Văn thơ từ cổ chí kim, ánh trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận. Tuy nhiên trong
số những nhà thơ viết về trăng hay nhất phải kể đến Lý Bạch, một thi sĩ lãng
mạn đời Đường. Nhắc về ông, viết về ông, các nhà phê bình văn học không thể
quên được hình ảnh vầng trăng, bởi lẽ nó đã trở thành một biểu tượng, một mảnh
sáng nhất trong tâm hồn nhà
thơ.
Với Lý Bạch, trăng luôn xuất hiện ở mọi chỗ, trong mọi hoàn cảnh,
khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn, có khi hùng tráng, hiện ngang trên bầu
trời nơi quan ải, như người chiến sĩ canh gác quê hương:
“Vầng trăng ra núi thiên
san
Mênh mông nước bề mây ngàn sáng soi
Gió
đâu muôn dặm chạy dài
Ruỗi đưa trăng sáng ra ngoài Ngọc Môn.”
Cũng
có lúc nó lại đa cảm như một thi sĩ cô đơn:
“Trăng sáng như lụa buồn rầu không ngủ”
( Trường tương tư)
Đối
với Lý Bạch trong mọi trường hợp hình ảnh ánh trăng luôn mang vẻ đẹp bình dị
như người bạn thân thiết, kẻ đồng hành trên từng bước đường phiêu bạt nay đây
mai đó của ông. Vầng trăng hiểu mọi tâm tình nhà thơ, gần gũi cảm thông và chia
sẻ cùng ông những nỗi u uất những tâm sự thầm kín. Nó phản ánh tâm hồn phong
phú, lãng mạn, sâu đậm tình người của ông. Đó là sự thanh cao, lối sống trong
sạch, tấm lòng yêu quý thiên nhiên. Đó là nỗi nhớ quê hương da diết khi nhà thơ
phải xa cách bởi chiến tranh loạn lạc. Đó là sự chán ghét cuộc sống hiện tại
đây rẫy bất công thôi thúc ông tìm về dĩ vãng, hoài cổ… Có đêm ông đi trên con
thuyền rời xa Thanh Khê để tới Nam Giáp, ánh trăng bùi ngùi đưa tiễn trong dòng
nước Bình Khương:
“Nga mi trăng núi nửa vành thâu
Ánh rọi Bình Khương nước cuốn lâu”
( Nga Mi Sơn Nguyệt ca)
Lần
khác trăng lại rủ Lý Bạch đi du ngoạn núi Thiên Mụ, một trong những thắng cảnh
đẹp của Trung Quốc:“Một đêm bay qua ánh trăng trên Hồ Gương
Trăng
soi bóng ta
Đưa ta đến tận Diễm Khê”
(Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt)
Nỗi
tri kỉ của Lý Bạch với vầng trăng ngày càng được gắn bó trong những đêm ông làm
thơ và uống rượu. Men rượu, nỗi cô đơn và ánh trăng huyền ảo, tất cả quyện
vào nhau thành những nhớ, những quên, những thực, những hư, những say, những
tỉnh, lắng đọng mãi vào sâu thẳm của tâm hồn. Và chính ông cũng vượt cao lên
trên mọi thói thường, trên mọi ràng buộc, trên mọi định kiến, vượt cao lên khỏi
chính mình:
“ Có rượu không có bạn
Một mình chuốc dưới hoa
Cất chén lời trăng sáng
Mình với bóng là ba
... Ta hát trăng bồi hồi
Ta múa bóng rối loạn”
( Nguyệt hạ độc chước)
Những
khi ánh mặt trời đi khuất sau rặng núi cũng là lúc Lý Bạch đã ngóng đợi người
bạn mình, ngóng đợi vầng trăng như một đứa trẻ hồn nhiên, kiên nhẫn và có chút
ngây thơ:
“Cất tiếng ca vang chờ trăng sáng
Ca hết khúc quên cả nỗi lòng mình”
(Xuân nhật túy khởi ngôn chí)
Đôi
lúc nhà thơ còn tỏ ra cao hứng hơn nữa:
“Muốn lên trời xanh nằm cùng trăng sáng.”
Vầng
trăng thực sự đã trở thành nguồn cảm tác, trở thành linh hồn thơ của Lý Bạch.
Ánh trăng luôn đứng ở phía trên nhà thơ, nó tượng trưng cho tất cả những gì tốt
đẹp nhất ở con người, những gì con người cần phải vươn tới. Nó còn là khát vọng
và mơ ước cao đẹp của nhà thơ. Điều đó đã trả lời cho câu hỏi tại sao trong thơ
Lý Bạch dù bất cứ hoàn cảnh nào vầng trăng vẫn luôn sáng ngời rực rỡ chứ không
tàn lụi trên mặt sóng, sau rặng đồi hay giữa rừng sâu thẳm:
“Nay chỉ Tây Giang vùng nguyệt tỏ”
(Tô dài lảm cổ)
Hay:
“Muốn mảnh trăng chiếu sáng Trường an”
(Tử
dạ ngô ca)
Nó
giải thích vì sao vầng trăng trong thơ Lý Bạch không buồn thảm tê tái tuyệt
vọng như những nhà thơ lãng mạn khác .
Giữa bối cảnh lịch sử hết sức phức tạp xã hội phong kiến suy tàn và thối nát
vua thì ăn chơi xa xỉ, quan thì tham nhũng tàn bạo, ánh trăng rọi đường đưa Lý Bạch trở về với cuộc đời thanh đạm, với tình yêu thiên nhiên và lẽ sống cao
thượng. Có người cho rằng đó là sự trốn tránh trách nhiệm của nhà thơ, trốn
tránh bụi trần, nhưng cũng có người lại khẳng định rằng ông là người dũng
cảm đã vượt qua mọi xấu xa ti tiện để đến với cái đẹp hoàn mĩ nhất, cái đẹp của
muôn đời.
Dù cuộc đời có đen bạc xấu xa, dù vạn vật rồi sẽ đổi thay nhưng bản chất của cuộc đời ấy vẫn còn lại như một vầng trăng đáng yêu và đáng sống. Vầng trăng lãng mạn ấy sẽ giúp cho con người vượt qua tất cả để có một ngày mai tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.Vì lẽ đó, với vầng trăng của mình, Lý Bạch đã không lẩn tránh và mãi mãi gắn bó với cuộc đời bằng nhịp xúc động kỳ diệu và nhân ái:
Dù cuộc đời có đen bạc xấu xa, dù vạn vật rồi sẽ đổi thay nhưng bản chất của cuộc đời ấy vẫn còn lại như một vầng trăng đáng yêu và đáng sống. Vầng trăng lãng mạn ấy sẽ giúp cho con người vượt qua tất cả để có một ngày mai tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.Vì lẽ đó, với vầng trăng của mình, Lý Bạch đã không lẩn tránh và mãi mãi gắn bó với cuộc đời bằng nhịp xúc động kỳ diệu và nhân ái:
“Trăng vẫn đi theo người
Sáng như mảng gương bay rọi cửa son''
(Bả Tửu vãn nguyệt)
Những
đêm mây mù u ám phủ kín bầu trời, nhớ về trăng như một người thân yêu nhất, Lý Bạch khẳng định:
“Tình chơi vu vơ, thắt chặt mãi mãi
Hẹn hò nhau trên cao vút sông Ngân”
Cái
đỉnh cao vút của sông Ngân mà ông hò hẹn lại chính là cuộc đời, cuộc đời đích
thực mà con người cần phải có, sẽ có và đấu tranh để có được.
Tâm tình của Lý Bạch với ánh trăng vẫn được ngàn đời truyền tụng, ca ngợi những
sự gặp gỡ của một tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ và cũng con người nhất với một sản
phẩm kì diệu, hoàn mĩ nhất của tạo hóa. Qua vầng trăng mà Lý Bạch đã trở thành
nhà thơ Lý Bạch bất hủ. Qua thơ của Lý Bạch mà vầng trăng vô tri vô giác bỗng
rung lên bao nhiêu cảm xúc, bỗng trở nên sinh động và chất chứa bao nhiêu nguồn
cảm hứng sâu xa nhất về con người và cuộc đời, vầng trăng lãnh đạm trở
thành vầng trăng con người, vầng trăng nhân văn.
“Ba nghìn say đọc nên bài
Nghìn thu bạn với trăng trời sáng soi”
Lý Bạch chính là một vầng trăng – Vầng trăng rực rỡ và trong sáng nghìn thu trên
bầu trời thi ca Trung Quốc và thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét