Đôi dòng cảm nhận bài thơ
"Tình mộng của Lê Giao Văn"
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui
Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng
Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi (Ta về)
Tô Thùy Yên
Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui
Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng
Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi (Ta về)
Tô Thùy Yên
Mở bàn phím viết về thơ của nhà thơ Lê Giao Văn (LGV) một người “chinh chiến cũ” khiến tôi liên tưởng đến nhà thơ Tô Thùy Yên vừa nằm xuống. Xin được phép trích bốn câu thơ tôi yêu thích trong ngồn ngộn thi ca của nhà thơ lính chiến mà tôi ngưỡng mộ, trước khi buông bút cảm nhận về bài thơ TÌNH MỘNG của anh LGV, một bài thơ hay vừa đăng trong tuyển tập LỤC BÁT PHƯƠNG NAM.
Ai đã từng ngồi chung bàn cùng LGV uống rượu, say thơ thì không thể không uống không say cùng anh. Anh cuốn hút như nam châm, đậm tình như “đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”, hào sảng vỡ trời dậy đất cùng bạn bè. Thế đó, vài nét nguệch ngoạc như rứa đủ chưa anh LGV hè. Chắc hẳn anh không cần tôi khắc họa gì nhiều về anh, bạn bè anh hiểu anh, yêu mến anh.
Nhìn anh phong sương kiêu bạc giữa đời thương, có ai ngờ những câu thơ này là dòng chảy từ trái tim “già nua” ấy:
Từ em má đỏ môi hồng
Sông hồ lọt kẻ - mắt trong đợi chờ
Thuở yêu em - anh làm thơ
Anh làm cánh bướm nhớ giờ trường tan.
Đọc thơ anh và ngẫng nhìn mái đầu bạc trắng, trong mắt tôi, bóng thời gian 50 năm như ngưng đọng lại, lãng đãng bềnh bồng sương khói dạt trôi về cái “thuở tập làm thơ yêu em”. Tình yêu của chàng và nàng, tuổi học trò diễm mộng, em xinh má đỏ môi hồng, e ấp đợi chờ chàng mỗi sáng mỗi chiều làm cánh bướm vờn bay trước cổng Đồng Khánh chờ “em tan trường về”. Hình như hết thảy bọn chúng ta ngày xưa cũng đều như vậy, anh viết cho anh mà như cẩm nang tình yêu cho cả thế hệ chúng mình ngày ấy. “Làm học trò mà không sách cầm tay. Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ”. Ngòi bút tài hoa LGV đã khắc họa khái quát thành một điểm chung nhất, đến nỗi tôi và bạn đều tưởng đó là chuyện của mình. “Thi ca là hội họa được cảm nhận thay vì được ngắm”.
Tôi đọc tiếp và trích dẫn thơ anh:
Sông Hương hẹn với sông Hàn
Đường vào đại học mai vàng gọi tên
Anh về phố cũ chưa quên
Tình thư còn lại viết thêm mấy vần.
Vâng, tôi hiểu. Nàng sông Hương Tôn Nữ và chàng sông Hàn đất Quảng ra thi. Hai dòng sông tình tự hẹn hò, hai mái đầu xanh lập trình khát vọng. Rồi đất nước chiến chinh, chàng ra đi tang bồng hồ thỉ, bút nghiên xếp lại, cung kiếm lên đường, mai vàng năm cánh rạng ngời gắn trên ve áo, Nàng thiếu nữ đài trang âm thầm chờ đợi, dấu kín nỗi nhớ nhung vào tà áo tím ngày ngày đến lớp. Bao nhiêu lần bịn rịn chia tay, bao nhiêu lần lệ ứa? sân ga? con tàu? Giai điệu bài tình ca ngùi ngậm trong góc vắng cà phê?. Anh không nói nhưng tôi cảm nhận được những điều dồn nén, thương cảm nghẹn ngào. Và, may mắn thay, khi người đi trở lại, đường xưa lối cũ còn đó, người tình vẫn thủy chung đợi chờ, bản tình ca năm xưa lại tấu lên khúc nhạc lòng của tháng ngày chia xa nhung nhớ. Anh lại làm thơ, tô son điểm phấn cho mối tình sông Hương - sông Hàn khôn lớn, chờ một ngày mai.
Nhưng rồi, tại sao? vì ai gây dựng cho nên nỗi này:
Chiều chiều mây phủ Hải Vân
Chia nhau hết những căn phần đam mê
Huế ơi, Huế của tóc thề
Huế - không chung bước lối về trăm năm.
Bốn câu thơ chia thành hai nửa. Nửa đầu mặn nồng ân ái. Nửa sau lạc lối trăm năm hẹn thề. Thủ pháp đối lập giữa hai cặp câu lục bát, rất lạ, mà cho thấy cái tài hoa, trải nghiệm giá dặn trong quá trình sáng tác. Ở đây, ta thấy LGV không cố gắng làm cô đọng, mà lại dụng ý kéo giãn cái không gian trữ tình, cho nó bập bềnh lững lơ, cho nó trôi nổi như mây như sóng, vậy mà ta thấy đau niềm đau nội hàm, nhoi nhói con tim cho cuộc phân ly. Mỗi cặp lục bát lại biểu đạt một phạm trù khác nhau: mây phủ Hải Vân/ căn phần đam mê. Huế của tóc thề/ lối về trăm năm. Dụng ngôn tài tình mà ý tứ duyên dáng biết bao nhiêu. Nhà thơ Tô Đông Pha nói: “Người giỏi vẽ thì vẽ ý mà không vẽ hình, người giỏi thơ thì nói ý mà không nói tên.”
Thơ luôn biểu đạt nỗi thống khổ. Giờ đây, chàng trai xứ Quảng và nàng thơ xứ Huế đã không chung lối về trăm năm. Vâng, đó là bi kịch của chuyện tình lỡ làng, mà có lỡ làng duyên phận mới thành thơ. Thơ rút từ núm ruột đau, thơ chảy máu từ trái tim ứa nghẹn. Họ mất nhau rồi, cũng đành vậy thôi. Chỉ còn lại nuối tiếc. Nhà thơ LGV than thở:
Người ơi phố cũ xa xăm
Ngõ xưa còn vướng tơ tằm thịt da
Từ em khuất nẻo văn khoa
Từ anh rời chiến trường xa năm nào
Cuộc đời dâu bể tang thương, cảnh cũ người xưa đã trở thành kỉ niệm. Khung trời đại học không còn bóng áo trắng người xưa thấp thoáng bên giảng đường,mà hương thắm ân tình vẫn vấn vương chăn chiếu. Người chiến binh vỡ mộng dọc ngang sông hồ, quay về chốn cũ cúi đầu đếm bước trên góc phố cũ tìm kỉ niệm xưa nay đã quá xa mù .Bao nhiêu năm rồi ai người phiêu bạt nơi đâu, có ai hay ai biết, chàng ngoái đầu nhìn vào dĩ vãng đã thăm thẳm mịt mùng.
Trong anh còn giấc chiêm bao
Trong anh còn nở hoa đào quân vương.
Chứ còn gì nữa hỡi anh LGV. Tôi thích cụm từ hoa đào quân vương. Quý phái quá. Thôi đành, nàng là Tôn Nữ, hoa đào trong mộng nở giữa giấc mơ anh phải là hoa đào quân vương, và mối tình của nhà thơ giờ đây chỉ còn là TÌNH MỘNG.
Ai đã từng ngồi chung bàn cùng LGV uống rượu, say thơ thì không thể không uống không say cùng anh. Anh cuốn hút như nam châm, đậm tình như “đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”, hào sảng vỡ trời dậy đất cùng bạn bè. Thế đó, vài nét nguệch ngoạc như rứa đủ chưa anh LGV hè. Chắc hẳn anh không cần tôi khắc họa gì nhiều về anh, bạn bè anh hiểu anh, yêu mến anh.
Nhìn anh phong sương kiêu bạc giữa đời thương, có ai ngờ những câu thơ này là dòng chảy từ trái tim “già nua” ấy:
Từ em má đỏ môi hồng
Sông hồ lọt kẻ - mắt trong đợi chờ
Thuở yêu em - anh làm thơ
Anh làm cánh bướm nhớ giờ trường tan.
Đọc thơ anh và ngẫng nhìn mái đầu bạc trắng, trong mắt tôi, bóng thời gian 50 năm như ngưng đọng lại, lãng đãng bềnh bồng sương khói dạt trôi về cái “thuở tập làm thơ yêu em”. Tình yêu của chàng và nàng, tuổi học trò diễm mộng, em xinh má đỏ môi hồng, e ấp đợi chờ chàng mỗi sáng mỗi chiều làm cánh bướm vờn bay trước cổng Đồng Khánh chờ “em tan trường về”. Hình như hết thảy bọn chúng ta ngày xưa cũng đều như vậy, anh viết cho anh mà như cẩm nang tình yêu cho cả thế hệ chúng mình ngày ấy. “Làm học trò mà không sách cầm tay. Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ”. Ngòi bút tài hoa LGV đã khắc họa khái quát thành một điểm chung nhất, đến nỗi tôi và bạn đều tưởng đó là chuyện của mình. “Thi ca là hội họa được cảm nhận thay vì được ngắm”.
Tôi đọc tiếp và trích dẫn thơ anh:
Sông Hương hẹn với sông Hàn
Đường vào đại học mai vàng gọi tên
Anh về phố cũ chưa quên
Tình thư còn lại viết thêm mấy vần.
Vâng, tôi hiểu. Nàng sông Hương Tôn Nữ và chàng sông Hàn đất Quảng ra thi. Hai dòng sông tình tự hẹn hò, hai mái đầu xanh lập trình khát vọng. Rồi đất nước chiến chinh, chàng ra đi tang bồng hồ thỉ, bút nghiên xếp lại, cung kiếm lên đường, mai vàng năm cánh rạng ngời gắn trên ve áo, Nàng thiếu nữ đài trang âm thầm chờ đợi, dấu kín nỗi nhớ nhung vào tà áo tím ngày ngày đến lớp. Bao nhiêu lần bịn rịn chia tay, bao nhiêu lần lệ ứa? sân ga? con tàu? Giai điệu bài tình ca ngùi ngậm trong góc vắng cà phê?. Anh không nói nhưng tôi cảm nhận được những điều dồn nén, thương cảm nghẹn ngào. Và, may mắn thay, khi người đi trở lại, đường xưa lối cũ còn đó, người tình vẫn thủy chung đợi chờ, bản tình ca năm xưa lại tấu lên khúc nhạc lòng của tháng ngày chia xa nhung nhớ. Anh lại làm thơ, tô son điểm phấn cho mối tình sông Hương - sông Hàn khôn lớn, chờ một ngày mai.
Nhưng rồi, tại sao? vì ai gây dựng cho nên nỗi này:
Chiều chiều mây phủ Hải Vân
Chia nhau hết những căn phần đam mê
Huế ơi, Huế của tóc thề
Huế - không chung bước lối về trăm năm.
Bốn câu thơ chia thành hai nửa. Nửa đầu mặn nồng ân ái. Nửa sau lạc lối trăm năm hẹn thề. Thủ pháp đối lập giữa hai cặp câu lục bát, rất lạ, mà cho thấy cái tài hoa, trải nghiệm giá dặn trong quá trình sáng tác. Ở đây, ta thấy LGV không cố gắng làm cô đọng, mà lại dụng ý kéo giãn cái không gian trữ tình, cho nó bập bềnh lững lơ, cho nó trôi nổi như mây như sóng, vậy mà ta thấy đau niềm đau nội hàm, nhoi nhói con tim cho cuộc phân ly. Mỗi cặp lục bát lại biểu đạt một phạm trù khác nhau: mây phủ Hải Vân/ căn phần đam mê. Huế của tóc thề/ lối về trăm năm. Dụng ngôn tài tình mà ý tứ duyên dáng biết bao nhiêu. Nhà thơ Tô Đông Pha nói: “Người giỏi vẽ thì vẽ ý mà không vẽ hình, người giỏi thơ thì nói ý mà không nói tên.”
Thơ luôn biểu đạt nỗi thống khổ. Giờ đây, chàng trai xứ Quảng và nàng thơ xứ Huế đã không chung lối về trăm năm. Vâng, đó là bi kịch của chuyện tình lỡ làng, mà có lỡ làng duyên phận mới thành thơ. Thơ rút từ núm ruột đau, thơ chảy máu từ trái tim ứa nghẹn. Họ mất nhau rồi, cũng đành vậy thôi. Chỉ còn lại nuối tiếc. Nhà thơ LGV than thở:
Người ơi phố cũ xa xăm
Ngõ xưa còn vướng tơ tằm thịt da
Từ em khuất nẻo văn khoa
Từ anh rời chiến trường xa năm nào
Cuộc đời dâu bể tang thương, cảnh cũ người xưa đã trở thành kỉ niệm. Khung trời đại học không còn bóng áo trắng người xưa thấp thoáng bên giảng đường,mà hương thắm ân tình vẫn vấn vương chăn chiếu. Người chiến binh vỡ mộng dọc ngang sông hồ, quay về chốn cũ cúi đầu đếm bước trên góc phố cũ tìm kỉ niệm xưa nay đã quá xa mù .Bao nhiêu năm rồi ai người phiêu bạt nơi đâu, có ai hay ai biết, chàng ngoái đầu nhìn vào dĩ vãng đã thăm thẳm mịt mùng.
Trong anh còn giấc chiêm bao
Trong anh còn nở hoa đào quân vương.
Chứ còn gì nữa hỡi anh LGV. Tôi thích cụm từ hoa đào quân vương. Quý phái quá. Thôi đành, nàng là Tôn Nữ, hoa đào trong mộng nở giữa giấc mơ anh phải là hoa đào quân vương, và mối tình của nhà thơ giờ đây chỉ còn là TÌNH MỘNG.
Nguyên Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét