Đâu đây tiếng sóng vọng về
Xin được mở đề bằng bài
"Thơ lục bát”:
Em đừng trách anh bao năm xa xứ
Đi Tàu, Tây đâu kể hết nẻo đường
Mà khổ thế, thơ vẫn "quê”, khổ thế!
Cứ chạm hồn lục bát lại buồn thương…
(Hồ Phong Tư)
Cứ ngỡ tứ thơ là những câu lục bát, nhưng không, cái hồn lục bát hay hồn dân tộc ăm ắp đầy trong tập thơ Trăng lạnh (NXB Văn học 2012) của Hồ Phong Tư.
Đến với thơ Hồ Phong Tư là đến với cảm xúc chân tình từ trái tim thiết tha yêu đời, yêu người của một công dân Việt Nam. Trăng lạnh là tập thơ thứ tư của một cây bút giàu kinh nghiệm, muốn sẻ chia nỗi niềm trên trang giấy trắng. Thực tế, lời nói gió bay chữ ghi suốt đời tồn tại. Trăng lạnh ra đời lúc này không còn của riêng Nhà thơ mà của chúng ta hay rộng hơn là của toàn dân. Việc sắp xếp những tứ thơ theo trình tự ba mươi bài tứ tuyệt nằm ở phần đầu tập Trăng lạnh phải là dụng ý. Trong chủ đề Với biển, có chăng Tiếng thở dài* trăn trở giữa Trăng lạnh* mênh mông giờ thật yên bình, nhưng mỗi bước chân đi qua cứ trào dâng cảm xúc, lời nhắn nhủ không thể nào quên như giờ phút mặc niệm thiêng liêng, giải bày:
"Tất cả lặng đi. Vầng trăng nhô lên
Trăng đầu tháng xanh gầy trên biển vắng
Muốn gởi gắm điều gì cho xa thẳm
Lại tái tê cát sỏi dưới chân mình…
Em đừng trách anh bao năm xa xứ
Đi Tàu, Tây đâu kể hết nẻo đường
Mà khổ thế, thơ vẫn "quê”, khổ thế!
Cứ chạm hồn lục bát lại buồn thương…
(Hồ Phong Tư)
Cứ ngỡ tứ thơ là những câu lục bát, nhưng không, cái hồn lục bát hay hồn dân tộc ăm ắp đầy trong tập thơ Trăng lạnh (NXB Văn học 2012) của Hồ Phong Tư.
Đến với thơ Hồ Phong Tư là đến với cảm xúc chân tình từ trái tim thiết tha yêu đời, yêu người của một công dân Việt Nam. Trăng lạnh là tập thơ thứ tư của một cây bút giàu kinh nghiệm, muốn sẻ chia nỗi niềm trên trang giấy trắng. Thực tế, lời nói gió bay chữ ghi suốt đời tồn tại. Trăng lạnh ra đời lúc này không còn của riêng Nhà thơ mà của chúng ta hay rộng hơn là của toàn dân. Việc sắp xếp những tứ thơ theo trình tự ba mươi bài tứ tuyệt nằm ở phần đầu tập Trăng lạnh phải là dụng ý. Trong chủ đề Với biển, có chăng Tiếng thở dài* trăn trở giữa Trăng lạnh* mênh mông giờ thật yên bình, nhưng mỗi bước chân đi qua cứ trào dâng cảm xúc, lời nhắn nhủ không thể nào quên như giờ phút mặc niệm thiêng liêng, giải bày:
"Tất cả lặng đi. Vầng trăng nhô lên
Trăng đầu tháng xanh gầy trên biển vắng
Muốn gởi gắm điều gì cho xa thẳm
Lại tái tê cát sỏi dưới chân mình…
(Trăng lạnh)
Sao không là trăng rằm hay trăng khuya cuối tháng, lại là trăng đầu tháng xanh gầy trên biển vắng chứ! Cái hữu hình vầng trăng có thật mong manh. Điểm sáng giữa trời đêm vội vàng khuất lấp, nếu chưa kịp nhận ra sự hiện diện giữa đời, và lúc đó cũng dễ quên đi. Điều thi sĩ gởi gắm đâu chỉ là vầng trăng mà là vẻ đẹp, sự cống hiến của bao người thầm lặng nằm yên đâu đấy, khi bước chân chạm lên trên đất Mẹ, thềm biển đảo Việt Nam "Lại tái tê cát sỏi dưới chân mình…”. Cái thế giới không gian vũ trụ đầy màu sắc nên ngôn ngữ thơ Hồ Phong Tư cũng ngập đầy sắc màu hàm ẩn:
Sao không là trăng rằm hay trăng khuya cuối tháng, lại là trăng đầu tháng xanh gầy trên biển vắng chứ! Cái hữu hình vầng trăng có thật mong manh. Điểm sáng giữa trời đêm vội vàng khuất lấp, nếu chưa kịp nhận ra sự hiện diện giữa đời, và lúc đó cũng dễ quên đi. Điều thi sĩ gởi gắm đâu chỉ là vầng trăng mà là vẻ đẹp, sự cống hiến của bao người thầm lặng nằm yên đâu đấy, khi bước chân chạm lên trên đất Mẹ, thềm biển đảo Việt Nam "Lại tái tê cát sỏi dưới chân mình…”. Cái thế giới không gian vũ trụ đầy màu sắc nên ngôn ngữ thơ Hồ Phong Tư cũng ngập đầy sắc màu hàm ẩn:
"Đôi tình nhân vẫn dìu nhau trên sóng
Biển xanh đến nghi ngờ
khi họ hôn nhau
ôi không nỡ làm đau giây phút ấy
Biển ghen hờn cuồng nộ dưới
lòng sâu…”
Như lời thức tỉnh "tôi không nỡ làm đau”, anh nào
dám nhắc nhở, khuyên can. Con sóng chông chênh lắm, màu xanh biển bất thường dễ
đánh lừa thị giác, lời cảnh báo hãy thức tỉnh, đừng ngủ trên hạnh
phúc đời thường!
Đến chùm thơ Nhớ…*, Chiều nâu*, Đò dọc*, Câu thơ bất tử* xếp chung Những câu thơ nhặt trong bệnh viện ngỡ như an bài cảnh ngộ nhưng đắng đót xót xa khi ước mơ hoài bão dễ gì thực hiện: "Đột ngột cơn đau cướp bạn còn đâu”/ (Câu thơ bất tử). Chuyện sống chết ở đời không thể thêm bớt, làm được những gì cho hôm nay, mai sau hãy cố gắng hết mình.
Những Lượm lặt ở quê dọc Đường làng* khi trở lại: "Không còn bùn vương, nước vũng/ Đường làng sạch láng bê tông” thẳng nếp tinh tươm, lại trào dâng trong anh những bồi hồi nhung nhớ: "Vườn ai trổ bông chuối đỏ/ Cay cay khói rạ trên đồng…”, những nỗi hoài về ngôi Nhà cũ* bỗng đâu đây hương ổi níu kéo thi nhân về với thực tại "…từ gốc cỗi, cành xưa” sao quên được văn hóa làng xã ruột rà bao đời nay còn lại…
Trong phạm vi chủ đề Cá cảnh… với những bài Nuôi cá*, Tranh giành*, Tầm phào*, Phận cá* là những suy ngẫm về thú tiêu khiển của người đời ở mỗi lứa tuổi khác nhau, nhưng biểu hiện rõ thành phần đẳng cấp trong xã hội. Và loài cá cảnh kia ngỡ mình hạnh phúc được chăm chút tháng ngày nhưng chúng có biết đây chỉ là trò chơi trong mắt người: "Những con cá sống trong vũng hẹp/ Có bao giờ mơ thấy tự do?”/ (Tầm phào).
Còn với chùm thơ năm bài về chuyện Làm vườn là mạch cảm xúc chân tình trong không gian tâm tưởng tác giả đang cần bộc bạch. Công việc làm vườn cũng như việc nhặt cỏ, tỉa cành cần mẫn thường xuyên đâu thể ngày một ngày hai, phải qua quá trình lâu dài bền bỉ nhất là trong nhận thức của con người. Dễ gì có luống cải xanh nếu không chịu khó làm đất xới tỉa chăm bón "Cải”* (tr23). Đâu chỉ kinh nghiệm "Bắt sâu đêm”*(tr.24) chưa kịp thời để rồi vướng phải những mất mát kéo theo. Lũ sâu mọt lắm những mưu mô bày trò lôi cuốn. Những Hoa cúc dại*(tr.25) đơn thuần là giống cỏ hoang bé nhỏ trụi trần giữa nắng mưa vẫn dâng cho đời sắc màu tươi sáng. Rồi có sự đối lập đánh thức bạn đọc ý nghĩa sâu sắc việc Đốn cây*:
"Có những cây bóng ngợp khắp vườn
Che cả ánh mặt trời buổi sớm
Sao không đốn cho cây non mau lớn
Hoa trái cạn rồi tham bóng làm chi”
Giá như đặt lợi ích việc mười năm trồng cây lấy bóng mát cho người thì tứ thơ của Hồ Phong Tư hoàn toàn phản cảm. Nhưng tác giả khéo léo chọn từ ngợp trong câu thơ Có những cây bóng ngợp khắp vườn lại Che cả ánh mặt trời buổi sớm. Thì ra không gian khung vườn ở thời điểm cần ánh mặt trời tỏa sáng, dù là cây lớn cũng phải biết tự nhường cho cây bé hơn, non hơn đang cần phát triển. Tham bóng làm chi một khi hoa trái đã cạn mòn cằn cõi. Cây hãy biết tự "đốn” mình là trách nhiệm người đi trước khi sức cùng lực kiệt đâu chỉ có chở che mà còn dìu dắt nâng đỡ lớp người trẻ hơn kế tục công việc dang dở…
Rồi Khoảnh khắc ùa về: " Em đến, như bất chợt/ Mưa chưa ướt giàn trầu/ Đất hạn, thơ còm cõi/ Hỏi chi: Vườn xanh đâu?”/ (Bất chợt) luyến tiếc không nguôi. Và dù tinh tế, nhà thơ vẫn nhận ra vẻ đẹp cốt cách con người như đóa sen bung nở giữa ao hồ, chính nó lớn lên từ bùn lầy dâu bể cuộc đời kia hay còn là sự khẳng định trong cách chơi chữ của tác giả: "Sen chẳng thơm vì sen/ Thơ người xưa viết thế/ Lòng chưa từng dâu bể/ Sen chỉ là sen thôi”/ (Sen). Những thắc mắc: "Đã là hoa đều mong khoe sắc hương dưới ánh mặt trời/ Dẫu hương chưa thơm dẫu màu chưa đẹp/ Sự quyến rũ kia chỉ riêng em biết/ Sao âm thầm dấu vào đêm”/(Dạ hương). Sự giản dị tinh khiết của dạ hương chính là sức quyến rũ kì diệu nhất, cái tinh khôi thâm thúy tiềm ẩn trong hồn cốt con người, đâu cần lụa là gấm vóc thướt tha. Khoảnh khắc sâu lắng mãi trong mỗi tứ thơ Trời đùa*, Chợ tình Khâu Vai*, Bão* đến cả Kiếp Ba Đào* chừng như lận đận: "Thuyền đi ngược, nước chảy xuôi/ Cậy người cầm lái cho tôi đỡ sào/ Lênh đênh cái kiếp ba đào/ Lên thác đã vậy, làm sao xuống ghềnh?” hay hoài nghi đắn do suy tính, mệt nhoài trước dòng đời ghềnh thác lênh đênh.
Thơ tứ tuyệt vốn kiệm lời bởi cái tính cô đọng trong từng câu chữ, nên hiểu thơ tứ tuyệt lại càng khó hơn. Mỗi bài tứ tuyệt trongTrăng lạnh là hơi thở, nhịp sống trên mỗi chặng đường của Hồ Phong Tư trải qua. Chưa thấy đâu là nguồn vui mà bể sâu từng trải, chưa nghe cung bậc véo von lời chim buổi sáng mà những thổn thức ngạt thở đến nao lòng. Quả lời ngắn lắm, tình hun hút thẳm xa…
Có thể như thơ tứ tuyệt chưa đủ thỏa mãn cảm xúc tâm hồn Hồ Phong Tư. Cái tình Trăng lạnh càng vô cùng ấm áp biết bao khi ta đọc hết phần II cho đến Thay lời bạt ở cuối tập thơ. Thật vậy, mênh mang "Thèm/ Ran tiếng gà gáy/ Cho thêm ngày/ Bớt đêm”/ (Tiếng gà), nhưng là những trăn trở: " Câu thơ mọc ở vệ đàng/ Lấm lem cát bụi, ngổn ngang nỗi niềm/…Biết mai? Ừ nhỉ mai này/ Vin vào đâu trả cơn say đời mình?/ (Vin).
Chỉ là vin thôi sao anh khát khao đến thế. Cái điểm tựa cho anh là nhịp tim cuộc sống giữa không gian: "Đêm im lặng nhịp tim khe khẽ/ Lúc như xa và lúc lại như gần”( Nhịp tim) chênh chao khắc khoải trên con đường mòn: "Ta hẹn dưới mưa” cứ trắc trở khi: "Chỉ còn hương bưởi trắng đêm/ Cứ bâng quơ/ trắng/ nỗi niềm/ Không nhau…”. Thơ anh không là muối sao mặn chát trong từng từ từng câu, còn tình anh dạt dào hương gừng bung tỏa trên "Phố nghèo ơi!/ Tháng năm lặng lẽ/…” vui buồn sẻ chia không hề thay đổi:
"Tôi đi lính mười năm trở về
Phố nghèo vẫn thế
Đến chùm thơ Nhớ…*, Chiều nâu*, Đò dọc*, Câu thơ bất tử* xếp chung Những câu thơ nhặt trong bệnh viện ngỡ như an bài cảnh ngộ nhưng đắng đót xót xa khi ước mơ hoài bão dễ gì thực hiện: "Đột ngột cơn đau cướp bạn còn đâu”/ (Câu thơ bất tử). Chuyện sống chết ở đời không thể thêm bớt, làm được những gì cho hôm nay, mai sau hãy cố gắng hết mình.
Những Lượm lặt ở quê dọc Đường làng* khi trở lại: "Không còn bùn vương, nước vũng/ Đường làng sạch láng bê tông” thẳng nếp tinh tươm, lại trào dâng trong anh những bồi hồi nhung nhớ: "Vườn ai trổ bông chuối đỏ/ Cay cay khói rạ trên đồng…”, những nỗi hoài về ngôi Nhà cũ* bỗng đâu đây hương ổi níu kéo thi nhân về với thực tại "…từ gốc cỗi, cành xưa” sao quên được văn hóa làng xã ruột rà bao đời nay còn lại…
Trong phạm vi chủ đề Cá cảnh… với những bài Nuôi cá*, Tranh giành*, Tầm phào*, Phận cá* là những suy ngẫm về thú tiêu khiển của người đời ở mỗi lứa tuổi khác nhau, nhưng biểu hiện rõ thành phần đẳng cấp trong xã hội. Và loài cá cảnh kia ngỡ mình hạnh phúc được chăm chút tháng ngày nhưng chúng có biết đây chỉ là trò chơi trong mắt người: "Những con cá sống trong vũng hẹp/ Có bao giờ mơ thấy tự do?”/ (Tầm phào).
Còn với chùm thơ năm bài về chuyện Làm vườn là mạch cảm xúc chân tình trong không gian tâm tưởng tác giả đang cần bộc bạch. Công việc làm vườn cũng như việc nhặt cỏ, tỉa cành cần mẫn thường xuyên đâu thể ngày một ngày hai, phải qua quá trình lâu dài bền bỉ nhất là trong nhận thức của con người. Dễ gì có luống cải xanh nếu không chịu khó làm đất xới tỉa chăm bón "Cải”* (tr23). Đâu chỉ kinh nghiệm "Bắt sâu đêm”*(tr.24) chưa kịp thời để rồi vướng phải những mất mát kéo theo. Lũ sâu mọt lắm những mưu mô bày trò lôi cuốn. Những Hoa cúc dại*(tr.25) đơn thuần là giống cỏ hoang bé nhỏ trụi trần giữa nắng mưa vẫn dâng cho đời sắc màu tươi sáng. Rồi có sự đối lập đánh thức bạn đọc ý nghĩa sâu sắc việc Đốn cây*:
"Có những cây bóng ngợp khắp vườn
Che cả ánh mặt trời buổi sớm
Sao không đốn cho cây non mau lớn
Hoa trái cạn rồi tham bóng làm chi”
Giá như đặt lợi ích việc mười năm trồng cây lấy bóng mát cho người thì tứ thơ của Hồ Phong Tư hoàn toàn phản cảm. Nhưng tác giả khéo léo chọn từ ngợp trong câu thơ Có những cây bóng ngợp khắp vườn lại Che cả ánh mặt trời buổi sớm. Thì ra không gian khung vườn ở thời điểm cần ánh mặt trời tỏa sáng, dù là cây lớn cũng phải biết tự nhường cho cây bé hơn, non hơn đang cần phát triển. Tham bóng làm chi một khi hoa trái đã cạn mòn cằn cõi. Cây hãy biết tự "đốn” mình là trách nhiệm người đi trước khi sức cùng lực kiệt đâu chỉ có chở che mà còn dìu dắt nâng đỡ lớp người trẻ hơn kế tục công việc dang dở…
Rồi Khoảnh khắc ùa về: " Em đến, như bất chợt/ Mưa chưa ướt giàn trầu/ Đất hạn, thơ còm cõi/ Hỏi chi: Vườn xanh đâu?”/ (Bất chợt) luyến tiếc không nguôi. Và dù tinh tế, nhà thơ vẫn nhận ra vẻ đẹp cốt cách con người như đóa sen bung nở giữa ao hồ, chính nó lớn lên từ bùn lầy dâu bể cuộc đời kia hay còn là sự khẳng định trong cách chơi chữ của tác giả: "Sen chẳng thơm vì sen/ Thơ người xưa viết thế/ Lòng chưa từng dâu bể/ Sen chỉ là sen thôi”/ (Sen). Những thắc mắc: "Đã là hoa đều mong khoe sắc hương dưới ánh mặt trời/ Dẫu hương chưa thơm dẫu màu chưa đẹp/ Sự quyến rũ kia chỉ riêng em biết/ Sao âm thầm dấu vào đêm”/(Dạ hương). Sự giản dị tinh khiết của dạ hương chính là sức quyến rũ kì diệu nhất, cái tinh khôi thâm thúy tiềm ẩn trong hồn cốt con người, đâu cần lụa là gấm vóc thướt tha. Khoảnh khắc sâu lắng mãi trong mỗi tứ thơ Trời đùa*, Chợ tình Khâu Vai*, Bão* đến cả Kiếp Ba Đào* chừng như lận đận: "Thuyền đi ngược, nước chảy xuôi/ Cậy người cầm lái cho tôi đỡ sào/ Lênh đênh cái kiếp ba đào/ Lên thác đã vậy, làm sao xuống ghềnh?” hay hoài nghi đắn do suy tính, mệt nhoài trước dòng đời ghềnh thác lênh đênh.
Thơ tứ tuyệt vốn kiệm lời bởi cái tính cô đọng trong từng câu chữ, nên hiểu thơ tứ tuyệt lại càng khó hơn. Mỗi bài tứ tuyệt trongTrăng lạnh là hơi thở, nhịp sống trên mỗi chặng đường của Hồ Phong Tư trải qua. Chưa thấy đâu là nguồn vui mà bể sâu từng trải, chưa nghe cung bậc véo von lời chim buổi sáng mà những thổn thức ngạt thở đến nao lòng. Quả lời ngắn lắm, tình hun hút thẳm xa…
Có thể như thơ tứ tuyệt chưa đủ thỏa mãn cảm xúc tâm hồn Hồ Phong Tư. Cái tình Trăng lạnh càng vô cùng ấm áp biết bao khi ta đọc hết phần II cho đến Thay lời bạt ở cuối tập thơ. Thật vậy, mênh mang "Thèm/ Ran tiếng gà gáy/ Cho thêm ngày/ Bớt đêm”/ (Tiếng gà), nhưng là những trăn trở: " Câu thơ mọc ở vệ đàng/ Lấm lem cát bụi, ngổn ngang nỗi niềm/…Biết mai? Ừ nhỉ mai này/ Vin vào đâu trả cơn say đời mình?/ (Vin).
Chỉ là vin thôi sao anh khát khao đến thế. Cái điểm tựa cho anh là nhịp tim cuộc sống giữa không gian: "Đêm im lặng nhịp tim khe khẽ/ Lúc như xa và lúc lại như gần”( Nhịp tim) chênh chao khắc khoải trên con đường mòn: "Ta hẹn dưới mưa” cứ trắc trở khi: "Chỉ còn hương bưởi trắng đêm/ Cứ bâng quơ/ trắng/ nỗi niềm/ Không nhau…”. Thơ anh không là muối sao mặn chát trong từng từ từng câu, còn tình anh dạt dào hương gừng bung tỏa trên "Phố nghèo ơi!/ Tháng năm lặng lẽ/…” vui buồn sẻ chia không hề thay đổi:
"Tôi đi lính mười năm trở về
Phố nghèo vẫn thế
(Khác chăng lũ trẻ đông hơn)
Anh xe ôm cười bâng quơ
Cô gội đầu chào mời với đôi chân quyến rũ
Mấy cụ về hưu thấy tôi gật đầu
Chị hàng phở vẫn gọi tôi bằng "thằng”
Bà hàng nước nhìn tôi âu yếm…
Chẳng ai quên đứa bé đánh giầy mồ côi
Có đôi mắt buồn sâu thẳm
Mùa này phố tím bằng lăng…”
Anh xe ôm cười bâng quơ
Cô gội đầu chào mời với đôi chân quyến rũ
Mấy cụ về hưu thấy tôi gật đầu
Chị hàng phở vẫn gọi tôi bằng "thằng”
Bà hàng nước nhìn tôi âu yếm…
Chẳng ai quên đứa bé đánh giầy mồ côi
Có đôi mắt buồn sâu thẳm
Mùa này phố tím bằng lăng…”
(Phố nghèo)
Trong không gian phố hẹp có anh xe ôm, cô gội đầu, mấy cụ hưu trí, chị hàng phở, bà hàng nước,…họ đều là những người lao động chân chính vẫn giữ được cái tình làng nghĩa xóm đùm bọc quý mến chào đón sẻ chia: "Chẳng ai quên đứa bé đánh giầy mồ côi có đôi mắt buồn sâu thẳm”. Bên cạnh ấy còn tồn tại: "Đời mài trơn mặt phẳng/ Nỗi buồn thành hoa văn”/ (Hồn đá) theo tháng năm chất chồng: "Gạt lớp rêu phong cũ/ Gặp hồn đá xanh mờ/ Lẽ nào em quên cả/ Bài thơ tình năm xưa?...” / (Hồn đá). Cho anh thấm đẫm sự đời từ áo mũ ngai vàng trong thời phong kiến thuở nào, thi sĩ nhận ra: " Đường lên Yên Tử gập ghềnh/ Lặng nghe đứt đoạn câu kinh gọi chiều…”/ (Câu kinh đứt đoạn). Như trước đây, Xuân Diệu từng cho rằng "Thơ là lọc lấy tinh chất, là sự vật được phản ánh vào tâm tình”. Nhưng đôi lúc Hồ Phong Tư vẫn có những lập luận như thể văn nói: "Ai cũng nhận mình say/ Biết ai là người tỉnh/ Ai cũng nhận mình tỉnh/ Biết ai là người say”/(Say) xoáy sâu thức tỉnh người đọc giữa tỉnh và say. Không biết mình say hay tỉnh thì sao xác định "Phải làm chủ bản thân để có thể làm chủ thế giới” như Charles Quint từng nhắc nhở. Thì dễ ngộ nhận sự việc khách quan hay chủ quan của thiên tai tác động đến con người nghĩa là chưa nhận ra được chân lí chỉ là mơ hồ: "Ngoài kia trời mưa gió/ Mưa gió đến từ đâu/ Nửa hư và nửa thực/ Cứ bện vào với nhau”/ (Say). Đến lúc nào đó, anh tự an ủi mình: "Chẳng thể nào nói hết được đâu em…/ Giữa hai ta không nói hết bằng lời/ Giấu trong tim, giấu trong môi, trong mắt.../ Hoa xương rồng đỏ tận cùng khao khát/ Khi trả về miền cát bỏng hoang sơ…” (Chẳng thể). Đôi khi muốn vấn an đâu dễ dàng gì: "Có nỗi buồn như mưa đám mây thôi/ Có nỗi buồn theo ta dài năm tháng/ Giây phút tưởng chừng như quên lãng/ Lại hoàn nguyên ứa máu ban đầu…”/ (Nỗi buồn). Ngỡ như anh đau đáu với mối tình đôi lứa, cái khát khao anh là ôm ấp vỗ về, nhưng kì thực là nỗi đau của:
"Ba đứa con ba dòng họ
Ba miền đất nước
Ba tấm bằng Tổ quốc ghi công
Xếp hàng ngang trên vách…
…Ba đứa trẻ gọi nhau là đồng đội
Ngày giỗ thắp cả ba bát hương…
…Nỗi đau chung ôm nỗi đau riêng
Khói hương bay trên dải đất ba miền…”
(Người đàn bà và con số ba).
Với lối thơ điệu nói đâu chỉ sẻ chia còn khẳng định sự mất mát "tử biệt” khi "Ba tấm bằng Tổ quốc ghi công/ Xếp hàng ngang trên vách ” vì mục đích chung là vô cùng lớn lao, những cảm xúc về không gian cộng đồng trong tứ thơ Hồ Phong Tư thiên về nguồn cội, biết ơn và trân trọng những công dân Việt Nam chẳng tiếc máu xương vì hạnh phúc của nhân dân ta. Còn với anh đâu đây: "Nén hương thắp trong chiều mưa nặng hạt/ Tắt đi cháy lại mấy lần”( Tiếng sáo) vấn vương day dứt: " Tóc bạc rồi về với Mẹ, Mẹ ơi!/ Bên mồ Mẹ con không khóc được/ Tiếng con sáo xoáy vào thổn thức/ Khao khát một đời con/ Đau buốt một đời con”/ (Tiếng sáo) !...
Phải chăng Trăng lạnh của Hồ Phong Tư là "Những câu thơ những lát cắt cuộc đời/ Người bắt gặp hình như đâu đó…”/ (Người ơi). Và đọc đoạn kết lời bạt tôi chợt giật mình ngỡ như lời thủ thỉ: "Người xa xôi ơi/ Người chưa biết mặt ơi/ Xin hãy nhận từ trái tim chân thật/ Dù mai kia giã biệt cuộc đời/ Còn tình yêu và mùa xuân khát vọng” mong chờ sự đồng vọng tích cực hướng thiện về vẻ đẹp nhân sinh của con người, phải tự làm giàu tâm hồn bằng việc đi sâu vào thực tế đời sống quanh ta, nơi ấy cung cấp nhiều nguồn đề tài cho thơ ca hồi sinh dễ dàng đến với bạn đọc. Và "mốt” thời đại thơ ca tự nhiên bên ngoài lúc này đang ào ạc đổ về "ao nhà”, phải giữ cho được truyền thống yếu tố thẩm mĩ văn chương làm trong sáng tiếng Việt. Như anh: "… đâu kể hết nẻo đường” đã từng trải để rồi tự nhận "thơ vẫn "quê”, khổ thế! Cứ chạm hồn lục bát lại buồn thương…” ai dám bảo Hồ Phong Tư lớp người cũ bảo thủ khi thơ ca anh đang "thử nghiệm” nhiều thể loại trong Trăng lạnh, hồn lục bát hiện về trào dâng cảm xúc sao gọi là quê được!
Trong không gian phố hẹp có anh xe ôm, cô gội đầu, mấy cụ hưu trí, chị hàng phở, bà hàng nước,…họ đều là những người lao động chân chính vẫn giữ được cái tình làng nghĩa xóm đùm bọc quý mến chào đón sẻ chia: "Chẳng ai quên đứa bé đánh giầy mồ côi có đôi mắt buồn sâu thẳm”. Bên cạnh ấy còn tồn tại: "Đời mài trơn mặt phẳng/ Nỗi buồn thành hoa văn”/ (Hồn đá) theo tháng năm chất chồng: "Gạt lớp rêu phong cũ/ Gặp hồn đá xanh mờ/ Lẽ nào em quên cả/ Bài thơ tình năm xưa?...” / (Hồn đá). Cho anh thấm đẫm sự đời từ áo mũ ngai vàng trong thời phong kiến thuở nào, thi sĩ nhận ra: " Đường lên Yên Tử gập ghềnh/ Lặng nghe đứt đoạn câu kinh gọi chiều…”/ (Câu kinh đứt đoạn). Như trước đây, Xuân Diệu từng cho rằng "Thơ là lọc lấy tinh chất, là sự vật được phản ánh vào tâm tình”. Nhưng đôi lúc Hồ Phong Tư vẫn có những lập luận như thể văn nói: "Ai cũng nhận mình say/ Biết ai là người tỉnh/ Ai cũng nhận mình tỉnh/ Biết ai là người say”/(Say) xoáy sâu thức tỉnh người đọc giữa tỉnh và say. Không biết mình say hay tỉnh thì sao xác định "Phải làm chủ bản thân để có thể làm chủ thế giới” như Charles Quint từng nhắc nhở. Thì dễ ngộ nhận sự việc khách quan hay chủ quan của thiên tai tác động đến con người nghĩa là chưa nhận ra được chân lí chỉ là mơ hồ: "Ngoài kia trời mưa gió/ Mưa gió đến từ đâu/ Nửa hư và nửa thực/ Cứ bện vào với nhau”/ (Say). Đến lúc nào đó, anh tự an ủi mình: "Chẳng thể nào nói hết được đâu em…/ Giữa hai ta không nói hết bằng lời/ Giấu trong tim, giấu trong môi, trong mắt.../ Hoa xương rồng đỏ tận cùng khao khát/ Khi trả về miền cát bỏng hoang sơ…” (Chẳng thể). Đôi khi muốn vấn an đâu dễ dàng gì: "Có nỗi buồn như mưa đám mây thôi/ Có nỗi buồn theo ta dài năm tháng/ Giây phút tưởng chừng như quên lãng/ Lại hoàn nguyên ứa máu ban đầu…”/ (Nỗi buồn). Ngỡ như anh đau đáu với mối tình đôi lứa, cái khát khao anh là ôm ấp vỗ về, nhưng kì thực là nỗi đau của:
"Ba đứa con ba dòng họ
Ba miền đất nước
Ba tấm bằng Tổ quốc ghi công
Xếp hàng ngang trên vách…
…Ba đứa trẻ gọi nhau là đồng đội
Ngày giỗ thắp cả ba bát hương…
…Nỗi đau chung ôm nỗi đau riêng
Khói hương bay trên dải đất ba miền…”
(Người đàn bà và con số ba).
Với lối thơ điệu nói đâu chỉ sẻ chia còn khẳng định sự mất mát "tử biệt” khi "Ba tấm bằng Tổ quốc ghi công/ Xếp hàng ngang trên vách ” vì mục đích chung là vô cùng lớn lao, những cảm xúc về không gian cộng đồng trong tứ thơ Hồ Phong Tư thiên về nguồn cội, biết ơn và trân trọng những công dân Việt Nam chẳng tiếc máu xương vì hạnh phúc của nhân dân ta. Còn với anh đâu đây: "Nén hương thắp trong chiều mưa nặng hạt/ Tắt đi cháy lại mấy lần”( Tiếng sáo) vấn vương day dứt: " Tóc bạc rồi về với Mẹ, Mẹ ơi!/ Bên mồ Mẹ con không khóc được/ Tiếng con sáo xoáy vào thổn thức/ Khao khát một đời con/ Đau buốt một đời con”/ (Tiếng sáo) !...
Phải chăng Trăng lạnh của Hồ Phong Tư là "Những câu thơ những lát cắt cuộc đời/ Người bắt gặp hình như đâu đó…”/ (Người ơi). Và đọc đoạn kết lời bạt tôi chợt giật mình ngỡ như lời thủ thỉ: "Người xa xôi ơi/ Người chưa biết mặt ơi/ Xin hãy nhận từ trái tim chân thật/ Dù mai kia giã biệt cuộc đời/ Còn tình yêu và mùa xuân khát vọng” mong chờ sự đồng vọng tích cực hướng thiện về vẻ đẹp nhân sinh của con người, phải tự làm giàu tâm hồn bằng việc đi sâu vào thực tế đời sống quanh ta, nơi ấy cung cấp nhiều nguồn đề tài cho thơ ca hồi sinh dễ dàng đến với bạn đọc. Và "mốt” thời đại thơ ca tự nhiên bên ngoài lúc này đang ào ạc đổ về "ao nhà”, phải giữ cho được truyền thống yếu tố thẩm mĩ văn chương làm trong sáng tiếng Việt. Như anh: "… đâu kể hết nẻo đường” đã từng trải để rồi tự nhận "thơ vẫn "quê”, khổ thế! Cứ chạm hồn lục bát lại buồn thương…” ai dám bảo Hồ Phong Tư lớp người cũ bảo thủ khi thơ ca anh đang "thử nghiệm” nhiều thể loại trong Trăng lạnh, hồn lục bát hiện về trào dâng cảm xúc sao gọi là quê được!
* Tên những bài thơ trong tập.
10.12.2012
Nguyễn Thị Phụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét