Trải lòng qua những đóa "Hoa thơ"
Tôi quen biết
anh Nguyễn Sơn Phương từ hồi hai người cùng tham gia trang Web vnthidan.net cho
đến bây giờ là thành viên của vnthidan.eazy.vn. Từ hồi đó chúng tôi đã có dịp
cùng nhau giao lưu xướng họa. Theo tôi, anh Phương là một trong những cây thơ
hàng đầu của VNTĐ. Tuy chưa gặp nhau và cũng chưa hiểu rõ hoàn cảnh của nhau
nhưng tôi cũng hiểu được anh Phương qua những bài thơ của anh trên trang thơ
"Tình yêu và cuộc đời", nhất là những bài thơ được tuyển chọn vào Thư
viên VNTĐ.
Cũng như những
nhà thơ khác, thi sĩ Nguyễn Sơn Phương đã xác định cho mình mục đích của việc
làm thơ:
Trải lòng đến
khắp mọi nơi
Nhân gian hòa
hợp tình đời tình thơ
(Hoa Lòng và
Hoa Thơ)
Hơn thế nữa, đối
với anh, thơ gắn chặt với cuộc đời chẳng khác gì "người yêu"
Em là thơ -
Thơ cũng là em
Tôi chỉ là tôi
của nỗi niềm
Thơ cho tôi trải
lòng chia sẻ
Bằng những lời
buồn trong trái tim
(Tôi và Thơ)
Với tấm lòng
yêu thơ tha thiết như thế nên dễ hiểu vì sao dù đã ở vảo tuổi "cổ lai
hy" mà anh Phương vẫn sáng tác đều đặn, thường xuyên có thơ đăng trên Thi
đàn.
Nguyễn Sơn
Phương sáng tác theo nhiều đề tài, nhiều thể loại, thể hiện một tâm hồn rộng mở
và tràn đầy tình cảm đối với cuộc đời và con người.
Trước hết tác
giả suy ngẫm sâu sắc về nhân sinh và xác định rõ phương châm sống cho mình:
Đã sanh làm kiếp
con người
Sống sao tròn
vẹn vòng đời tử sinh
Hãy xem thế
thái nhân tình
Như là những
bước hành trình phải qua.
(Kinh Khổ Đời
Người)
Đối với anh,
cuộc đời là môi trường để tôi luyện thành con người chân chính, có đóng góp cho
xã hội, coi "công danh giả tạo - đồng tiền phù du". Là một người
từng trải, anh thấu hiểu " Cuộc đời nầy thường vô lý/Thủy chung luôn
chịu thiệt thòi". Tuy vậy tác giả vẫn thủy chung với cuộc đời "lấy
chữ nhẫn dồi mài tâm tính" và luôn trui rèn đạo đức làm người:
Con đã lấy
nghĩa nhân làm trọng
Đem tình người
để sống bao dung
Lời cha dạy -
Khắc ghi lòng
Theo con đi đến
tận cùng thời gian
Tình yêu quê
hương đất nước là chủ đề chính trong thơ Nguyễn Sơn Phương. Tình yêu đó bắt nguồn
từ lời ru của mẹ thuở ấu thơ, từ tấm gương lao động và phong cách sống nhân
nghĨa của người cha, từ truyền thống yêu nước của người dân quê hương. Hình ảnh
quê hương đã thấm sâu vào lòng tác giả:
Hình tượng của
quê hương
Có bóng hình của
mẹ
Là dòng sông lặng
lẽ
Con đò lờ đờ
trôi
(Bóng dáng quê
hương)
Dù cuộc sống
dân quê thay đổi qua bao đời nhưng trong máu thịt của con người Nam bộ vẫn luôn
thấm đẫm hồn quê:
Trải bao thế hệ
thăng trầm
Hồn quê xưa vẫn
lặng thầm trong ta
(Từ trong mộc
mạc lời quê)
Quê hương đối
với tác giả là toàn thể đất nước Việt Nam yêu dấu, một dải giang sơn gấm vóc trải
dài suốt từ Bắc chí Nam, cho nên hồn thơ của anh trải rộng khắp mọi miền. Từ Đền
Hùng miền Đất Tổ mà "Người xưa dựng nước giờ ta giữ gìn" đến
Thủ đô Hà Nội "Hồn thiêng một dải giang san" cho đến vùng
sông nước Hậu giang, bến Ninh Kiều, phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và cả
vùng biên giới Tây Ninh, các vùng biển đảo... những nơi tác giả đã đến hoặc biết
đến đều có những vần thơ nồng nàn tha thiết:
Nhà Rồng nước
chảy bao nơi
Tấm lòng ái quốc
thành lời nước non
(Một chuyến
tàu đi)
Cây cầu đậm
nét chân quê
Trong tâm hồn
Việt khó bề lãng quên
(Cây cầu thuở ấy)
Rừng lộng gíó
biên khu
Vi vu ngàn lá
hát
Hồn núi sông
trỗi nhạc
Hòa thành bản
hùng ca
(Nắng rừng
biên giới Tây Ninh)
Tấm lòng thi
sĩ luôn chan chứa tình người, quan tâm đến những vùng quê gặp thiên tai hạn hán
bão lũ, đến những mảnh đời bất hạnh, viết nên những vần thơ đầy tình nhân ái.
Khi bão lũ đến Miền Trung anh đã làm thơ chia sẻ:
Bài thơ gửi đến
cộng đồng
Lá lành ôm lấy
Miền Trung nghĩa tình
(Thơ cho vùng
bão lũ)
và khi nghe
tin cơn bão về vùng Quảng Ninh - Hải Phòng:
Mong vùng Đông
Bắc bình an
Và
Toàn dân chung
sức chung lòng
Quan tâm thăm
hỏi và cùng sẻ chia
(Tin bão)
Với tâm hồn nhạy
cảm, tiếng gậy của người mù đi trên phố cũng làm thi nhân buồn lòng và trăn trở:
Chân người mù
khập khiễng
Chầm chậm băng
qua đường
Tiếng gậy vang
thật buồn
Giữa ồn ào xe
cộ
(Tiếng gậy buồn
trên phố)
Và mỗi đêm
nghe tiếng hàng rong, anh cũng trăn trở thương xót cho những mảnh đời bất hạnh
và mong muốn cùng mọi người:
Hãy mở rộng
vòng tay
Giữa dòng đời
xuôi ngược
Luôn nhìn về
phía trước
Để sống đời
hôm nay
(Trên chiếc xe
lăn)
Tình yêu quê
hương đất nước còn thể hiện đậm nét trong những bài thơ tác giả viết về Biển Đảo.
Tôi được biết anh Nguyễn Sơn Phương là một trong những người viết về Biển Đảo
nhiều nhất ở VNTĐ. Từ Đảo Trường Sa, nơi anh đã đặt chân đến cho tới Hoàng Sa
và những vùng biển đảo của Tổ quốc, anh đều có thơ bày tỏ tình yêu tha thiết của
mình :
Chân dẫm lên
lá bàng khô lạo xạo
Dưới hàng cây
xanh tán giữa trời chiều
Quê hương nầy
thân thiết biết bao nhiêu
Tràn cảm xúc
bao điều chưa nói hết
(Trên cột mốc
Đảo Trường Sa)
Và biểu thị
quyết tâm giữ chủ quyền biển đảo bằng những vần thơ nồng cháy:
Quyết một lời
đinh ninh
Non nước nầy
vĩnh viễn
Chủ quyền ta
trên biển
Đừng ai mong
tranh giành
(Đêm nghe lời
biển gọi)
Tình yêu quê
hương đất nước của thi sĩ gắn liền với lòng biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã
hy sinh vì Tổ quốc:
Người hùng Tổ
quốc vinh danh
Mang xương máu
viết sử xanh để đời
Anh trong khắp
cả bầu trời
Anh là Đất - Đất
một thời là anh
(Nơi bắt đầu
bình yên)
Và hình bóng của
các anh hùng liệt sĩ luôn ở trong lòng những người đang sống hôm nay:
Họ vĩnh viễn
trong tôi
Như một vầng
trăng sáng
Dịu dàng nhưng
tỏa rạng
Trường tồn
theo thời gian
Trong trang
thơ "Nguyễn Sơn Phương - Tình yêu và cuộc đời" tác giả đã dành những
tình cảm chân thành và sâu lắng nhất cho cha mẹ và những người yêu dấu. Anh
luôn ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ "cao hơn núi
Thái mênh mông biển đầy" và luôn lo lắng đền đáp công ơn cha mẹ:
Trên đầu nghĩa
mẹ ơn cha
Oằn vai nợ hiếu
khiến ta nặng lòng
(Vu lan mừng
thọ mẹ)
Trong nhiều
bài thơ nói về cha mẹ, tác giả đã có những câu thơ làm người đọc xúc động, như:
Mẹ tôi giờ tuổi
đã nhiều
Tay lần gậy
trúc từng chiều đón con
Và
Buồn con đạo
hiếu chưa tròn
Mắt mờ tai yếu,
mẹ còn ngóng trông
(Dáng mẹ chiều
nay)
Thơ anh viết về
người yêu cũng đậm đà sâu lắng. Một mối tình từ thuở thiếu thời được anh nhắc lại
trong nhiều bài thơ làm cho người đọc cảm thấy như thi sĩ Hồ Dzếnh đã nói"
"Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở/ Đời mất vui khi đã vẹn câu thề".
Một mối tình đẹp thuở học sinh:
Qua những nơi
từng hò hẹn
Từng chiều tay
đã trong tay
Nhỏ vẫn thường
hay e thẹn
Tóc dài hửng nắng
màu phai
Và:
Có một chiều
Nhỏ xa tôi
Phố buồn ngẩn
ngơ nhớ nắng
Nhỏ đi nơi nầy
quạnh vắng
Thu sầu lặng lẽ
mưa rơi
(Thuở ấy đâu rồi)
Mối tình đẹp đẽ
nhưng dở dang, để cho thi nhân suốt đời vương vấn và lưu lại trong nhiều thi phẩm
nỗi nhớ đến nao lòng:
Giấc mơ xưa ở
nơi nào
Mà nay nỗi nhớ
nhuộm màu thời gian
Chút hương
tình cũ nồng nàn
Cũng còn thoảng
giữa mơ màng giấc đêm
(Tình chết
không lời thề)
Bằng những
sáng tác của mình trong thời gian qua, thi sĩ Nguyễn Sơn Phương đã làm đúng như
điều anh tâm niệm là trải lòng đến khắp mọi nơi bằng những vần
thơ chứa chan tình cảm đối với quê hương đất nước, gia đình, người thân... thể
hiện cái tình đời tình thơ đậm đà sâu sắc. Ngôn ngữ thơ anh giản dị
trong sáng và rất gần gũi với đời thường. Anh làm nhiều thể loại thơ: lục bát,
song thất lục bát, thơ tự do và thơ Đường luật mà ở thể loại nào anh cũng đều
làm rất chỉn chu. Thơ lục bát khớp vần nghiêm chỉnh, mượt mà đã đành mà thơ tự
do anh cũng rất chú ý đến vần điệu chứ không hề viết một cách tùy tiện. Qua đó
ta thấy anh rất nghiêm túc với việc làm thơ, bỏ nhiều công sức cho từng bài nên
thơ anh dễ đọc, dễ hiểu mà không kém phần sâu sắc. Chỉ có điều khi viết có lẽ cảm
hứng của anh quá dồi dào nên có một số bài thơ hơi dài, tôi nghĩ nếu cô đọng lại
được chắc sẽ hay hơn.
Xin chúc mừng
anh với 225 bài thơ được tuyển chọn vào Thư viện VNTĐ và được tặng danh hiệu
cao quý Tre Vàng. Chúc anh luôn dồi dào sức khỏe và tiếp tục sáng tác thêm nhiều
thơ hay, đóng góp cho VNTĐ nói riêng và cho nền thi ca đất nước nói chung.
18.6.2016
Phan Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét