Lãng đãng với cà phê và nhạc
NGUỒN CƠN…
Thay cho Lời mở đầu tập tản văn Lãng đãng với cà phê và nhạc
mỏng manh này, người viết muốn bộc bạch đôi lời cùng bạn đọc về nguồn cơn nào
đã dẫn dắt ý tứ của mình.
Ngược lại, có lẽ tự
thân ung dung nhất trong mọi sinh hoạt thường ngày của hầu hết mọi người - đặc
biệt đối với bọn viết lách như bạn và tôi - là thời khắc cà phê.
Cà phê đúng
nghĩa không chỉ đơn thuần là hành vi uống, sử dụng một món uống.
Với cà phê tự
thân, người uống toàn tâm toàn ý tự phục vụ bằng một số cử chỉ quen nhuần, đã lập
đi lập hằng triệu lần trong cuộc sống có cà phê. Và trong phong thái ung dung
như thế mới xứng đáng nói là ‘thưởng thức’ hay ‘nhâm nhi’ cà phê - cảm nhận
hương vị cà phê bằng cả hai phần
Tâm và Thể, thay vì nói ‘uống’ cà phê, chỉ là một động tác thể lý.
Nhớ André
Gide, ý tưởng về ‘thực phẩm trần gian’ của nhà tư tưởng tiền phong của chủ
nghĩa hiện sinh này bao gồm cả về phía vật chất lẫn tinh thần, như từ một món
ăn ngon lành, món uống thú vị cho đến một ý tưởng đẹp, một cuốn sách hay, một cảnh
tượng thiên nhiên hùng vĩ… Riêng đối với tôi - lỡ có tính hiếu cảm cùng hiếu mỹ,
chuộng cái gì vừa ngon, vừa đẹp lại vừa ăn được, tức kho tàng ẩm thực đủ loại hạng,
từ gạo, rau, cá, mắm dân dã cho đến sơn hào, hải vị cao cấp - cà phê đã muôn đời
là một loại thực phẩm trần gian đặc biệt, không quan trọng ở giá trị dinh dưỡng,
năng lượng, dược tính… này khác của nó mà ở ý nghĩa, vai trò độc đáo của nó đối
với con người - ít ra là đối với những người ghiền cà phê như tôi - như tạo cảm
hứng, tạo hưng phấn, giải khuây, làm cái cớ để gặp bạn bè…
Thực tế là trong cuộc
sống hiện giờ, hiếm có thứ gì dễ tìm, dễ tiếp cận như cà phê. Khỏi nói tới cái
phin lọc, cái hũ cà phê xay hay mấy gói cà phê ‘3 trong1’ mà nhà nào cũng có,
bước ra đường là cà phê đã chấp chới rộ lên chào mừng bạn. Đó là những cái tủ gỗ
hay xe đẩy, xe đạp bán cà phê mang về, có mặt san sát nhau trên vỉa hè, cho đến
những quán cóc bán cà phê bình dân, rồi những quán hay nhà hàng cà phê máy lạnh
giá cao, cà phê sân vườn, cà phê sạch, cà phê thư giãn, cà phê fast-food kiểu Mỹ,
Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiệp Khắc….
Mới mẻ, vui mắt nhất là có lẽ là các trạm cà phê sạch
vừa xuất hiện vào khoảng giữa tháng 10/2015 khắp phố phường Sài Gòn. theo sáng
kiến kinh doanh của doanh nghiệp “Hệ thống trạm cà phê sạch” với logo "RI CAFÉ"
cùng người bán là toàn những cô gái trẻ mang tạp-dề màu cam. Kiểu bán cà phê
này tương tự như các chuỗi cà phê mang về như đe dọa cạnh tranh mạnh mẽ với chữ
‘sạch’ trên bảng hiệu.
Uống cà phê, nhâm nhi cà phê còn đi liền với ngồi cà
phê, rồi việc ngồi cà phê đi liền với quán cà phê quen. Ở nơi chốn được chọn lọc
ấy, cà phê đi liền với bạn bè, tức những người hay cùng ngồi cà phê với mình.
Có người nói chí lý rằng dân nghiện xì ke, ma túy là bọn luôn ích kỷ, họ thường
hút, chích một mình cho đả đời, sao cho khỏi phải chia sẻ, tiêu tốn món ‘chơi’
mắc tiền cho người nghiện khác; còn dân ghiền cà phê thì hay thơm thảo, luôn rủ
rê, hú réo nhau để bạn bè đồng điệu
cùng có mặt ở các chầu cà phê quán này quán kia, thậm chí càng đông đủ càng
vui.
Bên cạnh đó, ngồi cà phê một mình lại là một sinh hoạt tĩnh tại, riêng tư
rất có ý nghĩa và ơn ích cho tư duy viết lách, tính toán công việc hay thả lỏng
cảm xúc cho trí tưởng nghỉ ngơi. Và ngay cả những lúc cà phê quay quần bè bạn,
ai cũng có thể có những quãng lặng, thầm tách riêng mình ra khỏi tha nhân,
không khác lúc mình ngồi nghĩ ngợi một mình bên tách cà phê.
Tiện đây, thú thật
tôi không thể kềm chế cái tánh buông tuồng, rề rà của mình là viết luôn sang một
chuyện gắn liền với ngồi cà phê là nghe nhạc. Có điều là tập tản văn này không
hề dành chỗ đề cập đến chuyện thưởng thức âm nhạc kiểu “sự kiện” cao trọng, quy
mô lớn lao, như: trình diễn nhạc chủ đề, đại hòa tấu/ đại hợp xướng ở nhạc viện
hay sân khấu đại nhạc hội… Cũng đơn sơ, phiêu lãng như lê la cà phê vỉa hè quán
cóc, ở đây chỉ tản mạn về những hoàn cảnh mà người viết và âm nhạc tình cờ bắt
được nhau, cứ ngẫu nhiên tao ngộ vì không bên nào chủ ý đi tìm bên nào, như
tình cờ nghe tiếng saxo trong công viên, tình cờ được bay bổng với những tình
khúc Pháp ở chỗ tiệc tùng ăn-là chính…
Hy vọng nhỏ bé của người viết là trên đời
này sẽ được gặp nhiều người đọc phóng khoáng, bao dung cho kiểu tản văn lê-la-vỉa-hè,
để có thể cùng:
Hương vị đời nồng ấm chuyện
cười vang.
(OK! Café sáng! *Thơ Trần Thoại Nguyên)
LỜI TỰA
Cho tập tản văn "LÃNG
ĐÃNG VỚI CÀ PHÊ VÀ NHẠC" của Phạm Nga
Trong những ngày tôi về xóm quê xưa hiu hắt
sống lặng lẽ phụng dưỡng mẹ già, “Giã từ phố thị phồn hoa/ Tôi về vui với nếp
nhà vàng xưa”, tôi nhận được bản thảo tập tản văn “LÃNG ĐÃNG VỚI CÀ PHÊ VÀ NHẠC”
của người bạn hiền Phạm Nga, có nhiều điều đọc đã là thích, đọc qua chợt thấy lại
lung linh cung trời hoài niệm ta xưa thì phải nói là rất thú vị!
Đọc LÃNG ĐÃNG
VỚI CÀ PHÊ VÀ NHẠC của một nhà văn/ nhà báo chuyên nghiệp cùng một thế hệ lớn
lên với mình ở miền Nam trước đây, làm cho tôi, thuộc lứa tuổi nay đã ngoài 60,
chợt nghe lòng mình bồi hồi nhớ lại thuở còn đi học thi tú tài, rồi sinh viên đại
học cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ XX ở miền Nam. Ôi những hồn
trẻ đầy đam mê, không chỉ tập trung lo học thi cho đậu khỏi bị đi lính, mà còn
vui say với máu văn nghệ “tập tành café, thuốc lá”, lang thang đến các quán café quen thuộc, trên tay hay cầm hờ
cuốn sách, có khi là ‘Tư Tưởng Hiện Đại’ của Bùi Giáng, có khi là ‘Ý Thức Mới
Trong Văn Nghệ và Triết Học’ của Phạm Công Thiện, có khi là ‘Une Saison En
Enfer’ của Arthur Rimbeaud... Ôi! Một thời tóc xanh hoa mộng, thơ thẩn gửi buồn
nơi quán xá:
Chào buổi sáng! Café cùng bằng hữu
Thơ, nhạc, họa, triết Đông Tây
Ngày xanh mê gái tóc bay phố tình
Dẫn
hồn ngồi quán vô minh
Thấy trong hư ảo bóng mình lênh đênh...
Ngày ấy xa rồi! Ngày ấy anh học trò Phạm Nga có
hoàn cảnh sống tương đối khá giả, phong phiêu, trung học đệ nhất cấp học trường
Les Lauriers ở Tân Định, Quận 1 Sài Gòn, đệ nhị cấp học ban C (văn chương) trường
Pétrus Ký, được ông bố “đang làm chủ nhiệm một nhật báo tiếng Pháp ở Sài Gòn” rất
phóng khoáng, nên Phạm Nga có điều kiện thơ thẩn văn nghệ, tham gia thi văn
đoàn, câu lạc bộ thơ văn nầy nọ và tập tành ca hát đàn địch, tham gia các ban
nhạc amateur của bạn bè ở Pétrus Ký rồi Văn Khoa “chơi cho những đám cưới, sinh
nhật sang trọng, hay cho party, bal de famille uống nước rôbinê...”
Thế nên ta
hiểu vì sao Phạm Nga thích hai câu thơ trong bài thơ ‘Học sinh’ của Huy Cận:
Tuổi hai mươi đến có ai ngờ.”
Phạm Nga đã hành nghề
ký giả hay viết bài trên nhiều tờ báo ở thủ đô Sài Gòn trước 1975 rất sớm, khi
còn rất trẻ, đang thời sinh viên Triết Văn Khoa Sài Gòn, như: Đời, Nạng Thép,
Sóng Thần, Tin Sáng, Khởi Hành, Nước Ta...
Sau biến cố trên quê hương mùa xuân
1975, cũng như hầu hết những văn nghệ sĩ bị gió đổi mùa, đã chững lại một thời
gian, phải lo kiếm gạo nuôi con ăn học thời bao cấp vô cùng khốn đốn, rồi Phạm
Nga lại viết, phóng viên báo Tin Sáng, tham gia báo mạng với những phóng sự, truyện ngắn, truyện dài đăng lưu
trên nhiều website trong nước và nước ngoài, đã in, phát hành tác phẩm ở nước
ngoài: Tập ký/ truyện ‘Thứ nhục dục tủi nhục’ - Phạm Nga và thân hữu xuất bản ở
Úc, 2007; truyện kỳ ảo ‘Người thế hồn cho thần linh’ - Ebook NXB Việt Văn Mới
2014…
Đọc LÃNG ĐÃNG VỚI CÀ PHÊ VÀ NHẠC của Phạm Nga, dân sành điệu café như gặp
lại mình với thú tiêu khiển lịch lãm trong từng khoảnh khắc thoáng qua trong đời
mà rất ư là chung thủy! “Tưởng chuyện dĩ vãng thời đi học đã nhòa nhạt hết
trong trí nhớ, tình cờ một ông bạn từ Pháp về, nhất định đòi tôi dẫn đến quán
cà phê Cheo Leo ngày nay. Tôi hiểu bạn mình trong thâm tâm là muốn trở lại Cheo
Leo ngày xưa, cái quán cà phê mà nhiều cựu học sinh Pétrus Ký thường “đóng đô”
một thời, cái quán gắn liền với tuổi trẻ chúng tôi như một chứng nhân thời gian
thầm lặng mà chung thủy” (Tâp Tành Cà Phê Thuốc Lá). Đã là dân nghiện cà phê, lại
là tay sành điệu nên nhiều khi cung cách cảm thụ của bạn ta khá nhiêu khê, đòi
hỏi lắm công phu! “Đối với cà phê, sở thích thuộc cảm quan đã lì lợm lâu năm rồi
của tôi là uống nóng. Xin miễn uống đá vì đối với riêng tôi, nước đá làm loãng
hương thơm cà phê, dù có pha với cà phê đệ nhất hạng đi nữa cũng phí. Cà phê để
tủ lạnh cũng kém thơm. Và đây cũng chọn lựa từ kinh nghiệm: thường thường đá ở
đâu cũng chỉ được làm từ nước sống, nước phông-tên kém vệ sinh”. Trong tình huống
phải mỏi mòn chờ đợi kết quả xét nghiệm ở bệnh viện, bèn đi kiếm một tách cà
phê, bạn ta cũng đã lọ mọ đi dọc phố cả đỗi để tìm cho được một quán cà phê, chỗ
ngồi nhâm nhi cà phê ưng ý, có kệ sách với những sách quý, có nhạc mở thật nhỏ,
văng vẳng những bản hòa tấu... Quả là thật thú vị! Quả là “Nhân sinh quý thích
chí” (Nguyễn Công Trứ). Quả là “Nghề chơi cũng lắm công phu!” (Nguyễn Du).
Đọc
LÃNG ĐÃNG VỚI CÀ PHÊ VÀ NHẠC của Phạm Nga, dân sành ca nhạc từng quen với những ca khúc trữ tình, lãng mạn vượt
thời gian, dù nhạc trong nước hoặc nhạc Tây thập niên 60 của thế kỷ XX, các bạn
sẽ được truyền cảm hứng qua sự cảm nhận tinh tế với lỗ tai thẫm âm và tình yêu
âm nhạc say đắm của tác giả vốn ngày xưa cũng từng là một cây guitare
accompagné kiêm luôn ca sĩ chính của ban nhạc amateur thời sinh viên!
Tôi bắt gặp
những dòng đưa đẫy rất duyên trong cảm nhận âm nhạc như một tâm hồn đồng điệu của
tác giả: “Chợt văng vẳng tiếng kèn saxo đâu đó, hình như từ căn nhà mát khác vọng
lại... Tôi nhận ra đó là giai điệu của ca khúc “Mưa chiều kỷ niệm” - bản nhạc
tình nổi tiếng vào thời 70. Bài hát xưa được ưa chuộng bởi điệu Slowrock mượt
mà, sang trọng, lời nhạc giản dị với ý tứ thật gần gũi đời thường khi gợi nhắc
những kỷ niệm buồn trong các chuyện tình yêu không may mà bất cứ ai trong đời
cũng có thể vương vấn. Tôi nhắm mắt, thầm nương theo tiếng saxo lẩm nhẩm lời nhạc
cũ, rơi rớt lại từ một quãng quá khứ mịt mù thời trai trẻ...” (Tiếng Saxo Trong
Công Viên Mưa).
- ”Đến lúc này, ca sĩ chính của ban nhạc là anh nhạc công đứng
giữa, thủ cây guitare accompagné mới cất tiếng. Anh hát cũng toàn những ca khúc
ngoại quốc vang bóng một thời, đặc biệt là các ca khúc nổi tiếng trong các thập
niên 60-70. Tôi chợt ngẩn ngơ khi anh hát mấy ca khúc Pháp mà ở tuổi còn đi học
hồi đó, tôi và bạn bè cùng yêu chuộng - phải nói là mê như điếu đổ, như: Nue
comme la mer, En écoutant la pluie, J’entends siffler le train, J’ai entendu la
mer, Aline...
Trên sân khấu đã tắt bớt đèn và thả khói mù, người hát nhiều lúc
nhắm nghiến mắt như muốn tách mình ra khỏi thực tại khi nhẩn nha từng ca từ mượt
mà. Còn ở hàng ghế dưới, tôi -người nghe hát-cũng đang thả hồn mình cho những lời
hát huyền hoặc ấy chợt kéo xa ra khỏi thực tế ồn ào, náo nhiệt xung quanh. “(Nhớ
Những Ca Khúc Pháp Một Thời).
- “Suốt buổi họp mặt dân “nhạc trẻ” đã già rất hy hữu nầy, dường như tất cả, từ
người trình diễn đến khán giả đều quên mất thời gian, dung nhan già lão, tuổi
tác hoàng hôn... của mình, chỉ còn là cảm thụ miên man, đả đời và hốt nhiên được
trẻ lại trước những ca khúc hay-nhức-nhối nổi tiếng thế giới từ thời 60-70, như
Lodi (của CCR), My Way (Frank Sinatra), I saw her standing there và All my
loving (The Beatles), Maman maman (Christophe), Si l’amour n’existe pas,
Sometimes...”(Miên Man Nhạc Trẻ U 70)...
Có khi tác giả hồn nhiên say sưa nói bất
tuyệt về bản nhạc mà mình yêu thích: “Đã quá quen thuộc những bài nhạc Noel quốc
tế phổ biến xưa nay, như: Silent Night, Jingle Bells, We Wish You A Merry
Christmas, Little Drummer Boy, Feliz Navidad... Trong đó, riêng Little Drummer
Boy tuy hơi ít người biết nhưng vẫn hay tuyệt vời. Xuất hiện từ thập niên 60,
nhạc phẩm thuộc dòng nhạc Noel kinh điển ấy đã từng được trình diễn hòa tấu hay
hợp ca bởi những tên tuổi lớn trong giới âm nhạc quốc tế, như dàn nhạc giao hưởng
London Symphony Orchestra;các ca sĩ, nhóm ca thượng thặng một thời như Frank
Sinatra, Boney M., ABBA, cả với ca/ nhạc sĩ độc đáo bên nhạc country Johnny
Cash, hay với các ban hợp xướng acapella danh tiếng như Vienna Boys Choir,
Pentatonix... Rồi trong phim hoạt hình, phim búp-bê... bản nhạc lại được tấu
lên với những nhạc khí thật đơn sơ thời Trung Đông cổ đại, xen lẫn trong câu
chuyện kể về đem Giáng sinh nguyên thủy, về thời khắc Chúa Hài đồng ra đời
trong hang đá...
Thời trẻ trai đã in đậm trong tâm tưởng của tôi hình ảnh của
chú bé đánh trống, hình tượng tinh khôi gắn liền với bản Little Drummer Boy.
“(Nhớ “Chú Bé Đánh trống” Mùa Noel).
Trong cảm nhận âm nhạc tinh sắc của mình,
tác giả Phạm Nga không chỉ khen âm nhạc của bạn mình để được đẹp lòng nhau, mà
nhà báo cũng đưa ra những nhận xét thẳng thắn, phân vân: “Nhìn chung, những ca
khúc trị liệu của Miên Đức Thắng được nhiều người tán thưởng, là “hay”, “có chiều sâu” và “dễ nghe”, nhưng đây
cũng ít nhiều là thách đố đối với ý hướng của nhạc sĩ sáng tác. Liệu rằng tính
trị liệu trong những ca khúc nêu trên, tức như tác giả đã mong mỏi người nghe
nhạc của mình sẽ được “an nhiên tự tại”, có đạt hay không một khi được trình
bày với các điệu nhạc Nam Mỹ, Bắc Mỹ thường dậm dật, kích động, gây hưng phấn
hơn là làm dịu cảm xúc của người nghe? Đặc biệt là phần ngôn từ mang tính triết
lý trong các ca khúc, hay vài chỗ vươn mang màu sắc tôn giáo, thiền, đạo học
Đông phương..., như những từ hư không, ta bà, câu kinh, khất thực, tục lụy,
càn khôn..., có không ít âm hưởng cao siêu và trang nghiêm, thì có thể bị
‘’chói’’ không, khi tác giả bình thản cho ‘’tải’’ đi bằng kiểu nhạc dance đại
chúng, khi trình diễn là chỉ cần náo nhiệt, dễ dãi chứ không cần im lắng, cao
trọng? (Nghe Nhạc Trị Liệu Miên Đức Thắng).
Như nhan đề tác phẩm mà tác giả đã
xác định: LÃNG ĐÃNG tức là viết bâng quơ, không có chủ đích, không tập trung về
một điều gì đó, tác giả chỉ viết về những cái bất chợt bắt gặp hay bất chợt
nghĩ đến... Chọn lọc từ những bài viết đã từng đăng tải đó đây có liên quan đến
thú tiêu khiển uống cà phê và thú nghe nhạc, có cả một truyện ngắn là “Ngày
Tháng Ở Phố Biển” từng đăng trên tạp chí Khởi Hành năm 1970 với đôi tình nhân
cùng hẹn nhau ở một quán cà phê nơi phố biển Nha Trang, nghe nhạc Trịnh, nhạc
ngoại quốc..., Phạm Nga đã cho ra đời tác phẩm LÃNG ĐÃNG VỚI CÀ PHÊ VÀ NHẠC này
gửi đến bạn đọc. Đọc LÃNG ĐÃNG VỚI CÀ PHÊ VÀ NHẠC của nhà văn/ nhà báo Phạm Nga,
vốn là dân sành điệu cà phê và lạc vào nghề nhạc công amateur từ thời trẻ trai,
qua phong cách tản văn pha lối ghi nhanh của nhà báo, tùy hứng và tản mạn với
niềm đam mê rất chân thành của lòng mình, bạn đọc nhẹ nhàng như thấy mình cùng
tác giả nhàn du, rủ nhau vào quán cà phê ưng ý, nhâm nhi hương vị cà phê và
nghe một vài khúc nhạc dịu êm thật thú vị để thư giãn tâm hồn. Và nếu cùng một cung bậc cảm xúc, đam mê của người
đồng điệu, bạn đọc sẽ tìm thấy và tâm hồn mình như lãng đãng sống lại một một
thời tóc xanh hoa mộng của Sài Gòn xưa mà nay còn đâu nữa! Vậy xin mời các bạn
lật dỡ từng trang, từng bài để cảm nhận với nhã thú riêng mình...
Tôi chỉ hơi
tiếc là âm vang của thời thế còn nhạt mờ quá! Nếu như trước 75 “Cứ như âm nhạc,
đúng hơn - nhạc Giáng sinh, đang bao trùm căn phòng khách, nơi diễn ra bữa tiệc
Noel ấm cúng này. Thời buổi ấy, đêm đêm tiếng đại bác vẫn thường vọng về từ các
vùng lân cận Sài Gòn. Đối với chúng tôi - cư dân sống và làm việc trong đô
thành nhìn chung còn an lành, đó là một nỗi ám ảnh không thể nào nguôi quên hay
phủ nhận của thực tế chiến tranh, chết chóc, mất mát... đang còn tiếp diễn ngày
đêm, khốc liệt và tàn nhẫn. Vào dịp lễ mừng Chúa ra đời như đêm nay, những người
bạn mắt xanh, tóc vàng kia như đã tạm quên lãng cuộc chiến, sống hết mình cho
thực tế trước mắt là buổi họp mặt Noel, là tình bạn bè, đồng nghiệp, là đàn hát
với nhau cho thật vui, thật nhộn, không khác một đám trẻ thơ hồn nhiên tụ tập,
chơi đùa...”, người đọc có thể dễ dàng đồng cảm với một tay viết có thời trai
trẻ lãng mạn, say mê thơ nhạc, vẫn không dấu thân phận mình trên một đất nước
chiến tranh.
Thế nhưng, trong cuộc sống của tác giả, của bạn, của tôi, nhất là
khi chúng ta đã bước qua cái tuổi “tri thiên mệnh”, sắp bước vào tuổi “cổ lai
hy” rồi, đôi lúc lại âm ỉ tâm trạng lưu đày cõi hiện sinh này, nhiều khi ngồi
cà phê tâm sự chia sẻ với nhau ấy, Phạm Nga trên những trang tản văn của mình
có phải là còn hồn nhiên, vô tư, phiêu bồng quá chăng?.
Tháng 9/ 2015
TRẦN THOẠI
NGUYÊN
Nhớ thời học trò tập
tành cà phê, thuốc lá
Vậy đó, bỗng nhiên mà họ lớn… (Huy Cận)
1. Đâu khoảng giữa
thập niên 60, xong lớp đệ tứ ở trường Les Lauriers ở Tân Định, nhờ đậu trung học
đệ I cấp hạng bình, tôi được chuyển vào trường Pétrus Ký, học đệ tam ban C. Lần
hồi lên các lớp đệ Nhị rồi đệ Nhất, đám học sinh lứa tôi ít nhiều đã đỡ lóc
chóc, có vẻ người lớn hơn, chững chạc hơn. Trong sân trường, duy nhất kiểu đồng
phục quần xanh/ áo trắng không cá tính, mấy anh lớp lớn dù có nhỏ con đi nữa
trông vẫn “người lớn” hơn bọn nhóc đàn em đệ nhất cấp.
Nói là “người lớn hơn” bởi
về mặt ngoại hình, dễ thấy là đứa nào cũng lún phún ở mép miệng vài sợi có thể
gọi là râu để tập làm quen với dao cạo. Còn về tâm tư, tình cảm, có nhiều đứa
ban đầu kín bưng như mèo dấu
kít, lâu sau cũng tiết lộ nửa vời với thiên hạ rằng mình đã mần được vài bài
thơ kiểu chiều buồn thư viện, ghế đá công viên, thân phận tóc xanh… và trịnh
trọng thông báo sắp đi họp với một thi văn đoàn hay nhóm thơ học trò liên trường
nào đó.
Nói là “chững chạc” hơn vì dù muốn dù không, việc phải đậu hai cái bằng
tú tài đã đặt lên vai những cậu học sinh cuối cấp trung học một trách nhiệm
không nhỏ chút nào, như phải có tú tài 1 thì khi bị đi lính mới vô được trường
sĩ quan, còn bằng tú tài 2 vốn là điều kiện để dễ kiếm việc làm hơn đối với học
sinh con nhà nghèo, không dám mơ học tiếp lên đại học.
Chính trong cơn khủng hoảng
tâm sinh lý tuổi dậy thì cùng những ưu tư mơ hồ về tương lại, đa số tụi tôi thời
đó bắt đầu tập hút thuốc lá và uống cà phê. Như thể muốn khẳng định mình là đàn
ông, đúng mẫu quý ông sành điệu, các cậu con trai phải hút thuốc, nhả khói và
nhâm nhi cà phê thành thạo, nhất là những cậu chưa thấy có cọng ria nào lú ở
mép miệng hay không rặn nổi câu thơ nào.
Các bậc cha mẹ - kể cả những ông bố
ghiền thuốc - thì nào có thể tán thành, ngược lại còn lo lắng, than thở trước
chuyện con trai mình bắt đầu bày đặt làm theo thói hư, tật xấu của cánh đàn ông
trên đời. Riêng có bố tôi, thời đó đang làm chủ nhiệm một nhật báo tiếng Pháp ở
Sài Gòn, lại rất phóng khoáng - hồi đó bọn tôi gọi những ông bố như ông là “ông
pô chịu chơi” - không hề lên tiếng ngăn cấm việc tôi tập hút thuốc.
Nhiều đêm
khua lơ khuya lắc, bố tôi đi dự họp báo hay tiệc tùng gì đó, về nhà thấy tôi ngồi
chong đèn ôn bài thi, ông đã dịu dàng hỏi “Học khuya vậy con?” rồi lặng lẽ đặt
lên bàn gói Caraven A mà ông đang hút dở. Tất nhiên, tôi hiểu cử chỉ trìu mến,
đầy cảm thông ấy chính là một cách bố tôi công nhận tôi không còn là con nít nữa.
Tôi đã rất cảm kích và xúc động hồi lâu, thương bố vô cùng và tự nhũ phải ráng
đậu tú tài hạng ưu cho xứng đáng với tấm lòng của cha mẹ kỳ vọng nơi mình.
Cũng vào thời đó, các lớp đệ nhị cấp
học buổi sáng và khi đến cổng trường thì thường đã cận giờ chuông reo vào lớp,
tôi thường chỉ có thể tắp chiếc Mobylette ba-má-cho vào một xe bán điểm tâm đậu
trên vỉa hè, vừa ngốn cái bánh sandwich vừa nốc chai sữa đậu nành ướp lạnh, vừa
ráng nhớ lấy cái bảng tên ra cài lên ngực, không thì chết với mấy ông giám thị.
Khúc phim chớp nhóa mỗi tảng sáng ấy hiếm khi cho phép tôi còn thời gian mà đốt
một điếu Bastos xanh, thả vài lọn khói, nói chi chuyện nhẩn nha thưởng thức một
tách cà phê sáng. Thành ra, chuyện tôi và đám bạn cùng lớp kéo nhau đi ngồi
quán cà phê chỉ diễn ra vào những giờ giấc thong thả hơn, như khi đã tan học,
giờ trống cuối buổi sáng, trước hay sau những lúc đến trường vào buổi chiều để
học võ Vovinam bên sân vận động Lam Sơn, đọc sách hay tra tài liệu tại thư viện,
dự giờ thực hành nói tiếng Pháp ở phòng thí nghiệm cũ…
2. Đối với nhiều học
sinh các lớp lớn của trường Pétrus Ký thời đó, có hai quán cà phê bình dân ở gần
trường đã đóng vai quán ‘ruột”, đó là Cheo Leo và Năm Dưỡng. Hai địa điểm này
đã là chỗ tụ tập thường xuyên, quen thuộc của nhóm học Nhị C rồi Nhất C tụi tôi
cùng nhiều nhóm học sinh các lớp khác, ban khác trong trường. Tụi tôi “đóng đô”
thường nhất là ở Cheo Leo, quán nằm khoảng giữa con hẻm số 109 đường Nguyễn Thiện
Thuật (Quận 3), cách trường Pétrus Ký khoảng gần ½ km, thỉnh thoảng mới đi xa
hơn vài trăm mét để tới quán Năm Dưỡng, có mặt tiền nhô hẳn ra đường Nguyễn Thiện
Thuật.
Vừa rồi, tưởng chuyện dĩ vãng thời đi học đã nhòa nhạt hết trong trí nhớ,
tình cờ một ông bạn từ Pháp về, nhất định đòi tôi dẫn đến cà phê Cheo Leo ngày
nay. Tôi hiểu bạn mình trong thâm tâm là muốn trở lại với Cheo Leo ngày xưa,
cái quán cà phê mà nhiều cựu học sinh Pétrus Ký thường “đóng đô” một thời, cái
quán gắn liền với tuổi trẻ chúng tôi như một chứng nhân thời gian thầm lặng mà chung thủy.
Chúng tôi đã biết
cà phê Cheo Leo vào thập niên 60 nhưng theo một trang web chuyên viết về Sài
Gòn xưa, quán này ra đời năm 1938, tức còn xa xưa hơn rất nhiều. Tìm đến quán
vào một buổi chiều mưa nhẹ, tôi mới nhận ra cảnh cũ tới nay hầu như không hề
thay đổi, và những người xưa - đám học trò năm nào nay râu tóc đã bạc phơ vẫn
thường lai rai đến quán, như để ôn lại hồi ức thời đi học. Nhìn quanh thì vẫn
những bộ bàn ghế inox, cũng chiếc ghế sofa gỗ đã 40 - 50 năm tuổi. Bề dày quá
khứ của Cheo Leo như đọng lại trên các mặt tường vôi xám xỉn và loang lỗ vết nứt,
trần nhà thì ám đen màu khói than, thoang thoảng mùi cà phê từ góc bếp.
Trước
tháng 4-75, dù không thuộc hạng nổi tiếng của Sài Gòn nhưng cà phê Cheo Leo vẫn
là địa điểm quen thuộc của đám con trai các trường Pétrus Ký, Chu Văn An thời
đó. Hơn 75 năm qua, Cheo Leo đã tồn tại cùng gia đình ông Vĩnh Ngô (người gốc
Huế, chủ quán) đến thế hệ thứ 3. Còn về số khách “ruột” của quán, tức đám học
sinh tập tành cà phê, thuốc lá như tụi tôi một thời, hiện ít nhất cũng đã trên
dưới lục tuần.
Hầu hết người Sài Gòn hiện tại chỉ biết đến cà phê phin, riêng
giới trẻ thì thích cà phê ly giấy kiểu fast-food hay cà phê xay kiểu Ý, kiểu Mỹ...
Riêng nhiều người trong đám U70 chúng tôi hay các vị cao niên hơn, đều chỉ muốn
tìm đến cà phê vợt - một loại cà phê giản dị, bình dân, tồn tại từ lâu đời, bán
ở những tiệm nước, quán cóc ngõ hẻm hay dọc các con đường nhỏ. Pha vợt thì
hương cà phê hòa cùng mùi khói bếp củi than, khi nhâm nhi cà phê, người ta lãng
đãng cảm nhận được rời rã vài mảng ký ức xa xưa. Tiếc thay ở Sài Gòn hiện còn rất
ít quán xá chịu lưu giữ cách pha và mùi hương cà phê mộc mạc này.
Trong số các
quán cà phê vợt còn tồn tại đến hôm nay, có lẽ những người sống trong năm tháng
cũ không ai lại không biết đến Cheo Leo. Khi ông Ngô mất, những người con của
ông tiếp nối nhau trông coi quán. Từ con gái đầu cho đến con gái thứ ba là bà Sương hiện nay, họ đều giữ
nguyên cách thức pha chế cà phê vợt do bố mình để lại.
3. Tách cà phê sữa ít sữa
trên bàn đã cạn sạch, cũng đã xong hai điều thuốc Hòa Bình - định mức nghiêm nhặt
cho mỗi chầu cà phê ở tuổi già cao huyết áp. Tôi nghĩ mình thật ngây ngô, buồn
cười cái thời mình 17, 18 tuổi, nhất là vào những ngày tháng ôn thi hai cái tú
tài, mà chính từ quán Cheo Leo này tôi đã chính thức mua thuốc lá nguyên gói và
cà phê sữa ít sữa cũng chính thức trở thành “gu” uống riêng của tôi.
“Vậy đó, bỗng
nhiên mà họ lớn/ Tuổi hai mươi đến có ai ngờ…”. Tôi hồi tưởng về thời học trò mới
lớn của mình mà như đang sống lại nỗi ngỡ ngàng tuyệt diệu trong câu thơ Huy Cận.
Vậy đó, thật là vừa tội vừa thương cái chân dung vụng dại của những cậu con
trai bắt đầu biết suy tư chuyện đời, mơ mộng vài tà áo dài trắng, lén lút làm
thơ, tập tới lui mấy tình khúc TCS, bập bẹ điếu thuốc, thách nhau thả khói lọn
tròn và rủ nhau đến hoài một quán cà phê quen…
Tháng 8-2015
Tiếng Saxo trong công viên mưa
1. Trời đã sẩm tối,
buồn và ướt át, cơn mưa muộn có vẻ còn kéo dài. Trong công viên Gia Định vắng lặng,
chẳng còn ai trên những lối đi bộ và băng đá. Chán nản, tôi và lác đác vài người
nữa đứng trú mưa trong căn nhà mát gần cổng, ai nấy im lìm…
Chợt văng vẳng tiếng
kèn saxo đâu đó, hình như từ một căn nhà mát khác ở gần đó vọng lại. Cũng lúc
này, cơn mưa đã dịu hơn, tiếng xe cộ ngoài đường vọng vào chừng như cũng nhỏ
hơn, tôi nhận ra đó là giai điệu của ca khúc ‘Mưa chiều kỷ niệm’ - bản nhạc
tình khá nổi tiếng vào thời 70. Bài hát xưa được ưa chuộng bởi điệu Slow rock
mượt mà, sang trọng, lời nhạc giản dị với ý tứ thật gần gũi đời thường khi gợi
nhắc những kỷ niệm buồn trong các chuyện tình yêu không may mà bất cứ ai trong
đời này cũng có thể vương vấn.
Tôi nhắm mắt, thầm nương theo tiếng saxo lẩm nhẩm
vài lời nhạc cũ, rơi rớt lại từ một quãng quá khứ mịt mù thời trẻ trai đầy “máu văn nghệ”, thích đàn,
thích hát của mình. “Nhớ chiều nào anh đến thăm em/ Mưa âm thầm, phố đã lên
đèn/ Trong cô đơn, hình bóng một người/ Tìm ai trên lối cũ, tình yêu nào thấy
đâu…”
Đúng ra, nhiều buổi chiều trước đây, trong những lúc đang tập trung đi bộ
cho đúng bài bản, như: bước nhanh, bước đều, luôn giữ chân và cổ thẳng, gót
chân chạm đất trước, kết hợp hít thở v.v…, vài khi tôi có nghe tiếng saxo văng
vẳng tử đâu đó, dường như từ một khu vực vắng người giữa công viên. Vốn thích
âm nhạc nên tôi cũng có phân tâm, quay đầu kiếm tìm. Thấp thoáng sau những thân
cây, tán lá dừa kiểng, một tay trung niên đứng thổi kèn một mình ở một lối đi hẹp,
chỗ vắng người qua lại. Tay này thường chơi các điệu chậm, vừa như slow,
boston…, những bản nhạc Việt nổi tiếng thời xưa, như Hạ trắng, Diễm xưa, Nắng
thủy tinh, Ngậm ngùi, Đưa em tìm động hoa vàng, Những ngày xưa thân ái, Anh đưa
em sang sông, Mưa chiều kỷ niệm… Vài lúc anh ta đổi qua nhạc ngoại quốc, chơi
các bài cũng rất xưa như La paloma, Besame mucho, Perfedia, It’s now or never…
với nhịp điệu có nhanh hơn chút ít nhưng vẫn ung dung, thong thả là điệu Slow
Bolero, thay vì Chachacha, Beguin Rock…, các điệu nhanh mạnh, ồn ào mà các ban
nhạc dance thường chơi khi trình diễn những bài này theo đúng tour nhạc phục vụ
khách nhảy.
2. Sau buổi chiều được nghe Mưa chiều kỷ niệm ở công viên, tôi nghĩ
mình phải làm quen người chơi saxo mới được.
Anh tên là Vinh, dân Sài Gòn cũ, gầy
gò nhưng gương mặt có vẻ còn khá trẻ so cái tuổi 50. Vinh đã học và chơi
saxophone cùng clarinette từ thời thanh niên với một nỗi đam mê bền bĩ mà tự học
là chính. Chơi nhạc nghiệp dư như một nhã thú riêng chứ không mơ làm nghề nhạc
công, nhạc sĩ nhưng Vinh cũng từng góp mặt trong một số buổi diễn hòa tấu của một,
hai ban kèn Tây. Gần đây, Vinh đến Câu lạc bộ Saxo Sài Gòn,
có sinh hoạt off line định kỳ, qua đó tập tành, rèn luyện với một số nhạc sĩ
đàn anh. Đang lúc rỗi rảnh sau khi tạm nghỉ việc bên ngành xây dựng, câu lạc bộ
saxo lại sắp có một vài buổi biểu diễn làm từ thiện, nên chiều chiều, Vinh mang
kèn ra công viên tập một mình, nếu mưa thì chạy vào nhà mát, tập mê mãi cho đến
tối mịt mới thôi.
Vinh tâm sự: “Hồi còn đi học, con nhà nghèo như tôi mà mê nhạc,
được theo đuổi sở thích văn nghệ của mình là do bố mẹ rất thương, các cụ phải vất
vả tự lo việc buôn bán nhỏ kiếm sống cho gia đình và con cái ăn học, chẳng buộc
tôi phải phụ giúp gì… Thấy tôi cứ đám đuối mấy cây saxo, clarinette, hể rảnh tí
là chạy đến cái giá nhạc, thổi mê mệt, các cụ chỉ nhắc ăn uống và học cho đàng
hoàng thôi. Sau 30-4, vào trường ĐH tổng hợp rồi, tôi vẫn được bố mẹ nhắc chừng
như thời trung học. Rồi đi làm, lập gia đình, cuộc sống của tôi khó khăn y như
bất cứ anh công nhân viên nào, nghĩa là cũng tiếp tục nghèo, thiếu như thời được
bố mẹ nuôi”.
Vậy mà, theo Vinh kể, những khó khăn, thiếu thốn với đồng lương
công nhân viên eo hẹp vẫn không thể nhấn chìm lòng đam mê âm nhạc của anh. Anh
phải cật lực lo sinh kế cho gia đình, hằng ngày lo đi làm, đưa rước con đi học,
nhưng vẫn dành thì giờ vào chiều tối để cầm lấy cây kèn thân yêu. Cây saxo cũ
trên tay Vinh chỉ là kèn Trung Quốc nhưng đã buộc anh phải cắc ca cắt củm, dành
dụm khá lâu mới có đủ số tiền năm triệu đồng mua nó. Ước mơ không biết bao giờ
mới thực hiện được của Vinh là một cây saxo của Mỹ, tiếng trong, đẹp hơn hẳn
kèn Trung Quốc, nhưng kèn Mỹ giá ‘bèo’ cũng phải 11 - 12 triệu đồng.
Vinh mong
mỏi là tới đây, khi có việc làm trở lại, cũng ngành xây dựng hay ngành khác
cũng được, lương ít cũng được, anh chỉ mong công việc hằng ngày không quá bó buộc
về thời gian, để còn có giờ rảnh tập kèn và tham gia đi diễn phục vụ từ thiện thường xuyên hơn thì càng hay.
Anh nói thật vui: “Các em mồ côi trong các Nhà Mở thích nghe chúng tôi thổi kèn
lắm. Có đứa còn hồn nhiên đem luôn theo cây kèn nhựa đồ chơi, bắt chước thổi tẹc
tẹc nữa chứ!”
Từ trước lúc chúng tôi chuyện trò, đã có một cô gái trẻ ngồi im
lặng mở xem mấy tập nhạc ở chiếc băng đá mà Vinh để hộp đựng kèn. Tôi hỏi nhỏ:
“Ai vậy, bạn của Vinh? Hay người ái mộ đấy?”. Anh chàng cười thật thà: “Tôi lập
gia đình rồi và chỉ mê kèn thôi mà. Không hiểu sao, hồi tôi đến công viên tập
được vài lần thì cô ấy đến nói cho cô ngồi nghe tôi thổi mấy bản nhạc Việt cũ
mà cô rất thích. Hình như cô là sinh viên trường nào đó, thỉnh thoảng vô công
viên học bài. Chỉ có thế thôi anh ạ.”
3. Như cô sinh viên kia đến nghe nhạc cũ
qua tiếng saxo trong công viên, tôi cũng hướng về loại nhạc xưa đó vì dòng nhạc
này đã hay, đẹp mà còn mang nặng giá trị thời gian. Nhưng mặt khác, tôi đã yêu
mến và tràn đầy cảm xúc từ chính hình ảnh người chơi saxo cùng câu chuyện cuộc
đời chơi nhạc đầy gian khó của anh – tất cả đối với tôi đều mang nặng giá trị kỷ
niệm.
Cũng một thời, đã sẵn có “máu văn nghệ”, hay thố lộ mơ ước được vinh dự đứng
trong một ban nhạc nào đó, lại luôn cần được đi làm ngoài chút ít để kiếm tiền
phụ vào chi phí ăn học, tình cờ tôi được tham gia vào một ban nhạc của đám bạn
sinh viên toàn nghèo, nhạc cụ và giàn âm thanh toàn đồ bị gọi là ‘đồ xì-cút’,
đi thuê của tiệm Mỹ Tín, thời đó nằm ở đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3. Thật
thà mà nói, trình độ chơi nhạc khi đó của chúng tôi chỉ vừa phải, tự học mò là
chính, chẳng có tên nào được học qua trường Quốc gia Âm nhạc hay các lớp nhạc nổi
tiếng cả. Tức khi tự đánh giá, tụi tôi thừa nhận việc chỉ được trình diễn với đồ
nghề hạng cũ mèm, toàn đồ nội - giá thuê mới rẻ, cũng là xứng hợp với tài nghề
của tụi tôi. Và cũng tương xứng,
giá thù lao người ta trả cho cứ rẻ mạt, dù được kêu chơi cho những đám cưới,
sinh nhật sang trọng, hay cho party, bal de famille uống nước lã của mấy cô cậu
còn đi học, ham nhảy nhót đã nhịn tiêu vặt, hùn tổ chức…
Tôi nhớ là hầu hết các
nhạc công chúng tôi đều lấy phần chia từ đêm trình diễn đầu tiên đi may gấp ít
ra là một bộ sơ mi, quần tây mới. Nhất định một khi đã đứng trên sân khấu, xuất
hiện trước công chúng thì bộ cánh phải đẹp mắt, màu mè như ‘dân chơi’, chứ đâu
phải bộ cánh ảm đạm là chiếc sơ mi trắng ố, quần kaki bạc màu mà tui tôi đã miễn
cưỡng – vì không có bộ nào khác – mặc trong buổi trình diễn ra nghề. Và dù ở
gác trọ, ngày ngày vẫn tiếp tục mì gói, ‘thổi saxo’ tức gặm bánh mì y như trước
đi làm, lần hồi tụi tôi cũng ráng sắm giày mới, giây nịt mới hay mua thêm sơ mi
‘chim cò’ nữa để có mà thay đổi khi đi diễn. Gặp phải những chủ gia hà tiện, chỉ
cho ban nhạc uống nước cầm hơi mà không có tí đồ ăn nhẹ nào khi tạm nghỉ giữa
buổi, tụi tôi cũng chỉ thầm lăng ra nhà sau (cho thiên hạ khỏi nhìn thấy mà
khinh rẻ), kín đáo kiếm chỗ tối tối, cùng ngồi gặm bánh mì, nhai gói xôi, cái
bánh chưng…
Có những đêm, bụng đói meo sau buổi diễn, ban nhạc cũng phải rầu rĩ
chờ đến tạnh mưa hẳn mới dọn về, vì sợ ướt, hư đồ nghề đi thuê, không trả được
cho ông Mỹ Tín.
Nhưng cũng có vài kỷ niệm vui vui trong nghề đánh nhạc thuê.
Như con gái - muôn đời đều xinh đẹp, đài các hết cỡ khi đi tiệc tùng, dạ vũ -
vài cô đến sát sân khấu, tỏ ý thích thú và tròn cặp môi son kiềm diễm xuýt xoa
khen ngợi, còn tặng hoa hay mời nước ban nhạc nữa khi chúng tôi chơi rất hay mấy
bài ruột, tập kỹ với các fantasie thật sôi nổi.
Vốn lãnh phần guitare
accompagné kiêm luôn ca sĩ chính của ban nhạc, có lần tôi đã sướng rên, hỉnh
mũi nhìn các đồng nghiệp, khi một cô khách trẻ, rất xinh đẹp, lên sát sân khấu,
quắt nhẹ ‘ca sĩ chính’, thỏ thẻ rằng khi đến điệu Slow của tour nhạc tới, nhờ
hát lại bản Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng, Phạm Đình Chương phổ nhạc) - một trong những bài ruột của tôi. Thật
ra, được dịp vênh mặt đến ‘thấy ghét’ như vậy thì công tâm mà nói, tôi phải
chia phần vinh dự cho anh bạn chơi solo, lý do là tên này đã ra công hướng dẫn
ban nhạc tập bài này theo sát cách phối hay cực kỳ của ban nhạc Jo Marcel thời
đó, chưa nói tới công lao của Lê Hữu Hà, khi đó chưa là nhạc sĩ đứng trong ban
Mây Trắng chơi phòng trà nhưng cũng là bạn thân của tôi ở trường Văn Khoa, đã
chỉ cho ban nhạc tụi tôi dùng lại nhuần nhuyễn cách hòa giọng (choeur) cùng những
game chuyển thật phong phú trong bản nhạc Jo hát trong băng magné.
Được chơi
trong ban nhạc còn là cơ hội quý giá để tên sinh viên ngờ nghệch như tôi tiếp cận
phần nào với Sài Gòn ăn chơi về đêm thời đó, từ hình ảnh diêm dúa của giới giàu
sang họp mặt ăn tiệc cưới, tiệc sinh nhật, chơi dạ vũ trong những dinh thự
tráng lệ, cho đến khung cảnh tăm tối, nơi giới bình dân, nghèo khổ cúi mặt kiếm
ăn ngoài đường khi đêm xuống.
Như vào tháng 12 năm nào, tụi tôi chơi nhạc suốt
từ đêm 24 Noel cho đến đêm 31 giao thừa tết Tây. Có đêm chúng tôi chơi nhạc
không lấy thù lao là ở party của bạn bè thân thiết và có tên dắt theo bạn gái đến
dự cho vui. Thường là các party chơi suốt sáng, có khi đến 3 - 4 giờ mới ‘tẹc’,
ngoài đường trời đã mờ sáng. Trước khi chia tay về ngủ, lấy lại sức chuẩn bị
cho sô diễn đêm kế, chúng tôi kéo nhau đi ăn ở một địa điểm quen thuộc trong chợ
Đa Kao. Gần dãy thớt thịt trong chợ có một sạp với bàn, ghế thấp chủm và cũ
nát, nhưng bán cà phê và đồ ăn vừa ngon vừa rất rẻ. Hình như khách đến đây toàn
dân kiếm sống ban đêm, như các ca ve, nhạc công, nhân viên phòng trà; bạn hàng
dọn chợ sớm; các anh bốc vác, công nhân hốt rác và cả dân lượm bao nylon, ăn
xin, ngủ thớt chợ nữa.
Mệt mỏi nhìn xung quanh, tôi nhận ra những gương mặt hốc
hác, ốm o vì thiếu ngủ. Một cô ngồi gần tôi, có vẻ là ca ve, phấn son trên mặt
thì lợt lạt thảm não, thoang thoảng mùi nước hoa rẻ tiền…
Những đêm ban nhạc thất nghiệp, không ai kêu đánh,
tôi và tay guitare solo đi chơi cho đỡ buồn và nếu có thể thì học nhái bạn bè
chơi nhạc Mỹ. Bọn tôi mò lên đường Nguyễn Văn Thoại, một khu vực có rất nhiều
quán bar dành cho lính Mỹ ở gần phi trường Tân Sơn Nhất, thời đó còn là vùng
ven của đô thành. Ở bar Crazy Horse, bar Tài, bar Tuấn là các nơi có ban nhạc bọn
tôi quen và vài khi lên chơi thế cho tụi nó đi vệ sinh, nội thất rất thiếu ánh
sáng kể cả trên sân khấu, chỉ trang trí vài đèn lumineux xanh, đỏ, tím… và dày
đặc khói thuốc lá, vài khi thoang thoảng mùi cần sa khét đậm.
Tự nghĩ mình tìm
đến các dòng nhạc rock nặng như chấn vô tim, nhạc rythm & blue rền rĩ, nhạc
psychelic gây ảo giác…, được trình diễn chuyên biệt ở các bar này, hẳn là do
máu mê nhạc dẫn đường, nhưng đến nơi rồi tôi mới hiểu máu mê nhạc có thể kích động
người nghe ‘nóng’ đến cỡ nào. Chưa bước vào trong bar, anh lính Mỹ nào cũng đã
khoái chí nhún nhẩy, lắc lư toàn thân, cái đầu thì cà gật cà gật như đánh nhịp.
Đắm mình vào không gian tối ảo trong bar, họ nghe nhạc, vui chơi, cười đùa hồn
nhiên như trẻ thơ, ồn ào gọi gói thuốc lá mới và liên tiếp những ly whisky
‘khô’ hay pha soda cho mình cùng SaigonTea - tức những cốc Coca nhỏ xíu, có giá
trị như tích-kê tính thù lao cho vũ nữ ở dancing - cho các cô gái Việt sẵn sàng
xà vào lòng họ.
Lúc này, đêm chỉ mới bắt đầu, các cô kiếm sống ở những bar này
đều tỏ ra rất vui vẻ, cười cợt chìu chuộng khách vời ý đồ được khách gọi cho thật
nhiều Saigon Tea. Nhưng khi các cô luôn ‘trình diễn’ nụ cười giả tạo để câu
khách, kiếm tiền bo như thế, họ cũng lợt lạt phấn son, không dấu nổi vẻ phờ phạc,
mệt mỏi tích lũy từ lâu ngày, không khác gì các cô ca ve gặp trong chợ Đa Kao,
lúc đêm đã tàn…
4. Tôi vừa đắm mình trong những kỷ niệm buồn, vui lẫn lộn của một
thời làm nhạc công guitare nửa chuyên nghiệp, nửa nghiệp dư, tương tự như Vinh, anh nhạc công đắm mê chiếc
saxo mà câu chuyện đời anh đã gợi cho tâm tưởng tôi mơ hồ phục hiện quá khứ.
Cái duyên kết bạn văn nghệ của chúng tôi thật giản dị: tình cờ tôi được nghe tiếng
saxo của Vinh trong công viên một chiều mưa. Trong cảnh trú mưa tù túng, chán
chường và trống rỗng khi ấy, tôi đã cảm thấy lòng mình trở nên êm ả, dễ chịu
nên không khỏi thầm cám ơn tiếng saxo cùng người chơi nhạc khí này.
Cũng êm ả
và đỡ chán chường, quên mệt mỏi như thời sinh viên, những buổi chiều trời mưa dầm,
hết tiền đi ngồi cà phê, đành nằm chèo queo một mình trên gác trọ, cái cassette
đã hư, chợt nghe văng vẳng từ nhà bên âm thanh những ca khúc mình ưa thích, những
bản nhạc tình của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên…
Tháng 11/2014
Tản mạn về những hạt đường
“Chàng đã rót cà phê
Vào tách
Chàng đã bỏ đường
Vào tách…”
Chàng đã rót cà phê
Vào tách
Chàng đã bỏ đường
Vào tách
Với cái muỗng
nhỏ
Chàng đã khuấy
Chàng đã uống cà phê
Và đặt tách lại trên bàn
Không nói với
tôi lời nào (**)
- Mốt em về Sài Gòn sáng hay
chiều?
- Trưa anh à.
- Không có gì gấp rút, bận rộn trong Sài Gòn…?
- Chẳng có
gì.
- Vậy thì viết thư ngay cho anh nhé. Anh cần đọc thư em trong lúc không có
em ở đây.
Trời
sẫm tối bằng một màu tím nhờ nhợ. Quán bắt đầu đông khách. Có mỗi mình tôi là
con gái. Con trai hay kết thành từng “băng” và réo gọi nhau nhau ngồi cùng bàn.
Vẫn cái gã si Phụng - cô bé ngồi caisse - ngồi bàn thứ hai sát quầy, đang đắm
đuối theo dõi từng ánh mắt, nụ cười của đối tượng. Tôi biết tôi còn bị nhìn nhiều
hơn bởi ai khác. Sĩ kêu tính tiền.
- Về nhà anh ăn cơm nghe? Tôi gật đầu nhưng
đi được một quãng tôi lại đề nghị xuống biển chơi. Sĩ chìu tôi và tìm một chỗ vắng.
Sau khi hôn tôi, Sĩ thì thầm:
- Thiệt anh không hiểu nỗi em. Em cứ ngẩn ngơ, lơ
đãng sao đó…?
Trong ánh sáng chập choạng, tôi thấy mặt Sĩ hơi nhăn lại khi hỏi.
Tôi cười:
- Em bị bịnh toqué đó…
- Toqué là bịnh gì?
- Một loại bịnh…lãng đãng
ngày tháng.
- Đừng để cái bịnh lãng đãng đó ngăn cách hai đứa chứ! Em cứ hẹn với
anh rồi lại không đến. Ba lần rồi. Anh có thể được biết, mấy lần đó em bỏ đi
đâu không?
Sĩ đang mang bộ mặt của một người tình không hài lòng về người mình
yêu. Tôi nhẫn nại giải thích:
- Có khi em quên. Có khi em cảm thấy mình gặp
nhau lúc ấy là không còn cần thiết nữa…
Tôi định bảo Sĩ rằng anh đừng làm mất
chính mình. Tình yêu không có sức mạnh nô lệ hóa con người đến vậy đâu. Anh
đáng yêu ở điểm ít nói và không bận tâm về những chuyện riêng tư của tôi. Ngược
lại, tôi cũng vậy. Đừng nhân danh tình yêu mà gây những phiền toái cho nhau bằng
những trói buộc, không cho mỗi người có những sinh hoạt riêng tư. Điều này
không cần thiết và cũng không hề tô bồi thêm chút gắn bó nào trong tình yêu như
như nhiều đôi lứa thường lầm tưởng. Cũng đừng lầm tưởng người yêu nắm giữ hết những hạnh phúc và nguồn vui
của mình. Tình yêu chỉ tình cờ mà thiết tha, như hai bàn tay phải đi tìm nhau
trong một trò chơi bịt mắt. Tự do của người yêu là một thách đố mà không bao giờ
mình trả lời được. Tình cờ mình bắt gặp hạnh phúc của mình trong ánh mắt, bờ
môi người yêu. Còn lại thì chúng ta có muôn điều khác thật sự riêng tư. Khi yêu
nhau, không hề có một tâm cảnh tịnh yên, bien-être thường xuyên, hay cái gọi là
mùa xuân vĩnh cữu cho tâm hồn … Sĩ im lặng một lát rồi bảo, giọng buồn:
- Gặp
nhau là không cần thiết cho em? Anh vẫn ít kiêu hãnh nên có thể cho em biết là
anh không thể nào học bài, viết vẽ gì sau những buổi chiều có hẹn mà không gặp
em.
Tôi lại cười nhẹ:
- Sao mà lớn lao vậy?
Sĩ chợt nóng nảy:
- Em nói đùa như
vậy được sao? Anh không giỏi nghề đóng vai một người tình qua đường!
Tôi nhìn
thẳng vào mắt Sĩ - người yêu nhỏ hơn tôi một tuổi. Dù ở tuổi nào thì khi yêu
nhau, những người trưởng thành không cần chạy trốn ánh mắt của nhau:
- Anh hiểu
lầm em rồi. Anh còn đòi buộc ở em gì hơn nữa? Im lặng một lát, giọng con trai
nghe như chùng xuống:
- Anh hiểu hoàn cảnh và điều kiện của mình khi đến với
em… Tôi nắm tay Sĩ:
- Em không có ý xúc phạm, nếu như anh có một mặc cảm mơ hồ,
không cần thiết nào đó. Sĩ ơi, trong lúc vắng anh, em cảm thấy mình chưa hề làm
điều gì là lừa dối anh hết. Không tin em sao? Sĩ vẫn thừ người nhưng gật đầu
nhè nhẹ và quay lại:
- Nói chuyện gì vui đi.
- À em thích sau này nếu có vốn
mình mở một quán café.
- Café Điều. Anh sẽ vẽ bảng hiệu cho. Hay vẽ luôn trái
điều trong loại tem em thường dán gởi cho anh đó…
- Ăn công ít ít thì được. Mỗi tuần mình thay băng nhạc một
lần, toàn nhạc mới.
Sĩ hăng hái:
- Anh sẽ làm quản lý. Xin lương mỗi ngày một
ly đen đá là được rồi. Có cần cô nào xinh xinh ngồi caisse không? Mà thôi, người
ta đến quán chỉ vì muốn ngắm bà chủ thôi.
Hai đứa cùng cười lớn. Lâu rồi chúng
tôi mới vui đến như vậy. Có vẻ giống một cặp tình nhân học trò, tuổi mới lớn.
Niềm vui cũng bị bỏ quên. Nhưng tôi hoàn toàn không thích cái kiểu thiên hạ động
một chút là nhắc đến chiến tranh - như một nguyên nhân chí tử làm thui chột thơ
ngây của lứa tuổi tôi. Tuổi trẻ chúng tôi thường khi quên lãng chiến tranh để
mà sống… Sĩ có tật kết thúc cuộc hẹn hò bằng cái hôn thật dài, bao giờ cũng để
tôi nhắc mới thôi.
2. Vừa bước ra khỏi cổng bệnh viện, tôi ‘dính’ ngay đám “cò”,
xe ôm, bán nước uống chận đường, giơ tay mời chào như chụp giựt. Thoát được đám
này, đi xa cổng hơn một chút, lại phải lướng vướng đám bán quán cơm, xe giải
khát. Đã từng lê lết qua các bệnh viện, ai cũng có kinh nghiệm y như nhau, rằng
những hàng, quán kinh doanh ngành ăn uống tạp nhạp ở khu vực xung quanh các nhà
thương bao giờ cũng sẵn sàng “chặt chém” khách mà đồ ăn, thức uống - nhất là cà
phê, món tôi đang đi tìm - bao giờ cũng vừa dở vừa mất vệ sinh.
Xưa nay, với ai cũng vậy, rất bình thường là tách cà
phê buổi sáng. Đúng ra, thực tế là không riêng gì buổi sáng, người Việt mình bất
kỳ ở thành phố hay thôn quê, cũng với bất kỳ nguyên cớ nào đó, đều có thể uống
cà phê bất kỳ giờ giấc nào trong ngày. Như bạn bè rỗi rảnh rủ nhau ra quán cà
phê. Như đồng nghiệp giữa giờ làm việc kéo nhau xuống căn-tin hay ra quán trước
sở làm làm cái cà phê. Như bạn cũ đã lâu ngày mới tình cờ gặp lại giữa đường,
kéo nhau vào cà phê để hỏi han tin tức về nhau cái đã, trước khi hẹn một chầu
nhậu kéo dài để tha hồ chuyện vãn. Như dân làm ăn bàn áp phe, ký hợp đồng, giao
nhận hàng… cũng rất thường là tại quán cà phê.
Tuy nhiên, có gì đó rất vong
thân tội nghiệp là cái cảnh ai đó sáng ra sợ trễ giờ đành mua nhanh cốc cà phê
take away trên vỉa hè mang vào sở làm uống sau, hay vội vội vàng vàng nốc ly cà
phê đá để giải quyết cơn khát giữa đường phố. Hay bạc bẽo quá là chuyện uống cà
phê dạng fast-food đựng trong ly nhựa đậy nắp. Ăn, uống phải bằng mọi cảm quan
nếm-ngữi-thấy mới ngon - đằng này dù dùng ống hút hay kê môi vào vành ly, người
uống cũng không hề được thấy màu cà phê óng ánh trong ly.
(Trích: Nhớ Trần
Nhơn - Thơ Trần Thoại Nguyên)
“Vậy
đó, bỗng nhiên mà họ lớn,
* Jacques Prévert
1. Lâu nay, bạn bè đều biết hể
đi uống cà phê là tôi có tật chỉ gọi cà phê phin đen, cũng như rất dư hơi khi dặn
người phục vụ “Khỏi đem đường ra cho chú nhé!”. Thay vào đó, cứ chán ngắt tái
diễn trước mắt bạn bè là cảnh tôi rón rén lục túi xách hay móc bóp ra gói đường
ăn kiêng - một loại “bùa hộ mạng” luôn mang theo bên người của dân bị bệnh tiểu
đường như tôi.
Rủ nhau đi uống cà phê sáng chủ nhật này, cứ như thế gian đã đổi
đời, anh bạn thân tròn mắt kinh ngạc khi chứng kiến tôi hiên ngang múc từ cái
hũ sứ trắng xinh xắn trên bàn một hơi mấy muỗng đường bỏ vào tách cà phê.
‘Nè,
hết bịnh rồi hả ông? Không cần xài gói bùa nữa hả? Tôi cũng không uống ngọt tới
mấy muỗng như vậy!”, tội nghiệp anh bạn không thể nào nín được câu tra vấn tôi.
“À, tái khám hôm thứ bảy thì
xét nghiệm glucose thấy… ngon lành! Y như ba tháng trước, mức đường của mình vẫn
trong ngưỡng normal…”, tôi còn hãnh diện nhấn nhá: “… Y như của người bình thường!”
2. Nếu cuộc đời có thể quay lại thời quá khứ, có thể thấy tôi cũng đã từng ở
vào tâm trạng kinh ngạc, thế nào cũng bục ra câu hỏi đại loại như câu hỏi của
anh bạn bữa nay. Khi ấy, Hớn - một anh bạn học rất thân, sau cả hai chục năm vượt
biên sang sống ở Mỹ mới trở về nước và gặp lại nhau, mời tôi đi uống cà phê, ăn
sáng. Vào nhà hàng, không thèm mở menu, anh ta tỏ ra rất khẩn thiết khi hỏi cô
chạy bàn:
“Ở đây có cà phê nào không có hay giảm caffeine không cô?” “Là… sao,
thưa anh?”, cô gái lúng túng, còn nhìn sang tôi như cầu cứu.
“Thì chắc là cà
phê nhưng không có hay đã rút bớt caffeine, coi như chất cốt, chất tinh cà phê
đó mà. Phải không ông?”, tôi giải thích đại với cô phục vụ nhưng Hớn cũng gật gật
đầu. Tôi đã nghĩ cái tên này giờ là Việt kiều - đúng ra phải gọi là người Mỹ gốc
Việt, hay đã ở lâu dài tại Việt Nam thì Mỹ kiều gốc Việt - bày đặt chãnh chọe,
đòi món cà phê không có cà phê lạ hoắc lạ huơ, chứ hồi xưa, khi còn lê lết canh
me vượt biên ở Vũng Tàu, cả bọn nghèo, rách như xơ mướp, có cà phê pha bắp, pha
đậu nành rang để uống là quý lắm rồi.
Nghe cô gái trả lời là quán không có loại
cà phê nào như vậy thì Hớn nói “Cám ơn, vậy cho chai nước suối Vĩnh Hảo hay La
Vie cũng được”. Kế đó, anh lấy trong cái “bao tử” đeo ở lưng ra mấy gói nhỏ nhỏ
rất lạ đối với tôi. Hớn cầm lên từng gói và giải thích: “Mình bệnh hoạn đủ thứ,
thứ nhất bị cao huyết áp, phải cử cà phê nhưng mình vẫn ghiền mùi cà phê nên đi
đâu cũng đem theo mấy gói
coffee non- caffeine này. Thứ nhì là mình bị tiểu đường nên chỉ dùng đường low
GI diet là gói này, để xài khi kêu đá chanh, trà lipton. Bác sĩ còn cấm mình
nhiều thứ nữa…”.
Tôi chẳng phải nhọc công đợi lâu. Chỉ một lát sau, cái “nhiều
thứ nữa” được Hớn liệt kê tiếp... Vừa nhắc tôi gọi món điểm tâm, anh ta đã ái
ngại hỏi nhỏ: “Nè, không biết ở đây họ có bỏ bột ngọt vô đồ ăn nhiều quá không,
có nêm mặn quá không nữa? Để tui nói ông nghe, ở bển bà xã mình nấu đồ ăn trong
nhà thì nêm rất lạt và không bao giờ xài bột ngọt. Mỡ cũng vậy, nhà mình tránh,
chỉ dùng 100% dầu ăn.”
Nói cho gọn, bạn tôi đang sống rất khắc kỷ với chế độ cà
phê không cà phê, đường không đường, giảm muối, miễn bột ngọt, miễn mỡ béo… Phải
nghe chuyện kiêng cử đủ thứ của Hớn, tôi vừa nóng đầu vừa chán nản vì biết cái
danh sách đầy âm tính kia chưa chắc đã kết thúc. Khi đốt điếu thuốc cho thư
giãn một chút, tôi không khỏi nghĩ rằng, ông nội này mới nói đã bỏ thuốc lá rồi
nhưng nếu còn vương vấn khói thuốc thì chắc chắn ổng chỉ kiếm thứ thuốc lá đã rút hết nicotine. “Tội nghiệp!
Sống như vậy thì chết sướng hơn!”, tôi thầm nghĩ.
Sau khi Hớn bay về Mỹ, có lần
tôi đem câu chuyện trên kể lại với một đám bạn học chung với chúng tôi hồi còn ở
Văn Khoa Sài Gòn, một anh đã nhận xét tếu mà chí lý:
“Phải tôn cái tên Hớn lên
hàng đại sư, thiền sư gì đó, pháp danh là… Cử Đủ Thứ mới được! Thí dụ như chỉ cần
áp dụng câu trong kinh Bát Nhã ‘Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị
không, không tức thị sắc’, nghĩa là ‘Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.
Sắc tức là không, không tức là sắc’, vào cái vụ cử ăn đường, kiêng uống ngọt của
ngài Cử Đủ Thứ, ta có ngay cái ‘công án’ thiền tuyệt vời sau đây “Ăn đường chẳng
khác gì cử đường, cử đường coi như ăn đường. Vậy ăn đường chính là cử đường, cử
đường chính là ăn đường.”
3. Ở thời điểm gặp lại anh bạn Hớn đáng tội nghiệp
kia, nhờ Trời thương, sức khỏe tôi tương đối còn tốt, theo nghĩa ít ra là tôi
chưa rơi vào tình trạng như anh ta là đã dính các bệnh thường xảy đến, mà hể đến
là hay đi cả bè cả lũ, kiểu đánh hội đồng bệnh nhân đàn ông từ 50 tuổi trở lên,
như: huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn cholesterol, thoái hóa xương khớp,
gút.v.v... Cũng có nghĩa là khi ấy, tôi hoàn toàn xa lạ đối với những thứ bạn
mình phải thường trực kiêng cử trong ăn uống, sinh hoạt. Thậm chí tôi thầm có ý
vừa thương hại vừa cười cợt, chế diễu bạn mình lẩm cẩm quá đáng. Tôi đã cho rằng
bạn mình quá lập dị, không giống ai, nhất là cái kiểu đi đâu cũng mang kè kè mấy
gói “bùa hộ thân”, nào phải để trừ tà, chống ma ngoài đường mà chỉ để đối phó với
tính chất tự nhiên của những thực phẩm, gia vị cần thiết và rất bình thường đối
với người khác, như cà phê, đường, muối, bột ngọt...
Nào ngờ sau đó, là vài năm
mới đây, đến lượt tôi tôi cũng lẩm cẩm như bạn mình, có đỡ hơn một chút là vì chỉ dính tiểu đường, tôi chỉ thủ
một thứ ‘bùa hộ thân” thôi, đó là những gói đường ăn kiêng, đủ nhãn hiệu nội/ ngoại,
như: Equal, Hermesetas, Isomalt… Điều đáng nói là trong suốt một thời gian dài,
dù đã ăn uống có kiêng cử thường trực như thế, tôi vẫn đã phải chịu đựng thứ
tâm lý ảm đạm, nặng nề, lúc nào cũng lo lắng, đề cao cảnh giác đối với đường
cùng mọi thứ thức ăn, thức uống có vị ngọt. Đối với ai khác, màu trắng tinh
tươm của những hạt đường cát trông thật hiền lành, bắt mắt, nhất định đem tới vị
ngon ngọt, hấp dẫn cho cảm quan của họ. Còn đối với tôi, đó chỉ là một màu trắng
khó chịu, ác dữ như kẻ thù, đầy đe dọa đối với an lành của sức khỏe và tuổi thọ
con người…
4. Đúng ra, từ thuở xa xưa, về đời sống vật chất hằng ngày, đường
cho vị ngọt, cho cảm giác dễ chịu chứ không phản cảm nên thân thiện với khẩu vị
của con người. Một cách cần thiết để tạo cảm giác ngon miệng - tính từ “ngon”
thường đi liền với tính từ “ngọt” - đường có mặt với tính chất tích cực, dễ chấp
nhận nhất trong 5 vị căn bản là ngọt, mặn, chua, cay và đắng. Đến đầu thế kỷ
XX, vị thứ 6 xuất hiện, mang tên nôm na là vị ngọt thịt, tức ruột rà cùng họ
‘Ngọt’ với vị ngọt đường. Đó là năm 1908, giáo sư Kikunae Ikeda đã tách chiết
axit glutamic từ tảo bẹ ra một chất tạo vị mới, đặt tên là “umami”, rồi người
Nhật chế ra một loại phụ gia thực phẩm mới tên là bột ngọt (Glutamat) chủ yếu
chứa vị umami, còn gọi là “vị ngọt thịt” do chất điều vị này giúp cân bằng, hòa
hợp và làm tròn đầy vị đạm trong thực phẩm.
Còn về đời sống tinh thần, tình cảm,
lâu nay người ta vẫn quen nói hay viết là “hạnh phúc ngọt ngào”, “tình yêu ngọt
ngào”, “kỷ niệm ngọt ngào”…, hay người Anh - Mỹ vẫn âu yếm gọi người yêu dấu của
họ là “My sweetheart!”. Và dù trong ngôn ngữ đời thường làm gì có hạt đường, hạt
bột ngọt nào lẫn vào nhưng thiên hạ vẫn thường hay ví von lời tuyên bố hay ho,
lời hứa hẹn đẹp đẽ của ai đó
là “ngọt như đường!”.
Đường thân thiện với con người như thế nên ở thế gian
này, những người hằng ngày ăn đường, nêm ngọt vừa đủ theo nhu cầu của cơ thể,
được xem là những người bình thường đối với đường ngọt. Bên cạnh đó là hai loại
người bất thường đối với đường ngọt, một là những người hảo ngọt trong ăn uống,
tức hay dùng nhiều đường cát, đường phèn, sữa đặc có đường…; hai là những người
không ưa đường, ghét vị ngọt. Và bao giờ dân ưa đồ ngọt cũng đông hơn dân kiêng
đồ ngọt.
Dân hảo ngọt, dù là đàn ông hay đàn bà, dù có làm hao đường, sữa của mấy
quán cà phê - giải khát, hay dù có tốn bộn tiền cho cái thói quen ra đường là
ghé xe cốc-tai, tiệm chè thập cẩm… đi nữa thì cũng không có gì đáng trách, miễn
đừng rơi vào thói “hảo ngọt” của một số quý ông rửng mỡ, toàn rậm rực đi kiếm
gái đẹp, gái chân dài. Còn về phía dân kiêng ngọt, xa lánh các loại đường và sữa
ngọt thì nên được thông cảm, vì họ phải như thế chẳng qua là do phải kiêng khem
nghiêm nhặt theo yêu cầu chữa trị các bệnh như: tiểu đường, ung thư, huyết áp
cao, gút…
Ngay dân nhậu, ngày ngày khỏe khoắng nốc bia, rượu tây, rượu đế, rượu
thuốc…, thường cũng không thích ngọt. Đại đa số người uống rượu thích thức ăn
làm mồi nhắm có vị chua và cay để uống rượu mới đả, như: lẩu cá nấu chua, lẩu
Thái, cà ri dê, hàu ăn sống với tương Wasabi…, luôn kèm theo là nước chấm dầm
nhiều ớt hay ớt hiểm cắn bùm bụp! Thậm chí uống rượu cũng ngon đặc biệt khi gặp
mồi đơn giản nhưng có vị “khổ đau” là chát hay đắng, như các loại trái cây bậy
bạ là bưởi, ổi, bần, khế, mận đắng Đà Lạt… Một tay bợm cho biết là mồi mà có vị
ngọt thì uống bia, uống rượu lạt lẽo. Chỉ có một thứ ngọt tạm chấp nhận được,
đó là kẹo đậu phộng, nhưng bởi vị béo của hạt đậu chứ không phải bởi vị ngọt của
lớp đường bọc miếng kẹo.
Ngược lại, dân nghiện, say đắm “nàng tiên nâu” lại
thích món ngọt. Một nhà báo già đã kể cho tôi nghe là dân bẹp (vành tai một bên
của người nghiện hay bị bẹp, ép và sọ vì khi hút phải nằm nghiêng trên cục sành kê đầu hay gối cứng) như anh
thích ăn các món ngọt, như chè hạt sen, chè bạch quả, chè nhãn, vải hộp…, sau
khi hút xong. Ngược lại, họ tránh xa các món có vị chua vì loại này làm dân
nghiện tiêu chảy.
5. Trở lại với thành phần quen mặt nhất, dân số đông vượt cả
dân ghiền rượu lẫn dân ghiền á phiện là dân ghiền cà phê, dù thường xuyên tiếp
cận mấy thứ chất ngọt là đường, sữa nhưng đa số lại ít đụng tới các món ăn ngọt
khi đang thưởng thức cà phê. Lý do là, sau khi đường cát hoặc sữa đã được cho
vào cà phê ở mức vừa đủ ngọt theo gu riêng của người uống, bất cứ món ngọt nào
khác “nạp” vô sau đều làm hỏng vị đắng đặc trưng tuyệt vời của cà phê. Như khi
cả đám bạn bè nam, nữ rủ nhau đi uống cà phê, dù uống cà phê hay uống món nước
ngọt, sữa tươi, nước quả ép… nào khác, nhiều bạn gái do tính thích ăn vặt sẽ mời
cả nhóm nhấm nháp một, hai món bánh ngọt, trái cây nào đó do mình mang theo hay
gọi ở quán. Vào trường hợp này, những người bạn chánh hiệu ghiền cà phê, tức
khi chọn uống cà phê thì phải đúng nghĩa là cà phê và chỉ muốn thưởng thức trọn
vẹn hương vị của tách cà phê mình gọi thì sẽ từ chối, hoặc uống cà phê xong
xuôi rồi mới tham gia ăn bánh, trái các thứ.
Còn tôi, tình cờ đã ghiền cà phê từ
thuở 17- 18 tuổi. Tôi còn nhớ là vào những đêm thức trắng ôn thi tú tài thời
đó, mình đã mở đầu “sự nghiệp uống cà phê” với loại cà phê rang, xay thơm lừng
của nhãn hiệu J.Martin - Meilleur Gout bán ở một tiệm tạp hóa lụp xụp nằm trên
đường Trần Quang Khải, Tân Định, thời đó cũng thuộc Quận 1 Sài Gòn. Đã gần 50
năm trôi qua, tôi luôn giữ thói quen chỉ uống cà phê đen nóng. Đến cơn ghiền cà
phê mà được là tách cà phê phin hảo hạng ở quán máy lạnh sang trọng thì tốt, mà
ly xây chừng (*) ở mấy cái tiệm hủ tíu nhớp nháp của các chú Thòong (*), hay ly
cà phe vớ ở mấy quán cóc xập xệ lề đường cũng xong.
Một điều nữa là tôi chỉ uống cà phê với lượng đường cát
trắng ngọt vừa phải, không đắng nghét như ra vẻ lữ khách đắng cay mùi đời, cũng
không ngọt ngay như các chị em hí hửng húp nước chè nhãn nhục.
Bước vào tuổi
già, nhịp sống chậm đi, người ta nào còn bận tâm với những chuyện đại sự, làm
ăn lớn hay mộng mơ, lý tưởng chưa thành, để rồi cứ quanh quẩn với những điều vụn
vặt trong sinh hoạt hằng ngày, như cái kiếng lão, hộp chia thuốc uống
sáng/trưa/chiều, máy đo huyết áp, cái nón vải che nắng, cái khan choàng cổ… Đến
cử cà phê một mình sáng sáng bên chiếc laptop, tôi thường thấy mình tẩn mẩn lập
đi lập lại toàn những nghi thức bó buộc của màn trình diễn khắc khổ, là lấy ra,
xé gói đường ăn kiêng, rón rén bỏ vào tách. Đến việc cầm muỗng quậy thì tôi
cũng phải chú ý quậy thật chậm, thật khẽ, bởi nỗi lo lỡ đường tan hết sạch thì
món uống có thể bị ngọt quá lố…
Tôi thường chạnh nhớ dòng thơ tuyệt mỹ của
Prévert:
Tôi nghĩ nhà thơ Pháp đã khắc họa hình ảnh người đàn ông thật
lặng lẽ với tách cà phê của mình. Có vẻ như vì bận uống cà phê mà anh ta đã câm
lặng làm ngưng đọng cuộc sống và cả cuộc tình của mình, còn không quay nhìn,
không chuyện trò với người yêu ngồi bên cạnh. Đó là những lời thơ u sầu, một tiết
lộ đầy muộn phiền về một tình yêu đã không thể nào được cứu vãn… Với tất cả
lòng yêu chuộng, tôi thường đem ra chiêm nghiệm tới, lui mãi những câu thơ
tráng lệ này những khi uống cà
phê một mình. Để rồi tôi càng chán ngán kiểu, cách sống của mình, rằng thưởng
thức hương vị cà phê, bay bổng tâm tưởng mà cứ phải bị ám ảnh bởi cái hạn chế
không được phép ngọt thì quả là què quặt, bất bình thường và tất nhiên chẳng
thi vị, hào sảng chút nào. Dù có hay không phơi bày trước mắt người khác, cảnh
ăn uống dè dặt, cử kiêng kiểu ấy cũng chỉ là những lát cắt xấu xí từ cuộc sống
nhẫn nhục, cam chịu của một con bệnh đáng tội nghiệp bên món uống lỡ ghiền của
hắn ta.
6. Nhưng rồi, giống như một nỗi buồn sâu đậm nào đó trong đời sống này,
tưởng quá lớn lao để không thể nào nguôi ngoai được nhưng rồi cũng dần hồi phai
nhạt theo ngày tháng, từ tình cảnh uống cà phê sáng, tối một mình tức là tự đối
diện với chán chường - thứ phiền muộn đã quá thân quen - cũng như không ngớt tự
thương hại cái thân bệnh hoạn của mình, tôi đã dần hồi chuyển sang tâm cảnh dửng
dưng như đã thuần thục trong sự chịu đựng một khổ hình âm thầm về tinh thần và
cảm xúc. Ngày ngày, tôi lặng lẽ thực hiện những cử chỉ cần thiết để có một tách
cà phê không được phép ngọt của mình, không vui cũng không buồn.
Chính vào lúc
tôi đã dửng dưng, dường như vô cảm, trong lòng vắng bặt cả niềm hy vọng, mong ước
nhỏ nhoi là được sớm lành bệnh để có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường trở lại
như mọi người, thì kỳ diệu thay, liên tiếp trên những phiếu xét nghiệm định kỳ
mức đường trong máu đã không còn con số nào bị in đậm đen, tức nằm ngoài ngưỡng
‘Normal’. Như vừa rồi, một cách dè dặt, bác sĩ đã phán là tôi coi như đã lành bệnh,
nhưng để tránh bị tái phát, tôi phải tiếp tục uống thuốc ở liều thấp nhất cũng
như phải tiếp tục kiêng ngọt.
Dù sao, không cách nào hơn là nghe theo lời ông
bà mình vẫn nói “Có kiêng mới lành”, nhưng mặt khác, tôi đã có thể trở lại với
cách tiếp cận bình thường như ai khác đối với đường - vị ngọt trong món ăn, thức uống hàng ngày. Giờ thì giống
như những hạt đường hòa tan trong cà phê, tôi hòa tan trong đám đông người ghiền
cà phê. Trước mặt tôi, những hạt đường nhỏ bé cứ trắng tinh như màu trắng bình
thường, vô tội vạ của chúng…
Tháng 2-2015
(Cận Tết Ất Mùi 2015)
* Xây chừng:
nghĩa là ‘ly nhỏ’ theo âm tiếng Quảng Đông (tài chừng là ly lớn). Người bình
dân hay gọi gọn ‘xây chừng’ là ly cà phê đen nhỏ, còn chính xác phải gọi là ‘dịt
phé xây chừng’ (dịt phé là cà phê đen, nại phé là cà phê sữa, sủi phé là cà phê
đá) - Thoòng: Theo từ ‘thoòng dành’ đọc theo âm Quảng Đông, âm Hán Việt là ‘Đường
nhân’, nghĩa là ‘người nhà Đường’. Đây là một đế chế rất hùng mạnh trong lịch sử
cổ đại của dân tộc Trung Hoa nên các đời sau của họ thường hãnh diện tự xưng
theo tên gọi của triều đại này.
** Trích bài thơ “Déjeuner du matin” - tập
“Paroles” - Jacques Prévert - bản dịch Nguyễn Đăng Thường và Diễm Châu.
Nhớ những ca khúc Pháp một thời…
1.
Vào đêm Noel 24-12 vừa qua, cùng gia đình đến chơi ở khu du lịch - giải
trí Văn Thánh, tôi tình cờ được thưởng thức một chương trình ca nhạc
đặc biệt mừng Giáng sinh thật hoành tráng, tưng bừng trên sân khấu
ngoài trời. Phụ trách đệm nhạc cho tất cả các tiết mục ca, múa và
hòa tấu xen kẽ là một ban nhạc gồm toàn các nhạc công trung niên trở
lên.
Sau khi các ca sĩ trẻ đã luân phiên ra hát xong xuôi các ca khúc
quốc tế truyền thống về lễ Noel thì đêm cũng hơi khuya, không khí ồn
ả trên sân khấu đã dịu xuống. Đến lúc này, ca sĩ chính của ban nhạc
là anh nhạc công đứng giữa, thủ cây guitare accompagné, mới cất tiếng.
Anh hát cũng toàn những ca khúc ngoại quốc vang bóng một thời, đặc
biệt là các ca khúc nổi tiếng trong các thập niên 60 - 70. Tôi chợt
ngẩn ngơ khi anh hát mấy ca khúc Pháp mà ở tuổi còn đi học hồi đó,
tôi và bạn bè cùng yêu chuộng - phải nói là đã mê như điếu đổ, như: Nue
comme la mer, En écoutant la pluie, J’entends siffler le train, J’ai entendu
la mer, Aline…
Trên sâu khấu đã tắt bớt đèn và thả khói mù, người
hát nhiều lúc nhắm nghiến
mắt như muốn tách mình ra khỏi thực tại khi nhẩn nha từng ca từ mượt
mà. Còn ở hàng ghế dưới, tôi - người nghe hát - cũng đang thả hồn
mình cho những những lời hát huyền hoặc ấy chợt kéo xa ra khỏi thực
tế ồn ào, náo nhiệt xung quanh. En écoutant la pluie, Et j’entends
siffler le train, J’ai entendu la mer…, thật tuyệt vời khi tình cờ những
ca từ cùng nói về những âm thanh buồn bã, sâu lắng của biển, của
mưa, của chuyến tàu chuyển bánh trong đêm…
Nếu tôi nhớ không lầm thì
tính từ lúc các ca khúc này xuất hiện trên thế giới cùng với những
‘thần tượng’ của tôi là Richard Anthony, Christophe, Adamo… đã trên dưới
nửa thế kỷ rồi. Và ngày nay, những người mê nhạc Pháp như tôi muốn
nghe lại riêng những bản nhạc xưa này thì chỉ có thể lục lạo từ
các đĩa nhạc cũ hay truy cập từ các trang web âm nhạc quốc tế, chứ
rất ít có cơ hội được thưởng thức alive, sống động như ở cái sân
khấu tình cờ này, lý do là các ca sĩ Sài Gòn hiện nay, nhất là
các ca sĩ trẻ, rất ít biết, ít tập nên ít khi trình diễn nhạc Pháp
trước công chúng, đặc biệt là các ca khúc thật hay của thời 60 - 70.
Hình như, giữa anh bạn nhạc công/ca sĩ đang đứng hát kia và tôi, với
tuổi tác cùng ở quãng xế chiều của cuộc đời, run rủi gặp nhau đêm nay
mà như đã sẵn có sự đồng điệu thầm lặng từ thời trẻ trai của mỗi
người, là cùng yêu chuộng nhạc Pháp - thích nghe và thích hát một
số ca khúc Pháp khá cũ mà chúng tôi không thể nào quên…
Rồi đêm vui
cũng tàn, tôi ra về mà thầm băn khoăn không biết làm sao ngõ lời cám
ơn anh bạn nhạc công/ca sĩ hát nhạc Pháp của mình - người vừa tặng
mình một bữa tiệc âm nhạc tuyệt vời.
2. Vào ngày đầu năm mới dương
lịch, tôi lại được gia đình và bạn bè dẫn đi dùng buffet ở khu du
lịch - nhà hàng Tân Cảng, sát bên cầu Sài Gòn. Hết sức tình cờ, trình diễn trên sân khấu nhỏ
của nhà hàng cũng chính là ban nhạc mà tôi đã gặp vào đêm Noel ở
khu du lịch Văn Thánh. Có điều là các anh em này đang chơi liên tục
toàn các ca khúc Mỹ, như: Casablanca, Take me home - country road, It’s now
or never, Bad moon rising… Tuy nhiên, dù bàn chúng tôi ngồi là ở một vị
trí lệch hẳn qua một bên, chỉ nghe được tiếng đàn, tiếng hát mà
không thể nào nhìn rõ được người trình diễn trên sân khấu, ngay từ
giây phút đầu tiên tôi đã nhận ra ngay giọng hát của anh ca sĩ hát
nhạc Pháp của mình vào đêm Noel mới đây.
Tôi bèn rời bàn, mang máy
ảnh đến gần sân khấu… Đúng là anh bạn mà tôi chưa biết tên, chỉ khác
là hôm nay anh mặc áo thun màu khác và không có mủ ông già Noel trên
đầu.
Tôi canh đến giờ ban nhạc giải lao, các nhạc công vừa cất đàn,
rời sân khấu thì lập tức tiến đến ngõ lời làm quen với anh ca sĩ.
Anh tự giới thiệu mình là Simon Quế, chơi accompagné và hát chính,
cũng là trưởng ban nhạc chuyên về nhạc ngoại quốc này. Và cơ duyên hạnh
ngộ khiến tôi có thể gặp ban nhạc “Simon Quế” đến hai lần liên tục ở
hai sân khấu khác nhau là theo hợp đồng biểu diễn đã ký với SaiGon
Tourist - công ty chủ quản của cả hai khu du lịch Văn Thánh và Tân
Cảng, ban nhạc này chơi luân phiên cách đêm ở cả hai địa điểm suốt
bảy đêm hằng tuần. Ở tuổi 54, anh Quế mang dáng dấp một tay rocker về
già, một nghệ sĩ phong trần, vui tính với mái tóc đuôi gà màu muối
tiêu, áo thun đỏ phong phanh, quần jean sờn bạc… Anh cho biết là mình
học nhạc lý từ hồi trung học ở Collège de Fraternité (trường Bác
Ái, Chợ Lớn), và sau đó thi đỗ vào Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch
nghệ Sài Gòn rồi học vừa nhạc pháp vừa nhạc cụ.
Tuy giọng không
còn chất ngân nga, luyến láy nữa nhưng bằng giọng ‘plat’ của mình,
Quế hát tiếng Pháp rất chuẩn về phát âm (prononciation). Và mừng cho
chàng ca sĩ lứa U.60 này là hơi hám còn khá khỏe, ‘làm’ tốt hết
các bài có các quãng cao như Nue comme la mer, Sans Elle, Mal…
Chợt nhớ lúc Quế còn trên sân
khấu, anh đã giới thiệu bài mới hay cám ơn khán/ thính giả bằng
tiếng Anh, tôi đùa: “Nghe anh ồm ồm nói tiếng Anh tôi tưởng anh là dân
Philippine chứ. Cũng do nghe mấy đứa cháu ở nhà nói trong một số
quán bar nhạc ở Sài Gòn hiện nay, nhạc công người Phi chơi cũng
nhiều…”
Quế vui vẻ cho biết là anh cũng đã có vài dịp chơi nhạc chung
với các nhạc công người Phi. Hỏi nhận xét của Quế về những nhạc
công người ngoại quốc này thì anh nói là họ chủ yếu chỉ trình diễn
nhạc Mỹ, nếu khán giả yêu cầu nhạc Pháp thì họ thường không có bài
để đáp ứng. Thêm nữa là họ giỏi về nhạc Rock Mỹ, Rock Latino ồn ào
nhưng hơi kém về nhạc Pop, Ballade êm nhẹ.
Câu chuyện trao đổi giữa
chúng tôi về một đề tài duy nhất là âm nhạc càng lúc càng hào hứng
thì chợt anh nhạc công vốn vẫn chơi guitare solo trong suốt chương
trình, tóc còn bạc hơn Quế nữa, đến nhắc bạn mình đi uống nước để
trở lên sân khấu.
Tôi lúng túng xin lỗi cả hai người về chuyện mình
vô tình lấy mất mấy phút giải lao của Quế và thật mát lòng khi
chàng ca sĩ bước đi còn quay lại nói: “Để em hát mấy bản Pháp cho
anh nghe nhé!”. Thế là một lát sau, Quế và ban nhạc không tiếp tục
buổi diễn với nhạc Mỹ nữa mà chuyển sang chơi liên tiếp mấy bản
nhạc Pháp…
3. Đêm dần khuya đi một cách thật vui vẻ cho mọi người ở
đây. Như mấy người bạn quanh tôi đều đang hồ hỡi đi lấy thêm, cố gắng
ăn thêm các món nướng, món hải sản, món sà lách, món ngọt… này khác - cho đủ “sở hụi” tương
xứng với trị giá của cái vé mấy trăm ngàn đồng mua ở cổng nhà
hàng, như tính toán rất thực tế của tuyệt đại đa số dân đi ăn buffet.
Riêng tôi, nếu lúc này tính điểm về chuyện ăn uống để hưởng thụ
cuộc đời thì niềm vui ấy cũng chỉ kém cỏi, ít thắng lợi về vật
chất hơn ai hết vì dù sao, có ham hố, cố ăn đi nữa thì cái dạ dày
dở hơi, làm việc kém ở cái tuổi 66 này cũng không cho phép tôi ngốn
ngấu cho thật nhiều các món buffet đủ mùi béo bở. Bù lại, tôi lại
đang được sống trong một khoảnh khắc hạnh phúc rất tình cờ nhưng no
nê cảm giác mãn nguyện, cảm xúc lặng lẽ mà ngọt ngào vì đang được
nghe lại những ca khúc Pháp xưa, cũ hay nhất mà tôi đã yêu thích từ
thời tóc xanh của mình…
Tháng 1-2014
Ngày tháng ở phố biển
1. Tôi chợt nghe ai đó gọi tên mình trên phố.
Những khoảnh nắng cuối ngày đã bị đuổi dồn về cuối con phố. Những sinh hoạt một
ngày đời sống đang bị thu dọn hối hả. Người ta đang sống trong một thành phố mà
chỉ có những người đã chết mới được thảnh thơi ở chỗ nằm của họ. Tôi đang đi một
mình, chẳng có ý nghĩ nào cho rõ ràng thì nghe tiếng gọi. Sĩ chạy xe chậm lại
và dừng bên lề đường tôi đứng. Câu hỏi hơi có vẻ trách móc:
- Đã hẹn với anh ở
Tuyết Sơn bốn giờ sao bây giờ lại tà tà ở đây? Anh chạy vòng vòng kiếm hoài
không gặp… Tôi sực nhớ lời mình hẹn. Thật ra, lúc bước ra khỏi nhà, ngoài đường
nắng chói chang, tôi có thoáng nhớ. Rồi như một sự để ý chóng vánh, thoáng qua
về một vết nhăn nhỏ trên tà áo dài, tôi đi lần xuống biển và không mang theo nỗi
bận tâm nào. Bây giờ tôi cười, nói nhanh:
- À em quên.
Như vậy để khỏi bị nghe hỏi thêm. Sĩ im lặng, có ý
chờ tôi vén tà áo lên ngồi vào phần yên xe còn trống. Có khi tình cảnh cô đơn của
con trai được biểu hiện bằng phần yên xe trống trải ấy. Ừ thì mình đi. Tôi ghét
phân vân, đắn đo cho những chuyện nhỏ mọn loại này. Từ lâu rồi, tôi không còn
chẳng thấy trong đời mình còn chuyện gì long trọng, nhất định phải cân nhắc nữa.
Ai cũng tin tưởng vào những tính toán của mình nhưng rốt cuộc đành tin vào số mệnh.
Căng thẳng thần kinh cho những việc được xem là quan hệ ghê gớm vào cả đời mình
nhưng rồi người ta hay chọn ngành học, khởi nghiệp, lập gia đình, vào kinh
doanh, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi…, như bị quyến rũ vào những cuộc chơi.
Tôi cười một mình. Được hẹn trước mà cứ làm như rất tình cờ Sĩ may mắn bắt được
tôi trên phố. Sĩ là con người khá, chắc không hờn giận gì về điều này. Tôi tin
như thế.
Quán Tuyết Sơn còn vắng. Chưa tới giờ tan trường nên quán chưa bị
choáng chật bởi đám con trai thời trang quần rộng, áo ôm, lúc nào cũng ăn nói ồn
ào cũng như bỏ bữa cơm ở nhà. Một vài người lính trẻ ngồi ở bàn gần cửa, cộng
thêm tôi không định thi tú tài năm nay, và Sĩ không đến trường nữa, đó là số
khách ngồi quán cho cái quãng thời gian dở dang này. Buổi chiều ngoài kia còn
dùng dằng vì đêm xuống thật chậm rãi…
Sĩ gọi café đen đá cho hai đứa. Nhìn gói
Salem trên bàn - không phải những gói Bastos lùn thấp, gần như vuông vức đến cục
mịch của những ngày cạn túi con trai - tôi không thích hút chiều nay. Hai đứa vẫn
chưa nói với nhau lời nào. Tôi liên tưởng bài thơ của Prévert. Chàng uống tách
café/ Không nói với tôi một lời nào/ Chàng gạt tàn thuốc vào cái gạt tàn/
Không nói với tôi lời nào…Ở trong quán giờ này, ai cũng có vẻ thầm lặng và tỉnh
táo nhưng không đến nỗi u sầu như bài thơ. Thật tình tôi không chờ đợi Sĩ, hay
bất cứ người con trai nào khác đóng vai trò Sĩ ở chỗ ngồi trước mặt tôi đây phải
mở lời trước, như kiểu đòi hỏi rất con gái là con trai phải lên tiếng trước.
Nhưng kìa, Sĩ nối điếu thuốc thứ hai và cất giọng khi ném que diêm xuống đất:
Sĩ dùng chữ “cần” nghe long trọng quá! Tôi lại biết Sĩ yêu tôi nhiều
lắm. Tôi không chủ quan. Tánh Sĩ rất dễ chịu nhưng lúc đã bắt đầu tra vấn tôi
đi đâu, làm gì rồi đó.
Nhớ hôm gặp Sĩ và Hòa ở quán này. Sĩ ít nói và buồn cười
là Sĩ gọi tôi “chị” và chạy trốn cái nhìn của tôi. Dù sao Sĩ có cái nét hơi rụt
rè nhưng chững chạc nơi một gã con trai đã bắt đầu ngao ngán về những ước mơ của
mình. Hôm đó tôi có vẻ già lắm chăng? Màu áo dài nâu gụ. Tóc xõa. Tôi biết tôi
không phải mẫu femme-enfant rồi. Lúc tôi cảm thấy mến Sĩ – vẻ trẻ thơ một cách
phiền muộn của Sĩ – thì không phải là hiện tượng tâm lý thích cái gì đối nghịch
lại con người mình. Rồi tôi yêu Sĩ nhanh chóng, ít đắn đo. Không còn tuổi để
tôi thủ lấy sự kiêu kỳ, làm cao như mấy đứa gái mới lớn, bao giờ cũng có suy
tính giữ giá. Tôi thú nhận lòng tôi đã yêu Sĩ mà không chút vướng bận, ngóng đợi
một cú tỏ tình nào. Dĩ nhiên Sĩ có vẻ bàng hoàng khi anh chàng vừa mới tỏ tình
là tôi đã gật đầu, thú nhận thẳng tuột tình cảm mình. Nếu Sĩ không đóng vai con
trai - tại sao tỏ tình phải là phần việc của con trai? - thì tôi cũng có thể
làm công việc đó. Yêu Sĩ không phải là việc tìm thêm một món trang sức thi vị
nào đó cho những ngày tháng tôi ở Nha. Trong bối cảnh biển, cát, sóng, nước, phố
Độc Lập hoang vắng, Nha Trang ngập ngụa đèn màu…, tình yêu với Sĩ như một nhà
trọ cho tâm tưởng, làm nỗi an tâm bình thường. Cũng tình cờ như chuyện mình run
rủi khám phá ra một căn phòng thật vừa ý ở khách sạn hay gác trọ, rổi quyết định
đóng tiền trước nhiều tháng. Từ đó, an tâm là đã có nơi êm ấm cho mỗi bận trở về.
Tánh không hạch hỏi của Sĩ giống đám láng giềng không hề bận tâm, để ý về chuyện
đi, ở bất thường của tôi.
2. Bây giờ một mình. Sĩ đang làm gì nhỉ? Nhưng tôi lại nhớ đến
Du. Thầy Du. Du mang tôi vào những bồi hồi đầu tiên của tình ái. Đêm đó, màn đã
hạ nhưng hình như trên mặt tôi vẫn chưa chịu khô dòng nước mắt của vai kịch tôi
diễn. Tôi không ngờ mình có thể khóc một cách không cần cố gắng như thế. Người
ta bảo tôi diễn thật tuyệt, thật sống - vai một cô gái chữa hoang đang bị những
xung đột nội tâm hành hạ. Một cuộc sống nhục nhằn được tiếp tục kéo lê hay một
cái chết do tự tử được tin là giải thoát? Khóc than, hoảng loạn nhưng tỉnh táo
khủng khiếp, nhân vật cô bé Phi phải chọn lựa trong vở kịch mang cái tựa ám tối
– Vực Thẳm… Em sống được vai kịch đau thương đó sao thầy, vị đạo diễn đầy nhẫn
tâm? Em cũng chỉ mới 17, cùng tuổi với cô bé Phi trong vở kịch thôi mà! Ý nghĩa
của cuộc sống, dù là chỉ trên sân khấu, ở đâu nhỉ? Khán giả đã về hết, những
hàng ghế đã trống trơn như bắt đầu trầm tư trong bóng tối. Màn đã hạ từ lâu để
nhà trường dọn dẹp sân khấu, còn các diễn viên như em thì bị đuổi trả về cuộc đời
thực.
Tôi trở lại với tôi, đứng
gục mặt bên Du, giờ chỉ là bóng dáng một người đàn ông đứng câm nín cùng tôi
bên cái hí viện dã chiến này. Ôi nụ hôn đầu đời, nửa vời, không trọn vẹn! Du
ơi, như là thầy pha độc dược vào hồn em rồi. Trời thì mưa thật to. Đêm đó làm
sao tôi tiên đoán gì được về đời mình? Thầy lừa dối em chăng? Tình yêu – một bờ
bến không hẹn trước, một đất hứa có bình yên đi nữa thì hồn tôi vẫn còn lênh
đênh ngoài khơi thẩm… Sau này, tôi biết tôi có yêu Du khi cứ nghĩ mãi về nụ hôn
không trọn vẹn đêm ấy, dù những cảm xúc đã dần mòn chết đi theo năm tháng. Đêm
đó mưa thật lớn. Em đã uống ngụm nước mưa từ lòng bàn tay anh hứng giữa trời. Ở
một miền xa xôi nào đó trên trái đất, cô gái của bộ lạc trước sau gì phải về
làm vợ chàng trai đã cho mình uống nước trời mưa theo kiểu ấy. Tôi thì không
quan tâm đến thứ tập tục huyền hoặc, cổ xưa đó. Tôi cũng không đặt thành nghi vấn
về lòng dạ của Du, có là kiểu các thầy giáo trẻ háo nữ sinh hay không.
Sau này,
Du đã viết lại truyện tình tôi
với Du trong một truyện ngắn, trên một tạp chí văn nghệ nổi tiếng vẫn thường
đăng những sáng tác của nhà giáo/ nhà văn trẻ này. Trong truyện thì hình ảnh cô
bé Phi trùng lẫn với những xác chết, hẳn là do Du ghi nhận trong các cuộc hành
quân khốc liệt sau ngày Du bị động viên, vào quân trường, ra đơn vị tác chiến…
Không ai cấm một nhà văn có toàn quyền - như Thượng đế - yêu và đưa chuyện tình
của mình vào văn nghiệp.
Rồi tôi cũng gặp lại Du trên hè phố lớn. Du đi với một
người đàn bà rất có vẻ là vợ anh. Dĩ nhiên, người ngoài thấy chúng tôi chỉ giống
như hai kẻ xa lạ tình cờ đi ngược chiều nhau trên hè phố. Không có gì trao gởi
trong cái nhìn. Hẳn là không còn tình yêu hay một thứ tình cảm ma túy nào đó.
Chỉ là một kỷ niệm trong vô vàn kỷ niệm bị khơi gợi từ ký ức. À thầy Du! Vậy
thôi. Chừng như mọi thứ đã phôi pha theo thời gian, dù thỉnh thoảng tôi cũng bất
chợt nghĩ, nhớ đến Du, bởi chợt nhìn thấy nét mặt, cử chỉ của một người đàn ông
nào đó hao hao giống ông thầy cũ. Sau cái biến cố đẫm nước mắt nóng và những giọt
mưa lạnh ấy, tôi nhìn đời sống một cách phóng khoáng, dễ dàng hơn. Du như mở
hoác cho tôi cánh cửa tâm lý e dè nơi một cô gái mới lớn. Tôi đã từng nghĩ, hồi
đó tôi có trả công cho Du bằng trinh tiết mình thì cũng rất đáng. Rồi hình ảnh
Du cũng nhạt nhòa theo những chuyến lên đường, rời bỏ, dịch chuyển liên tục.
Năm học tú tài của tôi bị xé vụn vì những xung đột - vừa về tiền bạc vừa về
tình cảm - giữa cha mẹ tôi. Họ ly dị, người ở lại Sài Gòn, người bỏ lên Đà Lạt,
công việc làm ăn của gia đình còn lướng vướng ở Nha Trang, Ban Mê Thuột. Tôi bỏ
học, bỏ hồn nhiên thơ ngây, chán nơi mình sống cả một thời ấu thơ. Vậy là tôi
đi, những chuyến đi liên lĩ, có vẻ là cho công việc thu xếp những tàn dư của một
gia đình đã bị xẽ chia, nhưng đúng hơn là cho chính tôi. Tôi lên vùng cao, tôi
xuống miền biển… Và dĩ nhiên, tôi gặp thêm những gương mặt đàn ông và không khỏi
có chuyện tôi so sánh họ với nhau.
Sĩ từng bảo Du đến với tôi đầu tiên, không đáng kể hơn ai khác sao? Tôi nhớ
tôi đã thầm cười anh chàng ganh tị. Lúc anh hôn em hay bàn tay anh lần vào áo
ngực em, anh không đáng kể sao Sĩ? Tôi vẫn xúc động thật sự, đê mê cảm khoái thật
sự trong vòng tay anh. Nhưng đến giờ này, tôi vẫn vẫn cứ còn trong trắng, nghĩa
là chưa đủ hư thân mất nết để là một đứa con gái chai đá cảm giác. Vậy mà mọi
người có thói quen nhìn tôi như một đứa con gái hoang đàng. Còn tôi thì không
thích mỗi lúc lại nhắc lại cái nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình tan nát này nọ của
mình. Cái kiểu khóc thầm trong đêm đã qua lâu rồi. Dù sao bố tôi cũng đã ngồi
tù vì người đàn bà thứ hai của ông. Mẹ tôi cũng đã có nhân tình. Họ đã hoàn
toàn rời xa tôi. Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Lai Khê…, tôi không còn ngao ngán
những chặng đường trường.
Người ta lại thấy tôi đi với nhiều người đàn ông, khi
người này khi người khác. Những chàng trai trẻ, những gã trung niên, những ông
tóc bạc… Trong những lần bàn chuyện áp-phe mà bố tôi ủy quyền cho tôi đàm phán
hay trong những dạ vũ thâu đêm, một số đàn ông không hề giấu diếm vẻ thèm muốn
và sẵn sàng ngõ lời quyến dụ khi nhìn ngắm thân thể tôi. Cái con nhỏ ăn nói, cư
xử kiểu hiện sinh bên Tây gì đó mà! Nhưng họ cũng biết tôi là con nhỏ cởi mở, dễ
cười, dễ tán chuyện nhưng không hề dễ cho leo lên người.
Tôi đang ở thành phố
Nha. Điều gì vừa làm tôi nhớ đến Hòa, bạn Sĩ? Màu áo đỏ anh mặc hôm đó, như
đong đầy hết bóng ráng chiều hôm ở bãi biển, chợt tạo cho anh một nhan sắc rực
rỡ, giờ này tôi còn u mê. Anh đang ở đâu vậy Hòa? Những người con trai đất biển
như Hòa, Sĩ, đôi khi ngô nghê nhưng quyến rũ lạ thường. Nhưng các anh bỏ rơi những
cá, tôm, khô, mắm, cát biển, gió khơi… - những gì nuôi các anh khôn lớn - để
tìm đến những sản phẩm, tiện nghi vật chất du nhập từ bên kia đại dương, đúng
hơn là được chở ra từ Sài Gòn. Trong lòng một thành phố biển đang lột xác, tân
thời hóa từng ngày, tôi lại chú ý đến những cái mà các anh không còn để ý tới, như một tàn lá dừa, một hòn
cuội, một cánh buồm về bến buổi chiều… Và tôi rất yêu cái giọng địa phương thật
mộc mạc của các anh. Chỉ vậy thôi mà tôi đã - dĩ nhiên không nói với Sĩ - viết
thư cho Hòa, nói trăng nói cuội. Có lẽ Hòa giống một tĩnh vật, một món quà thủ
công sò ốc, cầm lên rất mát tay, mà tôi không thể tìm được ở Sài Gòn - thành phố
quá bị cơ khí hóa. Tôi dư biết là Hòa thảng thốt khi nhận thư của tôi, một khi
tôi đã là người yêu của Sĩ, bạn quá thân của anh. Nhưng tại sao tôi lại phải
tuân theo một trật tự nào đó trong tình yêu và cảm xúc? Tại sao lại phải chờ đến
lúc cạn khô tình cảm với người này rồi mới được phép tưởng nghĩ đến người khác?
Tôi vẫn có thể vừa nhớ Sĩ, vừa tương tư Hòa, vừa nghĩ đến một người đàn ông
khác…- tất cả đều có thể là đối tượng của tôi, vào các thời điểm trước hoặc sau
những chặng trống rỗng cứ đêm ngày xuất hiện khá thường xuyên trong tâm tưởng
tôi. Cứ để ngày nào tôi đã chán Hòa thì tôi không cảm thấy mình tương tư anh nữa.
Rất đơn giản vậy thôi. Giờ này thì tôi không vướng víu gì mà không tưởng nghĩ một
cách thú vị, êm ả về một màu áo hơn là về một con người.
3. Một buổi chiều -
tôi thường chọn buổi chiều - tôi đi tìm nhà Sĩ. Tìm được nhà thì Sĩ đã đi vắng.
Dù sao tôi cũng vào nhà, nói chuyện với chị của Sĩ. Đó là một người đàn bà đẹp,
trước mắt thì chị đã ly dị một đời chồng. Những vùng tròn hoàn hảo trên thân thể
chị nói được rằng chị đã quá từng trải hạnh phúc nhục cảm. Chị nêu ý kiến thẳng
thắn về chuyện tình của tôi và em trai chị. Sĩ bước vào nhà, hơi biến sắc. Kể
ra đã gần ngày thi mà cứ để anh chàng khắc khoải, “không hiểu nỗi em…”, thì tôi
vô tình và ác quá. Tôi cảm thấy thương thật là thương cái vẻ xanh xao mùa thi
nơi Sĩ. Thân phận tuổi trẻ chịu một điều hết sức mỉa mai - gánh nặng thi cử. Rồi
kẻ đỗ người trượt gì cũng không được miễn những chán chường, mệt mỏi, cả sự mơ
hồ, vô định về tương lai. Tôi
không chối cải là có để ý đến trình độ trí thức của người tiếp chuyện, nhưng
tôi vẫn có thể vừa thân mật vối các doanh nhân, giáo sư, bác sĩ, vừa yêu Sĩ, nhớ
Hòa…
Bây giờ là lúc Sĩ tạm chia tay với đám bạn ở phố Độc Lập để nằm nhà ôn
thi, còn tôi sắp trở về Sài Gòn. Tuy rất mất nhiều thì giờ về những nghĩ suy nội
tâm riêng mình nhưng không hiểu sao tôi vẫn thích hòa mình vào đám con trai, con
gái sống rất vô tư, chỉ thích tụ họp, phá phách. Quần áo màu mè, thời trang và
những trò vui vô tâm. Hình như họ không đi tìm điều gì khác hơn ngoài nhạc họ
Trịnh, nhạc ngoại quốc và khói thuốc, men rượu. Sĩ là con người sống thiên về
nội tâm như tôi, nhưng vẫn café, thuốc lá và vài lúc rượu mạnh với bọn này. Như
đêm Giáng sinh, tụ tập hàng trăm chiếc gắn máy, nối đuôi nhau chạy hàng một, mở
hết đèn pha và nhấn còi kéo dài, không tha một con phố nào. Để sáng hôm sau,
đài phát thanh lên tiếng và cảnh sát lùng bắt những tên chạy hàng đầu. Nhìn những
đứa con trai uống say rồi đập lộn, tôi nghĩ đến những con gà trống biết chán đời.
Rồi đứa nào cũng phải đi lính… Thôi, từ lâu rồi tôi quên nghĩ đến chiến tranh.
Sĩ vừa cho biết, vì năm nay anh lại thi tú tài lần nữa nên quá tuổi, giấy gọi
nhập ngũ đã gởi tới nhà. Đậu rớt gì cũng lên đường. Sắp xa Sĩ rồi nhưng thật
tình, tôi cảm thấy không có gì là nghiêm trọng, thảm nảo cái chuyện Sĩ đi lính,
tham gia cuộc chiến.
Biết đâu, tôi sẽ trao hết cho Sĩ trong đêm cuối cùng hai đứa
còn ở bên nhau…
Tạp chí Khởi Hành - Sài Gòn, số tháng 3/1970
Nhớ ‘Chú bé đánh trống’ mùa Noel
1. Năm nào cũng
vậy, không khí mùa Giáng sinh đến sớm nhất với mọi người là qua nhạc Noel.
Ngoài đường phố, các nơi còn chưa trang trí, làm đẹp bên trong, bên ngoài thì
nhiều quán cà phê, siêu thị, trung tâm thương mại… đã bắt đầu rộn ràng phát
dòng nhạc vui tươi ấy. Cả những chiếc xe đẩy, xe ba gác xập xệ bán đĩa nhạc
rong, ngày ngày chuyên lặn lội vào những con hẽm xóm lao động, phát toàn nhạc
não tình, điệu bolero ‘lính chiến’, cũng ‘độn’ vào vài bản nhạc Noel lời Việt
và phát đi phát lại mãi hai bản mà giới bình dân hay trí thức gì cũng đều thích
là Đêm thánh vô cùng và Chuông ngân vang.
Đã quá quen thuộc những bài nhạc Noel
quốc tế phổ biến xưa nay, như: Silent Night, Jingle Bells, We Wish You A Merry
Christmas, Little Drummer Boy, Feliz Navidad, v.v… Trong đó, riêng bản Little
Drummer Boy tuy hơi ít người biết nhưng vẫn hay tuyệt vời. Xuất hiện từ thập
niên 60, nhạc phẩm thuộc dòng nhạc Noel kinh điển này đã từng được trình diễn
hòa tấu hoặc hợp ca bởi những
tên tuổi lớn trong giới âm nhạc quốc tế, như với dàn nhạc giao hưởng London
Symphony Orchestra; với các ca sĩ, nhóm ca thượng thặng một thời như Frank
Sinatra, Boney M., ABBA, cả với ca/ nhạc sĩ độc đáo bên nhạc country Johnny
Cash, hay với các ban hợp xướng acapella danh tiếng như Vienna Boys Choir,
Pentatonix... Rồi trong phim hoạt hình, phim búp-bê…, bản nhạc lại được tấu lên
với những nhạc khí thật đơn sơ thời Trung Đông cổ đại, xen lẫn trong câu chuyện
kể về đêm Giáng sinh nguyên thủy, về thời khắc Chúa hài đồng ra đời trong hang
đá…
Từ thời trẻ trai đã in đậm trong tâm tưởng của tôi hình ảnh của chú bé đánh
trống, hình tượng tinh khôi gắn liền với bản Little Drummer Boy. “Pa rum pum
pum pum! ... Pa rum pum pum pum!”, mang tính chất một sứ điệp háo hức báo Tin
Mừng cho trần thế, tiếng trống chú gõ dõng dạc vang vọng mọi chốn gần, xa nhưng
vẫn khoan thai, ung dung, như thể chú đang đánh trống trình diễn trước mắt mọi
người mà chẳng khác gì chú đang tập trống, vui chơi một mình mình, cho riêng
mình nghe.
2. Một mùa Noel nào đó cuối thập niên 60 ở Sài Gòn, tình cờ tôi được
mấy bạn người Mỹ - nhân viên dân sự, giáo viên Anh ngữ, nhà truyền giáo… - mời
dự tiệc đêm Giáng sinh. Hồi đó chưa có trò hát karaoke nhưng một ban nhạc nhạc
nhẹ - chỉ hai cây guitar và cái trống caisse claire - của chủ nhà cũng đủ cho mọi
người tha hồ chơi nhạc, ca hát thật ‘xôm tụ’. Sau khi tất cả cùng hát bài
Silent Night thật trầm lắng, rồi rộn ràng bài Jingle Bells, có người đề nghị
hát bài Little Drummer Boy. Tôi lên tiếng rằng mình không biết lời (lyric) bài
này thì trên giá nhạc đặt trên bục sân khấu mini, tập thánh ca đã mở ra ngay
trang cần tìm cho mỗi mình tôi xem. Được lên bục đứng cạnh anh bạn chơi guitar,
tôi có thể vừa góp giọng vừa tiện thể theo dõi toàn ban hợp ca nghiệp dư đề huề Mỹ - Việt đứng bên dưới.
Không
hiểu sao người Mỹ - ít nhất là trong thời điểm lễ hội, họp mặt vui vẻ, thong
dong như lúc này - họ tỏ ra vô cùng yêu đời, vui sống đến thế?
“Come they told
me, pa rum pum pum pum/ A new born king to see, pa rum pum pum pum!…”, các người
bạn Mỹ - kể cả vài người đã lớn tuổi - ngẩng mặt lên hoặc quay nhìn nhau, cùng
say sưa phồng má, bậm môi mà hát, khoan khoái lập đi lập lại ở cuối mỗi chi câu
trong lời hát những nốt nhạc thể hiện những tiếng trống rập rình ấy. Có anh còn
vừa “búm bum” một cách đả đời, vừa thích thú làm động tác của nhạc công chơi trống,
chân dậm nhịp, tay cầm dùi gõ vào khoảng không.
Cứ như âm nhạc, đúng hơn - nhạc
Giáng sinh, đang bao trùm căn phòng khách, nơi diễn ra bữa tiệc Noel ấm cúng
này. Thời buổi ấy, đêm đêm tiếng đại bác vẫn thường vọng về từ các vùng lân cận
Sài Gòn. Đối với chúng tôi - những cư dân sống và làm việc trong đô thành nhìn
chung còn an lành, đó là một nỗi ám ảnh không thể nào nguôi quên, phủ nhận của
thực tế chiến tranh, chết chóc, mất mát… đang còn tiếp diễn ngày đêm, khốc liệt
và tàn nhẫn.
Vào dịp lễ mừng Chúa ra đời như đêm nay, những người bạn mắt xanh,
tóc vàng kia như đã tạm quên lãng cuộc chiến, sống hết mình cho thực tế trước mắt
là buổi họp mặt Noel, là tình bạn bè, đồng nghiệp, là đàn hát với nhau cho thật
vui, thật nhộn, không khác một đám trẻ thơ hồn nhiên tụ tập, chơi đùa. Hiểu
theo tín lý Thiên Chúa giáo, tâm trạng lạc quan này vô hình trung lại thể hiện
sinh động cho ý nghĩa cao vời của sự kiện Chúa giáng sinh - điềm báo về sự mở đầu
cho Mùa ‘Bình An Dưới Thế’. Đây cũng là niềm hy vọng thiết tha của người trần
thế ký thác vào tính thiêng liêng của sự kiện Chúa ra đời. Theo lẽ thường, tình
cảnh khó khăn, khổ đau càng kéo dài thì ai cũng cần có hy vọng để sống.
3. Sau 30 - 4, thời ‘ăn độn’ chật vật,
thiếu thốn cũng qua đi, thời ‘mở cửa’ đến thì cuộc sống tương đối có phần dễ thở
hơn, cho phép vào các dịp cuối năm, dân Sài Gòn - cả tín đồ Thiên Chúa giáo
cũng như người đạo khác - có thể tổ chức ăn mừng lễ Giáng sinh đàng hoàng, đầy
đủ hơn theo truyền thống đã có từ thời chế độ cũ.
Đã bước tuổi ngũ tuần, trước
lễ Noel tôi cũng thấy vui vui nhè nhẹ trong lòng nhưng không thể nào còn cái
háo hức của tuổi thanh niên ngày xưa, là ‘rậm rực’ lo chuyện quần áo đẹp, xe xịn,
cả bạn gái dắt đi chơi Noel nữa. Gọi là ‘chơi Noel’, tối 24 vợ chồng tôi chuẩn
bị một chai rượu chát ngon khi nhận lời mời của một anh bạn Công giáo, ngụ ở một
con hẻm gần nhà thờ Tân Việt, quận Tân Bình.
Tại bàn tiệc vô vàn thân ái và rất
ngon miệng, tôi được anh bạn xếp ngồi bên cạnh bác Nguyệt, cha vợ anh. Bố Nguyệt
tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn còn khỏe, còn rất minh mẩn cũng như thường ra giúp
công việc lặt vặt cho cha xứ ở nhà thờ gần nhà. Tàn tiệc, chuyển ra salon uống
trà hay cà phê, bố Nguyệt kể mình nguyên là lính quân nhạc chế độ cũ, còn vụ học
chơi kèn Tây và trống caisse claire thì phải nói là từ thời Bảo Đại. Tình cờ
may mắn gặp được ‘người trong cuộc’, lại vào đúng thời khắc mừng Giáng sinh,
tôi không thể nào không đề cập với bố Nguyệt về bản Little Drummer Boy - bản nhạc
Noel của tôi.
Sau 30-4, đã mấy chục năm trôi qua, người cựu lính quân nhạc già
nua ngồi trước mặt tôi hiển nhiên đã trải qua bao nhiêu là khó khăn, thăng trầm
trong cuộc sống. Bố Nguyệt im lặng một lát như tâm tưởng của bác chợt quay về
thời dĩ vãng, rồi khẽ hỏi lại tôi: “Có phải cái bài tên là Chú bé đánh trống
không? Tên tiếng Anh thì bác không rành…”. Tôi lại không thể ngăn mình kềm lại
sự láu táu rất trẻ con, cứ vung vẩy hai tay trong không khí khi tìm cách ‘thuyết
minh’ thêm cho rõ hơn về chú bé chơi trống - biểu tượng dấu yêu trong lòng mình
về bài hát: “Dạ, dạ, đúng rồi,
tên tiếng Việt đúng là Chú bé đánh trống. Có nhiều đoạn cứ lập lại pa rum pum
pum pum, pa rum pum pum pum bác ạ!” Bố Nguyệt liền đưa nắm tay ra đánh nhịp
trong khoảng không và thử xướng âm: “Có phải e nhạc như thế này không cháu? Là
là la la la pa rum pum pum pum?” Tôi chỉ còn biết gật đầu lia lịa, như sướng
rên vì chợt gặp người đồng điệu, tức người cùng biết, cùng thích bài hát này
như mình, mà như những anh bạn người Mỹ ngày xưa, hễ mở miệng hát là không thể
không vung tay như đánh trống minh họa cho lời hát. Hai bác cháu chúng tôi cười
hể hả, vui không thể tưởng. Rồi trước khi chia tay, bố Nguyệt đã tâm sự: “Năm
nào cũng thế, cứ gần Noel mà nghe bài ấy phát lên rộn ràng ở đâu đó thì lòng
bác cứ như lặng đi, nhớ lại một thời mình chơi trống trong ban nhạc, đã từng
tham gia trình diễn ở rất nhiều nơi, không biết bao nhiêu lần bài này và các
bài Noel khác…”.
Cho đến mùa Noel năm nay, tôi vẫn âm thầm tìm nghe trên net,
cũng như rất vui khi tình cờ được nghe bản Little Drummer Boy, bất kỳ là ở đâu.
Hơi tiếc là ở cái quán cà phê quen thuộc gần nhà tôi lại không có cái bản nhạc
Noel đã kém phổ biến này. Nhưng cũng hơi vui là cậu chủ quán tử tế, tự xưng rất
rành nhạc xưa, đã hứa sẽ sớm bổ sung vào liste nhạc Noel tại quán cái bản “cậu
bé đánh trống bùm bum gì đấy!”.
Mùa Noel 2014
Chợt có cà phê thư giãn ở gần bệnh viện
1. Cuối năm bề bộn
công việc nhưng do phải tái khám chứng huyết áp lên xuống thất thường, tôi lại
lê thân vô Hòa Hảo. Chợ Rẫy, Bình Dân, Hòa Hảo…, không hiểu sao mấy bệnh viện lớn
hàng đầu ấy, nằm ở Sài Gòn mà danh tiếng chữa giỏi thì vang dậy khắp cả nước,
thu hút hằng hà sa số bệnh nhân từ tứ phương đổ về, lại khiêm tốn mang những
cái tên nghe rất nôm na, dân dã như thế. Khi ngưỡng mộ nhắc đến các bệnh viện ấy,
bà con mình cũng chỉ gọi rất giản dị, gọn lõn, như “… qua Chợ Rẫy”, “vô Hòa Hảo”,
hiếm khi trịnh trọng nói “… chuyển qua bệnh viện Chợ Rẫy”, hay “đến chữa ở
Trung tâm chẩn đoán y khoa MEDIC” như tên cũ của Phòng khám đa khoa Hòa Hảo. Tự
hồi nào, con đường Hòa Hảo vừa hẹp vừa ngắn, nhà cửa lụp xụp, vô danh tiểu tốt
kia được Hòa Hảo ai cũng biết cho ké tiếng tăm. Từ tờ mờ sáng đến giữa khuya,
khúc đường ở gần cổng bệnh viện lúc nào cũng nườm nượp, chen chúc người, xe qua lại, kéo theo các dịch vụ bán
đồ ăn uống, bán thuốc men và đồ dùng cho người nằm viện, xe ôm, giữ xe, chỗ trọ,
chưa kể đám “cò” chộn rộn ở ngay cổng, chuyên chạy cho bệnh nhân mấy vụ “ưu
tiên” vô khám “ngoài luồng”, khỏi phải lấy số thứ tự, hay chèn tên vô lịch mổ sớm,
hoặc đến thẳng phòng mạch riêng của bác sĩ…
Cùng cảnh ngộ với hàng ngàn bệnh
nhân hay người nhà của họ, đang mỏi mòn vì chờ đến lượt khám, đã vất vả bởi lên
xuống mấy tầng lầu đóng tiền xét nghiệm, ngóng chực lấy kết quả siêu âm…, tôi
chỉ mong tạm thoát ra khỏi cái ‘rừng’ người ngột ngạt, chen chúc đứng, ngồi ở
khắp các khu khám để kiếm vài giây phút xả hơi, thư giãn bên ngoài. Đã gần trưa
mà con số nhấp nháy trên bảng điện tử treo trước khoa Siêu âm tim cứ như vẫn đứng
ì, vã lại còn quá xa số thứ tự của tôi. Sốt ruột và chán nãn, tôi quyết định rời
khỏi hàng ghế chờ, tạm thời đi kiếm một tách cà phê…
Nắng trưa gay gắt,
tôi thất thểu bước dưới lòng đường, tự trách mình giờ này mà bày đặt cố chấp, cứ
nhất định đi tìm ở khu vực hỗn tạp này một cái quán đúng nghĩa là quán cà phê
thì quả là vô vọng thôi. Tôi rầu rĩ, tự nhủ hay mình tấp đại vô chỗ xe treo bảng
“Cà Phê - Nước Mía Siêu Sạch” kia, kêu đại cái cà phê đá, chắc chắn sẽ mắc
nhưng cứ lạt như… nước rửa ly, nhưng sẽ qua cơn khát thôi?
Đối với cà phê, sở thích thuộc cảm quan đã lì lợm
lâu năm rồi của tôi là uống nóng. Xin miễn uống đá vì đối với riêng tôi, nước
đá làm loảng hương thơm của cà phê, dù có pha với loại đệ nhất hạng đi nữa cũng
phí. Cà phê để tủ lạnh cũng kém thơm. Đây cũng là chọn lựa từ kinh nghiệm: thường
thường đá ở đâu cũng chỉ được làm từ nước sống, nước phông-tên kém vệ sinh.
Vậy
là tôi sắp miễn cưỡng uống cà phê đá vì dư biết các hàng, quán giải khát gần bệnh
viện chỉ có mỗi cái loại nước nâu nâu lạt lẽo, bay mùi cà phê ấy, được họ pha sẵn,
‘tồn kho’ thiu ngắt từ đời nào không rõ.
May mắn thay, cách cổng bệnh viện khoảng
ba, bốn trăm thước, từ xa tôi đã chợt nhận ra mặt tiền của một cái quán nọ được
trang trí theo kiểu coffee take-away đang thịnh hành ở Sài Gòn.
3. Quán mang
tên V. Coffee, khá chật chội, bề ngang chỉ khoảng 2.5 - 3m nhưng thoáng mát,
không tham lam kê chèn nhét bàn, ghế. Nhãn dán vào mấy hũ lớn đựng cà phê hạt đặt
trên quầy ghi rõ “Cà phê Buôn Mê Thuột”, loại đặc biệt, loại 1, loại 2… Bên cạnh
là cái máy xay đang chạy rồ rồ, bốc mùi cà phê thơm ngát. Bảng giá treo trên tường
ghi quanh quẩn mấy con số 10 ngàn,12 ngàn một ly, tức cũng ngang ngang các món
take-away ở những nơi khác.
Tất nhiên tôi gọi cà phê nóng. Ngồi chờ phin cà phê
nhỏ giọt - đang theo nhịp điệu thật hạp ý tôi, nghĩa là từng giọt, từng giọt
thong thả chứ không phải tuôn rồn rột như mưa rào - tôi nhẩn nha quan sát tiếp
các thứ trong quán.
Thật thú vị, từ ngoài bước vào cái quán trang trí giản dị
này, khách có thể thấy ngay hai tủ sách nhỏ được kê ốp vào vách.
Một tủ bày đủ
loại sách tranh truyện thiếu nhi, từ Đôrêmôn, Conan, Alice Ở Xứ Sở Diệu Kỳ cho
đến Thần Đồng Đất Việt, Kính Vạn
Hoa, Mèo Khóc Chuột Cười… Còn tủ kia dành cho các loại sách văn hóa - văn học cổ
kim cùng những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới. Tôi đứng dậy, bước đến gần
thì nhận ra ngay mẫu bìa những cuốn sách sáng giá, như: Văn học Việt Nam, Văn học
Trung Quốc hiện đại, Văn học Nga, 100 Phong tục Việt Nam, Danh nhân thế giới, Trăm
năm cô đơn, Liêu trai chí dị, Hoa hồng giấy v.v…
Tôi mang cuốn Trăm năm cô đơn
của Marquez trở lại bàn, vừa lơ đãng lật xem vài trang, vừa nhâm nhi tách cà
phê nóng hổi. Nhạc mở thật nhỏ, văng vẳng một bản hòa tấu mướt dịu của
Clayderman. Nơi cái bàn kê lộ thiên trên vỉa hè trước quán, một ông khách già lặng
lẽ đọc tờ tạp chí lấy từ cái giá đựng báo chí đặt sát cửa quán. Đối diện bàn
tôi ngồi là hai anh mặc áo công nhân, chăm bẳm nhìn vào bàn cờ tướng, mặc kệ
cho mấy ly cà phê đá để bừa trên ghế đẩu kề bên đã cạn sạch… Không khí thư giãn
bao trùm lấy cái quán thú vị này.
4. Chủ nhân quán V. là một bác đã lớn tuổi, mộc
mạc, nói giọng Bắc. Vừa nghe tôi chào hỏi, gợi chuyện, bác ngưng công việc dán
chữ mừng Năm Mới 2015 trên vách tường phía sau quầy, ân cần mang một bộ uống
trà đến ngồi cạnh tôi. Lại như ý tôi muốn, bởi cà phê nóng thì đi đôi với trà
nóng chứ không phải trà lạnh. Bác chủ quán vui vẻ trả lời tôi rằng mình là nhà
giáo về hưu, đã góa vợ mấy năm, còn cô bé pha chế, bưng dọn kia là con gái thứ
của bác. Nhà giáo có khác, tôi thú vị nghĩ thầm. Dù mở quán theo trào lưu
phương Tây thời thượng là dạng coffee take-away, nhưng ông chủ quán gốc nhà
giáo cố cựu này vẫn có chủ ý riêng là phục vụ khách theo phong cách nho nhã, kiểu
người trí thức cũ, nhằm tạo sự thư giãn cho khách.
Chừng như theo nếp sống và
nghĩ thuộc văn hóa cổ điển của một nhà giáo về già, bác bày ra các tủ sách báo,
bàn cờ tướng, tranh phong cảnh làng quê…, đến nhạc mở trong quán cũng chọn là nhạc cổ điển, nhạc thính phòng,
hòa tấu êm dịu chứ không phải Rock, Funk, Pop music ồn ào, rậm rật.
Chợt nhớ là
không thấy quán treo thông báo “có wifi” để câu khách như hầu hết các quán cà
phê hiện nay, tôi hỏi thì bác chủ quán bảo: “Có chứ, nhưng tôi không muốn công
khai rình rang, khách nào muốn sử dụng wifi, lên tiếng thì tôi sẽ cho
password”. Bác bộc lộ: “Nói thực lòng, một khi mình đã có ý bày ra các tủ sách
cho khách đọc thư giãn bên ly cà phê thì rất mong là được nhiều người hưởng ứng
khi vào quán. Đằng này, hồi còn ghi thông báo có wifi lên vách, nay thì bỏ rồi,
tôi thất vọng quá khi số người vào quán là cắm cúi mở điện thoại, Ipad, laptop
chat chít, trò chuyện nhặng xị qua Wiber, Zalo, Skype lúc nào cũng nhiều hơn
người lấy sách đọc.”
Cà phê ngon và rẻ, khung cảnh thư thái, chủ quán lịch thiệp…,
tôi chấm điểm 10 cho quán V. khi trở lại bệnh viện. Tôi đặc biệt chia xẻ cái
chuyện có thể bị gọi là “cố chấp” nơi bác chủ quán/ cựu nhà giáo, người thiết
tha muốn khách đến quán được thư giãn với những đầu sách văn học - nghệ thuật
hơn là với hệ wifi miễn phí. Dù gì thì đó cũng là một kiểu “cố chấp” chấp nhận
được, nếu không nói là đáng trọng, dễ mến. Ít ra là đối với các vị khách tuổi
đã xế chiều như tôi, hẳn điểm son đáng khen, đáng chú ý nhất của cái quán cà
phê thư giãn này không phải là quán có wifi miễn phí mà là những cuốn sách thật
chọn lọc, khách có thể tha hồ mượn xem bên tách cà phê ưng ý của mình.
Tháng
1-2015
Nghe nhạc trị liệu
Miên Đức Thắng
1. Một buổi sáng cuối tuần, tôi có dịp gặp lại nhạc
sĩ Miên Đức Thắng ở phòng trà Sienna (Q.1 Sài Gòn). Cũng tại đây, ông
vừa dự chương trình thơ nhạc “Nụ hoa vàng ngày xuân” tưởng niệm 10 năm
ngày mất của nhà thơ Kim Tuấn (1938 - 2003) do Hội nhà văn TP.HCM tổ
chức. Trong buổi sinh hoạt này, Miên Đức Thắng hát bản “Cứ chảy theo
thời gian”. Có điều thú vị là bản nhạc này lại do nhạc sĩ phổ từ
một bài thơ của chính mình viết để nhớ lần tiễn nhà thơ Kim Tuấn
đến lò thiêu Bình Hưng Hòa. Bài thơ cũng mang tựa “Cứ chảy theo thời
gian” mà trước đó đã xuất hiện trên tập Văn Tuyển 4 - tháng 3/2013
với nhiều trang dành riêng cho chủ đề “Tưởng nhớ Kim Tuấn”…
So với
thời trước 30-4, chúng tôi cùng ngồi ghế giảng đường ở Sài Gòn, thời
sau 30-4 cùng đào kinh, đắp đê ở một nông trường vùng Củ Chi rồi về
làm báo ở ban văn xã tờ Tin Sáng, Miên Đức Thắng hình như không thay
đổi gì nhiều. Vẫn cái dáng đậm chắc, cứng cáp trong “gu” màu áo đen cố
hữu, vẫn ngón đàn tay trái. Vẫn nụ cười nhẹ nhàng, còn cái giọng
‘Huế hơi lai Sài Gòn’ khi nói và hát cũng vẫn khỏe khoắn, ấm áp như
ngày nào. Chỉ có mái tóc
nghệ sĩ là bạc đi nhiều hơn, lòa xòa hơn…
Năm 1989, nhạc sĩ Miên Đức
Thắng chuyển sang sống và làm việc tại CHLB Đức, rồi đi đi, về về… Nay ông
quyết định về hẳn quê nhà. Trở lại Sài Gòn với nhiều sáng tác mới,
không chỉ những gì thuộc sở trường của ông là âm nhạc vốn làm nên
tên tuổi Miên Đức Thắng từ những năm 60 - 70, ông còn ‘trình làng’
những tấm tranh sơn dầu, bài thơ, tượng gốm nghệ thuật. Bên cạnh tài
hoa sáng tác âm nhạc đậm suy tưởng và giọng hát mạnh mẽ, trong hội họa
ông cũng toát lộ phong cách riêng. Trong hơn 100 bức tranh sơn dầu đa dạng về
đề tài, màu sắc ấn tượng, tác phẩm “Phố Trăng” của ông đã đạt giải thưởng của
hội Mỹ thuật TP.HCM năm 2009.
2. Nhưng điều tôi có ấn tượng nhất về sự
nghiệp của nghệ sĩ đa tài này vẫn là âm nhạc, đặc biệt là các
nhạc phẩm đang đi theo một hướng mới: âm nhạc trị liệu.
Có thể nói,
sáng tạo của Miên Đức Thắng là luôn hướng đến con người. Ông chia sẻ:
“Nhìn lại những gì mình viết, tôi thấy mình viết đến con người là nhiều nhất.
Con người với những lo toan, khuynh hướng nhân sinh nhiều hơn. Còn khuynh hướng
“nghệ thuật vị nghệ thuật”, cũng là ước mơ vương tới của tôi, nhưng chưa đạt được.
Khả năng của tôi chỉ có thể đụng tới sự kiện liên quan đến cuộc sống, đến con
người cụ thể, trong bối cảnh xã hội cụ thể mà thôi.”
Xa xưa, ở lứa tuổi
thanh niên nặng lý tưởng, lại sống vào thời chiến, âm nhạc của Miên Đức
Thắng là tiếng lòng sôi nổi phê phán xã hội và thời thế, giờ ở tuổi
đã gần 70, âm nhạc của ông tất nhiên có đổi khác. Đó là, ở cái thời
bình mà con người đang sống với đầy dẫy cái xấu, cái hại như: khủng
bố, suy thoái kinh tế, thiên tai, thiếu lương thực và nước sạch…, âm
nhạc của ông chuyển từ xu hướng “đấu tranh” sang sắc thái “trị liệu”,
qua ngôn từ âm nhạc và
tiếng hát mà góp phần chăm sóc cho con người bị thương tổn tâm lý
bởi đời sống. Theo nhạc sĩ, chủ đề về âm nhạc mà ông đang theo đuổi
mang tính chất một liệu pháp thử nghiệm nhằm chữa trị các chứng
bệnh thời đại như: stress, trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn nhân cách…
Ông bảo rất mong ngôn từ âm nhạc của mình sẽ như một liều thuốc đem lại tâm
thể an nhiên tự tại cho người nghe.
Thế nên, mở đầu cho đĩa nhạc trị
liệu, Miên Đức Thắng hát: “Mai kia lòng độ lượng, chảy về những bến sông,
mai kia lòng độ lượng, thu về chốn hư không... Ca khúc mang tên “Mai kia lòng
độ lượng” này được viết bằng nhịp Slow gam mineur thật thiết tha,
trầm lắng ở phần đầu và giữa nhưng đến phần kết “Mai kia lòng độ lượng,
chảy về cõi mong manh/ Hôm nay lòng độ lượng, ngồi lại trên bến sông, nhẹ
nhàng...”, không khí ca khúc chợt sáng sủa, tươi vui lên hẳn khi được
chuyển sang gam majeur.
Những ca khúc tiếp theo cũng không ít màu sắc
triết lý, ý tứ giả như bi quan rồi lại hóa thành lạc quan rõ rệt
khơi lên niềm hy vọng mới, nhất là ở những bài tiêu biểu.
Một điều
rất được là dù thuộc dạng âm nhạc ẩn chứa triết lý, tư duy của
người sáng tác nhưng những ca khúc Miên Đức Thắng vẫn dễ nghe, người
nghe vẫn dễ cảm thụ do nhạc sĩ liên tục thay đổi nhạc điệu. Chuỗi ca
khúc được sắp xếp giống như nhạc dance, cứ luân phiên sau một bài
nhịp chậm, êm nhẹ với các điệu Slow, Valse chậm rãi, rời rã, lại
đến một bài nhịp nhanh, rộn ràng, kích động với các điệu Chachacha,
Rock, Swing, hay nhiều biến đổi, nửa chậm nửa nhanh, như điệu Bolero,
Tango.
Như với bài “Đùa với hư không”, với điệu Chachacha vui vẻ và
sáng sủa, Miên Đức Thắng ung dung hát: “Bổ chiếc thuyền con, đáy
biển chờ mong/ Bổ cả cuộc đời, sóng xanh bủa về/ Bổ đôi dòng chữ,
thấy cõi ta bà/ Bổ đôi tiếng nói, thấy cõi hư không.” Nhưng đến bài
“Chiếc bóng kinh tôi” với nhịp moderate vươn vấn ngay ở phần intro vang
vọng tiếng mỏ tụng kinh âm u và tiếng đàn tì bà réo rắt, nhạc sĩ đã tư lự: “Ai tìm, ai giận
chiếc bóng tỉnh say?”
Nhưng niềm an lạc lại như vỡ òa ở bài “Hạt
giống câu kinh” tiếp theo. Qua điệu Swing rộn rã, nhạc sĩ vui vẻ gởi
một thông điệp chan chứa hy vọng tốt lành đến mọi người: “Cho tôi vẽ
hạt lành câu kinh mới/ Nguyện cho đời làm bạn cõi phù sa/ Đời biến
ảo sẽ không về chốn cũ/ Để tôi tìm hạt giống câu kinh.
Sau đó là
không khí bình thản ngự trị trong những nhận định sâu lắng của nhạc
sĩ về cuộc đời, như: “Mời anh khai vị nỗi sầu/ Em còn bội thực cô
đơn đi về” ở bài “Độc quyền tro bụi” (điệu Tango/ Rumba), hay “Vì lòng
còn hờ hững, nên bất hạnh mang theo/ Ta khất thực cuộc đời/ Vòng quay
tục lụy cũng đầy trăng sao… Khất thực từ trái tim/ Cho cuộc đời
hiền hậu/ Khất thực mộng ban đầu” qua bài “Khất thực nụ cười” (điệu
Bolero).
Riêng ca khúc “Lạ lùng” (điệu Valse lento), nghe đúng là… lạ
lùng. Nhịp luân vũ quán xuyến bài hát, xoay tròn lê thê những câu hỏi
lập đi lập lại, nối tiếp nhau về chuyện thế thái nhân tình: “Lạ
lùng thay giận hờn/ Lạ lùng thay phiền muộn/ Lạ lùng thay sân hận/
Như vẫn còn thanh xuân, như đứng ngoài sông núi, tươi vui chẳng đổi
màu?/ Lạ lùng thay muộn phiền/ Lạ lùng thay hờn giận/ Lạ lùng thay
hiềm kỵ/ Sao mi vẫn mới toanh?” Đến ca khúc “Nhịp đất tròn” thì nhạc
trị liệu của nhạc sĩ trở lại với kiểu rộn ràng của điệu Rock nhằm
phô diễn dòng hình tượng chuyển động: “Nhân loại xếp hàng, đi vòng
trái đất/Nên ai cũng là đỉnh điểm càn khôn/ Nhân loại xếp hàng, đi
vòng trái đất/ Nên không có đầu tiên và chẳng thấy cuối cùng”. Mặc kệ,
tác giả vẫn hứa với người yêu là “Nếu yêu em không có bắt đầu/ Thở
đều nhé, ta yêu nhau trong luân khúc bình thường”.
3. Nhìn chung, những
ca khúc trị liệu của Miên Đức Thắng được nhiều người tán thưởng, là
“hay”, “có chiều sâu” và “dễ nghe”, nhưng đây cũng ít nhiều là thách
đố đối với ý hướng của nhạc sĩ sáng tác.
Liệu rằng tính trị liệu trong những ca khúc nêu
trên, tức như tác giả đã mong mỏi người nghe nhạc của mình sẽ được
“an nhiên tự tại”, có đạt được hay không một khi được trình bày với
các điệu nhạc Nam Mỹ, Bắc Mỹ thường dậm dật, kích động, gây hưng
phấn hơn là làm dịu cảm xúc của người nghe? Đặc biệt là phần ngôn
từ mang tính triết lý trong các ca khúc, hay vài chỗ vươn mang màu
sắc tôn giáo, thiền, đạo học Đông phương…, như những từ hư không, ta
bà, câu kinh, khất thực, tục lụy, càn khôn…, có không ít âm hưởng cao
siêu và trang nghiêm, thì có thể bị ‘chỏi’ không khi được tác giả
bình thản cho ‘tải’ đi bằng kiểu nhạc dance đại chúng, khi trình diễn
là chỉ cần náo nhiệt, dễ dãi chứ không cần im lắng, cao trọng?
Như
khi chúng ta dùng một món ăn, hẳn là cái gu ẩm thực của riêng mỗi
người, tức điều kiện được thưởng thức đúng món mình ưa thích,
thường là yếu tố hàng đầu đem lại cảm giác ngon miệng, tức sự
thành công của món ăn, rồi mới tính tới những yếu tố khác, như:
được chế biến khéo, có giá trị dinh dưỡng cao, không khi ăn uống vui
vẻ v.v… Điều này cũng đúng với khi thưởng thức món ăn tinh thần là
nghe nhạc. Với nhạc trị liệu của Miên Đức Thắng, có mặt sự phong
phú nhạc điệu thì cái hay cái đẹp của nhạc và lời đã tiềm tàng
trong từng ca khúc lại càng được nâng lên mà đáp ứng rộng rãi cho
các gu nghe nhạc khác nhau của quần chúng cũng gồm nhiều thành phần,
tuổi tác, trình độ… khác nhau. Và trong số đó, các bạn trẻ và cả
một số anh chị trung niên sẽ dễ “kết” nhạc trị liệu Miên Đức Thắng
hơn khi các ca khúc được trình bày theo style nhạc La tinh Nam Mỹ hay
Rock Bắc Mỹ thịnh hành, vốn là gu nghe nhạc thời thượng của số
thính giả đông đảo này.
Còn về chuyện một vài chuyên ngữ thuộc lãnh
vực tôn giáo và triết lý mà nhạc sĩ Miên Đức Thắng đã không ngần
ngại xài trong ngôn từ âm nhạc của mình, thậm chí dùng làm tựa bài
hát, như các từ hư không, câu kinh, khất thực…, tưởng chừng như không phù hợp với nhạc điệu
quá đại chúng, hiển nhiên khi các ca khúc đã được thính giả khen hay
và ưa thích, những ngôn từ là lạ đó được hát lên với điệu Chachacha,
Swing… thì nghe chỉ thật ngộ và thật thú vị, tức đã được thính giả
chấp nhận một cách “xuôi chèo mát mái”.
Một điều cần nói nữa là
với nhạc Miên Đức Thắng, rõ ràng khi được nghe chính tác giả hát
thì thính giả dễ cảm thụ cái hay, cái đẹp của các ca khúc hơn khi
nhìn vào, dò theo tập nhạc, bản in ca khúc. Hát hay là một “điểm 10”
độc đáo của nhạc sĩ/ ca sĩ Miên Đức Thắng, vì ở Việt Nam, cho đến
nay số nhạc sĩ sáng tác có thể hát chính nhạc của mình nghe hay,
nghe được thì không nhiều. Có lúc ngồi ôm đàn, nghêu ngao ca hát cùng
bạn bè, nhạc sĩ Miên Đức Thắng đã bày tỏ mong ước đơn sơ của mình,
rằng: “Trong số cỡ 100 tác phẩm âm nhạc mình đã giới thiệu với mọi
người, chỉ mong một vài bài có người nghêu ngao hát ở đâu đó là
mình vui rồi.”
Tháng 10/2013
Miên man nhạc trẻ U.70
Từ lâu đã bỏ đàn, hát nhưng tôi vốn lúc nào cũng mến
mộ những nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc công tài năng cùng bất cứ những ai cùng lứa U.70
với tôi, dù chỉ là dân đàn, hát nghiệp dư nhưng vẫn lì lợm, thủy chung với tình
yêu âm nhạc nói chung. Như dễ thương nhất là anh Jimmy Phú, tuổi đã 67, bạn thời
trung học ở Les Lauriers Sài Gòn, ở Mỹ về, vừa qua đã có nhã ý chiêu đãi chúng
tôi một bữa nhạc nhạc trẻ tuyệt vời ở quán cà phê ca nhạc/ hát với nhau Lộc Vừng
(Phú Nhuận) sáng thứ bảy 7/2/2015.
“Nhạc trẻ” ở đây là âm vang của cao trào
chơi nhạc ngoại quốc Mỹ - Pháp (còn gọi là kích động nhạc) của giới trẻ Sài Gòn
vào thập niên 60. Các ban nhạc trẻ thời ấy thường được lập và chơi từ nhà trường,
dự các kỳ đại hội Nhạc Trẻ ở Tabert hay sân Hoa Lư rồi ra hành nghề chuyên nghiệp
trên sân khấu phòng trà, bar Mỹ, club Mỹ.
Ở Lộc Vừng sáng nay, tôi đã gặp lại một
số khuôn mặt dày dạn trên sân khấu nhạc trẻ thời xưa ấy, như Jimmy Phú
ca/ rhythm guitar, Quý béo The Rising Sun, Hùng bass, Thành keyboard…
Sau bài mở đầu ‘Lodi’ ấm áp, dịu ngọt của
Jimmy Phú, các rockers thân hữu, hầu hết thuộc lứa tuổi U.70 luân phiên lên góp
mặt trên sân khấu. Đúng là dân pro., các anh đàn, hát vẫn điêu luyên, vẫn “máu
lửa”, say mê như ngày nào, nghĩa là vẫn hút hồn khán giả. Các ca sĩ bạn trong
nghề đến góp vui cũng đều lớn tuổi hay ít ra là ngang U.60, như Công Khanh, Yến
Thu, Khắc Triệu, Anh Việt, Lan Thảo…., mà một số anh chị vẫn còn hành nghề trên
các sân khấu ca nhạc của Sài Gòn. Suốt buổi họp mặt dân “nhạc trẻ” đã già rất
hy hữu này, dường như tất cả, từ người trình diễn đến khán giả đều quên mất thời
gian, dung nhan già lão, tuổi tác hoàng hôn… của mình, chỉ còn là cảm thụ miên
man, đả đời và hốt nhiên được trẻ lại trước những ca khúc hay-nhức-nhối nổi tiếng
thế giới từ thời 60 - 70, như: Lodi (của CCR.), My way (Frank Sinatra), I saw
her standing there và All my loving (The Beatles), Maman maman (Christophe), Si
l’amour n’existe pas, Sometimes…
Vô cùng cám ơn các ông bạn già hát hay, đàn
nhuyễn của tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét