Tiếng hát Khánh Ly thường gắn
liền với những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Có những ca khúc rất hay về
tình yêu kiểu ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau. Sỏi đá là vật cứng rắn, vô
tri vô giác mà còn cần có nhau huống hồ gì những con người tình cảm với trái
tim bằng thịt mềm yếu. Dù cho bạn còn trẻ hay đã già đầu hai thứ tóc, dù nam
hay nữ, sống lẽ loi cô độc một mình buồn lắm.
Những ca khúc khác khi thì như những lời giải bày niềm vui nỗi buồn, nỗi cô đơn của chính tác giả, khi khác là một sự phơi bày những suy tư khắc khoải, như là lời thở than về thân phận con người quá nhỏ nhoi trước cái bao la của vũ trụ, về giới hạn của mỗi đời người trước cái vô cùng tận của thời gian kiểu bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé, bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi.
Cũng có khi đó là sự trăn trở đớn đau khi bất lực phải chứng kiến cảnh người chết hai lần, thịt da nát tan, chứng kiến những chết chóc, chia ly, tàn phá từ chiến tranh chống Pháp cho tới cuộc chiến tương tàn giữa hai miền Nam Bắc gây ra.
Ngoài những tình khúc của nhạc sĩ họ Trịnh, Khánh Ly cũng hát những bản tình ca của nhiều nhạc sĩ khác. Ví dụ như bài Gọi Người Yêu Dấu của Vũ Đức Nghiêm, và bài Sao Đành Xa Em của Nguyệt Ánh /Marguerite Phạm. Nghe cũng rất ư là nhức nhối!
Những ca khúc khác khi thì như những lời giải bày niềm vui nỗi buồn, nỗi cô đơn của chính tác giả, khi khác là một sự phơi bày những suy tư khắc khoải, như là lời thở than về thân phận con người quá nhỏ nhoi trước cái bao la của vũ trụ, về giới hạn của mỗi đời người trước cái vô cùng tận của thời gian kiểu bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé, bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi.
Cũng có khi đó là sự trăn trở đớn đau khi bất lực phải chứng kiến cảnh người chết hai lần, thịt da nát tan, chứng kiến những chết chóc, chia ly, tàn phá từ chiến tranh chống Pháp cho tới cuộc chiến tương tàn giữa hai miền Nam Bắc gây ra.
Ngoài những tình khúc của nhạc sĩ họ Trịnh, Khánh Ly cũng hát những bản tình ca của nhiều nhạc sĩ khác. Ví dụ như bài Gọi Người Yêu Dấu của Vũ Đức Nghiêm, và bài Sao Đành Xa Em của Nguyệt Ánh /Marguerite Phạm. Nghe cũng rất ư là nhức nhối!
Gọi người yêu dấu
Vũ Đức Nghiêm - Khánh Ly
Sao đành xa em - Nguyệt Ánh - Guitar
Cái e nhạc Khánh Ly hát thường là như thế. Cho nên quả là một sự ngạc nhiên đầy
thích thú khi nghe cô hát bài Giả Vờ của nhạc sĩ Trần Duy Đức, phổ
thơ Cẩm Vân trong cái CD Chưa Phai (Khánh Ly Productions phát hành
năm 2011).
Giả vờ
Trần Duy Đức, thơ Cẩm Vân - Khánh Ly
Thì cứ giả vờ mình đã yêu đâu
Để mắt trao tìm lòng không bối rối
Để tay trong tay không buông vội
Mình chỉ bạn bè nên chã làm sao
Thì cứ giả vờ mình vẫn chưa yêu
Khỏi ai tò mò buồn lây vô cớ
Mình vô tư yêu không lo sợ
Tình chẳng phụ tình tim sẽ không đau
Thì thà cứ giả vờ tình đâu đã tới
Tình chưa hẹn hò tình sẽ còn dài
Tình không vội vàng nên tình vẫn mới
Tình chưa bắt đầu tình sẽ chưa phai
Thì cứ giả vờ mình có yêu đâu
Khỏi ai xầm xì dù thương hay ghét
Mình yêu nhau đâu cần ai biết
Chỉ biết riêng mình nên hiểu tình nhau
Thì cứ giả vờ mình đã yêu đâu. Đó là một sự giả vờ dễ thương và vô hại, giữa hai kẻ yêu nhau, có tính cách giả tưởng trong thơ nhạc. Thực tế cuộc sống có những sự giả vờ mang lại hậu quả không lường trước được và khá phũ phàng cho người trong cuộc.
Khoảng hơn hai chục năm về trước lúc chính phủ Mỹ có chương trình nhận con lai, những đứa con rơi của những người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam, đã có trường hợp một số gia đình giàu có mua con lai giả làm con ruột mình để được đi định cư cả gia đình. Thường thì những vụ giả vờ như thế đều trót lọt, nguyên gia đình đặt chân đến Mỹ quốc an toàn. Hai bên cùng có lợi, chỉ có chính phủ Mỹ với chính sách nhân đạo là bị xí gạt. Hiếm hoi cũng có những trường hợp, khi cả gia đình đến trại chuyển tiếp Bataan, Philippines để học sinh ngữ và chờ làm thủ tục định cư thì đứa con lai trở chứng quậy tới bến cái gia đình giả mạo ấy. Nào là vòi thêm tiền bạc, nào là xách nhiễu tình dục "chị, em " trong gia đình, thậm chí xách nhiễu luôn cả người mà trên giấy tờ là "mẹ" hắn. Bị nắm yếu điểm, làm lớn chuyện thì đổ bể mất cơ hội vào nước Mỹ nên cả gia đình đành phải ngậm đắng nuốt cay chịu đựng để qua phà. Cái giá của tự do không phải rẻ!
Đến định cư ở cái xứ sở tự do phóng khoáng nầy, lợi dụng sự dễ dãi của chính sách trợ cấp của nhà nước, đã có một số ít những cặp vợ chồng sống chung với nhau nhiều năm, có giấy hôn thú đàng hoàng, có nhiều mặt con, một ngày nào đó ra văn phòng luật sư làm giấy tờ giả vờ ly dị để một người, thường là người vợ lãnh tiền trợ cấp xã hội. Bởi một đầu lương ba cọc ba đồng của người chồng thường chỉ đủ ăn mà không dư nhiều. Ly dị giả nhưng vẫn cứ sống chung thật, thậm chí sau đó vẫn tiếp tục cho ra đời những đứa con lấy họ mẹ và khai không biết cha là ai. Trường hợp khác, vợ chồng ban đầu ly dị giả để lãnh trợ cấp, sau thành ly dị thật vì ông chồng sau khi xé tờ hôn thú, ván đã nhổ đinh, được tự do bèn về Việt Nam kiếm bồ nhí. Đến nước đó thì bà vợ há miệng mắc quai, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, ngồi ca bài Sao Đành Xa Em, chứ làm gì được hơn?
Để mắt trao tìm lòng không bối rối
Để tay trong tay không buông vội
Mình chỉ bạn bè nên chã làm sao
Thì cứ giả vờ mình vẫn chưa yêu
Khỏi ai tò mò buồn lây vô cớ
Mình vô tư yêu không lo sợ
Tình chẳng phụ tình tim sẽ không đau
Thì thà cứ giả vờ tình đâu đã tới
Tình chưa hẹn hò tình sẽ còn dài
Tình không vội vàng nên tình vẫn mới
Tình chưa bắt đầu tình sẽ chưa phai
Thì cứ giả vờ mình có yêu đâu
Khỏi ai xầm xì dù thương hay ghét
Mình yêu nhau đâu cần ai biết
Chỉ biết riêng mình nên hiểu tình nhau
Thì cứ giả vờ mình đã yêu đâu. Đó là một sự giả vờ dễ thương và vô hại, giữa hai kẻ yêu nhau, có tính cách giả tưởng trong thơ nhạc. Thực tế cuộc sống có những sự giả vờ mang lại hậu quả không lường trước được và khá phũ phàng cho người trong cuộc.
Khoảng hơn hai chục năm về trước lúc chính phủ Mỹ có chương trình nhận con lai, những đứa con rơi của những người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam, đã có trường hợp một số gia đình giàu có mua con lai giả làm con ruột mình để được đi định cư cả gia đình. Thường thì những vụ giả vờ như thế đều trót lọt, nguyên gia đình đặt chân đến Mỹ quốc an toàn. Hai bên cùng có lợi, chỉ có chính phủ Mỹ với chính sách nhân đạo là bị xí gạt. Hiếm hoi cũng có những trường hợp, khi cả gia đình đến trại chuyển tiếp Bataan, Philippines để học sinh ngữ và chờ làm thủ tục định cư thì đứa con lai trở chứng quậy tới bến cái gia đình giả mạo ấy. Nào là vòi thêm tiền bạc, nào là xách nhiễu tình dục "chị, em " trong gia đình, thậm chí xách nhiễu luôn cả người mà trên giấy tờ là "mẹ" hắn. Bị nắm yếu điểm, làm lớn chuyện thì đổ bể mất cơ hội vào nước Mỹ nên cả gia đình đành phải ngậm đắng nuốt cay chịu đựng để qua phà. Cái giá của tự do không phải rẻ!
Đến định cư ở cái xứ sở tự do phóng khoáng nầy, lợi dụng sự dễ dãi của chính sách trợ cấp của nhà nước, đã có một số ít những cặp vợ chồng sống chung với nhau nhiều năm, có giấy hôn thú đàng hoàng, có nhiều mặt con, một ngày nào đó ra văn phòng luật sư làm giấy tờ giả vờ ly dị để một người, thường là người vợ lãnh tiền trợ cấp xã hội. Bởi một đầu lương ba cọc ba đồng của người chồng thường chỉ đủ ăn mà không dư nhiều. Ly dị giả nhưng vẫn cứ sống chung thật, thậm chí sau đó vẫn tiếp tục cho ra đời những đứa con lấy họ mẹ và khai không biết cha là ai. Trường hợp khác, vợ chồng ban đầu ly dị giả để lãnh trợ cấp, sau thành ly dị thật vì ông chồng sau khi xé tờ hôn thú, ván đã nhổ đinh, được tự do bèn về Việt Nam kiếm bồ nhí. Đến nước đó thì bà vợ há miệng mắc quai, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, ngồi ca bài Sao Đành Xa Em, chứ làm gì được hơn?
Sao đành xa em - Nguyệt Ánh - Khánh Ly
Những năm gần đây, một sự giả vờ khác cũng khá phổ biến trong cộng đồng. Đã có
những trường hợp người độc thân ở bên này, về Việt Nam làm giấy hôn thú thật,
thực tế đó chỉ là một sự kết hôn giả với người trong nước. Để rồi sau cái mà
Ăng-lê gọi là marriage of convenience, người bên này sẽ làm giấy tờ bảo
lãnh mang người từ trong nước qua. Đổi lại phía người được bảo lãnh sẽ phải chi
trả một số tiền. Thời giá hiện tại là từ ba cho tới năm chục ngàn đô, chưa kể
những khoản phụ phí như vé máy bay về Việt Nam, chi phí làm đám cưới, chụp hình
làm bằng chứng... Qua được một thời gian thì cả hai làm giấy tờ ly dị để rồi tới
phiên người được bảo lãnh sẽ đứng ra bảo lãnh một người khác từ trong nước. Cứ
thế mà làm tới. Chính phủ Canada có lẽ cũng dần khôn ra nên đã sửa đổi luật Di
Trú, đòi hỏi những người được bảo lãnh qua được tới đây, sau khi ly dị phải chờ
tối thiểu một khoảng thời gian vài năm trước khi chính người đó có thể đứng ra
làm giấy tờ bảo lãnh người khác.
Người viết trong công việc hàng ngày dính líu tới bảo hiểm xe, cũng đã gặp những trường hợp người bị tai nạn xe cộ xong giả vờ khai bị thương để đòi công ty bảo hiểm bồi thường thương tích. Với lưu lượng xe cộ rất lớn trong một thành phố nhiều triệu dân, cộng với thời tiết mùa đông, tuyết rơi làm đường trơn trượt, mỗi ngày có cả trăm vụ tai nạn xe cộ xảy ra. Chuyện xe cộ cọ quẹt nhau là bình thường. Phần lớn những vụ đụng xe chỉ là fender bender. Nặng hơn thì xe bị móp méo biến dạng, mất khá tiền để sửa chữa. Chiếc xe hơi với túi không khí airbag cộng với những thanh sắt an toàn hai bên cửa thường đủ để bảo vệ người ngồi trong xe. Có đụng xe với nhau thì người ngồi trong xe thường chỉ bị trật cổ (whiplash) hay da thịt bầm dập trầy trụa (soft tissue injury), độ mười ngày một tuần thì hết đau. Chỉ có một số ít những tai nạn là thật sự nghiêm trọng gây chết người, gãy tay gãy chân, hoặc gây thương tật hay tàn phế vĩnh viễn. Hậu quả của những vụ giả vờ bị thương để đòi bồi thường là ở Toronto, cái thành phố đông dân nhất Canada nầy giá bảo hiểm xe cao ngất ngưởng, có thể nói cao nhất Bắc Mỹ. Và mỗi năm cứ mỗi tăng.
Nói nào ngay, nhìn dưới khía cạnh lạc quan, không phải mọi sự giả vờ đều xấu. Trong bóng đá hay bóng rỗ, những cầu thủ lão luyện khi đi banh có thể làm những động tác giả như ngã người, đưa chân, nhá tay,... để đánh lừa làm đối phương mất trớn rồi sau đó lướt dẫn banh vượt qua đối thủ.
Theo sách sử vào năm 1416 Lê Lợi đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống lại quân Minh xâm lược. Trong một lần đánh nhau bị quân Minh bao vây chận các lối thoát, tướng Lê Lai tình nguyện thân khoác hoàng bào giả làm Lê Lợi đánh lạc hướng quân địch để nhân cơ hội vòng vây lơi lỏng, Lê Lợi thoát hiểm. Đó là một cú giả vờ mà không có nó, lịch sử có lẽ đã khác hẳn.
Có một câu chuyện giả vờ làm ngơ không nhận ra nhau mang lại một kết cục thật là ngoạn mục. Câu chuyện có thật nghe được do chính người trong cuộc và cũng là thầy dạy học hiện đang định cư tại thành phố Montreal, Canada kể ra. Thầy tốt nghiệp tiến sĩ ở Bắc Mỹ, về nước khoảng đầu những năm 1970. Ngoài dạy học tại khoa Hoá trường Kỷ Thuật Phú Thọ, thầy còn là chuyên viên trong ê-kíp của Phó Thủ Tướng Đặc Trách Kinh Tế Nguyễn Văn Hảo của nền Đệ Nhị Cộng Hoà. Với lý tưởng phục vụ xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, thầy đã chọn ở lại mà không di tản ngày 30 tháng Tư, 1975.Nhận lời yêu cầu giúp của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố, thầy cùng với học trò đảm nhận và đã phục hồi thành công nhà máy sản xuất cà phê hòa tan Netcafe, đưa nó trở lại hoạt động. Khả năng chuyên môn cao đó khiến thầy bị thành ủy dưới quyền của bí thư Võ Văn Kiệt cấm không được phép ra khỏi nước. Sau lần tìm cách vượt biên không thành, gia đình thầy có giấy bảo lãnh đoàn tụ gia đình từ thân nhân của cô ở Canada. Do có tên trong bản phong thần không được rời khỏi nước, thầy đã phải làm lý lịch giả để xin xuất cảnh. Oái ăm thay trong buổi phỏng vấn có công an ngồi canh, nhân viên sở di trú Canada lại chính là người bạn học chung lúc thầy học lấy bằng cao học tại trường đại học McMaster ở Hamilton, Ontario, Canada. Người bạn học/nhân viên sở di trú đó đã nhanh trí, giả vờ làm ngơ như không nhận ra bạn cũ nay mang một lý lịch tên họ mới. Ra được khỏi Việt Nam chính người bạn/nhân viên sở di trú đó đã đón thầy tại phi trường Bangkok, Thailand để tay bắt mặt mừng, nhận lại bạn cũ. Quả là một cú giả vờ trong một bối cảnh sinh tử với một kết thúc có hậu, một happy ending.
Thì cứ giả vờ mình vẫn chưa yêu. Bạn ơi bạn tin tôi đi, yêu đương vui lắm. Càng lớn tuổi, càng nhiều kinh nghiệm, tình yêu càng đầm thắm, dại chi sống giả vờ cho mệt vậy? Thôi thì cứ làm như Lời Mẹ Dặn nhà thơ Phùng Quán. Yêu ai cứ bảo là yêu. Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không nói yêu thành ghét. Nhưng nếu ai cầm dao dọa giết, chắc phải suy nghĩ kỹ coi có nên nói ghét thành yêu không. Phải bảo toàn mạng sống để còn nuôi con nữa chứ!.
Người viết trong công việc hàng ngày dính líu tới bảo hiểm xe, cũng đã gặp những trường hợp người bị tai nạn xe cộ xong giả vờ khai bị thương để đòi công ty bảo hiểm bồi thường thương tích. Với lưu lượng xe cộ rất lớn trong một thành phố nhiều triệu dân, cộng với thời tiết mùa đông, tuyết rơi làm đường trơn trượt, mỗi ngày có cả trăm vụ tai nạn xe cộ xảy ra. Chuyện xe cộ cọ quẹt nhau là bình thường. Phần lớn những vụ đụng xe chỉ là fender bender. Nặng hơn thì xe bị móp méo biến dạng, mất khá tiền để sửa chữa. Chiếc xe hơi với túi không khí airbag cộng với những thanh sắt an toàn hai bên cửa thường đủ để bảo vệ người ngồi trong xe. Có đụng xe với nhau thì người ngồi trong xe thường chỉ bị trật cổ (whiplash) hay da thịt bầm dập trầy trụa (soft tissue injury), độ mười ngày một tuần thì hết đau. Chỉ có một số ít những tai nạn là thật sự nghiêm trọng gây chết người, gãy tay gãy chân, hoặc gây thương tật hay tàn phế vĩnh viễn. Hậu quả của những vụ giả vờ bị thương để đòi bồi thường là ở Toronto, cái thành phố đông dân nhất Canada nầy giá bảo hiểm xe cao ngất ngưởng, có thể nói cao nhất Bắc Mỹ. Và mỗi năm cứ mỗi tăng.
Nói nào ngay, nhìn dưới khía cạnh lạc quan, không phải mọi sự giả vờ đều xấu. Trong bóng đá hay bóng rỗ, những cầu thủ lão luyện khi đi banh có thể làm những động tác giả như ngã người, đưa chân, nhá tay,... để đánh lừa làm đối phương mất trớn rồi sau đó lướt dẫn banh vượt qua đối thủ.
Theo sách sử vào năm 1416 Lê Lợi đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống lại quân Minh xâm lược. Trong một lần đánh nhau bị quân Minh bao vây chận các lối thoát, tướng Lê Lai tình nguyện thân khoác hoàng bào giả làm Lê Lợi đánh lạc hướng quân địch để nhân cơ hội vòng vây lơi lỏng, Lê Lợi thoát hiểm. Đó là một cú giả vờ mà không có nó, lịch sử có lẽ đã khác hẳn.
Có một câu chuyện giả vờ làm ngơ không nhận ra nhau mang lại một kết cục thật là ngoạn mục. Câu chuyện có thật nghe được do chính người trong cuộc và cũng là thầy dạy học hiện đang định cư tại thành phố Montreal, Canada kể ra. Thầy tốt nghiệp tiến sĩ ở Bắc Mỹ, về nước khoảng đầu những năm 1970. Ngoài dạy học tại khoa Hoá trường Kỷ Thuật Phú Thọ, thầy còn là chuyên viên trong ê-kíp của Phó Thủ Tướng Đặc Trách Kinh Tế Nguyễn Văn Hảo của nền Đệ Nhị Cộng Hoà. Với lý tưởng phục vụ xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, thầy đã chọn ở lại mà không di tản ngày 30 tháng Tư, 1975.Nhận lời yêu cầu giúp của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố, thầy cùng với học trò đảm nhận và đã phục hồi thành công nhà máy sản xuất cà phê hòa tan Netcafe, đưa nó trở lại hoạt động. Khả năng chuyên môn cao đó khiến thầy bị thành ủy dưới quyền của bí thư Võ Văn Kiệt cấm không được phép ra khỏi nước. Sau lần tìm cách vượt biên không thành, gia đình thầy có giấy bảo lãnh đoàn tụ gia đình từ thân nhân của cô ở Canada. Do có tên trong bản phong thần không được rời khỏi nước, thầy đã phải làm lý lịch giả để xin xuất cảnh. Oái ăm thay trong buổi phỏng vấn có công an ngồi canh, nhân viên sở di trú Canada lại chính là người bạn học chung lúc thầy học lấy bằng cao học tại trường đại học McMaster ở Hamilton, Ontario, Canada. Người bạn học/nhân viên sở di trú đó đã nhanh trí, giả vờ làm ngơ như không nhận ra bạn cũ nay mang một lý lịch tên họ mới. Ra được khỏi Việt Nam chính người bạn/nhân viên sở di trú đó đã đón thầy tại phi trường Bangkok, Thailand để tay bắt mặt mừng, nhận lại bạn cũ. Quả là một cú giả vờ trong một bối cảnh sinh tử với một kết thúc có hậu, một happy ending.
Thì cứ giả vờ mình vẫn chưa yêu. Bạn ơi bạn tin tôi đi, yêu đương vui lắm. Càng lớn tuổi, càng nhiều kinh nghiệm, tình yêu càng đầm thắm, dại chi sống giả vờ cho mệt vậy? Thôi thì cứ làm như Lời Mẹ Dặn nhà thơ Phùng Quán. Yêu ai cứ bảo là yêu. Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không nói yêu thành ghét. Nhưng nếu ai cầm dao dọa giết, chắc phải suy nghĩ kỹ coi có nên nói ghét thành yêu không. Phải bảo toàn mạng sống để còn nuôi con nữa chứ!.
10/5/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét