Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Thơ và nhạc trong Ngân vang mãi giai điệu tổ quốc của Phạm Việt Long

Thơ và nhạc trong Ngân vang mãi 
giai điệu tổ quốc của Phạm Việt Long
Nhân dịp cuốn sách Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc của Phạm Việt Long nhận giải khuyến khích của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2019, Văn hiến xin trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Trương Sĩ Hùng về tác phẩm này.
Có thể sau khi xuất bản Hát mãi Trường Sa ơi (NXB Dân trí, Giải A Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2017), ý tưởng “làm lại” một công trình khả dĩ có bài bản hơn, như một cuốn sử ngành sáng tác và biểu diễn âm nhạc Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, đã thôi thúc Phạm Việt Long lao động khẩn trương, một đường thẳng tiến. Thành quả đó là một tập ký sự lịch sử Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc (NXB Dân trí, 2018).
Trước hết, tác giả chọn phương pháp sáng tạo công phu bằng thể ký. Mọi sự kiện, nhân vật từ hiện thực cuộc sống tràn vào tất cả các trang viết như một lẽ đương nhiên. Sự thật được phản ánh bằng loại hình văn học nghệ thuật ký sự chỉ có giá trị thẩm mỹ khi người thao tác ngôn từ là người đồng cảm, từng trải nghiệm gian khổ, hy sinh, mất mát, đau thương, cảm mến tương tác với chủ thể làm nên lịch sử. Phạm Việt Long sinh ra và lớn lên trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Anh viết: “Dạo ấy bố tôi là bộ đội, thỉnh thoảng được về thăm nhà chúng tôi ở Chu Hưng, Phú Thọ. Bài hát về bộ đội ấy ngân lên khi tôi có niềm vui được gặp bố, cứ ngấm dần vào huyết quản, trở thành tiềm thức, khiến tôi yêu âm nhạc từ thuở ấy.”Thuở ấy - hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ như một đoạn ca từ:
Chiều nay xa chiến khu đường về
Sương chiều lác đác rơi trời dần tối
Rừng sâu xa, núi cao cao mờ
Tiếng quân hò lời chưa dứt dưới bóng cờ.
Dường như những sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận gián tiếp là người thầy âm nhạc khởi nghiệp của tác giả thiên ký sự Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc. Ngày mỗi ngày Phạm Việt Long khôn lớn, trưởng thành trong không khí “toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” với khẩu hiệu Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi đang vang dội khắp chốn cùng quê trên toàn cõi Việt Nam. Tướng lĩnh, binh sĩ mũ lá ngụy trang, lưới che áo trấn thủ đều ngấm ý từng câu hát của Phạm Duy:
Quyết chiến… chân oai nghiêm đều tiến
Một ngày qua thanh niên giã từ giấc mơ
Phất cờ hồng nhuộm máu, đấu tranh cho muôn kiếp sầu
Đời người bao gian lao vì non nước
Quyết chiến! Quyết chiến! lúc chưa phai tuổi xanh.
Chiến dịch biên giới Thu Đông 1950 thắng lợi, dồn dập những địa danh từ đồng bằng Bắc bộ lập công, đến Tây Bắc, Việt Bắc náo nức tin vui phấp phới… Cùng bảo vệ quê hương sức trai bền gan chiến đấu/ Tay súng dân quân bao phen còn ghi máu thù/ Giặc lên không mong ngày về (Văn An), cùng với Nguyễn Thành:
Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa
Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua
Bộ đội ta vâng lệnh cha già
Về đây giải phóng quê nhà…
Thấm thoát chỉ vài năm sau, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) như một cơn lốc thần thoại trả lại nền độc lập tự do cho toàn dân nước Việt. Hồi cố cảm nhận bài hát Quê tôi giải phóng của Văn Chung, Phạm Việt Long nhớ lại: “Trở lại thời mới hòa bình, tôi nhớ rằng mình được nghe nhiều bài hát vui lắm: Hòa bình thành phố yên vui/ Đón anh bộ đội/ Ô là hô hoan hô… Rợp trời cờ đỏ tung bay/  Phố trên phố dưới/ Lòng người phơi phới/  Bến sông, khu chợ/ Dập dìu xe ngựa ngược xuôi con thuyền…”
Khí thế hòa bình tràn ngập miền Bắc, tuổi mới lớn của người viết những trang đầu lịch sử âm nhạc và thơ ca cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỷ XX bằng thể ký sự, ngấm dần những làn điệu hát ru, dân ca đặc sắc của mọi miền đất nước, thấm dần những phong cách giản dị, trong sáng tác thơ nhạc họa của Văn Cao, Mặc Hy, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp, Hoàng Nguyễn… Rồi đây, Phạm Việt Long xen giữa mấy dòng hồi ức: “Tình yêu đất nước của tôi vừa được mở rộng ra, vừa được cụ thể hóa qua các ca khúc về con người, vùng đất trên mọi miền Tổ quốc, được các nghệ sĩ tài năng và tâm huyết như Quốc Hương, Trần Khánh, Trần Thụ, Tường Vi, Tân Nhân, Kim Nhớ, Thanh Huyền thể hiện đầy sức truyền cảm.
Giúp tôi cảm nhận được mối tình Nam - Bắc khăng khít trải dài khắp ba miền đất nước là bài hát Hà Nội - Huế - Sài Gòn (Hoàng Vân - Lê Nguyễn), Hát mừng anh hùng Núp của Trần Quý, Em là hoa Pơlang của Đức Minh… cho ta thấy một Tây Nguyên tươi đẹp, thơ mộng và bất khuất.” Những bài hát Dấu chân trên rừng của Vĩnh An, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đào công sự của Nguyễn Đức Toàn, Lê Quang Vịnh người con quang vinh của Nguyễn Tài Tuệ, Lời anh vọng mãi ngàn năm của Vũ Thanh, Nguyễn Bá Ngọc của Mộng Lân Có chúng tôi sẵn sàng của Vĩnh Cát, Cùng nhau đi hồng binh của Đinh Nhu, Không cho chúng nó thoát của Hoàng Vân, Tiến bước dưới quân kỳ của Doãn Nho, Hát mừng các cụ dân quân của Đỗ Nhuận… là những tiếng lòng của nhân tâm và trí tuệ, ca ngợi chí khí anh hùng dũng cảm của con người Việt Nam trong khói lửa chiến tranh chính nghĩa.
Viết cụ thể về mỗi miền quê yêu dấu, Phạm Việt Long điểm lại các tác phẩm Mùa xuân em nhớ Tây Nguyên của Văn Tấn - Trần Quang Huy, Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân, Thanh Hóa anh hùng của Hoàng Đạm, Chào sông Mã anh hùng của Xuân Giao, Tiếng hò trên đất Nghệ An của Tân Huyền, Quảng Bình quê ta ơi của Hoàng Vân, Em bé Bảo Ninh của Trần Hữu Pháp - Nguyễn Văn Dinh, Tây Bắc mừng vui chiến thắng của Trần Thụ, Người Châu Yên em bắn máy bay của Trọng Loan. Dấn thân vào con đường nghệ thuật, dù mới chỉ là mầm mống sáng tác âm nhạc, Phạm Việt Long đã kể lại một kỷ niệm nhớ đời, một tình cộng cảm trong trẻo như bao người lính khác, nhưng cảm nhận và viết lại được thành những câu thơ giàu chất âm nhạc:
Cảm mạch văn viết về âm nhạc và thơ ca của Phạm Việt Long vẫn đang hăng hái. Chắc chắn tác giả đã và đang tiếp tục gom góp tư liệu, suy ngẫm những nét tinh tế của chuyên ngành âm nhạc và thi ca Việt Nam hiện đại để chuẩn bị “nguyên liệu” xây đắp một tượng đài lịch sử. Đóng góp căn bản của ký sự lịch sử Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc là giữ lại được những cảm nhận sôi nổi, nhiệt tình của một thời hoa lửa, một trang sử chiến thắng ngoại xâm, dựng xây đất nước.





Cảm mạch văn viết về âm nhạc và thơ ca của Phạm Việt Long vẫn đang hăng hái. Chắc chắn tác giả đã và đang tiếp tục gom góp tư liệu, suy ngẫm những nét tinh tế của chuyên nghành âm nhạc và thi ca Việt Nam hiện đại để chuẩn bị “nguyên liệu” xây đắp  một tượng đài lịch sử. Đóng góp căn bản của ký sự lịch sử Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc là giữ lại được những cảm nhận sôi nổi, nhiệt tình của một thời hoa lửa, một trang sử chiến thắng ngoại xâm, dựng xây đất nước.
Sao anh lại nhìn em tắm?Ơ, chàng trai ơi!
Dưới trời xanh bát ngát/ Giữa núi rừng mênh mông
Sao anh lại nhìn em?
Sao anh chỉ nhìn em?
Anh có thấy non cao/ Có thấy dòng sông dài
Thấy ruộng nương vàng lúa/ Thấy nước chảy trong veo
Non cao là công cha/ Sông dài là tình mẹ
Đồi nương là tình quê hương
                   Suối nước trong chính là em thơ ngây…
Rõ ràng là tứ thơ trên có trùng ý với Bạc Văn Ùi, nhưng với nhà báo trẻ Phạm Việt Long còn là mơ mộng, ngỡ ngàng trước hoàn cảnh thực tế, chứ chưa phải là tình cảm quan hệ giới tính. Ở trong hoàn cảnh “thuận lợi” như vậy, nhưng kết cục “Giọng hát ấy, làn da ấy, cơ thể ấy và dòng suối ấy, cuốn hồn tôi vào cõi mơ mơ thực thực, và theo tôi đằng đẵng tháng năm, để rồi một ngày trào dâng trong tôi thành một thành một bài hát tình tứ, thắm thiết Sao anh lại nhìn em?”  Bản tình ca ấy đã được đúc kết lại từ tri thức văn học, từ cảm thức bẩm sinh, từ thực tiễn cuộc sống, từ ý thức tự trọng; tràn đầy hoài bão ước mơ thực hiện lý tưởng cao đẹp của con người.
Kết thúc chương I ở đây, tác giả lấy tên chương II là Tiếng hát át tiếng bom đồng nghĩa với lịch sử âm nhạc và thơ ca sôi động nhất thời kỳ cả nước có chiến tranh. Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc năm 1964, phong tỏa khắp nông thôn, thành thị miền Nam. Đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam tỏa ra khắp các căn cứ địa chiến trường, hòa mình cùng chung sức với tất cả các lực lượng vũ trang, dân quân du kích đấu tranh giải phóng.Thực ra, ở nửa cuối chương I, Phạm Việt Long đã điểm khá rõ nét những đóng góp của các tác giả âm nhạc trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và xây dựng hòa bình đến khoảng cuối năm 1966. Như vậy, đây là sự tiếp nối có chủ ý. Chắc chắn là chuẩn bị tinh thần cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, nên trong cuộc họp kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 năm 1967 của ban biên tập đài Tiếng nói Việt Nam, tổng biên tập Trần Lâm đã nói:” Có việc quan trọng, đề nghị các bạn cần hoàn thành ngay trong tháng 10 này!” Đó là việc thu thanh bài Tiến về Sài Gòn của Huỳnh Minh Siêng (bút danh của Lưu Hữu Phước). Yêu cầu đặt ra là thu thanh hai băng; một giọng miền Nam và một giọng miền Bắc. Chỉ một nghệ sĩ Quang Hưng hát đã thể hiện bằng hai giọng chuẩn mực.
Còn đó Bài ca xuống đường đấu tranh của An Chung, Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân giải phóng của Hoàng Vân do ca sĩ Bích Liên truyền tải. Hàng loạt các bài khác như: Bài ca may áo của Xuân Hồng, Qua sông của Phạm Minh Tuấn, Hành quân xa của Đỗ Nhuận, Bước chân trên dải Trường Sơn của Vũ Trọng Hối và Đăng Thục, Chiếc gậy Trường Sơn của Phạm Tuyên, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát của Huy Du, Giải phóng miền Nam của Huỳnh Minh Siêng… thời ấy “như hồi kèn xung trận, tràn đầy khí thế tiến công, lại như làn gió mát làm khô những giọt mồ hôi của chúng tôi”. Trên từng chặng đường hành quân vào chiến trận với nhiều chất giọng nghiệp dư ở đơn vị cơ sở, nhiều khi chan hòa với các giọng ca chuyên nghiệp trên đài phát thanh, các bài: Cô gái mở đường của Xuân Giao, Chào em cô gái Nam Hồng của Ánh Dương, Hà Tây quê lụa của Nhật Lai, Bài ca Trường Sơn của Trần Chung phổ thơ Gia Dũng… cứ quấn quyện vang lên đây đó. Bài hát Bình Trị Thiên khói lửa của Nguyễn Văn Thương sáng tác từ năm 1948 cũng được nhiều người khơi dậy, cùng lời ca tha thiết Bước chân trên dải Trường Sơn của Vũ Trọng Hối… lại réo rắt tâm tình như người dẫn đường cho từng đoàn quân rầm rập “hướng về Nam” bước đi hùng dũng.   
Mũi nhọn tập trung chi viện cho miền Nam như cú “đấm xoáy” trên mặt trận văn hóa văn nghệ; những ca khúc vang dậy theo nhau ra đời như: Cô gái Sài Gòn đi tải đạn của Lư Nhất Vũ, Bão nổi lên rồi của Trọng Bằng, Nổi lửa lên em của Huy Du, Cô gái Sầm Nưa của Trần Tiến… đã trở thành nguồn động viên vô cùng to lớn, khiến hàng nghìn, hàng vạn người nô nức tình nguyện vào trận chiến, mong được góp phần nhỏ bé của mỗi người vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phạm Việt Long tự nguyện làm đơn xin vào cuộc. Anh xác định: “Là một phóng viên trẻ, trước không khí sôi sục giải phóng miền Nam và những giai điệu hào sảng, cuốn hút con người vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc ấy, tôi còn có thêm động lực, và đây lại là động lực chính, đó là được “đứng trên bốn phương thành Huế mà lấy tin chụp ảnh” như lời nhà thơ Tố Hữu kêu gọi lớp phóng viên trẻ khi ông tới thăm TTXVN. Một lá đơn tình nguyện xuất phát từ chính con tim dào dạt nhiệt huyết cống hiến được tôi gửi tới bộ biên tập. Đơn tình nguyện làm phóng viên chiến trường của tôi được chấp nhận. Và thế là tôi tập trung vào trại 105 để chuẩn bị đi B, tức là vào chiến trường miền Nam.”
Trường Sơn, Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ với nhóm phóng viên TTXVN của Phạm Việt Long là nhung nhớ, gian khổ nhưng lúc nào cũng lạc quan, tin tưởng vào mai ngày chiến thắng. Xa Hà Nội đi làm nhiệm vụ cách mạng giao phó, nhiều lúc các anh cũng ôm đài bán dẫn mà nghe lại những Bài ca Hà Nội, Cô thợ hàn, Thành phố hoa phượng đỏ, Những cô gái Quan họ… để giành những phút giây du dương cùng Vui mùa chiến thắng của Văn Chừng, Lam Lương, Tháng Ba Tây Nguyên của Văn Thắng, Thân Như Thơ… trên mảnh đất phía nam tổ quốc. Điểm xuyết hình ảnh ca sĩ Thanh Đính trong tiểu ban “văn nghệ làng Tuyên” đi phục vụ chiến trường liên khu 5, trong hồi ức Phạm Việt Long là “một chiến sĩ không còn trẻ nữa, trán cao, ôm đàn ghi ta ngồi ở mũi thuyền say mê hát… Lần khác, khi tôi cùng mấy người lính nghỉ ở dốc Cọp, thì Thanh Đính vai vác ba lô, tay ôm đàn, hì hục leo lên dốc. Vừa đặt ba lô xuống, nghe một cậu lính trẻ reo: - Nghệ sĩ Thanh Đính đây rồi! Hát đi nghệ sĩ ơi! Thế là anh gảy đàn hát liền: “đời giao liên bước tôi đi…” Nghệ sĩ biểu diễn nhiệt tình, gắn bó với chiến trường là vậy, còn đội ngũ nhạc sĩ, sáng tác thơ ca cũng nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời khí thế mừng công. Những ca khúc Bài ca đường 9 chiến thắng, Tiếng đàn ta lư, Người con gái Pa Kô, Hoa chămpa mừng chiến công, Cô gái mở đường… liên tục xuất hiện sau chiến thắng bản Đông năm 1971. Chuyển địa bàn hoạt động về Bình Định, phóng viên chiến trường Phạm Việt Long được chứng kiến “bất cứ bài thơ nào ở thể lục bát, song thất lục bát cũng có thể được hát lên theo điệu bài chòi. Bởi vậy có vô vàn bài ca mới theo điệu bài chòi được dùng để các đội binh vận hát, vận động binh lính địch trở về với nhân dân; hát ru thương binh, hát mừng chiến thắng… Bài thơ Ánh đèn quê hương của Hoàng Trung Thông viết từ năm 1957, nhưng vẫn được hát ở nhiều nơi, phục vụ nhiều đối tượng bởi tình yêu quê hương, yêu gia đình được khắc họa rất sâu sắc và tinh tế.” Có lẽ còn bởi những câu thơ:
Ánh đèn thấp thoáng ánh sao
Lòng mang ánh lửa đã bao năm rồi.
Chân đi khắp biển cùng trời
Bao nhiêu lửa đỏ, bao người mến yêu
Quê hương ơi! Ánh lửa chiều
Lòng sao khơi dậy bao điều nhớ mong…
Trích lại mấy dòng nhật ký của mình khi chuyển nơi công tác về Bình Định, Phạm Việt Long “lặng đi khi nghe tiếng hát của nghệ sĩ Tường Vi với bài hát Người con gái sông La” của Doãn Nho, Phương Thúy với những câu:
Em vừa mười tám tròn đẹp như xuân sang
Em người chiến thắng sức mạnh bạo tàn
Đạp lên cái chết dáng em hiên ngang
Hỡi người con Xô viết
Bom thù xới đất này hàng ngày
Mà em đứng đó tóc xanh tung bay
Em là chồi biếc của mùa xuân Việt Nam…
Lời bài hát Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh của Nguyễn Văn Tý có những câu Phạm Việt Long “nghe sao mà nồng nàn, tha thiết. Chất dân ca Nghệ Tĩnh đậm đặc, mà sao cấu tứ, giai điệu mượt mà, vậy mà như có lửa bên trong, lại như có bão tố, khiến con người không thể yên vị, mà phải vùng lên, hành động vì lý tưởng cao cả, đó là bảo vệ quê hương, đất nước của mình. Tôi thầm mong các nhạc sĩ thẩm thấu thật sâu chất dân ca bài chòi để sáng tạo nên những ca khúc có giá trị lâu dài. Còn trong hoàn cảnh chiến tranh như thế này, những bài thơ, bài ca được sáng tác kịp thời phục vụ đấu tranh một mất một còn với kẻ địch là rất cần thiết và đắc dụng.” Những cánh chim Hồng Gấm của Phạm Tuyên với giọng ca Thu Phương, Tuyết Nhung “thể hiện hình tượng của đội quân tóc dài - những phụ nữ miền Nam anh hung có mặt trên mọi trận tuyến giữ nước…” Gặp những cậu bé, cô bé dân tộc ít người ở Tây Nguyên không biết đọc chữ quốc ngữ, nhưng khi nghe văn công, bộ đội hát một hai lần là chúng thuộc và yêu mến khá nhiều bài ca cách mạng.
Chắc rằng nhạc sĩ thứ hai Phạm Việt Long tỏ ý tâm đắc hơn là Hoàng Việt, nhất là với tác phẩm Tình ca. Chính những cảm xúc lay động từ bài hát này đã gợi ý để anh viết bài thơ tặng Ngân – người yêu, người đồng chí đang cùng chung chiến hào đánh giặc:
Nhớ một thời trong trường kỳ kháng chiến
Anh gặp em khi đất nước vào xuân
Mặc đạn bom, tình yêu ta vẫn nở
Như chồi non dám vượt mọi phong ba!
Nhận thức: “Chiến tranh làm đảo lộn cuộc sống của con người. Thế nhưng, con người vẫn cứ sống theo quy luật sinh tồn. Ở căn cứ trên Trường Sơn, vẫn có những gia đình sinh con đẻ cái. Thanh niên nam nữ vẫn yêu đương, cùng nhau xây dựng hạnh phúc riêng tư.
Tôi cũng vậy. Gặp nhau vào mùa xuân năm 1972, tôi và Ngân yêu thương nhau, quyết vượt mọi khó khan để kết duyên vợ chồng.”  Tình yêu chân thành, nồng ấm của đôi “nam thanh nữ tú” Long Ngân “hiểu và đi đến với nhau một cách tự nhiên, với tình yêu mãnh liệt, không sợ bất cứ trở ngại nào, như đôi lứa trong bài Tình ca của Hoàng Việt:
Em ơi nghe chăng lời trái tim vọng ra
Rung trong trái tim mặt biển sôi ầm vang
Qua núi biếc trập trùng xa xa
Qua bóng mây che mờ quê ta
Tiếng ca đời đời chung thủy thiết tha…
Em có nghe tiếng ca chứa đựng hận thù sâu xa
Đã biến tình đôi ta thành những cánh sao tỏa sáng…”
Thế nhưng “một tác phẩm thanh nhạc được dư luận đánh giá là hay nhất thời bấy giờ (1957), Tình ca, lại có số phận khá long đong. Khi ca sĩ Quốc Hương thể hiện lần đầu tiên ở Hà Nội, một số nhạc sĩ cho rằng ca từ bài hát bi lụy, yếu đuối. Tình ca vì vậy không được phổ biến nữa. Khi Hoàng Việt vào chiến trường miền Nam, rồi hy sinh ngày 31 tháng 12 năm 1967, bài hát mới dần dần được trình diễn.” Sức lôi cuốn, quyến rũ của âm nhạc là thế, tai thẩm âm và tất cả các cơ quan tinh nhạy nhất của cơ thể con người cảm nhận được cái đẹp, cái hay, cái bi lụy chân tình tha thiết, khiến cho trí tuệ khởi sắc suy ngẫm và hành động. Và “Vào ngày 22 tháng 8 năm 1974, tôi và Ngân làm lễ thành hôn. Đám cưới ở rừng do cơ quan tổ chức cho vui vô cùng… Thời đó, chúng ta không có bài hát nào thực sự phục vụ đám cưới.” Đám cưới của Long Ngân có bạn Phước, thủ kho của Ban, hát tặng một bài chòi có nội dung cách mạng. Đồng nghiệp khác trong TTX hát Trống cơm, Nhạc rừng. Đặc biệt “ba cô gái Thông tấn là Thùy, Trình, Thoa đặt hẳn lời mới theo điệu Cây trúc xinh, cùng các chàng trai hát hóm hỉnh:
Nàng Ngân xinh tang tình là nàng Ngân gọi
Nàng Ngân xinh tang tình là nàng Ngân đứng
Đứng đứng bên này gọi với anh Việt Long…”
Hiện thực cách mạng đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho các văn nghệ sĩ trực tiếp vào với chiến trường. Huy Thục cầm súng tham gia trận đánh ở Quảng Trị, chia sẻ niềm vui chiến thắng với đồng đội bằng Tiếng hát trên đường quê hương, Chào đường 9 anh hùng, Ơi con suối La La, Lê Lan vui nhộn, hài hước lạc quan với Tiểu đội ta đạt ba danh hiệu. Tân Huyền có thêm Kèn chiến thắng gọi ta đi, Văn An với Đường dây ai rải, Đức Nhuận Nghe tiếng pháo Khe Sanh, Thái Quý viết Nữ du khích Trị Thiên đánh xe tăng, Huỳnh Văn Yên vận dụng là điệu hò chèo thuyền thành ca khúc Chèo thuyền trên sông Ba Lòng, Hồ Thuận An (bút danh của Trần Hoàn) ghi lại Sét nổ vang trời Trị - Thiên - Huế... Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây của Hoàng Hiệp phổ thơ Phạm Tiến Duật “có tính trữ tình sâu sắc, cả ca từ và âm nhạc đều giàu hình tượng, có sức gợi cảm mạnh mẽ.” Ca ngợi tình hữu nghị Việt - Lào - Campuchia là một mảng đề tài có khá nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng như: Hai chị em và Bài ca Việt - Lào - Campuchia của Nguyễn Đình Phúc, Sợi nhớ sợi thương của Phan Huỳnh Điểu, Thúy Bắc, Thác bản dân ca Lào Hoa chămpa cùng với Khúc lăm tơi và anh lính tình nguyện của Hoàng Thành.
Gần đến ngày toàn thắng, thống nhất non sông, đội quân xung kích thơ và nhạc làm vang dội khí thế hào hùng của dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn làm nên chiến công có tầm vóc thời đại. Lập tức, Nguyễn Đức Toàn có Những tiếng ca vang trên đất này, Kpapúi - Tôn Thy có Tây Nguyên giải phóng, Cầm Phong Hát mừng Tây Nguyên giải phóng, Nguyễn Mạnh Thường có Tây Nguyên lại bừng lên tiếng hát… Thật kỳ diệu, chỉ trong khoảng trên, dưới 20 ngày sau, Nguyễn Văn Thương lại có Gửi Huế giải phóng, Thanh Phúc có Huế của ta ơi, Nguyễn Viêm có Mùa xuân trên thành phố Huế. Các anh về giữa Huế thân yêu của Vũ Thanh, Gió sông Hồng gọi nắng song Hương của Văn An… cứ như sức mạnh vũ bão của đội quân vẫn đang sung sức thừa thắng xốc tới.
Quả đúng như vậy, trước ngày 30 tháng Tư năm 1975, hàng loạt bài ca “đi cùng năm tháng” thi nhau xuất hiện trên trận địa văn hóa văn nghệ. Phạm Tuyên Chào Đà Nẵng anh hùng, Cao Việt Bách Hát về Đà Nẵng kiên cường, Nguyên An Chào Đà Nẵng bên bờ biển Đông, Huy Du giục Sông Hàn vang tiếng hát, Phan Huỳnh Điểu lấy giọng người con của quê hương lên tiếng Đà Nẵng ơi chúng con lại về, Trần Hữu Pháp đồng thanh tự hào Bình Định quê ta, Dân Huyền đặt chiến thắng là Mùa xuân Quy Nhơn, mùa Xuân Bình Định, Ánh Dương tuyên xưng Quảng Ngãi quê em sáng xuân nay, tương tự Hoàng Hà Chào Nha Trang giải phóng, Thịnh Trường đảo ngữ Mùa xuân nay biển hát và Phạm Đình Sáu kéo dài phạm vi tiếp xúc thành ra Những thành phố bên bờ biển cả…
Bài Sông Dăkrông mùa xuân về của Tố Hải do nghệ sĩ Kiều Hưng hát gây được ấn tương mạnh, sâu sắc trong tâm tư, tình cảm Phạm Việt Long. Phải chăng những câu thơ như:
Đăkrông ơi, Tây Nguyên ơi
Cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn
Ta nối tấm lòng dân bằng tình yêu của Đảng
Đi suốt dòng sông xanh nghe dòng song chảy mãi…
Mang dấu ấn triết lý dân gian ấp ủ trong anh từ những bài giảng của các thầy ở bậc đại học, nhiều khi ca từ của các bài hát cũ, mới cứ đan xen, lồng ghép; như những lời tâm sự sâu kín của bè bạn, sẵn sàng ứng đáp trong cuộc sống đa dạng. Chẳng hạn đoạn lời ca: Đồng chí ơi người chiến sĩ giải phóng quân/ miền Nam anh hùng thành đồng tổ quốc/ Anh đi về đâu từ Quy Nhơn đến Biên Hòa/ Vượt qua sông Bé oai hùng về Phước Long xây chiến thắng… trong bài Mỗi bước ta đi của Thuận Yến do Trần Thụ hát, lại cứ như quấn quýt vào những câu: Ta đang sống những ngày lịch sử/ Ta xốc tới bước trên đầu thù/ Ta phất cao lá cờ thắng lợi trên Sài Gòn; trong bài Sài Gòn quật khởi của Hồ Bắc, do “tốp ca nữ đoàn ca múa nhân dân trung ương thể hiện, như hồi kèn xung trận giành thắng lợi cuối cùng.” Hàng loạt bài hát khác như: Giữa Sài Gòn giải phóng của Hồ Bắc, Hát về thành phố mang tên vàng của Cát Vận, Mùa xuân Việt Nam mùa xuân toàn thắng của Lưu Cầu, Ta đã về Sài Gòn ơi của Văn Dung, Đêm Sài Gòn nghe vọng cổ của của Dân Huyền… tụ tập với nhau như một dàn đại hợp xướng vô tận lời ngợi ca. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ ấy còn Đất nước trọn niềm vui của Hoàng Hà với giọng ca Hữu Nội làm bừng lên một khí thế háo hức, sôi động lại tươi vui.
Đặc biết là ca khúc Như có Bác trong ngày vui đại thắng của Phạm Tuyên. Năm ấy, nhạc sĩ trẻ Phạm Việt Long đã khắc vào tâm niệm về bài hát là: “vang lên trong tâm khảm tôi là những giai điệu thân thương của tổ quốc, có đau thương uất hận, có dào dạt yêu thương, có kiên cường chiến đấu, có niềm vui chiến thắng… Tất cả những cung bậc, sắc thái ấy của âm nhạc được hòa quyện thành một khúc hoan ca.”
Chương III của Ngân vang mãi giai điệu tổ quốc, Phạm Việt Long đặt là Bài ca xây dựng. Hẳn rằng sau khi kết thúc chiến tranh, những sáng tác âm nhạc và thơ ca đã trở thành dấu ấn lịch sử vinh quang, tác giả muốn nhìn nhận những thành tựu ít ỏi của loại hình văn nghệ ca hát về lao động xây dựng đất nước.Vốn đã không nhiều tác phẩm, tác giả, nhưng dĩ nhiên là vẫn có những điểm sang không thể phủ nhận. Sau“dạo khảo” bốn bài ca xây dựng “giai điệu Nga trở thành một bộ phận tốt đẹp trong âm nhạc Việt Nam”, Phạm Việt Long khảo sát kỹ những ca khúc của Việt Nam.
Các tác phẩm Cô thợ nề thủ đô của Lưu Bách Thụ và Em là thợ quét vôi của Đỗ Nhuận do Ngọc Bé và Bích Liên ca “khiến người nghe quên cả nỗi mệt nhọc”. Thế rồi bài hát về cô thợ quyét vôi lại sang giọng ca của nữ công nhân Ngọc Hoa với “chất giọng khỏe và sáng, hay lạ kỳ”. Thái Cơ viết Khi thành phố lên đèn cho Thanh Huyền hát cứ như sự đồng cảm hiếm gặp. Bài Những ánh sao đêm của Phan Huỳnh Điểu được Quốc Hương biểu diễn bằng giọng cao vút, khó có ai lặp lại. Hoàng Hà đã viết Ánh đèn trên cầu Việt Trì gây náo nức con tim người xây dựng cầu đường. Bài ca thống nhất của Võ Văn Di “dựa trên chất liệu dân ca, nhịp điệu dàn trải, giai điệu ngọt ngào, xúc cảm điềm tĩnh, có chiều sâu, có sức khái quát cao, nói lên niềm vui của một dân tộc đã trải qua muôn vàn đắng cay để đi tới ngày nối liền một dải giang sơn.”
Thanh Hoa hát Tàu anh qua núi của Phan Lạc Hoa ghi nhận sự kiện đường tàu thống nhất Nam Bắc năm 1978 khá rõ nhịp điệu hối hả, niềm vui dâng trào của cả dân tộc.
Cảm mạch văn viết về âm nhạc và thơ ca của Phạm Việt Long vẫn đang hăng hái. Chắc chắn tác giả đã và đang tiếp tục gom góp tư liệu, suy ngẫm những nét tinh tế của chuyên ngành âm nhạc và thi ca Việt Nam hiện đại để chuẩn bị “nguyên liệu” xây đắp một tượng đài lịch sử. Đóng góp căn bản của ký sự lịch sử Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc là giữ lại được những cảm nhận sôi nổi, nhiệt tình của một thời hoa lửa, một trang sử chiến thắng ngoại xâm, dựng xây đất nước. Song cũng cần có một chuyên khảo về lịch sử âm nhạc và thơ ca Việt Nam bằng văn chính luận; trích dẫn tinh gọn, nhận định xác đáng làm giáo khoa cho thế hệ tương lai. Mặc nhiên những tổng tập tác phẩm, những trang tiểu sử tác giả phải cô đọng và chuẩn mực.
19/1/2020
Trương Sỹ Hùng 
Theo https://vanhien.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Đọc truyện ngắn của Võ Đào Phương Trâm – Trần Danh Thùy 4 Tháng Bảy, 2023 Truyện ngắn của Võ Đào Phương Trâm, nhà văn trẻ đến từ Sài G...