Như có người đánh giá,
Thanh Tùng “Đã nối tiếp được dòng nhạc tình tuyệt vời của Miền Nam” trước 1975.
Với sự ra đi của ông, lối cũ dường như đã bớt đi hương ngọc lan, gió cũng bớt
trút lá úa xuống vườn chiều, nhưng trong trái tim người yêu nhạc, mãi còn hình
bóng ông...”.
Thanh Tùng và Văn Cao, hai
nhạc sĩ lớn đã quá cố - Ảnh tư liệu
Lối cũ ta về dường như nhỏ lại
Trời xanh xanh mãi một màu ấu thơ
Lối cũ ta về, vườn xưa có còn
Hoàng hôn buông xuống thoảng hương ngọc lan
Dù gió có trút lá úa xuống vườn chiều
Bước chân ai đem lang thang về cô liêu
Chốn xa xôi kia mang bao kỷ niệm cũ
Em đã quên hay là vẫn mang theo
Dù cho bên anh nay em không còn nữa
Biết chăng trong con tim anh luôn hằng nhớ
Người yêu ơi nay em đã bỏ anh đi
Sao em nỡ bỏ anh đi mãi
Lối cũ ta về, soi nghiêng gót giầy
Chiều nghiêng vạt nắng, buồn chờ tóc mây
Lối cũ ta về, dừng chân trước thềm
Chờ nghe trong gió thoảng hương ngọc lan.
Thanh Tùng là một trong số những nhạc sĩ được ưa chuộng nhất tại Việt Nam từ sau biến cố 1975, người được coi là đã mang trở lại những nét tươi trẻ và lãng mạn của dòng nhạc trẻ Sài Gòn, để dần dần thay thế dòng ca khúc mang yếu tố phục vụ chính trị độc tôn và thịnh hành trước đó.
Những ca khúc từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước của nhạc sĩ tài hoa này đã trở thành bệ phóng cho nhiều ca sĩ trẻ thời kỳ đó, như Thanh Lam, Hồng Nhung, Bằng Kiều, Mỹ Linh..., thế hệ tới giờ đã trở nên những giọng ca hàng đầu ở trong nước và được ưa thích cả ở hải ngoại.
Như có người đánh giá, Thanh Tùng “đã nối tiếp được dòng nhạc tình tuyệt vời của Miền Nam” trước 1975. Với sự ra đi của ông, lối cũ dường như đã bớt đi hương ngọc lan, gió cũng bớt trút lá úa xuống vườn chiều, nhưng trong trái tim người yêu nhạc, mãi còn hình bóng ông...
Trời xanh xanh mãi một màu ấu thơ
Lối cũ ta về, vườn xưa có còn
Hoàng hôn buông xuống thoảng hương ngọc lan
Dù gió có trút lá úa xuống vườn chiều
Bước chân ai đem lang thang về cô liêu
Chốn xa xôi kia mang bao kỷ niệm cũ
Em đã quên hay là vẫn mang theo
Dù cho bên anh nay em không còn nữa
Biết chăng trong con tim anh luôn hằng nhớ
Người yêu ơi nay em đã bỏ anh đi
Sao em nỡ bỏ anh đi mãi
Lối cũ ta về, soi nghiêng gót giầy
Chiều nghiêng vạt nắng, buồn chờ tóc mây
Lối cũ ta về, dừng chân trước thềm
Chờ nghe trong gió thoảng hương ngọc lan.
Lối cũ ta về - Thanh Tùng - Thu Phương
Ca khúc “Lối cũ ta về” là một trong những bản tình ca xuất sắc
nhất của nhạc sĩ Thanh Tùng, người vừa rời xa dương thế sáng 15-3 vừa qua tại Hà Nội, hưởng thọ 68
tuổi, sau 12 ngày nằm viện và gần 8 năm bị bệnh nặng.Thanh Tùng là một trong số những nhạc sĩ được ưa chuộng nhất tại Việt Nam từ sau biến cố 1975, người được coi là đã mang trở lại những nét tươi trẻ và lãng mạn của dòng nhạc trẻ Sài Gòn, để dần dần thay thế dòng ca khúc mang yếu tố phục vụ chính trị độc tôn và thịnh hành trước đó.
Những ca khúc từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước của nhạc sĩ tài hoa này đã trở thành bệ phóng cho nhiều ca sĩ trẻ thời kỳ đó, như Thanh Lam, Hồng Nhung, Bằng Kiều, Mỹ Linh..., thế hệ tới giờ đã trở nên những giọng ca hàng đầu ở trong nước và được ưa thích cả ở hải ngoại.
Như có người đánh giá, Thanh Tùng “đã nối tiếp được dòng nhạc tình tuyệt vời của Miền Nam” trước 1975. Với sự ra đi của ông, lối cũ dường như đã bớt đi hương ngọc lan, gió cũng bớt trút lá úa xuống vườn chiều, nhưng trong trái tim người yêu nhạc, mãi còn hình bóng ông...
Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh năm 1948 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Biến cố 1954 khiến
ông theo cha mẹ ra Bắc năm 6 tuổi. Trưởng thành tại Hà Nội, thuở thanh niên,
ông có dịp tu nghiệp tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Bắc Hàn và tốt nghiệp vào năm
1971, khi mới 23 tuổi.
Ngay sau đó, Thanh Tùng được cử giữ cương vị chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II trong vòng hơn 4 năm. Sau 1975, ông về sống tại Sài Gòn và viết ca khúc đầu tay “Cây sầu riêng trổ bông” cho vở cải lương nổi tiếng cùng tên của Nhà hát Trần Hữu Trang.
Những năm sau đó, Thanh Tùng đóng vai trò chủ đạo trong đời sống âm nhạc của thành phố trong bối cảnh đầy khó khăn khi thời thế thay đổi, dòng nhạc trẻ khởi đầu từ những năm 60 của Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... bị coi là có yếu tố lai căng, độc hại hay đồi trụy.
Nền nhạc đặt trên cơ sở phục vụ ý thức hệ và cuộc chiến Nam - Bắc khi đó dần dần tỏ ra không còn phù hợp với tâm tư, tình cảm của người nghe thời hậu chiến, nhưng bộ máy kiểm duyệt văn hóa và tư tưởng vẫn còn hết sức khắt khe trước bất cứ đổi thay nào trong văn hóa.
Là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình Thành phố và khai sinh nhóm hợp ca “Những làn sóng nhỏ”, cũng như chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen, Thanh Tùng là người từng bước “hợp thức hóa” trở lại những làn điệu trữ tình.
Với nhiều ca khúc trẻ trung mà đề tài chính là tình yêu, ngôn từ đơn giản nhưng ẩn chứa đâu đó những nét sâu sắc, Thanh Tùng đã “góp sức quan trọng, giúp giải tỏa nhiều định kiến của “bên thắng cuộc” về âm nhạc miền Nam”, theo nhận xét của nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài Gòn.
“Nhạc sĩ đến từ Nha Trang đã (...) đem lại không khí sôi động cho phong trào nhạc trẻ, đã (...) biến đổi các nhịp điệu hành khúc buồn chán và đơn điệu, tuyên truyền trên sân khấu giải trí thành nụ cười và những bàn tay xiết chặt nhau, giơ cao đu đưa trong những đêm nhạc ngoài trời”.
Ngay sau đó, Thanh Tùng được cử giữ cương vị chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II trong vòng hơn 4 năm. Sau 1975, ông về sống tại Sài Gòn và viết ca khúc đầu tay “Cây sầu riêng trổ bông” cho vở cải lương nổi tiếng cùng tên của Nhà hát Trần Hữu Trang.
Những năm sau đó, Thanh Tùng đóng vai trò chủ đạo trong đời sống âm nhạc của thành phố trong bối cảnh đầy khó khăn khi thời thế thay đổi, dòng nhạc trẻ khởi đầu từ những năm 60 của Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... bị coi là có yếu tố lai căng, độc hại hay đồi trụy.
Nền nhạc đặt trên cơ sở phục vụ ý thức hệ và cuộc chiến Nam - Bắc khi đó dần dần tỏ ra không còn phù hợp với tâm tư, tình cảm của người nghe thời hậu chiến, nhưng bộ máy kiểm duyệt văn hóa và tư tưởng vẫn còn hết sức khắt khe trước bất cứ đổi thay nào trong văn hóa.
Là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình Thành phố và khai sinh nhóm hợp ca “Những làn sóng nhỏ”, cũng như chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen, Thanh Tùng là người từng bước “hợp thức hóa” trở lại những làn điệu trữ tình.
Với nhiều ca khúc trẻ trung mà đề tài chính là tình yêu, ngôn từ đơn giản nhưng ẩn chứa đâu đó những nét sâu sắc, Thanh Tùng đã “góp sức quan trọng, giúp giải tỏa nhiều định kiến của “bên thắng cuộc” về âm nhạc miền Nam”, theo nhận xét của nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài Gòn.
“Nhạc sĩ đến từ Nha Trang đã (...) đem lại không khí sôi động cho phong trào nhạc trẻ, đã (...) biến đổi các nhịp điệu hành khúc buồn chán và đơn điệu, tuyên truyền trên sân khấu giải trí thành nụ cười và những bàn tay xiết chặt nhau, giơ cao đu đưa trong những đêm nhạc ngoài trời”.
Nhạc sĩ Thanh Tùng năm 2008
- Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ trước, hầu như không chương trình nhạc
trẻ nào được ưa chuộng, không ca sĩ “gạo cội” nào của nhạc trẻ trong nước khi ấy,
mà lại không hát các ca khúc của Thanh Tùng. Những bài hát của ông đã trở nên
“thương hiệu” cho nhiều giọng ca.
Có thể kể tới “Lời tỏ tình của mùa xuân” và “Ngôi sao cô đơn” với Ngọc Bích, “Giọt sương trên mí mắt” với Hồng Nhung, “Phố biển” và “Mưa ngâu” với Mỹ Hạnh, “Giọt nắng bên thềm”, “Em và tôi” và “Lối cũ ta về” với Thanh Lam, hay “Trái tim không ngủ yên” với Mỹ Linh và Bằng Kiều...
Nói về nghệ thuật sáng tác của Thanh Tùng, một nghệ sĩ lớp sau nhận xét: “Thanh Tùng là nhạc sĩ hiện đại nhất trong thế hệ của ông vì xuất thân là người chỉ huy, hòa âm phối khí, sau này ông mới viết ca khúc. Âm nhạc của ông nhẹ nhàng, dễ dàng và tự nhiên như dòng chảy.
Là nghệ sĩ “thứ thiệt” chứ không đơn thuần chỉ viết ca khúc nên ông tìm ý tưởng từ cuộc sống của mình, có những bài bắt nguồn từ những câu chuyện riêng rất sâu sắc. Chủ trương viết ca khúc Pop nên ca từ của ông trau chuốt nhưng không màu mè, trúc trắc. Giai điệu rất thanh thoát, lãng mạn”.
Trong đời, Thanh Tùng được coi là nhạc sĩ luôn ở trong tâm điểm của những bóng hồng, và một phần vì thế, tỷ lệ tình ca chiếm áp đảo trong khoảng 200 ca khúc của ông. Tuy nhiên, một vài ca khúc được coi là đỉnh cao của ông, lại là viết tặng và tri ân người vợ hiền sớm qua đời từ thập niên 90.
Kể từ đó, ông sống một mình và thay vợ chăm ba đứa con. Những sáng tác của ông giai đoạn sau bớt đi tính tươi trẻ của thời kỳ đầu, mà đi sâu hơn về nội tâm, có khi đặc tả cảm giác cô đơn, thậm chí cô độc, như trong nhạc phẩm nổi tiếng “Một mình” mà Hồng Nhung là ca sĩ trình bày đầu tiên:
Nhớ em giọt mồ hôi tóc mai
Gió sương mòn cả hai vai
Ðôi chân chênh vênh con đường nhỏ
Nghiêng nghiêng bóng em gầy
Vắng em còn lại tôi với tôi
Lá khô mùa này lại rơi
Thương em mênh mông chân trời lạ
Bơ vơ chốn xa xôi
Vắng em đời còn ai với ai
Ngất ngây men rượu say
Ðêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ
Cô đơn, cùng với tôi về...
Đó là năm 2008, khi một tai biến bất ngờ khiến ông bị liệt bên phải, không đi lại được, mất khả năng nói, lại còn thêm những chứng bệnh tiểu đường và thận. Con người tài hoa và đào hoa ấy đã phải sống gần 8 năm cuối đời trong cảnh ngồi xe lăn, ngắm từng “Giọt nắng bên thềm” lung linh...
“Tất cả mọi người đều có phút phải đối diện với nỗi cô đơn. Nhưng không có tác giả nào có thể đi nổi chặng đường một mình”, nhạc sĩ Thanh Tùng đã chia sẻ như thế sau đêm nhạc mang tên “Một mình” của ông, diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội đầu tháng 5-2008, chỉ ít ngày trước khi lâm trọng bệnh.
Nhìn lại cả con đường âm nhạc của Thanh Tùng, một sự nghiệp mà như ông từng nói, “đầy ắp tình yêu, chỉ tình yêu thôi”, có thể cái đọng lại với thời gian là nét hoài niệm rất mạnh mẽ trong ca từ và nội dung các ca khúc, kể cả trong những bài hát có tiết tấu nhạc trẻ trung và hứng khởi nhất.
Ký ức tình yêu chan chứa và sâu lắng ấy đã khiến ông vượt lên nhiều nhạc sĩ ăn khách khác của Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Và, người yêu nhạc sẽ nhớ tới ông như người chấn hưng nhạc trẻ Việt Nam trong nước, mỗi khi “Tìm bàn chân ai trong tiếng lá rơi” lúc “Hoa tím vẫn rơi đầy sân”...
Có thể kể tới “Lời tỏ tình của mùa xuân” và “Ngôi sao cô đơn” với Ngọc Bích, “Giọt sương trên mí mắt” với Hồng Nhung, “Phố biển” và “Mưa ngâu” với Mỹ Hạnh, “Giọt nắng bên thềm”, “Em và tôi” và “Lối cũ ta về” với Thanh Lam, hay “Trái tim không ngủ yên” với Mỹ Linh và Bằng Kiều...
Nói về nghệ thuật sáng tác của Thanh Tùng, một nghệ sĩ lớp sau nhận xét: “Thanh Tùng là nhạc sĩ hiện đại nhất trong thế hệ của ông vì xuất thân là người chỉ huy, hòa âm phối khí, sau này ông mới viết ca khúc. Âm nhạc của ông nhẹ nhàng, dễ dàng và tự nhiên như dòng chảy.
Là nghệ sĩ “thứ thiệt” chứ không đơn thuần chỉ viết ca khúc nên ông tìm ý tưởng từ cuộc sống của mình, có những bài bắt nguồn từ những câu chuyện riêng rất sâu sắc. Chủ trương viết ca khúc Pop nên ca từ của ông trau chuốt nhưng không màu mè, trúc trắc. Giai điệu rất thanh thoát, lãng mạn”.
Trong đời, Thanh Tùng được coi là nhạc sĩ luôn ở trong tâm điểm của những bóng hồng, và một phần vì thế, tỷ lệ tình ca chiếm áp đảo trong khoảng 200 ca khúc của ông. Tuy nhiên, một vài ca khúc được coi là đỉnh cao của ông, lại là viết tặng và tri ân người vợ hiền sớm qua đời từ thập niên 90.
Kể từ đó, ông sống một mình và thay vợ chăm ba đứa con. Những sáng tác của ông giai đoạn sau bớt đi tính tươi trẻ của thời kỳ đầu, mà đi sâu hơn về nội tâm, có khi đặc tả cảm giác cô đơn, thậm chí cô độc, như trong nhạc phẩm nổi tiếng “Một mình” mà Hồng Nhung là ca sĩ trình bày đầu tiên:
Nhớ em giọt mồ hôi tóc mai
Gió sương mòn cả hai vai
Ðôi chân chênh vênh con đường nhỏ
Nghiêng nghiêng bóng em gầy
Vắng em còn lại tôi với tôi
Lá khô mùa này lại rơi
Thương em mênh mông chân trời lạ
Bơ vơ chốn xa xôi
Vắng em đời còn ai với ai
Ngất ngây men rượu say
Ðêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ
Cô đơn, cùng với tôi về...
Một mình - Thanh Tùng - Hồng Nhung
Có lẽ khi sáng tác những dòng đầy tâm trạng ấy về người vợ thân yêu, người mà
trước đó mươi năm ông từng tâm niệm “Em và tôi -
mỗi người một nửa cuộc đời”, Thanh Tùng không thể nghĩ được rằng, chục năm
sau đó, ông hoàn toàn lâm vào cảnh “cô đơn một mình” về thể trạng do bệnh tật.Đó là năm 2008, khi một tai biến bất ngờ khiến ông bị liệt bên phải, không đi lại được, mất khả năng nói, lại còn thêm những chứng bệnh tiểu đường và thận. Con người tài hoa và đào hoa ấy đã phải sống gần 8 năm cuối đời trong cảnh ngồi xe lăn, ngắm từng “Giọt nắng bên thềm” lung linh...
“Tất cả mọi người đều có phút phải đối diện với nỗi cô đơn. Nhưng không có tác giả nào có thể đi nổi chặng đường một mình”, nhạc sĩ Thanh Tùng đã chia sẻ như thế sau đêm nhạc mang tên “Một mình” của ông, diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội đầu tháng 5-2008, chỉ ít ngày trước khi lâm trọng bệnh.
Nhìn lại cả con đường âm nhạc của Thanh Tùng, một sự nghiệp mà như ông từng nói, “đầy ắp tình yêu, chỉ tình yêu thôi”, có thể cái đọng lại với thời gian là nét hoài niệm rất mạnh mẽ trong ca từ và nội dung các ca khúc, kể cả trong những bài hát có tiết tấu nhạc trẻ trung và hứng khởi nhất.
Ký ức tình yêu chan chứa và sâu lắng ấy đã khiến ông vượt lên nhiều nhạc sĩ ăn khách khác của Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Và, người yêu nhạc sẽ nhớ tới ông như người chấn hưng nhạc trẻ Việt Nam trong nước, mỗi khi “Tìm bàn chân ai trong tiếng lá rơi” lúc “Hoa tím vẫn rơi đầy sân”...
Giọt nắng bên thềm
Thanh Tùng - Hồng Nhung
Nguyễn Hoàng Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét