Đọc lại truyện ngắn Dì Lucia
Bài cảm nhận
Nhà văn Mang Viên Long đã gởi tặng tôi tập
truyện ngắn “Dì Lucia” mới in sau lễ Giáng Sinh 2013 một ngày- ngày 25-12-2013.
Sở dĩ tôi nhắc đến lễ Giáng Sinh ở đây vì trong truyện ngắn Dì Lucia có một chi
tiết đáng nhớ, lời hẹn của người lính với người nữ tu có vẻ đẹp hiền dịu thánh
thiện sẽ về ngày Giáng Sinh nếu mình còn sống là một nỗi ám ảnh khôn nguôi, bắt
người đọc phải nhớ mãi.
Truyện ngắn Dì Lucia là truyện ngắn thứ hai trong 13 truyện ngắn của tập truyện cùng tên Dì Lucia. Thông thường trong một tập truyện tác giả thường chọn một tác phẩm ưng ý nhất để đặt tên chung cho nó và tôi cũng thường có một thói quen đọc trước truyện ngắn nầy để xem tác giả gởi gắm gì trong đó. Đã là truyện ngắn thì chúng ta điều hiểu rõ người viết có quyền hư cấu nhân vật, sự việc theo ý đồ sáng tác của mình. Nhưng trong nhiều truyện ngắn mà nhà văn Mang Viên Long đã viết ta lại bắt gặp đâu đó cuộc đời của anh được thể hiện trong những thời điểm trong những năm tháng thăng trầm từ thời thơ ấu, lúc trưởng thành, trong chiến tranh và những năm tháng sau 1975 khi hòa bình trở lại. Nhân vật tôi trong Những Mùa Trăng Có Nhau, Chị Sáu Cô Đơn, Cho Dẫu Muộn Màng. Là Quế trong Cám Ơn Nhau, Nguyên trong Mặt Trời Trên Những Đám Mây, Viên trong Từ Giấc Mơ Đến Cuộc Đời và Người Lưu Giữ Bản Thảo, Thạch trong Ăn Tết Ở Chùa và truyện ngắn Dì Lucia không phải là trường hợp ngoại lệ. Truyện ngắn đã tạo cho tôi sự chú ý ngay từ đầu như thế.
Truyện ngắn Dì Lucia là truyện ngắn thứ hai trong 13 truyện ngắn của tập truyện cùng tên Dì Lucia. Thông thường trong một tập truyện tác giả thường chọn một tác phẩm ưng ý nhất để đặt tên chung cho nó và tôi cũng thường có một thói quen đọc trước truyện ngắn nầy để xem tác giả gởi gắm gì trong đó. Đã là truyện ngắn thì chúng ta điều hiểu rõ người viết có quyền hư cấu nhân vật, sự việc theo ý đồ sáng tác của mình. Nhưng trong nhiều truyện ngắn mà nhà văn Mang Viên Long đã viết ta lại bắt gặp đâu đó cuộc đời của anh được thể hiện trong những thời điểm trong những năm tháng thăng trầm từ thời thơ ấu, lúc trưởng thành, trong chiến tranh và những năm tháng sau 1975 khi hòa bình trở lại. Nhân vật tôi trong Những Mùa Trăng Có Nhau, Chị Sáu Cô Đơn, Cho Dẫu Muộn Màng. Là Quế trong Cám Ơn Nhau, Nguyên trong Mặt Trời Trên Những Đám Mây, Viên trong Từ Giấc Mơ Đến Cuộc Đời và Người Lưu Giữ Bản Thảo, Thạch trong Ăn Tết Ở Chùa và truyện ngắn Dì Lucia không phải là trường hợp ngoại lệ. Truyện ngắn đã tạo cho tôi sự chú ý ngay từ đầu như thế.
Nhân vật tôi
- người lính – trong một lần di chuyển từ chỗ công tác tới nhà thờ T.A. để nghỉ
đêm, tình cờ gặp dì Lucia đang đứng trước cổng cô nhi viện nhìn bâng quơ ra
cánh đồng trước mặt. Vẻ đẹp thuần khiết, hiền dịu của người nữ tu là một vẻ đẹp
mà người lính miêu tả là chưa hề gặp một người nữ nào có một vẻ đẹp, vừa quyến
rũ, vừa thánh thiện như thế. Có lẽ vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng của dì Lucia
ngay từ đầu đã làm tâm hồn người lính trẻ dịu mát đi bởi không khí ngột ngạt của
chiến tranh.
Những ngày ngắn ngủi ở lại công tác, người lính thường ghé nhà thờ thăm viếng
dì Lucia. Một tình cảm nhẹ nhàng đã đến với người lính như chính người lính đã
thú nhận:“Tôi đã yêu dì Lucia. Điều đó hẳn là dì Lucia cũng nghiệm thấy. Phần tôi, tôi
chưa thể đoàn biết rằng dì có nghĩ gì về tôi, có giống như tôi đã yêu và nhớ dì
ngay trong giấc ngủ. Tôi chỉ thấy dì thực vui khi gần tôi, nói chuyện, và dì trầm
lặng khi nghe tôi từ giã. Tôi đọc được ở đôi mắt dì nhiều hơn là lời nói. Đôi mắt
ấy thực tinh khiết và nồng nàn.”
Họ chia tay nhau, người lính trở về với đơn vị của mình với một lời hứa khi dì Lucia hỏi: Giáng Sinh nầy anh có thể tới vui với mấy em ở cô nhi viện không, người lính đã quả quyết: Tôi sẽ tới, thưa dì. Chắc là ở đâu tôi cũng sẽ về đây ngày Giáng Sinh… Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại. Nhưng lời hứa đó đã không thực hiện được. Một lời hứa đã làm ray rứt người đọc dù người lính vẫn còn sống, chiến tranh mà trách ai được.
Đọc lại Dì Lucia, tôi có một tưởng tượng khá thú vị: Phải chi ngày đó chiến cuộc không trở nên dữ dội khốc liệt, thời cuộc đã thảy các anh từ nhà trường vào quân trường, đại đội anh không về công tác ở huyện Ninh Hòa, xã Ninh Đông, anh không gặp Dì Lucia, chắc có lẽ không có truyện ngắn hay cho chúng ta đọc. Phải chi bản thảo viết tay ngày đó anh gởi cho Bách Khoa bị ông Lê Ngộ Châu gác lại, phải chi sau cuộc binh lửa và những bể dâu cuộc đời, anh không được nhà văn Trần Huiền Ân photo lại truyện Dì Lucia đăng trên số Bách Khoa 384 mà anh bị ‘thất lạc” thì có lẽ Dì Lucia đã nằm im trong lớp bụi thời gian không đến được với chúng ta hôm nay. Dì Lucia đã trở về với anh sau mấy mươi năm xa cách. Đó cũng là một duyên lành mà từ lâu anh nghiệm ra được từ khi anh tìm đến Phật.
Nhưng có thể đó cũng là cái duyên chưa thật trọn vẹn. Như anh từng tâm sự:
”Vào dịp Giáng Sinh năm nay (2013), tập truyện ngắn thứ 15 (tác phẩm thứ 18) của tôi sẽ được phát hành, có tên là Dì Lucia” - để nhớ lại một thời không thể nào quên của tháng năm gian nan, khổ ải! Sau hơn 40 năm “xa dì Lucia”, hôm nay, nếu Dì còn ở đâu đó trong một chủng viện (hay nhà thờ nào), thì tuổi đời trên 60 rồi! Còn tôi? Tôi đang bước vào tuổi 70, đón Giáng Sinh trong niềm cô độc, bỗng nhớ hình bóng Dì. Tôi đã “thất hẹn” với Dì Lucia, bởi vì – tôi vẫn còn sống sau cuộc dao binh, mà vẫn chưa có dịp nào trở lại ngôi nhà thờ xưa, để được “vui với mấy em”…
Ai có biết Dì Lucia bây giờ đang ở đâu, xin chỉ giúp. Tôi muốn tạ lỗi cùng Dì, và gởi đến Dì Lucia một câu: “Chúc Dì một mùa Giáng Sinh vui vẻ, an lành, hạnh phúc” ”
Tôi nghĩ anh hỏi là hỏi vậy, hỏi để cho lòng mình thanh thản vì trong lòng anh luôn thấy mình mắc nợ một lời hứa với Dì Lucia và dù Dì Lucia ở đâu đi nữa, còn sống hay đã mất (điều mà anh cũng như tôi và các bạn đọc của tôi không mong xảy ra) thi Dì Lucia luôn ở trong… trái tim anh. Chúng ta còn nhớ trong một lần mạn đàm với nhà thơ Cao Thoại Châu, nhà thơ có thắc mắc: “Trở lại với “Dì Lucia”, gợn lên tình yêu như cái mầm… không mọc tiếp (nhưng cũng không thui chột), người nữ tu nầy rất “người” một cách trong sáng, phần tôi rất mê những chút tình lãng mạn, éo le mà sương khói như thế. Kết thúc truyện: “Tôi sẽ tới, thưa dì. Chắc là ở đâu tôi sẽ về đây ngày Chúa giáng sinh. Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại”. Hòa bình hơn 30 năm, không còn nỗi sợ chết của người lính bị động viên, anh có biết Dì Lucia ở đâu?” Tôi đã vui vẻ trả lời anh:” (…) Tôi biết! Dì Lucia ở tại Ninh Hòa (thời điểm 1972-73) và sau đó, cho tới hôm nay sau hơn 30 năm, Lucia đang ở trong… trái tim tôi!” “
Tôi hiểu một nữ tu như dì Lucia, khi đã khoác cho mình bộ áo choàng trắng của
nhà thờ, người nữ tu ấy đã từng đứng trước tượng chúa với lời khấn nguyện thành
tâm dâng hiến cả cuộc đời mình cho chúa, phụng sự cho những đức tin mà mình đã
xác lập: ”Lúc nào rảnh, mời ông tới chơi, giờ tôi phải đi chích thuốc, rồi lo tắm
rửa, coi sóc chỗ ngủ cho lũ nhỏ”thì nếu tình cờ hay có người biết tin nhắn gởi
tôi chắc chắn rằng dì Lucia sẽ cười với nụ cười đôn hậu và có thể người nữ tu ấy
đứng trước tượng chúa mà cầu nguyện: ”Cám ơn chúa, ông ấy vẫn còn sống”. người
lính ấy đã trở về sau cuộc binh lửa, trong nhiều mùa giáng sinh thanh bình đã
trôi qua, dù không đến được viện mồ côi để chung vui với các em trong viện cùng
dì như lời đã hứa.
Tôi cũng cho rằng nhận xét của Ngọc Bút trong bài “Những nhân vật” trong truyện của anh Mang Viên Long là có cơ sở: “Có thật là có một Dì Lucia như vậy trong đời thực không? Đẹp thì tôi thấy nhiều soeur rất đẹp rồi, nhưng hiền thì…Tôi thực sự bị ấn tượng bởi vẻ đẹp hiền dịu trầm tĩnh của Dì Lucia, rất tương phản với những gì thuở nhỏ tôi nghĩ về các soeur. Thâm tâm tôi thuở ấy cũng cho rằng các soeur … không biết yêu, hay ít nhất cũng không được phép nghĩ đến tình yêu nam nữ bình thường, mà chỉ … yêu chúa, nên mối tình của Dì Lucia và nhân vật người lính trong truyện đã rất cuốn hút tôi thuở mới lớn mơ mơ màng màng. Mãi sau nầy lớn lên, tôi mới nhận ra, thực ra Dì Lucia và người lính, cũng như những nhân vật khác, chỉ là cái cớ để bạn tôi, tác giả, nói lên khát vọng hòa bình của mình. Khát vọng ấy là muôn thuở, hiển nhiên. Cũng là điều rất hiển nhiên, khi Dì Lucia bày tỏ tình yêu của mình bằng ánh mắt nồng nàn với câu nói ”Tôi cũng là một con người”…”
Nếu bạn đọc để ý trong truyện ngắn Dì Lucia bóng dáng của chiến tranh cũng lẩn khuất đâu đó như một bóng ma ám ảnh cuộc sống của mọi người. Một bức tranh u buồn, ảm đạm qua những vùng đất mà người lính và các bạn anh đã đi qua, sự bất lực trước hoàn cảnh không thể làm gì hơn được, anh nhìn thấy bóng nắng mỗi lúc một vàng võ, yếu ớt hơn:
“Suốt ngày nay, chúng tôi đã theo trung đội nghĩa quân, nhân dân tự vệ, cảnh sát xã, đến ấp X.M - một ấp được ghi nhận tình trạng an ninh yếu kém nhất của xã. Theo sự lưu ý của ông cuộc trưởng, tôi nhìn thấy bất cứ ngôi nhà nào của ấp nầy cũng có một chiếc bàn thờ, nhang đèn nghi ngút. Dân cư thưa thớt, từng ngôi nhà rải rác, vườn tược hoang vắng, tôi chỉ gặp được toàn đàn bà, con nít và ông già… Hình ảnh kham khổ của họ đã cho tôi nhìn thấy rõ chiến tranh, thù hận, là một điều đáng ghê tởm, và đáng nguyền rủa nhất. Có bao giờ những người chủ chiến nhìn thấy được những nét mặt, những đời sống cùng khổ này không”.
Cái chết luôn là lời dự báo trước không tránh khỏi vì súng đạn bao giờ cũng vô tình như lời nói của người lính với Dì Lucia:
“- Đâu có gì là nhiều, thưa dì. Sống như tôi mà không có hy vọng, ước mơ, thì khổ chết. Đời lính ngắn ngủi và buồn lắm – không biết “ra đi” lúc nào!”
“ - Tôi sẽ tới, thưa dì. Chắc là ở đâu tôi cũng sẽ về đây ngày Giáng Sinh… Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại”
Và những ước mơ về một ngày hòa bình được trở về dạy học, được vun xới một mảnh vườn được viết những điều muốn viết. Một ước mơ thật bình dị nhưng lại khó thực hiện, ít ra trong thời điểm hiện tại. Niềm khao khát hòa bình đối với người lính trong chiến tranh là một điều hiển nhiên dễ hiểu.
Một mùa Giáng Sinh mới sắp đến làm tôi lại nhớ đến đoạn cuối của truyện Dì Lucia:
“… Dì Lucia đã quay lại hỏi; “Giáng sinh nầy ông ở đâu?”
- Thưa dì chưa rõ được.
Dì Lucia cười;
- Tôi hỏi để coi ông có thể tới vui với mấy em ở đây được không?
Tôi quả quyết:
- Tôi sẽ tới, thưa dì. Chắc là ở đâu tôi cũng sẽ về đây ngày Giáng Sinh… Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại.”
Vậy thì Dì Lucia bây giờ đang ở đâu? Ở đâu thì tôi không rõ nhưng tôi biết chắc chắn rằng Dì Lucia luôn ở trong trái tim anh, phải không anh Mang Viên Long?.
Họ chia tay nhau, người lính trở về với đơn vị của mình với một lời hứa khi dì Lucia hỏi: Giáng Sinh nầy anh có thể tới vui với mấy em ở cô nhi viện không, người lính đã quả quyết: Tôi sẽ tới, thưa dì. Chắc là ở đâu tôi cũng sẽ về đây ngày Giáng Sinh… Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại. Nhưng lời hứa đó đã không thực hiện được. Một lời hứa đã làm ray rứt người đọc dù người lính vẫn còn sống, chiến tranh mà trách ai được.
Đọc lại Dì Lucia, tôi có một tưởng tượng khá thú vị: Phải chi ngày đó chiến cuộc không trở nên dữ dội khốc liệt, thời cuộc đã thảy các anh từ nhà trường vào quân trường, đại đội anh không về công tác ở huyện Ninh Hòa, xã Ninh Đông, anh không gặp Dì Lucia, chắc có lẽ không có truyện ngắn hay cho chúng ta đọc. Phải chi bản thảo viết tay ngày đó anh gởi cho Bách Khoa bị ông Lê Ngộ Châu gác lại, phải chi sau cuộc binh lửa và những bể dâu cuộc đời, anh không được nhà văn Trần Huiền Ân photo lại truyện Dì Lucia đăng trên số Bách Khoa 384 mà anh bị ‘thất lạc” thì có lẽ Dì Lucia đã nằm im trong lớp bụi thời gian không đến được với chúng ta hôm nay. Dì Lucia đã trở về với anh sau mấy mươi năm xa cách. Đó cũng là một duyên lành mà từ lâu anh nghiệm ra được từ khi anh tìm đến Phật.
Nhưng có thể đó cũng là cái duyên chưa thật trọn vẹn. Như anh từng tâm sự:
”Vào dịp Giáng Sinh năm nay (2013), tập truyện ngắn thứ 15 (tác phẩm thứ 18) của tôi sẽ được phát hành, có tên là Dì Lucia” - để nhớ lại một thời không thể nào quên của tháng năm gian nan, khổ ải! Sau hơn 40 năm “xa dì Lucia”, hôm nay, nếu Dì còn ở đâu đó trong một chủng viện (hay nhà thờ nào), thì tuổi đời trên 60 rồi! Còn tôi? Tôi đang bước vào tuổi 70, đón Giáng Sinh trong niềm cô độc, bỗng nhớ hình bóng Dì. Tôi đã “thất hẹn” với Dì Lucia, bởi vì – tôi vẫn còn sống sau cuộc dao binh, mà vẫn chưa có dịp nào trở lại ngôi nhà thờ xưa, để được “vui với mấy em”…
Ai có biết Dì Lucia bây giờ đang ở đâu, xin chỉ giúp. Tôi muốn tạ lỗi cùng Dì, và gởi đến Dì Lucia một câu: “Chúc Dì một mùa Giáng Sinh vui vẻ, an lành, hạnh phúc” ”
Tôi nghĩ anh hỏi là hỏi vậy, hỏi để cho lòng mình thanh thản vì trong lòng anh luôn thấy mình mắc nợ một lời hứa với Dì Lucia và dù Dì Lucia ở đâu đi nữa, còn sống hay đã mất (điều mà anh cũng như tôi và các bạn đọc của tôi không mong xảy ra) thi Dì Lucia luôn ở trong… trái tim anh. Chúng ta còn nhớ trong một lần mạn đàm với nhà thơ Cao Thoại Châu, nhà thơ có thắc mắc: “Trở lại với “Dì Lucia”, gợn lên tình yêu như cái mầm… không mọc tiếp (nhưng cũng không thui chột), người nữ tu nầy rất “người” một cách trong sáng, phần tôi rất mê những chút tình lãng mạn, éo le mà sương khói như thế. Kết thúc truyện: “Tôi sẽ tới, thưa dì. Chắc là ở đâu tôi sẽ về đây ngày Chúa giáng sinh. Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại”. Hòa bình hơn 30 năm, không còn nỗi sợ chết của người lính bị động viên, anh có biết Dì Lucia ở đâu?” Tôi đã vui vẻ trả lời anh:” (…) Tôi biết! Dì Lucia ở tại Ninh Hòa (thời điểm 1972-73) và sau đó, cho tới hôm nay sau hơn 30 năm, Lucia đang ở trong… trái tim tôi!” “
Tôi cũng cho rằng nhận xét của Ngọc Bút trong bài “Những nhân vật” trong truyện của anh Mang Viên Long là có cơ sở: “Có thật là có một Dì Lucia như vậy trong đời thực không? Đẹp thì tôi thấy nhiều soeur rất đẹp rồi, nhưng hiền thì…Tôi thực sự bị ấn tượng bởi vẻ đẹp hiền dịu trầm tĩnh của Dì Lucia, rất tương phản với những gì thuở nhỏ tôi nghĩ về các soeur. Thâm tâm tôi thuở ấy cũng cho rằng các soeur … không biết yêu, hay ít nhất cũng không được phép nghĩ đến tình yêu nam nữ bình thường, mà chỉ … yêu chúa, nên mối tình của Dì Lucia và nhân vật người lính trong truyện đã rất cuốn hút tôi thuở mới lớn mơ mơ màng màng. Mãi sau nầy lớn lên, tôi mới nhận ra, thực ra Dì Lucia và người lính, cũng như những nhân vật khác, chỉ là cái cớ để bạn tôi, tác giả, nói lên khát vọng hòa bình của mình. Khát vọng ấy là muôn thuở, hiển nhiên. Cũng là điều rất hiển nhiên, khi Dì Lucia bày tỏ tình yêu của mình bằng ánh mắt nồng nàn với câu nói ”Tôi cũng là một con người”…”
Nếu bạn đọc để ý trong truyện ngắn Dì Lucia bóng dáng của chiến tranh cũng lẩn khuất đâu đó như một bóng ma ám ảnh cuộc sống của mọi người. Một bức tranh u buồn, ảm đạm qua những vùng đất mà người lính và các bạn anh đã đi qua, sự bất lực trước hoàn cảnh không thể làm gì hơn được, anh nhìn thấy bóng nắng mỗi lúc một vàng võ, yếu ớt hơn:
“Suốt ngày nay, chúng tôi đã theo trung đội nghĩa quân, nhân dân tự vệ, cảnh sát xã, đến ấp X.M - một ấp được ghi nhận tình trạng an ninh yếu kém nhất của xã. Theo sự lưu ý của ông cuộc trưởng, tôi nhìn thấy bất cứ ngôi nhà nào của ấp nầy cũng có một chiếc bàn thờ, nhang đèn nghi ngút. Dân cư thưa thớt, từng ngôi nhà rải rác, vườn tược hoang vắng, tôi chỉ gặp được toàn đàn bà, con nít và ông già… Hình ảnh kham khổ của họ đã cho tôi nhìn thấy rõ chiến tranh, thù hận, là một điều đáng ghê tởm, và đáng nguyền rủa nhất. Có bao giờ những người chủ chiến nhìn thấy được những nét mặt, những đời sống cùng khổ này không”.
Cái chết luôn là lời dự báo trước không tránh khỏi vì súng đạn bao giờ cũng vô tình như lời nói của người lính với Dì Lucia:
“- Đâu có gì là nhiều, thưa dì. Sống như tôi mà không có hy vọng, ước mơ, thì khổ chết. Đời lính ngắn ngủi và buồn lắm – không biết “ra đi” lúc nào!”
“ - Tôi sẽ tới, thưa dì. Chắc là ở đâu tôi cũng sẽ về đây ngày Giáng Sinh… Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại”
Và những ước mơ về một ngày hòa bình được trở về dạy học, được vun xới một mảnh vườn được viết những điều muốn viết. Một ước mơ thật bình dị nhưng lại khó thực hiện, ít ra trong thời điểm hiện tại. Niềm khao khát hòa bình đối với người lính trong chiến tranh là một điều hiển nhiên dễ hiểu.
Một mùa Giáng Sinh mới sắp đến làm tôi lại nhớ đến đoạn cuối của truyện Dì Lucia:
“… Dì Lucia đã quay lại hỏi; “Giáng sinh nầy ông ở đâu?”
- Thưa dì chưa rõ được.
Dì Lucia cười;
- Tôi hỏi để coi ông có thể tới vui với mấy em ở đây được không?
Tôi quả quyết:
- Tôi sẽ tới, thưa dì. Chắc là ở đâu tôi cũng sẽ về đây ngày Giáng Sinh… Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại.”
Vậy thì Dì Lucia bây giờ đang ở đâu? Ở đâu thì tôi không rõ nhưng tôi biết chắc chắn rằng Dì Lucia luôn ở trong trái tim anh, phải không anh Mang Viên Long?.
NGUYỄN AN BÌNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét