Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021
Nhạc sĩ Phạm Duy đổi lời rất đạt ý thơ khi phổ nhạc
Nhạc sĩ Phạm Duy đổi lời rất đạt
Bài thơ đầu tiên của tôi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, bài
"Tình Như Biển Xanh Muôn Thuở". (Bài này đã đăng trong giai phẩm
xuân tuần san Dân Chúng của thi sĩ Nguyên Sa, số mùa xuân Kỷ Tỵ 1989). Đây là
bài thơ tình viết về những cặp trai gái được cho tạm trú trên boong tàu bỏ neo ở
ngoài khơi biển Thái Lan; họ sống thần tiên với cảnh trời biển mênh mông trong
20 ngày. Nhạc sĩ có sửa một đôi lời trong vài câu thơ cho hợp với nốt nhạc; và
cũng có thể nhạc sĩ sửa cho câu thơ đẹp hơn, hoặc có thể do đọc lầm. Ví dụ chữ
"lều" thành ra "lầu": Khuya sáng trăng, vải lầu bay phất
phới. Tuy đẹp, thấy như từ ngoài khơi nhìn vào thành phố, nhưng lại không đúng
với quang cảnh lênh đênh ngoài biển của chúng tôi lúc đó: Thuyền ra đi của
chúng tôi xuất phát từ cửa sông Cái Bé Rạch Giá ngày 20 tháng 4 năm 1981, ba
ngày sau bị cháy máy, may mắn giạt vào giàn khoan dầu của Mỹ tại hải phận Thái
Lan. Chúng tôi được vớt và cho tạm trú trên tàu hàng hải Thái Lan đang có công
tác dịch vụ cho giàn khoan dầu, thường trực bỏ neo gần đó. Chúng tôi đã ở trên
biển hơn nửa tháng, vì chính phủ Thái Lan chưa cho phép nhập cảnh. Những đêm
sáng trăng, chúng tôi thấy vải lều tạm trú trên boong tàu bay phất phới, không
thể thấy vải lầu thành phố Thái Lan còn cách xa hàng trăm hải lý. Chúng tôi đã
phải chịu đựng cái nóng hừng hực trên boong tàu trong 20 ngày, sợ nhất khoảng
thời gian từ 11 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Chúng tôi tìm bóng mát phía sau chỗ
có ống khói và có phòng chỉ huy con tàu ở vị trí nhô lên cao trên boong. Đẹp nhất
là lúc rạng đông đến 9 giờ sáng, biển phẳng lặng êm ru vì đang ở vào lúc cuối
xuân mà thành ngữ ta thường nói: "Tháng ba bà già đi biển". Thỉnh
thoảng, không phải là hiếm khi, những bầy cá heo hụp lặn đi ngang hoặc hướng về
chân trời, và sát bên tàu nước trong xanh có những con cá hồng khá lớn lượn lờ
ngoạn mục mà đôi khi cũng bị dính mồi do thủy thủ Thái Lan câu được. Hạnh phúc
thay, cứ đôi ba ngày lại được tàu Hòa Lan cung cấp nước uống đến từ Singapore
do có hợp đồng với giàn khoan dầu Mỹ giữa vịnh Thái Lan, thường cũng dồi dào có
thể tắm mát. Tàu Hòa Lan một lần ngỏ ý muốn giới thiệu cho chúng tôi qua định
cư ở Hòa Lan, nếu Thái Lan từ chối tiếp nhận. Thời gian ấy, nghe đâu phu nhân của
đại sứ Hòa Lan ở Thái Lan là một phụ nữ người Việt, chắc do đây mà tàu Hòa Lan
này rất tử tế với chúng tôi. Và ban đêm dĩ nhiên rất mát. Chỉ bị ướt sũng những
khi mưa trút nước lên những lều vải trên boong, nhưng còn nhiều hạnh phúc hơn
ban ngày lúc giữa trưa. Những hạnh ngộ ấy: bầy cá heo đi về hướng bao la; những
đàn cá hồng di chuyển dưới đáy sâu; những đêm trăng quá huyền ảo khiến mọi người
quay quần đến thật khuya; những đêm mưa không còn chỗ nào có thể trú mưa; những
khi tàu đem nước ngọt xuất hiện từ chân mây... làm sao không có nhắc đến nơi
bài thơ của một người trong cuộc. Bốn gặp gỡ trên biển đã hiển hiện giữa dòng
nhạc, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy bỏ sót sự kiện thứ năm là tàu cung cấp nước ngọt
mà đối với người trong cuộc lại là điều đáng nhắc nhở hơn hết:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bùi Việt Phương và những vần thơ lạ từ miền núi Bùi Việt Phương thuộc thế hệ 8X. Phương sinh ra và lớn lên ở miền núi, học xong khoa Ngữ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét