Hình ảnh một buổi chiều
Chiều gợi cảm giác thanh
bình êm ả nhưng rồi mơ hồ mang đến cái buồn mênh mông lơ đãng. Và khi sầu buồn ấy
đi qua tâm hồn người nghệ sĩ đã hoà tan tuôn chảy thành những bài thơ ca cho đời.
Em cố nghĩ ra một chiều vàng
úa
Lá trên cành heo hắt gió ngừng ru
Bùi Giáng khi đi vào cõi của Hàn Mặc Tử đã nói rằng ngày nay người ta không cần
cố gắng cũng thấy rõ sờ sờ một chiều vàng úa? nên chăng trung tâm của mọi nỗi
đau kia muốn nhân loại cùng chìm đắm trong cảnh chiều vàng đến khiếp sợ.
Chiều rơi trên đường vắng, có ta rơi giữa chiều
Hồn ta như gò mối đang chờ phút đầu thai
Ôm vào lòng tiếng hát cao ngất trời của Thái Thanh hoà quyện với những cung bậc
dương cầm da diết trong Đường chiều lá rụng (PD), sẽ thấy chiều buồn rơi đến lạc
phách xiêu hồn đến thế nào
Nhưng có những nỗi buồn mơ hồ lặng lẽ tới bên người không ai hay trong nhạc
Cung Tiến
Chiều buồn len lén tâm tư?
Huyền thoại về chủ nhật đen tối cũng gắn liền với
cảnh chiều trong nhạc Trịnh Công Sơn khi ông viết nên Lời buồn thánh
Lá trên cành heo hắt gió ngừng ru
Bùi Giáng khi đi vào cõi của Hàn Mặc Tử đã nói rằng ngày nay người ta không cần cố gắng cũng thấy rõ sờ sờ một chiều vàng úa? nên chăng trung tâm của mọi nỗi đau kia muốn nhân loại cùng chìm đắm trong cảnh chiều vàng đến khiếp sợ.
Chiều rơi trên đường vắng, có ta rơi giữa chiều
Hồn ta như gò mối đang chờ phút đầu thai
Ôm vào lòng tiếng hát cao ngất trời của Thái Thanh hoà quyện với những cung bậc dương cầm da diết trong Đường chiều lá rụng (PD), sẽ thấy chiều buồn rơi đến lạc phách xiêu hồn đến thế nào
Nhưng có những nỗi buồn mơ hồ lặng lẽ tới bên người không ai hay trong nhạc Cung Tiến
Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
cùng Gọi buồn cho mình nhớ tên? nghe buồn ghé môi sầu? Chiều một mình qua phố
Hay nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã phổ nhạc rất thành công bài Chiều của thi sĩ Hồ Dzếch với điệu valse vui nhộn nhưng không tránh khỏi. Có phải sầu vạn cổ? tiếng buồn vang trong mây? Lê Uyên & Phương trong phút biệt ly ngậm ngùi? buồn rơi ướt vai, buồn ai có hay" ở Chiều phi trường, hay như bài thơ Chiều tím của Đinh Hùng được Đan Thọ phổ nhạc? Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài"
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
cùng Gọi buồn cho mình nhớ tên? nghe buồn ghé môi sầu? Chiều một mình qua phố
Hay nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã phổ nhạc rất thành công bài Chiều của thi sĩ Hồ Dzếch với điệu valse vui nhộn nhưng không tránh khỏi. Có phải sầu vạn cổ? tiếng buồn vang trong mây? Lê Uyên & Phương trong phút biệt ly ngậm ngùi? buồn rơi ướt vai, buồn ai có hay" ở Chiều phi trường, hay như bài thơ Chiều tím của Đinh Hùng được Đan Thọ phổ nhạc? Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài"
Em
đến thăm anh một chiều mưa Tô Vũ, Dương Thiệu Tước với Bóng chiều xưa, chiều Cố
đô của Hoàng Thi Thơ, Hình ảnh một buổi chiều của Lâm Tuyền .... nhiều nhiều lắm
mà kể ra hết buổi chiều hôm nay cũng không đủ.
Bài
viết nhỏ này xin gởi tặng các bạn yêu thích Phạm Duy (hoặc không) hai bản Serenade của Phạm Duy mà tôi yêu thích nhất .
Đã có lúc tôi nghe Chiều về trên sông suốt một buổi chiều cho đến bình minh ngày hôm sau Ca sĩ duy nhất trình bày là Thái Thanh, Chiều về trên sông (1957)
Chiều buông trên giòng sông Cửu Long
Như một cơn ước mong, ơi chiều
Về đâu ơi hàng cây gỗ rong
Nghiêng mình trên sóng sông yêu kiều
Buồn tôi không vì sao bỗng dưng
Theo đò ngang quá giang thương chiều
Bởi vì thương nhiều nên nhớ tình yêu
Bởi vì đời còn nhiều khi là mơ
Bởi vì đời còn nhiều khi thành thơ
Có khi vui lững lờ có khi tuôn sầu u
Bởi vì chiều buồn chiều về giòng sông
Bởi vì tình đời nào chỉ thù oán
Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo
Chiều buông trên giòng sông cuốn mau
Thương đời thương lẫn nhau trong chiều
Về đây bọt bèo muôn khắp nơi
Vui buồn cho có đôi không nhiều
Ngày mai sông về quê mến yêu
Cho trùng dương cũng theo hương chiều
Bể sầu không nhiều nhưng cũng đủ yêu
Tôi đặc biệt ấn tượng với những ca khúc mở đầu bằng tiếng cello nghe thấm lạnh người, thậm chí đầy u ám chết chóc như trong Gloomy Sunday (Heather Nova). Cello dìu dặt như con thuyền đưa người lênh đênh trên dàn violon ùa nhau cất lên những tiếng sóng nhịp nhàng của giòng Cửu Long bát ngát. Và chiều đã buông mình đắp lấy dòng sông chốn miền Nam đất phù sa màu mỡ này. Tiếng hát Thái Thanh đắm say mênh mông từng hơi thở nốt khúc như nét vẽ hình hài một cảnh chiều ảm đạm thê lương. Vì về đâu hỡi hàng cây gỗ rong nghiêng mình trên sóng sông" thương qua cho con Chiều cứ trôi trên dòng, hay thương cho Chiều sẽ ngủ yên khi đêm mở màn, hay chăng thương cho thân phận con người cũng bọt bèo giữa cuộc đời như sóng nước . Buồn, thương, nhớ tràn lan đó đây tất cả chỉ dẫn đến hai chữ tình yêu.
Giọng hát xa vời ngàn mây rồi bỗng lao xuốt đột ngột? Có khi vui lững lờ có khi tuôn sầu u?
Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
Hãy cất tiếng ca cho lòng hôi khô héo
Lẽ ra phải là cất tiếng ca cho đời? thôi? buồn để
nối tiếp cho câu sau nhưng sao lại "thêm" buồn??? Suy nghĩ vẩn vơ một
chút thì trùng dương vô tận đã theo tiếng gọi chiều kéo về đây, một hình ảnh thật
đẹp cho cái sầu được nhân rộng cả đại dương
"Bể sẩu không nhiều nhưng cũng đủ yêu"
Ngàn thế kỷ sau rồi cũng vì câu hát này mà? Yêu như chết là hạnh phúc thôi
Mỗi lần nghe bài này tôi lại nhớ đển bản nhạc Pháp không lời Le matin sur la riviere của Eve Brener, vì buổi sáng trên sông cũng buồn đến hãi hùng.
Ca khúc thứ hai là Chiều tà, nguyên bản là cổ điển Ý Sérénata của EnricoToselli. Đừng nhầm bản này với Serenade (F. Schubert) mà Phạm Duy cũng phổ lời Việt lấy tên là Dạ khúc. Cả hai đều không thể chê vào đâu được nhưng tôi thích Chiều tà hơn. Chỉ cần nghe nghe 2 ca khúc này để thấy tài năng viết lời Việt cho nhạc cổ điển của Phạm Duy siêu vô bờ bến . Và không còn gì để bình luận khi được biết ông bắt đầu viết lời Việt cho chúng năm 20 tuổi.
Lắng trầm tiếng chiều ngân, nhạc dặt dìu ái ân
Người ơi! Nhớ mãi cung đàn
Nnăm tháng phai tàn, duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
Ðã quên hết sầu chưa, lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ, bên gối ơ thờ
Ôi tiếng tơ tình mong chờ
Chiều êm êm đưa duyên về người
Ðàn triền miên nắn tiếng sầu đời
Người hỡi ! Ðến bên tôi nghe lời xao xuyến như chuyện thần tiên
Niềm mơ xưa là đó, cho ta nâng niu lời ca
Chiều mơ không gian, hờ hững cõi Thiên Ðàng
Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ
Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà
Nhạc chiều của chúng ta, là câu ân ái muôn đời
Bóng đã xế rồi, hãy nép trong lòng cõi đời.
Tình Yêu mãi mãi...
Tôi đã chết mê Mai Hương khi lần đầu tiên nghe Nguyệt cầm của Cung Tiến trong một cái tape nhỏ lâu lắm rồi. Nên sau này dù trong cơn say triền miên tiếng hát Thái Thanh thì Mai Hương vẫn luôn xếp ở vị trí cao hơn trong lòng. Hai giọng soprano này nếu so sánh, thì Mai Hương đầy tiếng bass còn Thái Thanh thì sặc treble. Và ở trong nước bây giờ giọng ca Ánh Tuyết thật hay vì được chia đều bass treble của hai người trên. Nên tất nhiên tôi thích Mai Hương trình bày Chiều tà hơn Thái Thanh?
Đã có lúc tôi nghe Chiều về trên sông suốt một buổi chiều cho đến bình minh ngày hôm sau Ca sĩ duy nhất trình bày là Thái Thanh, Chiều về trên sông (1957)
Chiều buông trên giòng sông Cửu Long
Như một cơn ước mong, ơi chiều
Về đâu ơi hàng cây gỗ rong
Nghiêng mình trên sóng sông yêu kiều
Buồn tôi không vì sao bỗng dưng
Theo đò ngang quá giang thương chiều
Bởi vì thương nhiều nên nhớ tình yêu
Bởi vì đời còn nhiều khi là mơ
Bởi vì đời còn nhiều khi thành thơ
Có khi vui lững lờ có khi tuôn sầu u
Bởi vì chiều buồn chiều về giòng sông
Bởi vì tình đời nào chỉ thù oán
Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo
Chiều buông trên giòng sông cuốn mau
Thương đời thương lẫn nhau trong chiều
Về đây bọt bèo muôn khắp nơi
Vui buồn cho có đôi không nhiều
Ngày mai sông về quê mến yêu
Cho trùng dương cũng theo hương chiều
Bể sầu không nhiều nhưng cũng đủ yêu
Tôi đặc biệt ấn tượng với những ca khúc mở đầu bằng tiếng cello nghe thấm lạnh người, thậm chí đầy u ám chết chóc như trong Gloomy Sunday (Heather Nova). Cello dìu dặt như con thuyền đưa người lênh đênh trên dàn violon ùa nhau cất lên những tiếng sóng nhịp nhàng của giòng Cửu Long bát ngát. Và chiều đã buông mình đắp lấy dòng sông chốn miền Nam đất phù sa màu mỡ này. Tiếng hát Thái Thanh đắm say mênh mông từng hơi thở nốt khúc như nét vẽ hình hài một cảnh chiều ảm đạm thê lương. Vì về đâu hỡi hàng cây gỗ rong nghiêng mình trên sóng sông" thương qua cho con Chiều cứ trôi trên dòng, hay thương cho Chiều sẽ ngủ yên khi đêm mở màn, hay chăng thương cho thân phận con người cũng bọt bèo giữa cuộc đời như sóng nước . Buồn, thương, nhớ tràn lan đó đây tất cả chỉ dẫn đến hai chữ tình yêu.
Giọng hát xa vời ngàn mây rồi bỗng lao xuốt đột ngột? Có khi vui lững lờ có khi tuôn sầu u?
Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
Hãy cất tiếng ca cho lòng hôi khô héo
"Bể sẩu không nhiều nhưng cũng đủ yêu"
Ngàn thế kỷ sau rồi cũng vì câu hát này mà? Yêu như chết là hạnh phúc thôi
Mỗi lần nghe bài này tôi lại nhớ đển bản nhạc Pháp không lời Le matin sur la riviere của Eve Brener, vì buổi sáng trên sông cũng buồn đến hãi hùng.
Ca khúc thứ hai là Chiều tà, nguyên bản là cổ điển Ý Sérénata của EnricoToselli. Đừng nhầm bản này với Serenade (F. Schubert) mà Phạm Duy cũng phổ lời Việt lấy tên là Dạ khúc. Cả hai đều không thể chê vào đâu được nhưng tôi thích Chiều tà hơn. Chỉ cần nghe nghe 2 ca khúc này để thấy tài năng viết lời Việt cho nhạc cổ điển của Phạm Duy siêu vô bờ bến . Và không còn gì để bình luận khi được biết ông bắt đầu viết lời Việt cho chúng năm 20 tuổi.
Lắng trầm tiếng chiều ngân, nhạc dặt dìu ái ân
Người ơi! Nhớ mãi cung đàn
Nnăm tháng phai tàn, duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
Ðã quên hết sầu chưa, lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ, bên gối ơ thờ
Ôi tiếng tơ tình mong chờ
Chiều êm êm đưa duyên về người
Ðàn triền miên nắn tiếng sầu đời
Người hỡi ! Ðến bên tôi nghe lời xao xuyến như chuyện thần tiên
Niềm mơ xưa là đó, cho ta nâng niu lời ca
Chiều mơ không gian, hờ hững cõi Thiên Ðàng
Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ
Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà
Nhạc chiều của chúng ta, là câu ân ái muôn đời
Bóng đã xế rồi, hãy nép trong lòng cõi đời.
Tình Yêu mãi mãi...
Tôi đã chết mê Mai Hương khi lần đầu tiên nghe Nguyệt cầm của Cung Tiến trong một cái tape nhỏ lâu lắm rồi. Nên sau này dù trong cơn say triền miên tiếng hát Thái Thanh thì Mai Hương vẫn luôn xếp ở vị trí cao hơn trong lòng. Hai giọng soprano này nếu so sánh, thì Mai Hương đầy tiếng bass còn Thái Thanh thì sặc treble. Và ở trong nước bây giờ giọng ca Ánh Tuyết thật hay vì được chia đều bass treble của hai người trên. Nên tất nhiên tôi thích Mai Hương trình bày Chiều tà hơn Thái Thanh?
muốn
viết thật nhiều lắm như khi đọc từng lời ca, các nàng thơ ấy đã lấy đi niềm cảm
hứng nghèo nàn của tôi mất rồi. Đành lắng nghe vậy nhưng sao vẫn muốn đặc biệt
nhấn vào câu Đã quên hết sầu
chưa? mà tôi rất thích vì buồn lại rơi mơ
hồ xuống đời trong chiều trầm lắng này.
Tình yêu mãi mãi ...
Tình yêu mãi mãi ...
Ôi, nhạc Chiều, tất cả những bản nhạc Chiều tôi đã được nghe đều hay một cách kỳ
lạ.
Tôi thích cái chiều buồn len lén tâm từ trong Hoài Cảm ...tôi thích Chiều Đông của Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy phổ nhạc. "Chiều đông tuyết xứ hoang vu
Bâng Khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn"
Tôi thích cái chiều buồn len lén tâm từ trong Hoài Cảm ...tôi thích Chiều Đông của Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy phổ nhạc. "Chiều đông tuyết xứ hoang vu
Bâng Khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn"
Tôi thích Chiều về trên mây của Từ Công
Phụng ... nhưng thích nhất trong các chiều đó là Nương Chiều của Phạm Duy ...
Nói về nhạc Việt xưa thì không ai là không biết tới Phạm Duy. Một Phạm Duy trung thực, một Phạm Duy trong tình yêu đôi lứa, quê hương, một PD hoài niệm dĩ vãng, một Phạm Duy dấu yêu, một Phạm Duy dữ dằn gay gắt mà lãng mạn, lãng mạn mà thâm thúy. Một Phạm Duy với sức sáng tác khỏe và sâu. Mà thôi nói nhiều cũng bằng thừa, âm nhạc của ông đã chứng tỏ tất cả. Tôi có dùng hàng ngàn hàng vạn trang giấy cũng không đủ và suy cho cùng thì cũng không bao giờ đủ khả năng để hiểu hết âm nhạc của ông.
Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một nét nhỏ trong một
sáng tác của ông mà theo tôi là tuyệt vời. Đó là cái đẹp lúc về chiều của
thiên nhiên nông thôn qua nhạc phẩm NƯƠNG CHIỀU, tôi không muốn đề cập đến những ẩn ý sâu xa về
xã hội lúc bấy giờ của ông!, tôi chỉ muốn nói đến cái đẹp trong bài hát cho mọi
người đọc giải sầu.
Mở đầu bài hát là những nốt nhạc dạo chậm rãi, êm ái theo kiểu LENTO EXPRESSIVO, được chơi bởi đàn violon và piano thật sang trọng. Giọng hát truyền cảm của Quỳnh Dao cất lên: Chiều ơi, lúc chiều về rợp bóng nương khoai, trâu bò về giục mõ xa xôi, ơi chiều? chiều ơi, áo chàm về quảy lúa trên vai, in hình vào sườn núi chơi vơi, ơi chiều....
Hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên lúc về chiều, tôi thấy tâm hồn mình nhẹ bổng bởi khung cảnh thiên nhiên, tôi tưởng tượng mình dang đứng xa xa nhìn về phía chân trời, mặt trời rực một màu hoàng hôn đang dần lùi về sau những rặng núi, bóng những cô gái đang mệt nhọc gánh lúa trở về nhà in vào sườn núi. Ngồi trong phòng nghe nhạc mà tôi như cảm thấy thơm mùi lúa chín, mùi mồ hôi mặn chát mệt nhọc của các cô thôn nữ, mặc dù trong phòng nồng nặc một mùi thuốc lá do tôi phả ra nghi ngút.
Một làn gió thu mát mẻ mang đầy hương đồng nội khiến cho "tay dân cày ngừng giữa làn gió, bởi vì mùi lúa thơm trên những cánh nương vậy mà; tiếng súng xa nghe lẫn oán thương. Đây nhà nông phá rừng gầy luống. Lời bài hát như nâng nhẹ hồn tôi từ yên bình sang dữ dội của một mùa thu đầy chết chóc hoang tàn. Sinh ra trong thời bình, tôi không thể hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh mà tôi chỉ biết rằng nhân dân ta đã đổ máu như thế nào để giành lấy hoà bình. Những giọt máu đổ xuống, thấm vào lòng đất đã làm cho đất nước xanh tươi và những ca từ của Phạm Duy là những giọt máu của ông nhỏ ra mà thành một câu hát, lúc sức tôi chen với sức anh, lấy máu tô cho thắm núi xanh, đem mồ hôi tưới đồng lúa xanh. Đây cũng là ước mơ mà cũng là thực tế không chỉ của riêng Phạm Duy mà còn là của cả một dân tộc. Và bao giờ cũng vậy, như trên tôi đã nói: trong nhạc của Phạm Duy có nét dữ dội mà lãng mạn, và khung cảnh thiên nhiên đã yên bình trở lại Chiều ơi, lúc chiều về mọc ánh trăng tơ, cho ngày mùa bài hát nên thơ, ơi chiều, tôi thấy Phạm Duy là một bậc thầy về sử dụng ca từ. Những câu hát mang đầy chất thơ được xây dựng trong một hoàn cảnh điêu tàn mà vẫn toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên Chiều ơi, mái nhà sàn thở khói âm u cô nàng về để suối tương tư, ơi chiều. Một tình yêu tuyệt đẹp giữa thiên nhiên với con người, giữa con người với thiên nhiên.Tôi liên tưởng đến sự bi hùng trùng hợp một cách thú vị giữa câu hát cô nàng về để suối tương tư, ơi chiều với một khổ thơ của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
dây thép gai đâm nát trời chiều
những đêm dài hành quân nung nấu
bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Tuy không cùng chiến tuyến nhưng cùng cảm xúc nhỉ ???
Thiên nhiên bao giờ cũng dang vòng tay bao dung ôm lấy những con người biết yêu nó và tạo cho họ những cảm xúc để thành những tác phẩm để đời. Và nhờ vậy mà tôi với các bạn mới có cơ hội được thưởng thức một bài hát hay nhhư vậy được.
Chiều ơi, mái nhà sàn thở khói âm u, cô nàng về để suối tương tư, ơi chiều. Tiếng gọi chiều thật thiết tha, trầm mà cao vút, cao vút mà sâu lắng. Tất cả những điều đó đã tạo cho người nghe một cảm giác yên bình, làm cho tâm hồn nhẹ lắng sau những giờ mệt nhọc trong cuộc sống thường nhật.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới giọng hát của ca sỹ Quỳnh Dao, chính giọng hát của bà đã làm cho bài hát thành công một cách đặc biệt. Một giọng hát cao vút, trong trẻo mà truyền cảm mang đậm chất tiền chiến.
Nói túm lại, với tình yêu thiên nhiên của một nhạc sỹ thiên tài, một giọng ca xuất sắc và một tâm hồn người nghe biết đồng cảm đã làm cho bài hát hay trở nên thiêng liêng và không chỉ đơn giản là một bài hát mà còn là những tâm sự, ước mơ, tấm lòng đối với cuộc sống.
Tôi nói điều này với những người biết rung động thật sự với âm nhạc nói chung và Việt xưa nói riêng.
Nói về nhạc Việt xưa thì không ai là không biết tới Phạm Duy. Một Phạm Duy trung thực, một Phạm Duy trong tình yêu đôi lứa, quê hương, một PD hoài niệm dĩ vãng, một Phạm Duy dấu yêu, một Phạm Duy dữ dằn gay gắt mà lãng mạn, lãng mạn mà thâm thúy. Một Phạm Duy với sức sáng tác khỏe và sâu. Mà thôi nói nhiều cũng bằng thừa, âm nhạc của ông đã chứng tỏ tất cả. Tôi có dùng hàng ngàn hàng vạn trang giấy cũng không đủ và suy cho cùng thì cũng không bao giờ đủ khả năng để hiểu hết âm nhạc của ông.
Mở đầu bài hát là những nốt nhạc dạo chậm rãi, êm ái theo kiểu LENTO EXPRESSIVO, được chơi bởi đàn violon và piano thật sang trọng. Giọng hát truyền cảm của Quỳnh Dao cất lên: Chiều ơi, lúc chiều về rợp bóng nương khoai, trâu bò về giục mõ xa xôi, ơi chiều? chiều ơi, áo chàm về quảy lúa trên vai, in hình vào sườn núi chơi vơi, ơi chiều....
Hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên lúc về chiều, tôi thấy tâm hồn mình nhẹ bổng bởi khung cảnh thiên nhiên, tôi tưởng tượng mình dang đứng xa xa nhìn về phía chân trời, mặt trời rực một màu hoàng hôn đang dần lùi về sau những rặng núi, bóng những cô gái đang mệt nhọc gánh lúa trở về nhà in vào sườn núi. Ngồi trong phòng nghe nhạc mà tôi như cảm thấy thơm mùi lúa chín, mùi mồ hôi mặn chát mệt nhọc của các cô thôn nữ, mặc dù trong phòng nồng nặc một mùi thuốc lá do tôi phả ra nghi ngút.
Một làn gió thu mát mẻ mang đầy hương đồng nội khiến cho "tay dân cày ngừng giữa làn gió, bởi vì mùi lúa thơm trên những cánh nương vậy mà; tiếng súng xa nghe lẫn oán thương. Đây nhà nông phá rừng gầy luống. Lời bài hát như nâng nhẹ hồn tôi từ yên bình sang dữ dội của một mùa thu đầy chết chóc hoang tàn. Sinh ra trong thời bình, tôi không thể hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh mà tôi chỉ biết rằng nhân dân ta đã đổ máu như thế nào để giành lấy hoà bình. Những giọt máu đổ xuống, thấm vào lòng đất đã làm cho đất nước xanh tươi và những ca từ của Phạm Duy là những giọt máu của ông nhỏ ra mà thành một câu hát, lúc sức tôi chen với sức anh, lấy máu tô cho thắm núi xanh, đem mồ hôi tưới đồng lúa xanh. Đây cũng là ước mơ mà cũng là thực tế không chỉ của riêng Phạm Duy mà còn là của cả một dân tộc. Và bao giờ cũng vậy, như trên tôi đã nói: trong nhạc của Phạm Duy có nét dữ dội mà lãng mạn, và khung cảnh thiên nhiên đã yên bình trở lại Chiều ơi, lúc chiều về mọc ánh trăng tơ, cho ngày mùa bài hát nên thơ, ơi chiều, tôi thấy Phạm Duy là một bậc thầy về sử dụng ca từ. Những câu hát mang đầy chất thơ được xây dựng trong một hoàn cảnh điêu tàn mà vẫn toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên Chiều ơi, mái nhà sàn thở khói âm u cô nàng về để suối tương tư, ơi chiều. Một tình yêu tuyệt đẹp giữa thiên nhiên với con người, giữa con người với thiên nhiên.Tôi liên tưởng đến sự bi hùng trùng hợp một cách thú vị giữa câu hát cô nàng về để suối tương tư, ơi chiều với một khổ thơ của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
dây thép gai đâm nát trời chiều
những đêm dài hành quân nung nấu
bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Tuy không cùng chiến tuyến nhưng cùng cảm xúc nhỉ ???
Thiên nhiên bao giờ cũng dang vòng tay bao dung ôm lấy những con người biết yêu nó và tạo cho họ những cảm xúc để thành những tác phẩm để đời. Và nhờ vậy mà tôi với các bạn mới có cơ hội được thưởng thức một bài hát hay nhhư vậy được.
Chiều ơi, mái nhà sàn thở khói âm u, cô nàng về để suối tương tư, ơi chiều. Tiếng gọi chiều thật thiết tha, trầm mà cao vút, cao vút mà sâu lắng. Tất cả những điều đó đã tạo cho người nghe một cảm giác yên bình, làm cho tâm hồn nhẹ lắng sau những giờ mệt nhọc trong cuộc sống thường nhật.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới giọng hát của ca sỹ Quỳnh Dao, chính giọng hát của bà đã làm cho bài hát thành công một cách đặc biệt. Một giọng hát cao vút, trong trẻo mà truyền cảm mang đậm chất tiền chiến.
Nói túm lại, với tình yêu thiên nhiên của một nhạc sỹ thiên tài, một giọng ca xuất sắc và một tâm hồn người nghe biết đồng cảm đã làm cho bài hát hay trở nên thiêng liêng và không chỉ đơn giản là một bài hát mà còn là những tâm sự, ước mơ, tấm lòng đối với cuộc sống.
Tôi nói điều này với những người biết rung động thật sự với âm nhạc nói chung và Việt xưa nói riêng.
Một
bài hát nữa rất Ấn tượng về buổi chiều"
Quay tơ - Tử Phác
"Chiều không sương, Buồm mây lắng xuống làng quê
Trơì mênh mông tím ngắt thoi thóp xa mờ
Hàng nước mắt lá rơi bên thềm
Vun vút bóng cau thẳm trời bát ngát gió đưa...
Rì rào lá biếc xót thương lá vàng
Tre ngà đưa bóng heo may hoạ đàn
Chập trùng xa quay đường tơ in bóng dáng người "
Bài hát này hiện nay ỏ Việt Nam thỉnh thoảng mới được nghe trong các chương trình ca nhạc. Một buổi chiều rất đặc trưng với miền trung du Bắc bộ. Và đây trong cái chiều buồn ấy vẫn vút lên hình ảnh người lính của cuộc kháng chiến:
"Người Chiến sĩ ầm gió rét mưa bay, dấn mình trong khói súng
Chiến trướng áo mong manh ...
Đêm về sươi ấm thân
Quyết lấy máu pha tươi sắc cờ"
Bài hát nói về tình cảm của người ở quê nhà với những người lính phuong xa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người con gái một chiều thu buồn ngồi quay sa bên khung cửi lòng nhớ nhung đến người yêu ở chiến trường xa. buồn đến thắt ruột nhìn lá cây như những giọt nước mắt nàng vẫn:
"Quay quay thương nhớ cuốn vào tơ
Quay quay se áo rét dâng chàng
Rộn ràng tơ lướt đến người chiến sĩ yêu
Quay quay lưu luyến cuốn vào tơ
Quay quay chăn ấm quấn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mối dây tình trong lòng
Em dâng người hiên ngang"
Nhịp sa quay nhanh dần và
"Nhịp sa quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Nhìn tơ lên óng chuôt như nắng hanh vàng
Mùa lá chết sắp qua nhớ chàng quay gấp gánh sa tơ vàng chắn lối gió đưa
Cho người chiến sĩ đêm không lạnh lùng
cho người trai cứu nước đang cần áo ấm nhuộm vàng nhớ thương"
Đây là một bài hát tràn đầy tình yêu, lòng yêu nước. Bài này của nhạc sĩ - nhà thơ Tử phác nghe đâu bị hạn chế phổ biến trong kháng chiến.
Quay tơ - Tử Phác
"Chiều không sương, Buồm mây lắng xuống làng quê
Trơì mênh mông tím ngắt thoi thóp xa mờ
Hàng nước mắt lá rơi bên thềm
Vun vút bóng cau thẳm trời bát ngát gió đưa...
Rì rào lá biếc xót thương lá vàng
Tre ngà đưa bóng heo may hoạ đàn
Chập trùng xa quay đường tơ in bóng dáng người "
Bài hát này hiện nay ỏ Việt Nam thỉnh thoảng mới được nghe trong các chương trình ca nhạc. Một buổi chiều rất đặc trưng với miền trung du Bắc bộ. Và đây trong cái chiều buồn ấy vẫn vút lên hình ảnh người lính của cuộc kháng chiến:
"Người Chiến sĩ ầm gió rét mưa bay, dấn mình trong khói súng
Chiến trướng áo mong manh ...
Đêm về sươi ấm thân
Quyết lấy máu pha tươi sắc cờ"
Bài hát nói về tình cảm của người ở quê nhà với những người lính phuong xa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người con gái một chiều thu buồn ngồi quay sa bên khung cửi lòng nhớ nhung đến người yêu ở chiến trường xa. buồn đến thắt ruột nhìn lá cây như những giọt nước mắt nàng vẫn:
"Quay quay thương nhớ cuốn vào tơ
Quay quay se áo rét dâng chàng
Rộn ràng tơ lướt đến người chiến sĩ yêu
Quay quay lưu luyến cuốn vào tơ
Quay quay chăn ấm quấn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mối dây tình trong lòng
Em dâng người hiên ngang"
Nhịp sa quay nhanh dần và
"Nhịp sa quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Nhìn tơ lên óng chuôt như nắng hanh vàng
Mùa lá chết sắp qua nhớ chàng quay gấp gánh sa tơ vàng chắn lối gió đưa
Cho người chiến sĩ đêm không lạnh lùng
cho người trai cứu nước đang cần áo ấm nhuộm vàng nhớ thương"
Đây là một bài hát tràn đầy tình yêu, lòng yêu nước. Bài này của nhạc sĩ - nhà thơ Tử phác nghe đâu bị hạn chế phổ biến trong kháng chiến.
Đọc
bài của Psychocolate và nghe Chiều về trên sông làm cũng hồn siêu phách
lạc theo luôn.
Từ nhỏ đã thích Thái Thanh với Ngàn thu áo tím, Nữa hồn thương đau, Ngọc lan, Nghìn trùng xa cách, đừng xa nhau, Anh đã quên mùa thu, Nước mắt rơi, kỷ vật cho em ...nói tóm lại là thích gần hết, nhưng có lẽ thích ở đây cũng chỉ là một sự gán ghép, bởi nói đúng hơn là thích những bài TThanh hát chứ không hoàn toàn là thích chất giọng.
Với giọng hát eo éo, vút cao và ngân dài tạo cảm giác quá sầu, bi thương và thảm não đến nỗi chẳng dám nghe hết những bài như: Đường chiều lá rụng hay chiều về trên sông ... đó lại là những bài hát thể hiện được "sức công phá" của giọng ca Thái Thanh, đặc biệt là Chiều về trên sông, chỉ đến khi đọc bài viết của Psychocolate mới nhận ra bài hát quá hay, hay không chỉ nhờ bài hát mà còn nhờ giọng ca của người thể hiện, cái chất giọng mà tôi vẫn cho là nếu giảm đi một chút thì sẽ hay hơn nhiều, nhưng với Chiều về trên sông thì khác, chính giọng hát réo rắt, dàn trãi, khi tuôn tràn khi lại lững lờ ấy làm cho người nghe như được đứng trước con sông dài rộng mà vắng vẻ, điều hiu. Chỉ với giọng ca thôi, chưa nói đến lời bài hát vậy mà TT đã diễn tả rất đạt hình ảnh con sông với dòng nước lúc thì lững lờ trôi, lúc lại cuốn mau,tuôn tràn mạnh mẽ và rồi người nghe như bị cuốn hút theo tâm trạng buồn buồn lúc nào không hay.
"Buồn vì thương nhiều", "vì đời nhiều khi là mơ", "vì đời nào chỉ là thù oán", hay đơn giản chỉ là "vì chiều buồn chiều về trên giòng sông" làm tâm hồn con người nghệ sĩ vốn đã nhạy cảm, đa sầu nay càng dễ sầu hơn. Và chữ TÌNH YÊU mà Psychocolate đã đúc kết lại không chỉ đơn thuần theo nghĩa tình yêu trai gái, mà tình yêu ở đây còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn, chủ đạo hơn, phải chăng đó cũng là tình yêu mà Huy Cận đã từng gởi gắm trong bài Tràng giang, cũng hình ảnh củi lạc giữa dòng, bọt bèo lênh đênh trên sông và nỗi buồn man mác nhưng thấm sâu vào cả đất trời, buồn cho cả một kiếp người hay cho một thế hệ bọt bèo, nỗi trôi, buồn khi phát hiện cuộc đời nhiều khi chỉ là mơ, đời nào chỉ thù oán ...
Và rồi, như một lời nhắn nhủ:
"Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo"
Thì ra là bốn câu thơ đã từng ấn tượng và thích khi nghe Tuấn Ngọc hát trong bài Còn gì nữa đâu.
Buồn, nhưng Phạm Duy lại không chìm đắm trong nỗi buồn đó mà kết lòng mình lại rất hay và nhân bản: "Vui buồn cho có đôi", "Bể sầu không nhiều nhưng cũng để yêu".
Một chút cảm xúc tràn về khi nghe bài này, mặt dù Psychocolate đã nói rất hay, nhưng nghe bài hát hay quá, vẫn muốn nói thêm chút gì đó.
Chủ đề này hay quá, làm suốt ngày mở miệng ra là: "Chiều buông trên giòng sông Cửu Long ...". Bài hát về chiều còn một bài rất hay, cũng do Thái Thanh hát, đó là Cơn mê chiều nghe réo rắt và bi thương lắm.
Cũng không biết treble hay bass nhưng thấy rằng càng về sau giọng Ánh Tuyết càng giống giọng Thái Thanh hơn là Mai Hương, với Cung đàn xưa hay Buồn tàn thu nghe Mai Hương hát mê không chịu được, thì Mai Hương là người hát 2 bài này thành công nhất, hỏi thêm một câu nữa: hình như bài Chiều nhịp 4/4 mà, sao có thể là Vasle được?
Gieo hành vi ta gặt thói quen, Gieo thói quen sẽ gặt tính cách, Gieo tính cách thì gặt số phận...
Từ nhỏ đã thích Thái Thanh với Ngàn thu áo tím, Nữa hồn thương đau, Ngọc lan, Nghìn trùng xa cách, đừng xa nhau, Anh đã quên mùa thu, Nước mắt rơi, kỷ vật cho em ...nói tóm lại là thích gần hết, nhưng có lẽ thích ở đây cũng chỉ là một sự gán ghép, bởi nói đúng hơn là thích những bài TThanh hát chứ không hoàn toàn là thích chất giọng.
Với giọng hát eo éo, vút cao và ngân dài tạo cảm giác quá sầu, bi thương và thảm não đến nỗi chẳng dám nghe hết những bài như: Đường chiều lá rụng hay chiều về trên sông ... đó lại là những bài hát thể hiện được "sức công phá" của giọng ca Thái Thanh, đặc biệt là Chiều về trên sông, chỉ đến khi đọc bài viết của Psychocolate mới nhận ra bài hát quá hay, hay không chỉ nhờ bài hát mà còn nhờ giọng ca của người thể hiện, cái chất giọng mà tôi vẫn cho là nếu giảm đi một chút thì sẽ hay hơn nhiều, nhưng với Chiều về trên sông thì khác, chính giọng hát réo rắt, dàn trãi, khi tuôn tràn khi lại lững lờ ấy làm cho người nghe như được đứng trước con sông dài rộng mà vắng vẻ, điều hiu. Chỉ với giọng ca thôi, chưa nói đến lời bài hát vậy mà TT đã diễn tả rất đạt hình ảnh con sông với dòng nước lúc thì lững lờ trôi, lúc lại cuốn mau,tuôn tràn mạnh mẽ và rồi người nghe như bị cuốn hút theo tâm trạng buồn buồn lúc nào không hay.
"Buồn vì thương nhiều", "vì đời nhiều khi là mơ", "vì đời nào chỉ là thù oán", hay đơn giản chỉ là "vì chiều buồn chiều về trên giòng sông" làm tâm hồn con người nghệ sĩ vốn đã nhạy cảm, đa sầu nay càng dễ sầu hơn. Và chữ TÌNH YÊU mà Psychocolate đã đúc kết lại không chỉ đơn thuần theo nghĩa tình yêu trai gái, mà tình yêu ở đây còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn, chủ đạo hơn, phải chăng đó cũng là tình yêu mà Huy Cận đã từng gởi gắm trong bài Tràng giang, cũng hình ảnh củi lạc giữa dòng, bọt bèo lênh đênh trên sông và nỗi buồn man mác nhưng thấm sâu vào cả đất trời, buồn cho cả một kiếp người hay cho một thế hệ bọt bèo, nỗi trôi, buồn khi phát hiện cuộc đời nhiều khi chỉ là mơ, đời nào chỉ thù oán ...
Và rồi, như một lời nhắn nhủ:
"Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo"
Thì ra là bốn câu thơ đã từng ấn tượng và thích khi nghe Tuấn Ngọc hát trong bài Còn gì nữa đâu.
Buồn, nhưng Phạm Duy lại không chìm đắm trong nỗi buồn đó mà kết lòng mình lại rất hay và nhân bản: "Vui buồn cho có đôi", "Bể sầu không nhiều nhưng cũng để yêu".
Một chút cảm xúc tràn về khi nghe bài này, mặt dù Psychocolate đã nói rất hay, nhưng nghe bài hát hay quá, vẫn muốn nói thêm chút gì đó.
Chủ đề này hay quá, làm suốt ngày mở miệng ra là: "Chiều buông trên giòng sông Cửu Long ...". Bài hát về chiều còn một bài rất hay, cũng do Thái Thanh hát, đó là Cơn mê chiều nghe réo rắt và bi thương lắm.
Cũng không biết treble hay bass nhưng thấy rằng càng về sau giọng Ánh Tuyết càng giống giọng Thái Thanh hơn là Mai Hương, với Cung đàn xưa hay Buồn tàn thu nghe Mai Hương hát mê không chịu được, thì Mai Hương là người hát 2 bài này thành công nhất, hỏi thêm một câu nữa: hình như bài Chiều nhịp 4/4 mà, sao có thể là Vasle được?
Gieo hành vi ta gặt thói quen, Gieo thói quen sẽ gặt tính cách, Gieo tính cách thì gặt số phận...
Đúng
là Duy Cường hoà âm bài đấy cho bố nhưng tiếc tôi vẫn chưa được nghe bản hoà tấu. Có thể nói nằm ở CD nào không? Xem trong Paris by Night 30 chủ để Phạm
Duy - Người tình thì trong phần giới thiệu background một đoạn Chiều về trên sông
không lời, không biết có phải của Duy Cường soạn?
Quỳnh Dao diễn tả Nương chiều hơi lạnh?, dùng chữ lạnh chính xác quá vì vốn giọng Quỳnh Dao đã lạnh rồi. Và tôi cũng không thích giọng bà này lắm, lạnh đến mức đóng băng, băng tan thành nước mà dính nước thì nghe như tape hư. Bài thơ Cung Trầm Tưởng bị Phạm Duy phổ nghe khá nhạt nhẽo, không biết có phải do thơ lục bát?.
Cơn mê chiều của Nguyễn Minh Khôi. Ai còn rùng mình khi nhớ đến Mậu Thân xác phơi trên mái lầu Đường nội thành đền xưa ai tàn phá? Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu Đường vào thành, hàng cây trơ trụi lá Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá?
Tôi thì không thích bài này lắm bởi những hình ảnh quá nhạc cảm, hơn nữa tôi chỉ yêu nhạc tình, tình yêu. Và cũng vì tình yêu nên ở Cơn mê chiều thấy nổi bất rất hay ở chỗ, đằng sau những horror nối liên tiếp nhau như vậy thì cuối cùng được kết bằng câu Và chiều nay không có em, đường phố chẳng lên đèn? hay quá phải không. Nửa đêm nằm trên thành lũy cố đô mà nghe Thái Thanh hát chắc thây ma đội mồ sống dậy lắm.
Còn cái vụ Chiều Hồ Dzếnh.
Duong_chieu_la_rung có thể tìm CD này để nghe Chiều tà
Quỳnh Dao diễn tả Nương chiều hơi lạnh?, dùng chữ lạnh chính xác quá vì vốn giọng Quỳnh Dao đã lạnh rồi. Và tôi cũng không thích giọng bà này lắm, lạnh đến mức đóng băng, băng tan thành nước mà dính nước thì nghe như tape hư. Bài thơ Cung Trầm Tưởng bị Phạm Duy phổ nghe khá nhạt nhẽo, không biết có phải do thơ lục bát?.
Cơn mê chiều của Nguyễn Minh Khôi. Ai còn rùng mình khi nhớ đến Mậu Thân xác phơi trên mái lầu Đường nội thành đền xưa ai tàn phá? Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu Đường vào thành, hàng cây trơ trụi lá Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá?
Tôi thì không thích bài này lắm bởi những hình ảnh quá nhạc cảm, hơn nữa tôi chỉ yêu nhạc tình, tình yêu. Và cũng vì tình yêu nên ở Cơn mê chiều thấy nổi bất rất hay ở chỗ, đằng sau những horror nối liên tiếp nhau như vậy thì cuối cùng được kết bằng câu Và chiều nay không có em, đường phố chẳng lên đèn? hay quá phải không. Nửa đêm nằm trên thành lũy cố đô mà nghe Thái Thanh hát chắc thây ma đội mồ sống dậy lắm.
Còn cái vụ Chiều Hồ Dzếnh.
Duong_chieu_la_rung có thể tìm CD này để nghe Chiều tà
Trở
về mái nhà xưa (Back to sorriento?" E.Curtiss)
Chiều tà (Sérénata ?" E.Toselli)
Mơ mộng (Rêverie?" R.Schumann)
Mối tình xa xưa (Célèbre valse de Brahms - Brahms)
Dạ khúc (Serenade ?" F.Schubert)
Tình vui (Plaisir d''amour?" Giovanni Martini)
Khúc hát thanh xuân (When we were young?" J.Strauss)
Chủ nhật buồn (Sombre Dimanche?" Seress Rejso)
Dòng sông xanh (Le beau Danube bleu?" J.Strauss)
Nhạc buồn (Tristesse?" F.Chopin)
Chiều tà (Sérénata ?" E.Toselli)
Mơ mộng (Rêverie?" R.Schumann)
Mối tình xa xưa (Célèbre valse de Brahms - Brahms)
Dạ khúc (Serenade ?" F.Schubert)
Tình vui (Plaisir d''amour?" Giovanni Martini)
Khúc hát thanh xuân (When we were young?" J.Strauss)
Chủ nhật buồn (Sombre Dimanche?" Seress Rejso)
Dòng sông xanh (Le beau Danube bleu?" J.Strauss)
Nhạc buồn (Tristesse?" F.Chopin)
Xin giới thiệu một bản nhạc chiều nữa rất hay của Lâm Tuyền
Hình Ảnh Một Buổi Chiều
Trình bày: Khánh Ly hoặc Sĩ Phú
Đàn chim tung cánh xa khuất mờ
Chiều thu lưu luyến màu thương nhớ.
Nhớ mái đầu ai nhuộm nắng vàng
Buồn biết bao giờ cho hết nguôi.
Lòng ta ai oán man mác sầu
Nhìn xa xôi nhớ thầm mong ước
Như sóng trùng dương theo cánh buồm
Là lúc quên đời không tiếc thương.
Bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà.
Nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời.
Dù bao nhiêu cay đắng
Đến làm nát lòng ta
Tan nát rồi không đoái hoài.
Dù bao nhiêu sóng gió
Quyết đem chí tung hoành.
Sống quên hết bao hận bên lòng.
Hồn ta luôn vương vấn
Bóng người khuất ngàn mây
Ai biết lòng ta những khi chiều tàn.
Nhìn ta say đắm man mác sầu
Lòng ta tha thiết tình thương nhớ
E ấp ngàn câu trong mắt buồn
Người biết ta sầu muôn ý nao.
Miền xa mây núi xanh ngát màu
Hồn bơ vơ lúc hoàng hôn xuống
Khi nắng vàng phai trên núi đồi
Là lúc ta buồn bao kiếp nguôi.
Ở đây ta chỉ nói đến tình cảm những người xa xứ đã thiết tha thế nào khi nhớ về quê hương. Buồn biết bao giờ cho hết nguôi? Trong Khúc hát ly hương, Thái Thanh cũng diễn ta được cái buồn khi phải "ra đi" của Lâm Tuyền Chiều chiều ngồi trông xa khơi mờ sóng, chơi vơi hồn ai tới chốn xa xôi? Và mãi mãi chiều im hơi nhưng buông rơi xuống đời người biết bao nỗi sầu thiên thu. Cứ thích than thở mãi câu
Hình Ảnh Một Buổi Chiều
Trình bày: Khánh Ly hoặc Sĩ Phú
Đàn chim tung cánh xa khuất mờ
Chiều thu lưu luyến màu thương nhớ.
Nhớ mái đầu ai nhuộm nắng vàng
Buồn biết bao giờ cho hết nguôi.
Lòng ta ai oán man mác sầu
Nhìn xa xôi nhớ thầm mong ước
Như sóng trùng dương theo cánh buồm
Là lúc quên đời không tiếc thương.
Bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà.
Nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời.
Dù bao nhiêu cay đắng
Đến làm nát lòng ta
Tan nát rồi không đoái hoài.
Dù bao nhiêu sóng gió
Quyết đem chí tung hoành.
Sống quên hết bao hận bên lòng.
Hồn ta luôn vương vấn
Bóng người khuất ngàn mây
Ai biết lòng ta những khi chiều tàn.
Nhìn ta say đắm man mác sầu
Lòng ta tha thiết tình thương nhớ
E ấp ngàn câu trong mắt buồn
Người biết ta sầu muôn ý nao.
Miền xa mây núi xanh ngát màu
Hồn bơ vơ lúc hoàng hôn xuống
Khi nắng vàng phai trên núi đồi
Là lúc ta buồn bao kiếp nguôi.
Ở đây ta chỉ nói đến tình cảm những người xa xứ đã thiết tha thế nào khi nhớ về quê hương. Buồn biết bao giờ cho hết nguôi? Trong Khúc hát ly hương, Thái Thanh cũng diễn ta được cái buồn khi phải "ra đi" của Lâm Tuyền Chiều chiều ngồi trông xa khơi mờ sóng, chơi vơi hồn ai tới chốn xa xôi? Và mãi mãi chiều im hơi nhưng buông rơi xuống đời người biết bao nỗi sầu thiên thu. Cứ thích than thở mãi câu
Ai
biết lòng ta những khi chiều tàn?
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai
Cho niềm yêu đến bên tôi
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai
Cho niềm yêu đến bên tôi
Vì
thấy rằng lớp "trẻ" lúc đấy không còn nghe nhạc xưa nhiều mà cứ bám
víu vào dòng nhạc trẻ, nhạc sĩ Phạm Duy đã sáng tác một loạt các bài Rong ca (10 bài) vào cuối thập niên 80. Trong đó, mình thích nhất là Rong ca 6 (Nắng
chiều rực rỡ) và Rong ca 10 (Rong Khúc). Bài đầu mình thích qua giọng ca của
ca sĩ Tuấn Ngọc, ca sĩ Thái Thanh có hát nhưng mình không thích lắm (chữ lắm là
dành tình cảm cho bà chứ đúng ra là không thích).
Nắng Chiều Rực Rỡ (Rong Ca 6)
Nhạc sĩ: Phạm Duy
Trình bày: Tuấn Ngọc
Chớ buồn gì trong giây phút chia lìa
Khi chiều về lung lay trúc tre
Cho buồn gì khi tan nắng đêm về
Cho thuận đường âm dương bước đi
Từng vạt nắng chói chan
Còn chảy loang trước hiên
Từng vạt nắng ấm êm
Còn là bao ước nguyện
Ước nguyện thầm cho đôi lứa ân cần
Nuôi thật dài hoàng hôn ái ân
Ươc nguyện rằng khi đêm chết chưa về
Nắng chiều hồng tươi hơn nắng trưa
Điệp khúc:
Em có thấy không nắng chiều rực rỡ
Em co thấy không nắng đẹp còn đó
Nắng còn nắng lê thê thì đêm ơi vội gì
Nang còn nắng bao la thì xin đêm đợi chờ
Cho lịm người nghe anh sắp qua đời
Anh chỉ còn bên em chút thôi
Nếu phải lìa xa nơi thế gian này
Còn một ngày vui muôn nỗi vui
Cuộc tình anh với em
Chỉ con giây phút thôi
Thì tình xin cứ coi
Là nghin tia nắng rọi
Thế kỷ này tan trong nắng ban chiều
Cho lòng người bâng khuâng nhớ nắng
Trước cửa vào trăm năm rất xa vời
Cho chiều đời yêu nhau rất lâu
Được trời phú cho giọng ca cao quá (cao quá đi các bạn à, nghe thử em đi như chiều đi thì ... đứt bóng) nên cái níu kéo khi chiều về trong bài này dai dẳng. Không nắng nào quý hơn nắng chiều, không nắng nào rực rỡ hơn nắng chiều. Lúc này mời thấy nắng thật buồn.
Nắng còn nắng lê thê thì đêm ơi vội gì
Nắng còn nắng bao la thì xin đêm đợi chờ
Nắng Chiều Rực Rỡ (Rong Ca 6)
Nhạc sĩ: Phạm Duy
Trình bày: Tuấn Ngọc
Chớ buồn gì trong giây phút chia lìa
Khi chiều về lung lay trúc tre
Cho buồn gì khi tan nắng đêm về
Cho thuận đường âm dương bước đi
Từng vạt nắng chói chan
Còn chảy loang trước hiên
Từng vạt nắng ấm êm
Còn là bao ước nguyện
Ước nguyện thầm cho đôi lứa ân cần
Nuôi thật dài hoàng hôn ái ân
Ươc nguyện rằng khi đêm chết chưa về
Nắng chiều hồng tươi hơn nắng trưa
Điệp khúc:
Em có thấy không nắng chiều rực rỡ
Em co thấy không nắng đẹp còn đó
Nắng còn nắng lê thê thì đêm ơi vội gì
Nang còn nắng bao la thì xin đêm đợi chờ
Cho lịm người nghe anh sắp qua đời
Anh chỉ còn bên em chút thôi
Nếu phải lìa xa nơi thế gian này
Còn một ngày vui muôn nỗi vui
Cuộc tình anh với em
Chỉ con giây phút thôi
Thì tình xin cứ coi
Là nghin tia nắng rọi
Thế kỷ này tan trong nắng ban chiều
Cho lòng người bâng khuâng nhớ nắng
Trước cửa vào trăm năm rất xa vời
Cho chiều đời yêu nhau rất lâu
Được trời phú cho giọng ca cao quá (cao quá đi các bạn à, nghe thử em đi như chiều đi thì ... đứt bóng) nên cái níu kéo khi chiều về trong bài này dai dẳng. Không nắng nào quý hơn nắng chiều, không nắng nào rực rỡ hơn nắng chiều. Lúc này mời thấy nắng thật buồn.
Nắng còn nắng lê thê thì đêm ơi vội gì
Nắng còn nắng bao la thì xin đêm đợi chờ
Mình
rất yêu nhạc của nhạc sĩ Phú Quang cho dù ông hơi Tây và rất hay phổ nhạc.
Trong đó có cái chiều cô quạnh hoang mang đến não nề qua giọng ca của ca sĩ Ngọc
Anh. Mình rất sợ nhưng lại yêu đến không ngờ cảm giác sau một ngày căng thẳng
rồi đối mặt với chiều trống vắng vô tình
Chiều hoang
Thơ: Thái Thăng Long
Phổ nhạc: Phú Quang
Không có ai
Khi chiều về trước ngõ,
Chiều và chiều thương nhớ
Em và em ở đâu?
Không có ai
Khi chiều đến hư ảo,
Nắng trên cao và gió vô tình.
Chiều hoang cho bài ca
Cho ta và em nơi ấy,
Cho mỗi cuộc đời,
Cho mỗi nhành hoa,
Cho mỗi nụ hôn,
Cho đầy men rượu
Cho cuộc tình lìa xa,
Giấc mơ giờ phôi pha.
Chiều hoang
Thơ: Thái Thăng Long
Phổ nhạc: Phú Quang
Không có ai
Khi chiều về trước ngõ,
Chiều và chiều thương nhớ
Em và em ở đâu?
Không có ai
Khi chiều đến hư ảo,
Nắng trên cao và gió vô tình.
Chiều hoang cho bài ca
Cho ta và em nơi ấy,
Cho mỗi cuộc đời,
Cho mỗi nhành hoa,
Cho mỗi nụ hôn,
Cho đầy men rượu
Cho cuộc tình lìa xa,
Giấc mơ giờ phôi pha.
Và
trong cái bơ vơ của Chiều Hoang, mình lại chợt nhận ra một sự thật.
Chiều không em chân quay về ngơ ngác
Ta còn gì để mà nhớ mà quên
Chiều Không Em
Thơ: Nguyễn Thụy Kha
Nhạc: Phú Quang
Ca sĩ : Ngọc Anh
Chiều không em chiều buồn không em
Trời đầy mây mà trời một mình
Cây nối cây mà xanh xao cô đơn
Nghe trống vắng trống vắng từng giọt chiều
Chiều không em mặt hồ buồn tênh
Mãi lang thang cơn gió vô tình
Chiều không em chân quay về ngơ ngác
Ta còn gì để mà nhớ mà quên
Chiều không em chiều buồn không em
Trái tim ta ai ném bên thềm
Chiều không em câu ca vàng sương khói
Biết về đâu để mà nhớ mà quên.
Chiều không em chân quay về ngơ ngác
Ta còn gì để mà nhớ mà quên
Chiều Không Em
Thơ: Nguyễn Thụy Kha
Nhạc: Phú Quang
Ca sĩ : Ngọc Anh
Chiều không em chiều buồn không em
Trời đầy mây mà trời một mình
Cây nối cây mà xanh xao cô đơn
Nghe trống vắng trống vắng từng giọt chiều
Chiều không em mặt hồ buồn tênh
Mãi lang thang cơn gió vô tình
Chiều không em chân quay về ngơ ngác
Ta còn gì để mà nhớ mà quên
Chiều không em chiều buồn không em
Trái tim ta ai ném bên thềm
Chiều không em câu ca vàng sương khói
Biết về đâu để mà nhớ mà quên.
Đúng là nói đến bài Chiều đông, nhưng nghe Thái
Thanh hát một mình thâu âm trước 75. Quyễn rũ thế nên tôi mất một buổi chiều đông để nghe lại, và cũng nhận ra được tiếng tàu lửa ì ạch ì ạch thích
ghê nhưng chung thì giai điệu vẫn lạt lạt sao ấy, như Thái Thanh ngâm lục bát. Thích nhất Mùa thu Paris của ông, nghe Khánh Hà hát trời ơi là hay. Có nỗi
chiều nào không, buông vào đây đi?
Cảm ơn chút nhạc Phú Quang, đọc bài thơ của Thụy Kha tự dưng thấy yêu người của mình hơn đấy.
Một bài hát rất hay của Phạm Duy Nhượng do Mai Hương trình bày
Tà áo Văn Quân
Có những chiều hoa, nồng nhạt say liên hoan
Bên những người hoa, ngạt ngào hương tóc phấn
Một chàng phiêu lãng, ôm đàn tới giữa đời
Đàn hôn làn tóc, người đẹp tươi nét môi
Mộng vương tà áo
Nhạc giao tình chơi vơi!
Ta gửi về người ôi! mấy cung đàn Tư Mã xưa
Yêu đôi mắt huyền
Xinh như dáng thuyền
Ai nhẹ lay màn the thấp thoáng?
Nàng nhẹ đôi gót hài
Dừng bên mái ngoài
Văng vẳng tiếng ai cười
Như mộng đời xa xôi
Tư Mã chàng ơi, dừng đàn bên Văn Quân
Nâng phím hào hoa, kề làn môi giai nhân
Dựng nhà bên suối, cung đàn ấp má đào
Mộng chưa tàn khúc, Phượng Cầu lưu luyến nhau
Phượng ôi! đàn vắng
Tìm chim Hoàng nơi nào?
Nếu ai từng say Thiên Thai của ns Văn Cao với Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên thì không thể bỏ qua điển tích khúc Phượng cầu hoàng mà chàng Tư Mã đàn gãy tỏ tình với Văn Quân.
Cầu hoàng tay lựa nên vần
Tương Như lòng ấy Văn Quân lòng nào
Cảm ơn chút nhạc Phú Quang, đọc bài thơ của Thụy Kha tự dưng thấy yêu người của mình hơn đấy.
Một bài hát rất hay của Phạm Duy Nhượng do Mai Hương trình bày
Tà áo Văn Quân
Có những chiều hoa, nồng nhạt say liên hoan
Bên những người hoa, ngạt ngào hương tóc phấn
Một chàng phiêu lãng, ôm đàn tới giữa đời
Đàn hôn làn tóc, người đẹp tươi nét môi
Mộng vương tà áo
Nhạc giao tình chơi vơi!
Ta gửi về người ôi! mấy cung đàn Tư Mã xưa
Yêu đôi mắt huyền
Xinh như dáng thuyền
Ai nhẹ lay màn the thấp thoáng?
Nàng nhẹ đôi gót hài
Dừng bên mái ngoài
Văng vẳng tiếng ai cười
Như mộng đời xa xôi
Tư Mã chàng ơi, dừng đàn bên Văn Quân
Nâng phím hào hoa, kề làn môi giai nhân
Dựng nhà bên suối, cung đàn ấp má đào
Mộng chưa tàn khúc, Phượng Cầu lưu luyến nhau
Phượng ôi! đàn vắng
Tìm chim Hoàng nơi nào?
Nếu ai từng say Thiên Thai của ns Văn Cao với Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên thì không thể bỏ qua điển tích khúc Phượng cầu hoàng mà chàng Tư Mã đàn gãy tỏ tình với Văn Quân.
Cầu hoàng tay lựa nên vần
Tương Như lòng ấy Văn Quân lòng nào
Cảm
ơn Psycho nhé, caddis rất hâm mộ Mai Hương đặc biệt với bài Tà Áo Văn Quân.
Caddis có nghe Thanh Lan hát bài này nhưng không quý phái như MH. MH hát dễ
thương quá, êm như nhung, nhẹ như voan. Trong cái album có bài này, chấm
nhất là Cung Đàn Xưa và TAVQ.
Và các bạn yêu Đà Lạt, một buổi chiều bên hồ Xuân Hương ngồi ngắm mây chiều và bầu trời Đà Lạt...
Lê Uyên và KỶ NIỆM TRONG CHIỀU của Lê Uyên Phương
Nhớ nhau
Một chiều nghiêng nắng lá hoa buồn lay
Trời chiều dâng khói cánh chim trời bay
Mình ngồi ngắm mây trời, tuổi hồng đã xa vời.
Suối ơi
Tình sầu như suối biết bao giờ vơi
Màu trời in nước áo em tơ mềm nghèo nàn
Mình chợt buồn như nắng chiều sắp tàn
Ngày vui nắng thành đô xa vời
Còn thương những chiều nghe giọng cười
Ta từng thương mến nhau tuy nụ cười tắt mau
Em đành quên lãng sao?
Nhớ em
Chiều chiều hoa nắng gót chân thềm in
Tuổi đời trong trắng biết đâu ân tình miệt mài
Chờ đợi tay em trong phút si mê cuồng điên
Ngày mai hỡi cố nhân
Buồn khóe mắt ngây thơ sáng hoa đời
Còn chi nữa người ơi
Trả em quay về chiều chiều gợi giấc mơ.
Và các bạn yêu Đà Lạt, một buổi chiều bên hồ Xuân Hương ngồi ngắm mây chiều và bầu trời Đà Lạt...
Lê Uyên và KỶ NIỆM TRONG CHIỀU của Lê Uyên Phương
Nhớ nhau
Một chiều nghiêng nắng lá hoa buồn lay
Trời chiều dâng khói cánh chim trời bay
Mình ngồi ngắm mây trời, tuổi hồng đã xa vời.
Suối ơi
Tình sầu như suối biết bao giờ vơi
Màu trời in nước áo em tơ mềm nghèo nàn
Mình chợt buồn như nắng chiều sắp tàn
Ngày vui nắng thành đô xa vời
Còn thương những chiều nghe giọng cười
Ta từng thương mến nhau tuy nụ cười tắt mau
Em đành quên lãng sao?
Nhớ em
Chiều chiều hoa nắng gót chân thềm in
Tuổi đời trong trắng biết đâu ân tình miệt mài
Chờ đợi tay em trong phút si mê cuồng điên
Ngày mai hỡi cố nhân
Buồn khóe mắt ngây thơ sáng hoa đời
Còn chi nữa người ơi
Trả em quay về chiều chiều gợi giấc mơ.
Hương chiều Đà Lạt, mà này sao vẫn không yêu giọng Lê Uyên
hát hồi xưa, không nói là tệ nữa vì giọng yếu kinh khủng. Để ý xem khi cô
hát câu Màu trời in nước áo em tơ mềm nghe chữ mềm xót xa quá. Hay bài Một ngày vui mùa đông thật chán
hết sức; chỉ thích Lê Uyên & Phương hát khi già (chính xác là hơi
già), xem video thấy giọng khoẻ ghê và thích nhất là CD Khi loài thú xa nhau.
Thái Thanh hát Kiếp sau của Cung Trầm Tưởng mới tuyệt
Em ngó mãi những chiều về trở lại
Mang những gì về trong cõi trăm năm (BG)
Thái Thanh hát Kiếp sau của Cung Trầm Tưởng mới tuyệt
Em ngó mãi những chiều về trở lại
Mang những gì về trong cõi trăm năm (BG)
Cuộc
sống không là những chuối ngày buồn nhưng chẳng bao giờ hết những giai điệu buồn.
Tôi nghe Serenade. Không khóc, nhưng hình như nước mắt đang chảy tràn cùng những
giai điệu. Ở thế giới ấy tôi không còn buồn, ở thế giới ấy tôi chìm đắm trong
âm thanh. Nhưng không thể nói dù chỉ một từ. Rồi tôi chìm vào giấc ngủ, ngủ
trong khi những thanh âm vẫn không ngừng vang vọng.
Nghe Serenade một đêm tháng 5.....
Nhắm mắt lại và mơ, được gió cuốn đi một nơi rất xa, nơi ấy có một cánh đồng rộng mênh mông ngoại ô thành Vienna. Và bản nhạc chiều dịu dàng nhưng cũng thật day dứt. Những dây vĩ cầm đang rung lên.....
Buổi chiều ấy có một chàng trai đứng trước một cánh đồng nho bạt ngàn và mênh mang gió. Ở nơi ấy có hai người thường lén lút gặp nhau. Cánh đồng ấy xanh và xa, chỉ có ánh mặt trời đỏ rực vào một buổi chiều muộn. Tiếng nhạc dịu dàng như những đợt sóng, du dương và réo rắt. Tiếng nhạc đẹp như đôi mắt của cô gái, mà người ta có thể chìm sâu thật sâu trong đôi mắt ấy. Đôi mắt nồng nàn và quyến rũ, đôi mắt chứa một thứ sắc màu của mặt trời có lẽ không một từ ngữ nào diễn tả nổi... tiếng cười trong vắt như pha lê...
Nhưng cũng từ đây, những dây violin vang lên thứ âm thanh quằn quại, đau đớn. Nỗi đau của một người con gái khi không thể ở bên người mình yêu. Nỗi đau không một thứ thuốc nào chữa khỏi. Serenade, nỗi đau của chàng trai còn đó, khi nghe tin người yêu chết, khi hiểu mình đã mắc một sai lầm.
Serenade và những sợi violin run lên day dứt...
Những căn nhà ngoại ô thành phố Vienna cổ kính...những cánh đồng nho trải dài... những chiều mặt trời đỏ mênh mang gió....Và Serenade vang lên...Serenade khóc cho một mối tình...
Nghe Serenade một đêm tháng 5.....
Nhắm mắt lại và mơ, được gió cuốn đi một nơi rất xa, nơi ấy có một cánh đồng rộng mênh mông ngoại ô thành Vienna. Và bản nhạc chiều dịu dàng nhưng cũng thật day dứt. Những dây vĩ cầm đang rung lên.....
Buổi chiều ấy có một chàng trai đứng trước một cánh đồng nho bạt ngàn và mênh mang gió. Ở nơi ấy có hai người thường lén lút gặp nhau. Cánh đồng ấy xanh và xa, chỉ có ánh mặt trời đỏ rực vào một buổi chiều muộn. Tiếng nhạc dịu dàng như những đợt sóng, du dương và réo rắt. Tiếng nhạc đẹp như đôi mắt của cô gái, mà người ta có thể chìm sâu thật sâu trong đôi mắt ấy. Đôi mắt nồng nàn và quyến rũ, đôi mắt chứa một thứ sắc màu của mặt trời có lẽ không một từ ngữ nào diễn tả nổi... tiếng cười trong vắt như pha lê...
Nhưng cũng từ đây, những dây violin vang lên thứ âm thanh quằn quại, đau đớn. Nỗi đau của một người con gái khi không thể ở bên người mình yêu. Nỗi đau không một thứ thuốc nào chữa khỏi. Serenade, nỗi đau của chàng trai còn đó, khi nghe tin người yêu chết, khi hiểu mình đã mắc một sai lầm.
Serenade và những sợi violin run lên day dứt...
Những căn nhà ngoại ô thành phố Vienna cổ kính...những cánh đồng nho trải dài... những chiều mặt trời đỏ mênh mang gió....Và Serenade vang lên...Serenade khóc cho một mối tình...
Ấy
thế, cũng trong một chiều vàng rực rỡ một người từng đã khóc và thốt lên những
câu hát da diết
Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày
Là đến với đớn đau
Nhưng sao trong ta cứ vẫn yêu vẫn nhớ
Nay vội bước bâng khuâng, nghe chiều về vàng trong mắt, cứ trôi chậm dật dờ khi ông, nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh, tình cờ về thăm lại người xưa, ngươi mà một lần ông cũng đã khóc trong tác phẩm Nỗi Lòng. Chiều vàng đến mà lòng xám xịt khi ông để mình trôi trong khung chiều bàng bạc trên đường từ nơi an nghỉ của người xưa, người đã hẹn thề cùng ông Yêu ai , yêu cả một đời, trở về.
Chiều Vàng
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Khánh
Ca sĩ: Hà Thanh
Trên đồi xanh chiều đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng
Riêng mình ta ngồi ngắm quanh trời
lạnh lùng nghe tiếng chim chiều gọi đàn
buồn xa vắng buồn lòng thầm nhớ tới người
Chiều xưa cũng trên đồi cùng ta
Người đã ước nguyền rằng đời riêng có ta
Lời đó còn đâu?
Đường về lòng người tha phuơng nhớ
Chiều dần dần mờ cô thôn vắng
Người yêu dấu ngàn đời thấu chăng
Ta nén đau thương gắng bước hoài
Thuyền chèo tới đâu chưa ngừng bến
Lời thề nguyền ngờ đâu xa vắng
Tình tràn đầy sầu chung non nước
Hồn em có cùng người chứng minh
Anh bước ra đi luyến tiếc hoài
Đời còn có em nay mà thôi
Sương chiều buông rơi mờ mờ rừng chiều dần dần tối
Núi mây bốn phương giang hồ ngơi đi
Thuyền lênh đênh trên sông Đà sóng,
Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày
Là đến với đớn đau
Nhưng sao trong ta cứ vẫn yêu vẫn nhớ
Nay vội bước bâng khuâng, nghe chiều về vàng trong mắt, cứ trôi chậm dật dờ khi ông, nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh, tình cờ về thăm lại người xưa, ngươi mà một lần ông cũng đã khóc trong tác phẩm Nỗi Lòng. Chiều vàng đến mà lòng xám xịt khi ông để mình trôi trong khung chiều bàng bạc trên đường từ nơi an nghỉ của người xưa, người đã hẹn thề cùng ông Yêu ai , yêu cả một đời, trở về.
Chiều Vàng
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Khánh
Ca sĩ: Hà Thanh
Trên đồi xanh chiều đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng
Riêng mình ta ngồi ngắm quanh trời
lạnh lùng nghe tiếng chim chiều gọi đàn
buồn xa vắng buồn lòng thầm nhớ tới người
Chiều xưa cũng trên đồi cùng ta
Người đã ước nguyền rằng đời riêng có ta
Lời đó còn đâu?
Đường về lòng người tha phuơng nhớ
Chiều dần dần mờ cô thôn vắng
Người yêu dấu ngàn đời thấu chăng
Ta nén đau thương gắng bước hoài
Thuyền chèo tới đâu chưa ngừng bến
Lời thề nguyền ngờ đâu xa vắng
Tình tràn đầy sầu chung non nước
Hồn em có cùng người chứng minh
Anh bước ra đi luyến tiếc hoài
Đời còn có em nay mà thôi
Sương chiều buông rơi mờ mờ rừng chiều dần dần tối
Núi mây bốn phương giang hồ ngơi đi
Thuyền lênh đênh trên sông Đà sóng,
lướt lướt trên
sông
Nhìn chiều vàng đồi thông thưa vắng
Lòng bùi ngùi buồn trông theo bóng
Giờ đây viếng thầm hồn cố nhân
Năm tháng trôi qua sóng gió đời
Chiều chiều nhớ em khôn lòng nguôi
Bài này buồn quá. Lại rất đỗi sang trọng trong điệu valse.
Nhìn chiều vàng đồi thông thưa vắng
Lòng bùi ngùi buồn trông theo bóng
Giờ đây viếng thầm hồn cố nhân
Năm tháng trôi qua sóng gió đời
Chiều chiều nhớ em khôn lòng nguôi
Bài này buồn quá. Lại rất đỗi sang trọng trong điệu valse.
Còn
một bài về buổi chiều rất hay mà không thấy nhắc tới - Chiều Một Mình Qua Phố.
Video của bài hát này được quay ngoại cảnh có lẽ là Châu Âu, chắc cũng là buổi
chiều, màu trắng đen, nhìn Khánh Ly đi giữa phố phường Châu Âu thật lạc lõng,
nhưng rất Á Đông với áo dài và tóc chẻ ngôi giữa. Cảnh ở đây làm cảm thấy hoài
cổ, buồn lại nghe bài Chiều Một Mình Qua Phố ở xứ người trên nền nhạc được thu
âm cũ kỹ trước năm 1975, có lẽ Khánh Ly là người hiểu rõ câu "Gọi buồn cho
mình nhớ tên"
Trịnh Công Sơn
Chiều Một Mình Qua Phố
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên.
ĐK
Chiều qua bao nhiêu lần môi cười
Cho mình còn nhớ nhau
Chiều qua bao nhiêu lần tay mời
Nghe buồn ghé môi sầu.
Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu
Ngày nào đời thôi có nhau xin người biết đau.
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gió ơi gió ơi bay lên để bụi đường cay lòng mắt
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm.
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Bước chân nghe quen cũng buồn lạy trời xin còn tuổi xanh
Còn một mình trên phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Ngoài kia không còn nắng mềm ngoài kia ai còn nhớ tên.
Đúng là một buổi chiều rất nhiều tâm trạng của Trịnh Công Sơn mà không giống với bất cứ buổi chiều nào khác.
Còn một buổi chiều nữa là Chiều Trên Quê Hương Tôi - Trịnh Công Sơn vì chưa nghe Khánh Ly hát bài này bao giờ nên cũng chưa biết buổi chiều đó ra sao? có giống như:
Chiều buông trên dòng sông Cửu Long,
như một cơn ước mong, trong chiều
về đâu ơi hàng cây gỗ rong
nghiêng mình trên sóng sông yêu kiều...
Trịnh Công Sơn
Chiều Một Mình Qua Phố
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên.
ĐK
Chiều qua bao nhiêu lần môi cười
Cho mình còn nhớ nhau
Chiều qua bao nhiêu lần tay mời
Nghe buồn ghé môi sầu.
Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu
Ngày nào đời thôi có nhau xin người biết đau.
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gió ơi gió ơi bay lên để bụi đường cay lòng mắt
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm.
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Bước chân nghe quen cũng buồn lạy trời xin còn tuổi xanh
Còn một mình trên phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Ngoài kia không còn nắng mềm ngoài kia ai còn nhớ tên.
Đúng là một buổi chiều rất nhiều tâm trạng của Trịnh Công Sơn mà không giống với bất cứ buổi chiều nào khác.
Còn một buổi chiều nữa là Chiều Trên Quê Hương Tôi - Trịnh Công Sơn vì chưa nghe Khánh Ly hát bài này bao giờ nên cũng chưa biết buổi chiều đó ra sao? có giống như:
Chiều buông trên dòng sông Cửu Long,
như một cơn ước mong, trong chiều
về đâu ơi hàng cây gỗ rong
nghiêng mình trên sóng sông yêu kiều...
Nhắc đến cô Khánh Ly với Chiều một mình qua phố, làm tôi cũng nhớ đến
hình ảnh cô Lê Uyên xách giỏ, chắc là mới đi casino hay shoppin gì về, rồi ngồi
bên ghế đá hát ca khúc Nghe những tàn phai của Trịnh Công Sơn
Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là những đám đông
Người chia tay nhau cuối đường
Ngày đi đêm tới trăm tiếng hư không
Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi
Nắng chiều ngừng trôi mà nắng khuya chưa lên? vậy chắc bầu trời bình yên nhỉ.
Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là những đám đông
Người chia tay nhau cuối đường
Ngày đi đêm tới trăm tiếng hư không
Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi
Nắng chiều ngừng trôi mà nắng khuya chưa lên? vậy chắc bầu trời bình yên nhỉ.
Cho Một Người Tình Xa
Nhạc sĩ: Phú Quang
Người đến đời tôi một chiều rồi người đi
Tình đến đời tôi một mùa rồi tình xa
Ðể rồi một chiều tôi nghe hoang vắng
Ðể rồi một mùa quanh tôi quạnh hiu
Người đi qua làm gì người ơi
Chiều đi qua làm gì chiều ơi
Mùa đi qua làm gì mùa ơi
Cho tôi nghe lạnh giá từng chiều, từng mùa
Ðến một chiều như cơn mơ
Ðến một mùa như nắng ấm
Khiến cho một lần bước chân thật gần trở về một chiều
Một mùa yêu thượng
Vẫn biết tình em như cơn lũ, uổng phí phù sa một kiếp người....
Tình đến đời tôi một mùa rồi tình xa
Ðể rồi một chiều tôi nghe hoang vắng
Ðể rồi một mùa quanh tôi quạnh hiu
Người đi qua làm gì người ơi
Chiều đi qua làm gì chiều ơi
Mùa đi qua làm gì mùa ơi
Cho tôi nghe lạnh giá từng chiều, từng mùa
Ðến một chiều như cơn mơ
Ðến một mùa như nắng ấm
Khiến cho một lần bước chân thật gần trở về một chiều
Một mùa yêu thượng
Vẫn biết tình em như cơn lũ, uổng phí phù sa một kiếp người....
Phú
Quang có những bản nhạc ngăn ngắn, nho nhỏ, xinh xinh. Những ngăn cảm xúc rất đỗi
bình thường, nhưng không phải lúc nào ta cũng để ý, cũng có thể nói ra được.
Chiều đông sương giăng phố vắng
hàng cây lặng câm, hát câu mặc trầm
Ta còn chờ ai, nhạt phai sắc nắng
heo mây tan nhòa, bao giấc mơ xưa
Giờ em mong manh như khói, giờ ta nắng đã chiều rồi
Tình xưa giờ như chiếc lá bay đi phương nào, tan tác muôn nơi
Chợt nhớ ngày ấy, khi em qua phố một chiều
Trao cho ta ấm nụ hôn dại, và vòng tay khao khát mong manh
Chiều nay mình ta lang thang trên phố nhạt nhòa
Sương giăng trắng niềm mong chờ
Chợt chiều đông lạnh giá đến bơ vơ
Buổi chiều, là nơi bắt nguồn cho những nỗi buồn không đầu không cuối... cũng chẳng thể gọi thành tên. Chỉ đơn giản như nó phải thế.
Nếu cho em viết một đoạn cảm xúc về chiều, chắc em chỉ viết được mỗi một câu cực ngắn thôi: Buồn lắm!. Rồi lặng im, không hiểu vì sao buồn.
Nghe Ngọc Anh hát, thấy cô ấy sao mà rũ rượi. Đôi môi dày và một giọng hát khàn khàn mê hoặc. Nhưng khi nghe Ngọc Anh hát nhạc Phú Quang, thì những cảm giác của em còn lại chỉ là cố gắng chìm lắng vào cảm xúc. Và không hiểu sao thấy mình chắc không thể yêu ai được mãnh liệt như thế.
Cái mong manh,tan tác,nhạt nhoà ...đấy ,tất cả là cảm giác về chiều nhưng còn thiếu một thứ mà mỗi người nghe sẽ tự chiêm nghiệm, tự nhận ra. Với em lúc nào cũng là nỗi nhớ. Là những nỗi nhớ mơ hồ, người thân, bạn bè, những cảm xúc xưa cũ.
Mùa thu về đây mưa phùn bay ướt vai em gầy
mùa thu về đây riêng mình ta cùng với trời mây
mùa thu paris có ai đi trong nắng vàng
vòng tay mênh mang bước chân đã nghe buồn hoang
vườn xưa còn đây sao bờ vai nhớ thương vơi đầy
người xa tầm tay riêng mình ta một cõi tình phai
chiều qua công viên có ai đón đưa lối về
thoáng nghe tiếng mưa não nề
ngày chợt dài lê thê
Nào ai biết... nào ai biết... nào ai biết..
biển đợi chờ một đời
người yêu hỡi... người yêu hỡi... người yêu hỡi...
quá xa rồi một thời
tìm đâu thấy... tìm đâu thấy... tìm đâu thấy...
nụ cười buồn ngày nào
có xót xa mờ khuất một mình ta
Chiều qua giòng sông lá vàng rơi dáng ai mơ mộng
chiều qua giòng sông riêng mình ta mòn mỏi chờ mong
chiều qua sông Seine có con chim bay cuối trời
cất lên tiếng ca rã rời
cuộc tình sầu khôn nguôi.
Đấy! Ngô Thuỵ Miên của em, lúc nào cũng thấy thấp thoáng hình bóng của một mối tình lỡ dở. Những say đắm kiểu chia phôi, những nồng nàn của tiếc nuối. Bước qua dòng sông vào một buổi chiều, thấy cánh chim bay cuối trời,thấy mình lẻ loi, đơn điệu. Và trước mắt là cả một cuộc tình sầu.
Nhưng câu này quả là hay:
Sương giăng trắng niềm mong chờ
Chợt chiều đông lạnh giá đến bơ vơ
Lạnh và bơ vơ từ sương giăng rồi đến nỗi nhớ. Cứ thử đi qua Hồ Tây vào chiều sương mùa đông xem. Nhìn những đôi yêu nhau sao cũng thấy lẻ loi và buồn bã.
Chiều đông sương giăng phố vắng
hàng cây lặng câm, hát câu mặc trầm
Ta còn chờ ai, nhạt phai sắc nắng
heo mây tan nhòa, bao giấc mơ xưa
Giờ em mong manh như khói, giờ ta nắng đã chiều rồi
Tình xưa giờ như chiếc lá bay đi phương nào, tan tác muôn nơi
Chợt nhớ ngày ấy, khi em qua phố một chiều
Trao cho ta ấm nụ hôn dại, và vòng tay khao khát mong manh
Chiều nay mình ta lang thang trên phố nhạt nhòa
Sương giăng trắng niềm mong chờ
Chợt chiều đông lạnh giá đến bơ vơ
Buổi chiều, là nơi bắt nguồn cho những nỗi buồn không đầu không cuối... cũng chẳng thể gọi thành tên. Chỉ đơn giản như nó phải thế.
Nếu cho em viết một đoạn cảm xúc về chiều, chắc em chỉ viết được mỗi một câu cực ngắn thôi: Buồn lắm!. Rồi lặng im, không hiểu vì sao buồn.
Nghe Ngọc Anh hát, thấy cô ấy sao mà rũ rượi. Đôi môi dày và một giọng hát khàn khàn mê hoặc. Nhưng khi nghe Ngọc Anh hát nhạc Phú Quang, thì những cảm giác của em còn lại chỉ là cố gắng chìm lắng vào cảm xúc. Và không hiểu sao thấy mình chắc không thể yêu ai được mãnh liệt như thế.
Cái mong manh,tan tác,nhạt nhoà ...đấy ,tất cả là cảm giác về chiều nhưng còn thiếu một thứ mà mỗi người nghe sẽ tự chiêm nghiệm, tự nhận ra. Với em lúc nào cũng là nỗi nhớ. Là những nỗi nhớ mơ hồ, người thân, bạn bè, những cảm xúc xưa cũ.
Mùa thu về đây mưa phùn bay ướt vai em gầy
mùa thu về đây riêng mình ta cùng với trời mây
mùa thu paris có ai đi trong nắng vàng
vòng tay mênh mang bước chân đã nghe buồn hoang
vườn xưa còn đây sao bờ vai nhớ thương vơi đầy
người xa tầm tay riêng mình ta một cõi tình phai
chiều qua công viên có ai đón đưa lối về
thoáng nghe tiếng mưa não nề
ngày chợt dài lê thê
Nào ai biết... nào ai biết... nào ai biết..
biển đợi chờ một đời
người yêu hỡi... người yêu hỡi... người yêu hỡi...
quá xa rồi một thời
tìm đâu thấy... tìm đâu thấy... tìm đâu thấy...
nụ cười buồn ngày nào
có xót xa mờ khuất một mình ta
Chiều qua giòng sông lá vàng rơi dáng ai mơ mộng
chiều qua giòng sông riêng mình ta mòn mỏi chờ mong
chiều qua sông Seine có con chim bay cuối trời
cất lên tiếng ca rã rời
cuộc tình sầu khôn nguôi.
Đấy! Ngô Thuỵ Miên của em, lúc nào cũng thấy thấp thoáng hình bóng của một mối tình lỡ dở. Những say đắm kiểu chia phôi, những nồng nàn của tiếc nuối. Bước qua dòng sông vào một buổi chiều, thấy cánh chim bay cuối trời,thấy mình lẻ loi, đơn điệu. Và trước mắt là cả một cuộc tình sầu.
Nhưng câu này quả là hay:
Sương giăng trắng niềm mong chờ
Chợt chiều đông lạnh giá đến bơ vơ
Lạnh và bơ vơ từ sương giăng rồi đến nỗi nhớ. Cứ thử đi qua Hồ Tây vào chiều sương mùa đông xem. Nhìn những đôi yêu nhau sao cũng thấy lẻ loi và buồn bã.
Chiều trên quê hương tôi
Có khi đây một trời mưa bay
Có nơi kia đồi thông nắng đầy
Có trên sông bờ xa sương khói
Chiều trên quê hương tôi
Nắng phơi trên màu ngói non tươi
Gió mang tin một mùa sẽ tới
Sẽ mưa lâu hoặc con nắng dài
Chiều trên quê hương tôi
Có những chốn riêng cho mọi người
Những con đường lứa đôi
Những góc hè phố vui
Giọt chiều trên lá
Như mắt người cười giữa chiều phai
Chiều trên quê hương tôi
Nắng khép cánh chia tay một ngày
Vết son vàng cuối mây
Tiếng chân về đó đây
Chiều đi nhưng nắng vẫn cho đời
Lửa bếp hồng khơi
Chiều trên quê hương tôi
Gió đến chơi từ bờ biển xa
Núi đôi khi màu sim tím lạ
Nắng như môi hoàng hôn trên phố...
Có khi đây một trời mưa bay
Có nơi kia đồi thông nắng đầy
Có trên sông bờ xa sương khói
Chiều trên quê hương tôi
Nắng phơi trên màu ngói non tươi
Gió mang tin một mùa sẽ tới
Sẽ mưa lâu hoặc con nắng dài
Chiều trên quê hương tôi
Có những chốn riêng cho mọi người
Những con đường lứa đôi
Những góc hè phố vui
Giọt chiều trên lá
Như mắt người cười giữa chiều phai
Chiều trên quê hương tôi
Nắng khép cánh chia tay một ngày
Vết son vàng cuối mây
Tiếng chân về đó đây
Chiều đi nhưng nắng vẫn cho đời
Lửa bếp hồng khơi
Chiều trên quê hương tôi
Gió đến chơi từ bờ biển xa
Núi đôi khi màu sim tím lạ
Nắng như môi hoàng hôn trên phố...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét