Ai về Trưng Vương mùa xuân ấy
"Con đường này tôi đã đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi thấy lạ". Mùa
xuân 2018, từ California trở lại Saigon 30 năm xa cách lòng sung tựa lòng vả
lòng vả tựa lòng sung thấm câu văn Thanh Tịnh. Dù không mong chuyện tương phùng
trở lại thời thơ ấu, ngõ hẻm hoa xoan ngôi nhà ngói đỏ, bẹ cau máng xối sân bà
chẻ củi, đôi giày nơ tím ngày khai trường... nhưng lòng vô cùng hồi hộp.
TRƯỜNG XƯA
Đường Công Lý rồi Thống Nhất quẹo phải
Nguyễn Bỉnh Khiêm... dường như thấp thoáng đằng xa mắt thuyền tóc dài ôm cặp.
Càng tới gần bóng ấy càng lùi xa băng ngang đường khuất sau hàng cây trò chỉ
rồi khuất xa mãi mãi. May có ba cựu nữ sinh đón thăm trường nên cổng trường
Trưng Vương tháng 3/2018 đỡ xa lạ huy hoắc bảng tên mới vàng giả chói lọi.Sân trường Trưng Vương - Photo: Vĩnh Tường,
3/2018Sân trường nhỏ hơn do xây thêm một dãy
ngày xưa là hàng rào mỏng nhìn sang Nha Học Vụ. Sân trường không cô không trò
áo dài trắng thanh guốc mộc. Nam sinh nữ sinh đồng phục áo chemise trắng váy
xanh quần xanh không biết hát hiệu đoàn ca "Trưng Nữ Vương lau phấn son
mưu thù nhà".
Thôi rồi Hai Bà Trưng! Hai ngàn năm trước
chỉ có hai nữ anh hùng!
Thôi rồi nữ sinh Trưng Vương! Bảy mươi năm
trước chỉ có một lần bảy mươi năm sau không có. Hóa nên đi hết cuộc đời chợt
nhận ra nếu ai còn tìm kiếm thì chỉ còn đôi trang sử chút thơ chút nhạc.
TA LÊN NÚI ĐUỔI ĐÀN NAI
Mùa xuân 2018, lần đầu tiên về Miền Bắc
tìm tổ tiên vùng Người Mường. Đúng hai ngàn năm trước, năm 39 Hai Bà Trưng cờ
tang điểm tướng cưỡi voi xung trận chống lại nhà Đông Hán.
"Ta lên núi
đuổi đàn nai
Ta lên núi
đuổi đàn hươu…"
tương truyền là bài hát hành quân của Hai Bà.
Hai Bà được cả ba quận Cửu Chân Nhật
Nam Hợp Phố hưởng ứng vì đồng chủng. Cư dân về sau dù mang tên khác nhau (Di,
Lão, Tày, Nùng, Man, Thái, Thổ, Mường) nhưng vẫn là đồng chủng.
Năm 43 khi tướng Mã Viện đánh thắng Hai Bà
một số cư dân ở lại đồng bằng về sau mang tên "Người Kinh"; một
số bỏ lên rừng về sau mang tên "Người Mường" ở "Vùng
Mường". Người Mường, Muang, M’wan, Mual, Mol... hay Mường Thanh, Mường
Luông, Mường Lay, Mường Lam... hoàn toàn không có nghĩa sắc tộc.
CHIA TAY HỒI NÀO?
Người Việt hay than thở chia rẽ theo
truyền thuyết "50 người xuống biển 50 người lên núi". Chia tay hồi
nào?
Thi-nhạc-văn sĩ in hình có tâm lý rất quái
thích chuyện thương tâm. Học trò bắt chước than thở hết hơi như chưa dứt sữa.
MC-giáo sư vùng Orange County còn khoe không thuộc sử "vì theo công
giáo".
Quên rằng tháng 7 năm 1010, nhà Lý tộc Lạc
từ vùng biển dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về thành Đại La, đổi tên thành Thăng
Long mở đầu "Âu Lạc trùng phùng". Hãy đọc lại chính sử Đại Việt Sử Ký
Toàn Thư năm 1029 Kỷ Nhà Lý: trào đình khởi đầu "chính sự hôn nhân"
gả công chúa cho các châu mục, tù trưởng vùng trung du. Năm 1036, vua Lý Thái
Tôn gả công chúa Trường Ninh cho châu mục châu Thượng Oai, thời thuộc Hán gọi
là Mê Linh, đất Hai Bà, cách Hà Nội 40km (hiện là huyện Mê Linh, bắc Hà Nội,
giáp sân bay Nội Bài).
HAI BÀ TỘC ÂU
Người huyện Mê Linh thời đó là ai thì Hai
Bà là người sắc tộc ấy: một đề tài cho các tiến sĩ và con em ngành nhân văn gốc
nữ sinh Trưng Vương nghiên cứu: trong một ngàn năm từ Hai Bà cho đến nhà Lý dời
đô từ biển vào, cư dân Mê Linh ở đó là ai rồi hẵng nhận trống đồng Đông Sơn.Photo: wikiÂu Lạc chia tay bao giờ không ai biết
nhưng phàn nàn hoài.
Âu Lạc trùng phùng sử có ghi nhưng cũng cứ
phàn nàn hoài
Tác giả đầu tiên viết về Người Mường lại
là một nhà dân tộc học người Pháp, cô Jeanne Cuisinier (1890-1964). Bước chân
điền dã vùng Việt Bắc những năm 1940, cô thuật lại trong nghiên cứu đồ
sộ "Les Mường. Géographie humaine et sociologie"
618 trang rằng nhiều bản Mường thờ An Dương Vương và Hai Bà.
Les Mường, bìa rời mượn thư viện, photo: V Tường 1999TRƯỜNG TRƯNG VƯƠNG DI CƯ
Trường Trưng Vương di cư vào Nam cũng nắm
níu rước theo linh hồn Hai Bà trong lễ giỗ cấp quốc gia. Sau biến cố 4/1975 rời
đất nước, nữ sinh Trường Trưng Vương-Saigon lang thang khắp thế giới vẫn làm lễ
giỗ Hai Bà như không có gì ngăn cách lòng tưởng nhớ tổ tiên, như không bao giờ
"Chia Tay" cả.
TỘC ÂU TRONG KHÓI LỬA
Thơ nhạc vẫn ghi Việt Bắc trong tâm tưởng.
Thi sĩ nhạc sĩ mượn vần mượn điệu kể chuyện xưa nay.
Nhạc sĩ Tô Hải sống sót nhờ bài Nụ Cười
Sơn Cước
"Một chiếc thắt lưng xanh,
một chiếc khăn màu trắng trắng,
một chiếc vòng sáng lóng lanh,
với nụ cười Nàng quá xinh".
Nụ Cười Sơn Cước - Lê Dung hát
Người Mường trên Đất Tổ Hùng Vương, NXB VH, Hà Nội 2001
Bài Tây Tiến Quang Dũng làm năm 1948 hào
hùng giữa chiến trường Tây Bắc đẫm chia ly."Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Mộc Châu, cao nguyên Sơn La vùng Tây Bắc cách Hà Nội 180km, không rõ thời Hai Bà cách trở thế nào.
"Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Ngày nay như trong ảnh Đèo Thung Khê ‘ngàn thước lên", Mai Châu bên dưới "ngàn thước xuống". Bay suốt mấy ngàn dặm chỉ mong ngồi chốc lát ngửi mùi xôi nếp Mai Châu, địa bàn tộc Âu.
Thơ Hữu Loan, tình anh "Vệ quốc quân" tím sim rừng chiến trường Đông Bắc 1949.
"Màu tím hoa sim, tím tình tang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành"
(Màu Tím Hoa Sim)
NOỌNG NÀNG ƠI
Đầu năm 2019 ở Orange County, đánh liều học lớp soạn nhạc phổ bài thơ Noọng Nàng Ơi, làm để nhớ Cao Bằng vùng Đông Bắc cách Hà Nội 183km. Theo lời Mẹ kể Mùa xuân năm ấy Mẹ sinh bên suối, trận mưa hoa đào rơi phủ kín bé sơ sinh may nhờ các cô Nàng cứu mang về bản.
"Em về
Rừng Cũ Rú xưa
Noọng Nàng ơi!
Mũi hài kiềng bạc
Thơm chàm áo mới xuân xanh
Đồi mưa gió núi Noọng đưa em về"
Bà Nội kể mãi "Cô Nàng bày cho giắt ngải cứu vành tai muỗi rết tránh xa".
"Noọng Nàng ơi! Ngải cứu thơm hơi
Ngàn năm việc cũ nhớ người
Đào hoa bên suối nhớ người
Xuân trôi nước chảy Noọng cười tiếng xưa"
Ba là giống đa tình "Noọng thơm lắm, giá mà gặp lại tặng tấm khăn hồng"
"Noọng Nàng ơi!
Ba em gởi Noọng
Gửi Noọng khăn hồng ngày xưa
Bông tai khóe mắt còn lưa
Ba em nhắn hỏi Noọng chưa si tình?"
TẠ ƠN BIÊN CƯƠNG LƯNG NGỰA
Không bao giờ ngờ có một ngày được đứng trên địa bàn tộc Âu của Hai Bà, Noọng Nàng ơi cho em mượn nhánh hoa đào bái vọng thinh không.
"Em về trẩy hội non sông,
Biên cương lưng ngựa bão bùng tạm yên".
Em về chút rồi đi! Chỉ muốn đặt chân lên mảnh đất Noọng Nàng bão tố vẫy vùng hai ngàn năm trước cứu non sông, nếu không giờ này làm gì có nước Việt, làm gì nói tiếng Việt mà tiếng Tàu hết rồi!
"Noọng Nàng ơi!
Sóng bạc rẽ ngang
Khoan ứa hai hàng
Tiễn em khoan ứa hai hàng"
Ðôi dòng ghi lại đào rơi hữu ý thời gian vô tình nhưng em thì không. Em vẫn mơ màng một dải non sông.
"Hai Bà! Công Ơn biết mấy cho vừa!
Noọng Nàng cho em hỏi một câu thừa Người đâu?".
Trần Thị Vĩnh Tường
3/2018, viết từ Mê Linh, Việt Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét