Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Nhà điêu khắc già và bài ca phái đẹp

Nhà điêu khắc già và bài ca phái đẹp
“Người đàn bà Đẹp, không chỉ đẹp ở khỏa thân. Người đàn bà còn đẹp ở trí tuệ khôn lường, mà những bậc cao nhân không thể nào có được…” - thổ lộ của điêu khắc gia Lê Công Thành.
Nhà điêu khắc Lê Công Thành
Cách đây chừng 6,7 năm tôi theo nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đến xem triển lãm tranh nude của một nhân vật có tiếng trong giới hội họa Việt Nam. Dạo qua một vòng, chẳng thấy có gì đặc sắc tương xứng với sự ồn ào của tên tuổi ấy, Đặng Hữu Phúc ghé tai tôi: “Anh sẽ đưa em tới “vườn địa đàng” đích thực”.
Tò mò, tôi tiếp tục hành trình cùng anh. Chủ nhân của “vườn địa đàng” là một ông lão ngót 80 tuổi, được Đặng Hữu Phúc trịnh trọng giới thiệu: “Nhà điêu khắc số một Việt Nam Lê Công Thành”.
Qua những mẩu chuyện tùy hứng của Lê Công Thành, tôi được biết sơ về ông. Trước đây, ông từng nổi tiếng với việc nặn tượng vĩ nhân nhưng sau một tai nạn, ông ẩn mình tại khu tập thể Vĩnh Hồ (Hà Nội) suốt hai chục năm. Cũng từ đó, ông quay sang nặn những bộ phận nhạy cảm của đàn bà.

Những “tòa thiên nhiên” lồ lộ
Ba gian phòng chật ních tượng bằng đá trắng phau, những “tòa thiên nhiên” lồ lộ dưới ánh đèn vàng. Mắt tôi bị hút ngay vào một bức tượng lạ, được chủ nhân gọi là “Cửa vào đời”. Đó là sự phóng tác “của quý” phái đẹp mà nhà điêu khắc gọi bằng cái tên dễ mến “Bống Bang”. Ngay cả điểm nhạy cảm nhất ở khu nhạy cảm của chị em Lê Công Thành cũng chẳng tha. Người xem có thể thấy ở tượng của ông cái… xinh xinh, từ ấy cảm hứng tuôn trào, nguồn sống thoát thai.
Tôi hỏi: “Tại sao anh không nặn tượng “bống” che cái lá đa?”. Nhà điêu khắc nói nghiêm túc: “Thế thì không thật. Tôi nặn tượng đàn bà là nặn đến cùng. Tôi đúc cái “bống” theo đúng nghĩa của nó”. Cùng với tượng “Cửa vào đời”, tôi còn bị hấp dẫn bởi bức tượng người đàn bà nằm phục rất gợi cảm, khoe cặp mông nảy nở, cùng phái đẹp mà tôi không thể không đưa tay ve vuốt.

Cảm hứng tuôn trào, nguồn sống thoát thai
Còn những cặp vú - được nhà điêu khắc gọi là “cam”, “bưởi” - thì “mọc” khắp nơi trong phòng. Gò bồng đảo trong tượng Lê Công Thành gợi cho người ta cảm giác căng trào, no nê. Bóng dáng đàn ông cũng ẩn hiện đó đây trong “vườn địa đàng” hoặc đủ đầy cả gương mặt, thân hình hoặc co lại trong hình ảnh dương vật được phóng tác. Tất nhiên “phái mày râu” chỉ là cái bóng để tôn lên người đàn bà tái sinh sự sống.
Sau chuyến gặp gỡ tình cờ này, tôi còn nhiều lần tới thăm Lê Công Thành. Ông nhận tôi là “người yêu” như muôn vàn những chị em khác đã từng lạc vào “vườn địa đàng” của ông. Nhà điêu khắc có thú vừa nói chuyện, vừa cầm tay. Cao hứng ông dùng kính lúp đọc thơ. Lê Công Thành thích thể thơ tự do. Thơ ông chạm tới mọi vấn đề, từ thế sự tới phim giải trí Hàn Quốc nhưng nhiều nhất và hay nhất là thơ về đàn bà.

Một tác phẩm trong “vườn địa đàng”
Trong thế giới đàn bà mênh mông, ông đã dành một phần long trọng cho các nàng gái điếm. Cứ theo cách nghĩ của Lê Công Thành thì có lẽ ở Việt Nam người ta nên sớm công nhận thứ bị dân gian xỉ vả “bán trôn nuôi miệng” là một nghề, như muôn ngàn nghề nghiệp bình thường khác. Ông không hề xấu hổ khi thừa nhận “bống bang, cam, bưởi” được lấy cảm hứng từ những cô nàng đặc biệt này. Lê Công Thành kể, ông hay lui tới những tiệm cắt tóc, gội đầu thư giãn mọc như nấm ở thủ đô, tại đó các cô gái coi ông như vị thần may mắn. Lần nào đến ông cũng cho tiền các nàng, đổi lại các nàng sẵn sàng để ông ngắm “báu vật” tạo cảm hứng.
Lê Công Thành thường đưa mấy cô nông dân bán rau ngoài chợ lên chiêm ngưỡng tác phẩm của mình. Sờ mó những cặp vú hứng tình to như trái bưởi, các cô phát biểu: “Đẹp lắm!”. “Các con có biết phụ nữ rất đẹp không?”, nhà điêu khắc hỏi. Các cô hồn nhiên: “Biết chứ ạ”. Trước khi các cô ra về, nghệ sĩ đề nghị: “Bây giờ mỗi người thưởng cho ta một cái hôn nào”.

Nhà điêu khắc và tác giả, 
một trong những “người yêu”
Một lần tôi nhận được bức thư của nhà điêu khắc, trong đó có đoạn: “Tôi không nặn những người đàn bà tếu táo, lãng mạn, ỉ ôi. Cũng không nặn ra người đàn bà giá lạnh kiêu kỳ. Và em đến đây không phải vì tò mò, lạ lẫm. Em muốn hỏi gì thì hỏi, nhưng đừng hỏi những câu giáo điều, khách sáo. Tôi không biết nói. Chỉ biết nặn mà thôi.
Tôi chỉ biết dùng đôi bàn tay ra hiệu, đôi bàn tay chân thật để vỗ về. Tôi chỉ có thể nói một câu: Tôi không phải là một nghệ sĩ đi nặn vẽ đàn bà khỏa thân trần trụi. Mà vì nhờ đàn bà mà tôi đã trở thành một con người nghệ sĩ theo nghĩa làm “Người”. Đầu não đỡ mụ mê, thân xác lại thành người trai trẻ.
Nên nhớ: Người đàn bà Đẹp, không chỉ đẹp ở khỏa thân. Nói về người Đẹp khỏa thân. Đó chỉ là lời nói của những đứa trẻ ít học. Người đàn bà còn đẹp ở trí tuệ khôn lường, mà những bậc cao nhân không thể nào có được…”.
25/4/2013
Bài và ảnh: Su Su
Theo http://nhipcauthegioi.hu/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Đoàn Văn Cừ với hội xuân và những phiên chợ tết Những phiên chợ tết, những hội xuân của làng quê xưa, những làng quê cổ truyền Việt Nam ...