Nghe lại nhạc Trịnh Công Sơn
“Tiếng hát cất lên dịu dàng trong đêm vắng. Bỗng nhiên
tôi bị cuốn hút bởi một giọng trong trẻo, mộc mạc mà sâu lắng. Mộc mạc từ nhạc
đệm đến chất giọng. Vẫn lời đó, vẫn giai điệu đó đã nghe bao nhiêu lần nhưng
qua giọng hát tự nhiên như buông lơi lại cuốn hút, mang lại cảm xúc thật sự”.
Giang Trang tại Hoa kỳ - Ảnh: BolsaTV
Khoảng chục năm rồi, tôi rất ít nghe nhạc Việt Nam, họa chăng có mấy bài nhạc
chế nghe để cười vui. Có quãng thời gian dài đi học tôi không sử dụng tiếng Việt.
Sau này nghe nhạc Việt tôi luôn có cảm giác bài mới không hay, bài hay không mới,
dễ nghe, dễ quên.
Giữa những năm 80, tôi hay nhảy tàu điện lên Nguyễn Thái Học rồi đi bộ ra góc Cao Bá Quát - Điện Biên Phủ học đàn. Dọc đường, từ các quán cà phê, tiếng “Bô nây em” (“Boney M”), “Mô đèn tắc kinh” (“Modern Talking”) xập sình xen lẫn “Lan và Điệp” não nề.
Một lần trong lúc đợi thầy, cả đám ôm đàn ngồi ngoài vườn ngắm dòng người qua lại. Chị lớn nhất lớp, lúc đó cũng chỉ 14-15 tuổi, cất tiếng hát: “Đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng…”.
Giọng ca trong trẻo, nhẹ nhàng hòa tiếng ghi ta gỗ. Ngoài kia, những khuôn mặt, những mảnh đời thăng trầm lướt qua. Lần đầu tiên trong đời, tôi suy tư vì số phận, vì những con người xa lạ. Xa lạ với cuộc sống trong gia đình luôn đầy tình thương và tiếng cười.
Sau này, đôi khi tình cờ nghe nhạc Trịnh Công Sơn (TCS) do nhiều ca sĩ nổi tiếng hát nhưng tôi cảm giác như muốn nuốt từng lời không quay lại. Hời hợt nghe để rồi quên. Có người hát thành nhạc sến, người thì uốn éo ép giọng như lên đồng. Người thì hát kèm theo dàn nhạc hoành tráng thể hiện đẳng cấp, gần chục loại nhạc cụ nện chan chat, khúc dạo dài lê thê. Giọng ca nhiều người khen hay, lấy làm thước đo, đối với tôi nó lại xa lạ. Xa lạ với cảm nhận của tôi về bài hát.
Giữa những năm 80, tôi hay nhảy tàu điện lên Nguyễn Thái Học rồi đi bộ ra góc Cao Bá Quát - Điện Biên Phủ học đàn. Dọc đường, từ các quán cà phê, tiếng “Bô nây em” (“Boney M”), “Mô đèn tắc kinh” (“Modern Talking”) xập sình xen lẫn “Lan và Điệp” não nề.
Một lần trong lúc đợi thầy, cả đám ôm đàn ngồi ngoài vườn ngắm dòng người qua lại. Chị lớn nhất lớp, lúc đó cũng chỉ 14-15 tuổi, cất tiếng hát: “Đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng…”.
Giọng ca trong trẻo, nhẹ nhàng hòa tiếng ghi ta gỗ. Ngoài kia, những khuôn mặt, những mảnh đời thăng trầm lướt qua. Lần đầu tiên trong đời, tôi suy tư vì số phận, vì những con người xa lạ. Xa lạ với cuộc sống trong gia đình luôn đầy tình thương và tiếng cười.
Sau này, đôi khi tình cờ nghe nhạc Trịnh Công Sơn (TCS) do nhiều ca sĩ nổi tiếng hát nhưng tôi cảm giác như muốn nuốt từng lời không quay lại. Hời hợt nghe để rồi quên. Có người hát thành nhạc sến, người thì uốn éo ép giọng như lên đồng. Người thì hát kèm theo dàn nhạc hoành tráng thể hiện đẳng cấp, gần chục loại nhạc cụ nện chan chat, khúc dạo dài lê thê. Giọng ca nhiều người khen hay, lấy làm thước đo, đối với tôi nó lại xa lạ. Xa lạ với cảm nhận của tôi về bài hát.
Giang Trang trong đêm nhạc “Ru tình”
(Fountain Valley, 31-3-2013) - Ảnh: Ngọc
Lan
Hôm qua, người cùng nhà khác họ đi nghe đêm nhạc TCS ngay gần nhà.
Trên Poster là những gương mặt luôn xuất hiện trong các buổi ca nhạc Quận Cam
cùng với khách mời nổi tiếng từ Việt Nam. Vậy mà tối về ôm iPad lên giường lại
tìm trên Youtube những bài hát của một người, một cái tên lạ hoắc: Giang
Trang. Vừa tìm vừa kể cho tôi nghe về một giọng hát lạ, tôi không mấy để ý,
xoay lưng lại, mắt vẫn dí vào đọc truyện.
Tiếng hát cất lên dịu dàng trong đêm vắng. Bỗng nhiên tôi bị cuốn hút bởi một giọng trong trẻo, mộc mạc mà sâu lắng. Mộc mạc từ nhạc đệm đến chất giọng. “Lời thiên thu gọi”, “Cho đời chút ơn”, “Mưa hồng”… Vẫn lời đó, vẫn giai điệu đó đã nghe bao nhiêu lần nhưng qua giọng hát tự nhiên như buông lơi lại cuốn hút, mang lại cảm xúc thật sự. Hình dung người nghệ sĩ ôm đàn ghi ta bên khung của sổ, trong căn gác nhỏ giản dị. Giản dị như những ca từ, như chính con người của ông. Sự đồng cảm của người hát như đưa người nghe gần lại với suy tư gửi gắm trong bài hát của tác giả.
Bây giờ, ca nhạc nặng về hình thức. Từ quần áo thiếu vải, đội ngũ nhảy nhót lăng xăng, dàn nhạc mấy chục người đánh, sân khấu tầng tầng lớp lớp đến video clip quay ở tận bên Tây, bên Tàu. Thời mà lời của bài hát chỉ là phụ, không vần điệu, loe hoe vài từ, nghe mãi mà không biết tiếng nước nào. Có lẽ Giang Trang với phong cách, giọng hát cộng với nhạc TCS sẽ chỉ đến với nhóm người nghe nhất định.
Mặc dù cho đến ngày hôm qua, cái tên “Giang Trang” hoàn toàn xa lạ với tôi, nhưng theo tôi cảm nhận thì nhạc TCS với giọng hát Giang Trang đi cùng không gian yên tĩnh, nho nhỏ, giản dị mà không phải là sân khấu rộng lớn, ngập ánh đèn. Chưa từng gặp mặt, nhưng tự nhiên ước mơ ngồi bên cốc cà phê với điếu thuốc, nghe Giang Trang hát “Mưa hồng” không qua micro, với tiếng đệm đàn ghi ta gỗ…
Có lẽ tôi bắt đầu lại thói quen nghe nhạc Việt.
Tiếng hát cất lên dịu dàng trong đêm vắng. Bỗng nhiên tôi bị cuốn hút bởi một giọng trong trẻo, mộc mạc mà sâu lắng. Mộc mạc từ nhạc đệm đến chất giọng. “Lời thiên thu gọi”, “Cho đời chút ơn”, “Mưa hồng”… Vẫn lời đó, vẫn giai điệu đó đã nghe bao nhiêu lần nhưng qua giọng hát tự nhiên như buông lơi lại cuốn hút, mang lại cảm xúc thật sự. Hình dung người nghệ sĩ ôm đàn ghi ta bên khung của sổ, trong căn gác nhỏ giản dị. Giản dị như những ca từ, như chính con người của ông. Sự đồng cảm của người hát như đưa người nghe gần lại với suy tư gửi gắm trong bài hát của tác giả.
Bây giờ, ca nhạc nặng về hình thức. Từ quần áo thiếu vải, đội ngũ nhảy nhót lăng xăng, dàn nhạc mấy chục người đánh, sân khấu tầng tầng lớp lớp đến video clip quay ở tận bên Tây, bên Tàu. Thời mà lời của bài hát chỉ là phụ, không vần điệu, loe hoe vài từ, nghe mãi mà không biết tiếng nước nào. Có lẽ Giang Trang với phong cách, giọng hát cộng với nhạc TCS sẽ chỉ đến với nhóm người nghe nhất định.
Mặc dù cho đến ngày hôm qua, cái tên “Giang Trang” hoàn toàn xa lạ với tôi, nhưng theo tôi cảm nhận thì nhạc TCS với giọng hát Giang Trang đi cùng không gian yên tĩnh, nho nhỏ, giản dị mà không phải là sân khấu rộng lớn, ngập ánh đèn. Chưa từng gặp mặt, nhưng tự nhiên ước mơ ngồi bên cốc cà phê với điếu thuốc, nghe Giang Trang hát “Mưa hồng” không qua micro, với tiếng đệm đàn ghi ta gỗ…
Có lẽ tôi bắt đầu lại thói quen nghe nhạc Việt.
2-4-2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét