tâm)
CỎ LÁ XANH XAO - Julie
Hay chỉ là những thể hiện tự nhiên của bản năng (basic instinct) trước tình
yêu, để quên đi nỗi nhọc nhằn của phận người, trong một thế giới đã quên dần “tiếng
nói yêu thương”:
* “Cho nhau ngọt ngào chăn chiếu
Nghe đời nhọc nhằn trôi xa”
(Ru đời chỉ là mơ qua_Hoàng Thanh Tâm)
* “Cho nhau ngọt ngào chăn chiếu
Nghe đời nhọc nhằn trôi xa”
(Ru đời chỉ là mơ qua_Hoàng Thanh Tâm)
RU ĐỜI CHỈ LÀ MƠ QUA - Ý Lan
Trong nhạc phẩm “Cỏ Hồng” của Phạm Duy, với hình ảnh lãng mạn của đôi tình nhân,
đã quen hơi nhau, và tình yêu đã “thôi khép nép”:
* “ … Cỏ không tên nằm thênh thang,
rồi vươn lên vì ta yêu nàng
Hỡi ôi con đồi ngoan ! Hỡi ôi cỏ hồng hoang!
Cỏ xanh đổi sắc theo nhân tình
Mặt trời cũng đứng soi tia lành
Cỏ hoang xao xuyến trên ngọn ngành
Đỏ như trong giấc mơ lung linh …”
(Cỏ hồng_Phạm Duy)
Cỏ xanh không tên, đã nóng lên vì ta “yêu” nàng và đổi thành hồng, rồi lại thành “đỏ như trong giấc mơ lung linh”, và cuối cùng đã biến thành cỏ “hồng hoang”, nơi mà con người “trần truồng yêu nhau trong trời đất” [7]...
* “ … Cỏ không tên nằm thênh thang,
rồi vươn lên vì ta yêu nàng
Hỡi ôi con đồi ngoan ! Hỡi ôi cỏ hồng hoang!
Cỏ xanh đổi sắc theo nhân tình
Mặt trời cũng đứng soi tia lành
Cỏ hoang xao xuyến trên ngọn ngành
Đỏ như trong giấc mơ lung linh …”
(Cỏ hồng_Phạm Duy)
Cỏ xanh không tên, đã nóng lên vì ta “yêu” nàng và đổi thành hồng, rồi lại thành “đỏ như trong giấc mơ lung linh”, và cuối cùng đã biến thành cỏ “hồng hoang”, nơi mà con người “trần truồng yêu nhau trong trời đất” [7]...
Cả Phạm Duy lẫn Trịnh Công Sơn đều đã tô lên tác phẩm của mình một gamma màu
nóng đỏ, như một điểm nhấn, để diển tả sự đam mê rạo rực, và nỗi khát khao tù
đày của thân xác:
* “…Cúi xuống Trên bờ xót xa
trên cơn lửa đỏ, trên khuôn mặt đã im lìm…”
Nếu có một giải thưởng âm nhạc về nhạc phản chiến với chủ đề là “Make Love Not War”, thì thiết nghĩ có lẽ NS Trịnh Công Sơn sẽ là người xứng đáng nhất, để nhận giải thưởng này với tác phẩm “Cúi xuống thật gần”, bởi giá trị nghệ thuật, tính thẩm mỹ, tính văn học, và bởi nội dung thật “khít khao” với “chủ đề” trong nhạc phẩm độc đáo này, như nhận định của NS Phạm Duy trong hồi ký của ông, khi nói về NS Trịnh Công Sơn:
“Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ. Anh ca tụng tình yêu và -- cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này -- anh chống bạo lực và chống chiến tranh” [8]
* “…Cúi xuống Trên bờ xót xa
trên cơn lửa đỏ, trên khuôn mặt đã im lìm…”
Nếu có một giải thưởng âm nhạc về nhạc phản chiến với chủ đề là “Make Love Not War”, thì thiết nghĩ có lẽ NS Trịnh Công Sơn sẽ là người xứng đáng nhất, để nhận giải thưởng này với tác phẩm “Cúi xuống thật gần”, bởi giá trị nghệ thuật, tính thẩm mỹ, tính văn học, và bởi nội dung thật “khít khao” với “chủ đề” trong nhạc phẩm độc đáo này, như nhận định của NS Phạm Duy trong hồi ký của ông, khi nói về NS Trịnh Công Sơn:
“Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ. Anh ca tụng tình yêu và -- cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này -- anh chống bạo lực và chống chiến tranh” [8]
TCS đã bày tỏ thật rõ thái độ của mình trước chiến tranh. Ước
vọng của suốt một đời người, cho đến bạc đầu, là chờ đợi phút giây nhiệm mầu sẽ
đến, để lấp đầy những khao khát của một trái tim biết đau thương, khi đứng trước
những hoang tàn đổ nát trên quê hương của mình…
Hãy nghe lại những câu nhạc trong “Cúi xuống thật gần”, với những lời van xin tha thiết của ông, như một lời nguyện cầu cuối cùng sau 20 năm chiến chinh khói lửa:
“Cúi xuống, cúi xuống thật gần.
Cho trái tim đập dồn
Hãy nghe lại những câu nhạc trong “Cúi xuống thật gần”, với những lời van xin tha thiết của ông, như một lời nguyện cầu cuối cùng sau 20 năm chiến chinh khói lửa:
“Cúi xuống, cúi xuống thật gần.
Cho trái tim đập dồn
Cho đam mê thay vào đổ nát quê hương...
Cúi xuống, cho đến bạc đầu.
Trên phút giây nhiệm mầu
Trên phút giây nhiệm mầu
Hai mươi năm xin còn một sớm thương nhau”
CÚI XUỐNG THẬT GẦN - Khánh Ly
1) Cúi xuống
Cho máu ngược dòng
Cho nước sông cạn nguồn
Cho cây khô trên cành trút lá bơ vơ
Cúi xuống
Cho bóng đổ dài
Cho xót xa mặt trời
Cho da thơm trên người nay cũng phôi pha
Cúi xuống
Nghe đời nhấp nhô
Nghe tim rạn vỡ
Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà
Cúi xuống
Trên bờ xót xa
Trên cơn lửa đỏ
Trên khuôn mặt đã im lìm
Cúi xuống
Nhìn sâu trong mắt
Và nghe mưa bão tan đi trong đại dương
Cúi xuống
Cúi xuống thật buồn
Cho nước sông cuồn cuộn
Hai mươi năm no tròn tuổi biết đau thương
Cúi xuống
Cho tắt nụ cười
Cho chút da thịt người
Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang
2) Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho trái tim đập dồn
Cho đam mê thay vào đổ nát quê hương
Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho chiếc hôn ngọt nồng
Cho trăm năm ưu phiền phút chốc hư không
Cúi xuống
Cho tình dấy lên
Cho da thịt mềm
Cho cơn mặn nồng ngất lịm
Cúi xuống
Cho đời lãng quên
Cho mây trời chìm
Cho đêm mở hội âm thầm
Cúi xuống
Vùng non xanh mát
Và cao tiếng hát cho cơn ưu phiền tan
Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho tóc em bềnh bồng
Cơn đau anh vui lòng bóng mát trên cao
Cúi xuống
Cho đến bạc đầu
Trên phút giây nhiệm mầu
Hai mươi năm xin còn một sớm thương nhau
Cho máu ngược dòng
Cho nước sông cạn nguồn
Cho cây khô trên cành trút lá bơ vơ
Cúi xuống
Cho bóng đổ dài
Cho xót xa mặt trời
Cho da thơm trên người nay cũng phôi pha
Cúi xuống
Nghe đời nhấp nhô
Nghe tim rạn vỡ
Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà
Cúi xuống
Trên bờ xót xa
Trên cơn lửa đỏ
Trên khuôn mặt đã im lìm
Cúi xuống
Nhìn sâu trong mắt
Và nghe mưa bão tan đi trong đại dương
Cúi xuống
Cúi xuống thật buồn
Cho nước sông cuồn cuộn
Hai mươi năm no tròn tuổi biết đau thương
Cúi xuống
Cho tắt nụ cười
Cho chút da thịt người
Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang
2) Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho trái tim đập dồn
Cho đam mê thay vào đổ nát quê hương
Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho chiếc hôn ngọt nồng
Cho trăm năm ưu phiền phút chốc hư không
Cúi xuống
Cho tình dấy lên
Cho da thịt mềm
Cho cơn mặn nồng ngất lịm
Cúi xuống
Cho đời lãng quên
Cho mây trời chìm
Cho đêm mở hội âm thầm
Cúi xuống
Vùng non xanh mát
Và cao tiếng hát cho cơn ưu phiền tan
Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho tóc em bềnh bồng
Cơn đau anh vui lòng bóng mát trên cao
Cúi xuống
Cho đến bạc đầu
Trên phút giây nhiệm mầu
Hai mươi năm xin còn một sớm thương nhau
Niềm mơ ước của NS Trịnh Công Sơn, vẫn là ước vọng của hàng
triệu con tim Việt Nam hôm nay, bởi vì sự đổ nát của quê hương vẫn còn đó!
Không phải từ bom đạn chiến tranh, mà là sự đổ nát toàn diện giữa niềm tin con
người đối với con người. Sự đổ nát của lương tâm nhân loại, khi đứng trước những
nỗi đau và bất hạnh của con người. Sự đổ nát trong băng hoại của những khối óc
vô tri, của những trái tim vô cảm. Và sự đổ nát trong tâm hồn của những thế hệ
mầm non, tuổi trẻ không được dạy những đạo lý làm người, để phân biệt giữa ĐÚNG_SAI,
THIỆN_ÁC, HAY_DỠ, ĐẸP_XẤU …là những mất mát lớn lao nhất cho dân tộc Việt
Nam, và là nỗi bất hạnh triền miên làm nung nấu những trái tim Việt Nam, đang
khao khát một nền tự do, dân chủ, nhân ái, và công bằng thật sự cho quê hương…
NS Trịnh Công Sơn và biết bao tài năng nữa của đất nước, đã bị lợi dụng cho những mưu đồ chính trị bẩn thỉu, cũng chính bởi sự khao khát chính đáng này. Ước mơ về những “ảo vọng thiên đường” của một thiên tài âm nhạc trong ông, đã khiến ông phải mang “niềm tuyệt vọng” cho đến cuối đời mình!
NS Trịnh Công Sơn và biết bao tài năng nữa của đất nước, đã bị lợi dụng cho những mưu đồ chính trị bẩn thỉu, cũng chính bởi sự khao khát chính đáng này. Ước mơ về những “ảo vọng thiên đường” của một thiên tài âm nhạc trong ông, đã khiến ông phải mang “niềm tuyệt vọng” cho đến cuối đời mình!
LỜI TỰ SỰ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN - Đỗ Trung Quân diễn đọc
“Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã
tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quang
chỉ là điều dối trá.
Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng, để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống, cùng một lúc, vừa là kẻ chiến thắng, vừa là kẻ chiến bại... Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường."
Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng, để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống, cùng một lúc, vừa là kẻ chiến thắng, vừa là kẻ chiến bại... Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường."
Lời tự sự của Trịnh Công Sơn
Chúng ta không “oán trách” thái độ “tiến thoái lưỡng nan” [9] của
ông, bởi vì nghĩ cho cùng, ông chỉ là một người nghệ sĩ yếu đuối, đã thổ lộ
tình yêu của mình với cuộc sống, và đã giữ được lòng chân thật với cuộc sống
này. Và cũng chính ông đã “linh cảm” được trước những ước mơ trong suốt
cuộc đời mình, chỉ là những “giấc mơ đời hư ảo”, (illusion) cũng như giấc
mơ của biết bao văn nghệ sĩ của những thế hệ trước ông, đã bị “tàn lụi” trong
đau đớn ngậm ngùi ....
Tuy nhiên, nếu không muốn làm kẻ vong ân, thì chúng ta phải biết tri ân những gì mà NS Trịnh Công Sơn, khi “ghé qua” cuộc đời này, đã để lại cho chúng ta những tặng phẩm vô giá, với hàng trăm “áng thơ” tuyệt tác, mà có người đã nhận định rằng, có thể đến 100 năm hay hơn nữa, chúng ta mới có được một tài năng, đem đến cho cuộc đời này những tặng phẩm như Trịnh Công Sơn đã ban tặng cho chúng ta.”
Riêng tôi, cũng xin được cảm tạ những “giấc mơ đời hư ảo” của ông. Bởi vì cũng chính nhờ vào đó, khi chúng ta không bằng lòng với thái độ “tiến thoái lưỡng nan”, là lúc chúng ta sẽ bước ra khỏi “những giấc mơ đời hư ảo”, để tiến đến những ước mơ có thật trong đời. “Ước mơ có thật”, chắc chắn sẽ thành hiện thực một ngày không xa. Bởi vì ước mơ đó không dựa trên một chủ thuyết nào, và cũng không dựa trên tham vọng của bất cứ một cá nhân hay quyền lực nào cả, mà chỉ là ước vọng chính đáng của cả một dân tộc với hơn 90 triệu người. Một dân tộc đã bị quá nhiều lầm than, điêu đứng và lừa dối bởi lòng tham của con người.
Xin hãy thắp lên một ngọn nến lung linh trong tâm hồn, để cầu nguyện cho những ước mơ có thật, và xin hãy nguyện cầu cho tình yêu trong trái tim của mỗi người trong chúng ta, sẽ mãi mãi là ngọn lửa yêu thương, thắp sáng tinh cầu chúng ta đang trú ngụ hôm nay…
Chú thích:
Tuy nhiên, nếu không muốn làm kẻ vong ân, thì chúng ta phải biết tri ân những gì mà NS Trịnh Công Sơn, khi “ghé qua” cuộc đời này, đã để lại cho chúng ta những tặng phẩm vô giá, với hàng trăm “áng thơ” tuyệt tác, mà có người đã nhận định rằng, có thể đến 100 năm hay hơn nữa, chúng ta mới có được một tài năng, đem đến cho cuộc đời này những tặng phẩm như Trịnh Công Sơn đã ban tặng cho chúng ta.”
Riêng tôi, cũng xin được cảm tạ những “giấc mơ đời hư ảo” của ông. Bởi vì cũng chính nhờ vào đó, khi chúng ta không bằng lòng với thái độ “tiến thoái lưỡng nan”, là lúc chúng ta sẽ bước ra khỏi “những giấc mơ đời hư ảo”, để tiến đến những ước mơ có thật trong đời. “Ước mơ có thật”, chắc chắn sẽ thành hiện thực một ngày không xa. Bởi vì ước mơ đó không dựa trên một chủ thuyết nào, và cũng không dựa trên tham vọng của bất cứ một cá nhân hay quyền lực nào cả, mà chỉ là ước vọng chính đáng của cả một dân tộc với hơn 90 triệu người. Một dân tộc đã bị quá nhiều lầm than, điêu đứng và lừa dối bởi lòng tham của con người.
Xin hãy thắp lên một ngọn nến lung linh trong tâm hồn, để cầu nguyện cho những ước mơ có thật, và xin hãy nguyện cầu cho tình yêu trong trái tim của mỗi người trong chúng ta, sẽ mãi mãi là ngọn lửa yêu thương, thắp sáng tinh cầu chúng ta đang trú ngụ hôm nay…
Chú thích:
[1] Trong bài Lịch sử Tân nhạc Việt Nam nhạc sĩ Trần Quang Hải gọi đây là
"giai đoạn tượng hình". Còn nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng những năm đầu
thập niên 1930 là "thời kỳ đi tìm nhạc ngữ mới" (Nguồn: Wikipedia tiếng
Việt : Tân Nhạc Việt Nam)
[2] Tựa đề một bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, đăng trên báo Văn Nghệ ngày 23/08/2002
[3] Trích từ câu thơ: “Nước mắt em trên chánh điện tình, nở hoa siêu độ hóa tâm kinh” trong bài thơ: “Vì em tôi đã làm sa di” của thi sĩ Du Tử Lê
[4] Trích đoạn bài viết “Chiêm ngắm đóa hoa vô thường” của tác giả Hà Vũ Trọng, Toronto 2.5.2001
in trong Hợp Lưu, số 59 (tháng 6-7/2001), tr. 16-28.
[5] Linh Phương, nhà thơ quân đội, tác giả bài thơ “Để trả lời một câu hỏi”, đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng “Kỷ Vật Cho Em” vào năm 1970
[6] Trích đoạn lời bài hát “The sound of silence” của Simon & Garfunkel
[7] Câu nhạc trích từ nhạc phẩm “Hạ Hồng” của nhạc sĩ Phạm Duy
[8] Trích trong hồi ký Phạm Duy III, thời phân chia Quốc - Cộng
[9] Tựa đề một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng năm 1998
[2] Tựa đề một bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, đăng trên báo Văn Nghệ ngày 23/08/2002
[3] Trích từ câu thơ: “Nước mắt em trên chánh điện tình, nở hoa siêu độ hóa tâm kinh” trong bài thơ: “Vì em tôi đã làm sa di” của thi sĩ Du Tử Lê
[4] Trích đoạn bài viết “Chiêm ngắm đóa hoa vô thường” của tác giả Hà Vũ Trọng, Toronto 2.5.2001
in trong Hợp Lưu, số 59 (tháng 6-7/2001), tr. 16-28.
[5] Linh Phương, nhà thơ quân đội, tác giả bài thơ “Để trả lời một câu hỏi”, đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng “Kỷ Vật Cho Em” vào năm 1970
[6] Trích đoạn lời bài hát “The sound of silence” của Simon & Garfunkel
[7] Câu nhạc trích từ nhạc phẩm “Hạ Hồng” của nhạc sĩ Phạm Duy
[8] Trích trong hồi ký Phạm Duy III, thời phân chia Quốc - Cộng
[9] Tựa đề một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng năm 1998
đặt vé máy bay eva air
vé máy bay đi boston mỹ
giá vé korean airlines
cách mua vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich
eva airlines vietnam
Trả lờiXóahãng vé máy bay eva
vé máy bay eva air đi mỹ bao nhiêu tiền
china airlines hcm
đặt vé online China Airlines
địa chỉ pacific airlines hà nội
blog chia sẻ kinh nghiệm du lịch
pacific airlines vietnam airlines