Giã từ tác giả
“Chủ nhật ấy, trời mưa nên
các chàng trai không thể qua được bên kia. Chàng trai Tô Vũ đang ốm mệt và nằm
một mình tại ngôi đền, hai người bạn đã đi chơi vắng. Thế rồi, bất chợt, mặc
cho “mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều” và bất chấp “đường xa lạnh lùng” như
trong lời bài ca, cô gái đội mưa qua thăm chàng”.
Nhạc sĩ Tô Vũ thời trẻ - Ảnh
tư liệu
Tô Vũ và nhóm “Đồng
Vọng” - Ca khúc để đời “Em đến thăm anh một chiều mưa”
Mặt nhìn mặt, cầm tay bâng
khuâng không nói một câu
Lời nghẹn ngào, hồn anh như say như ngây, vì đâu?
Gió đưa cánh chim trời
Đó đây cách xa vời
Chiều vui mưa ướt cánh
Khá thương kiếp bềnh bồng
Dẫu khăng khít đôi lòng
Chiều nào em xa anh!
Có hay lúc em về
Gót chân bước reo âm thầm
Trên đường một mình ngoài mưa, mưa như mưa trong lòng anh
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em, chìm trong ngàn xanh.
Ta ước mơ một chiều thêu nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng
... và quên... đường về.
Lời nghẹn ngào, hồn anh như say như ngây, vì đâu?
Gió đưa cánh chim trời
Đó đây cách xa vời
Chiều vui mưa ướt cánh
Khá thương kiếp bềnh bồng
Dẫu khăng khít đôi lòng
Chiều nào em xa anh!
Có hay lúc em về
Gót chân bước reo âm thầm
Trên đường một mình ngoài mưa, mưa như mưa trong lòng anh
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em, chìm trong ngàn xanh.
Ta ước mơ một chiều thêu nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng
... và quên... đường về.
Em đến thăm anh một chiều mưa
Tô Vũ - Mộc Lan
Ca khúc nổi tiếng “Em đến thăm anh một chiều mưa”, sáng tác năm 1947, được
coi là một trong những “tuyệt phẩm” của 10 năm đầu Tân nhạc Việt Nam, nếu chúng
ta lấy mốc khởi đầu vào năm 1938, khi các ông Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Cổn
đã đi diễn thuyết để cổ vũ cho một thể loại nhạc mới mà các ông gọi là “âm nhạc
cải cách” (musique renovée), đồng thời, lần đầu tiên, năm bài hát tiên phong của
nền nhạc non trẻ ấy cũng đã được một tờ báo có uy tín - tờ “Ngày Nay” - đăng tải.
Tác giả bài hát, giáo sư - nhạc sĩ Tô Vũ, đã tham gia từ rất sớm vào đời sống tân nhạc của nước nhà, từ năm 15-16 tuổi. Về sau, ông còn được coi là một nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc có tiếng, đặt nền móng cho Nhạc viện Hà Nội, nhưng trước nay khi nhắc đến ông, hậu thế và người hâm mộ âm nhạc thường nhớ ngay tới tác giả của ba bản nhạc lãng mạn “để đời” mà ông sáng tác khi còn rất trẻ. Để rồi, trong suốt hơn sáu thập niên sau của cuộc đời, hầu như không bao giờ ông trở lại với những giai điện trữ tình và đầy chất thơ ấy nữa...
Tác giả bài hát, giáo sư - nhạc sĩ Tô Vũ, đã tham gia từ rất sớm vào đời sống tân nhạc của nước nhà, từ năm 15-16 tuổi. Về sau, ông còn được coi là một nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc có tiếng, đặt nền móng cho Nhạc viện Hà Nội, nhưng trước nay khi nhắc đến ông, hậu thế và người hâm mộ âm nhạc thường nhớ ngay tới tác giả của ba bản nhạc lãng mạn “để đời” mà ông sáng tác khi còn rất trẻ. Để rồi, trong suốt hơn sáu thập niên sau của cuộc đời, hầu như không bao giờ ông trở lại với những giai điện trữ tình và đầy chất thơ ấy nữa...
Nhạc
sĩ Tô Vũ và ca sĩ Ánh Tuyết - Ảnh: ATB
Nhạc sĩ Tô Vũ, tên thật là Hoàng Phú, sinh ngày 9-4-1923 tại phủ Lạng Thương, Bắc
Giang. Từ nhỏ ông đã chuyển về sống tại Hải Phòng cùng bốn người anh em ruột,
trong đó có người anh hơn ông ba tuổi là nhạc sĩ Hoàng Quý, người sẽ có ảnh hưởng
lớn tới ông trong những hoạt động âm nhạc thời niên thiếu.
Thân mẫu của Tô Vũ mất sớm khi ông mới 13 tuổi, thân phụ ông - một người được ông mô tả là “hát rất hay, cả tiếng Pháp” - thì đi làm xa nhà, đa phần chỉ giúp đỡ được gia đình bằng những khoản tiền gửi về hàng tháng, nên từ nhỏ các anh em của Tô Vũ sống độc lập và yêu thương nhau.
Trong số năm anh em, Hoàng Quý và Hoàng Phú đặc biệt say mê âm nhạc, có lẽ chịu ảnh hưởng của cha, và đã học được những kiến thức âm nhạc đầu tiên - vĩ cầm - qua một phụ nữ người Pháp ở Hải Phòng. Hơn nửa thế kỷ sau, nhớ về thuở khởi đầu, Tô Vũ hồi tưởng với báo giới:
“Mấy anh em tôi cùng say mê nhạc, thế là đi tìm học. Chúng tôi violon chính quy của một bà đầm, bà ấy là chủ cửa hàng bán nhạc phẩm. Một giờ học mất 4 đồng bạc Đông Dương, lúc bấy giờ 2 đồng được 1 tạ gạo, đắt như thế đấy. Bốn anh em vẫn quyết định học, mỗi anh góp 1 đồng. Học xong 15 phút của mình, thì đứng lại học ké, kẽo kẹt được đến 6 tháng chúng tôi học xong cơ bản”.
Nói thêm, về sau, Tô Vũ gặp nhạc sĩ Tạ Phước trong kháng chiến và được chỉ bảo thêm về kiến thức âm nhạc. Ngoài ra, chơi guitar là do ông mày mò tự học, theo thổ lộ của ông.
Theo học tại trường Trung học Lê Lợi ở Hải Phòng thời gian ấy, hai anh em họ Hoàng được may mắn có một người thầy dạy môn văn chương Pháp tên là Ngô Đình Hộ - tức nhạc sĩ Lê Thương, một trong những cây đại thụ sáng lập thể loại “nhạc cải cách” trong hậu bán thập niên 30 thế kỷ trước - nên họ đã quyết tâm theo con đường âm nhạc.
Chính Lê Thương là người cổ vũ, khích lệ và tạo điều kiện cho Tô Vũ cùng người anh trai tham gia biểu diễn cùng thầy - và hát các ca khúc của thầy - trong các tiết mục văn nghệ ở trường. Người nhạc sĩ lớn này cũng dẫn dắt anh em Tô Vũ sáng tác nhạc trong bước đường đầu tiên của họ, vào khoảng những năm 1938-1939.
Khi đó, chịu ảnh hưởng của phong trào Hướng đạo, Hoàng Quý tập hợp các bạn bè, anh em, trong đó có Tô Vũ, Canh Thân, Phạm Ngữ... trong một nhóm để cùng sinh hoạt văn nghệ, sáng tác nhạc với nội dung ca ngợi đất nước và truyền thống anh hùng. Nói như Tô Vũ, đó là “tiếng gọi tập hợp thanh niên lại với nhau - mình vì mọi người, giúp đỡ mọi người, vì dụ Tổ Quốc, yêu dân tộc”.
Đây là phôi thai của nhóm “Đồng Vọng”, về sau sẽ hoạt động rất mạnh, quy tụ thêm một số tên tuổi khác như Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lưu Hữu Phước... và đã cho phát hành công khai khoảng 60 ca khúc mà Phạm Duy nhận xét là “loại nhạc vui tươi, khỏe mạnh và hùng tráng”, khiến huynh trưởng Hoàng Quý trở thành “người soạn nhạc tiền đạo của xu hướng nhạc hùng”.
Tuy nhiên, bên cạnh mảng bài hát đề tài thanh niên lịch sử khỏe khoắn và theo hướng ái quốc, theo hồi tưởng của Tô Vũ, nhóm “Đồng Vọng” còn cho ra đời loại “nhạc tâm tình” (tên gọi của Hoàng Quý), “những bài nhạc mà (...) ngày nay chúng ta thường gọi là nhạc lãng mạn, tình ca... (...) không phổ biến rộng rãi, không in vào những tập nhạc “Đồng Vọng” mà chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp với những bạn bè tri kỷ”.
Điển hình có thể kể đến ở đây là tuyệt phẩm “Bến Xuân” (1942) của Văn Cao và Phạm Duy, hay “Cô láng giềng” (1942) của nhóm trưởng Hoàng Quý. Một số ca khúc đầu tay của Tô Vũ trong nhóm “Đồng Vọng” có thể tới giờ ít người nhớ tới, nhưng lời thứ hai mà ông làm cho bản “Cô láng giềng” của người anh trai Hoàng Quý, thì chắc không ai không biết:
Thân mẫu của Tô Vũ mất sớm khi ông mới 13 tuổi, thân phụ ông - một người được ông mô tả là “hát rất hay, cả tiếng Pháp” - thì đi làm xa nhà, đa phần chỉ giúp đỡ được gia đình bằng những khoản tiền gửi về hàng tháng, nên từ nhỏ các anh em của Tô Vũ sống độc lập và yêu thương nhau.
Trong số năm anh em, Hoàng Quý và Hoàng Phú đặc biệt say mê âm nhạc, có lẽ chịu ảnh hưởng của cha, và đã học được những kiến thức âm nhạc đầu tiên - vĩ cầm - qua một phụ nữ người Pháp ở Hải Phòng. Hơn nửa thế kỷ sau, nhớ về thuở khởi đầu, Tô Vũ hồi tưởng với báo giới:
“Mấy anh em tôi cùng say mê nhạc, thế là đi tìm học. Chúng tôi violon chính quy của một bà đầm, bà ấy là chủ cửa hàng bán nhạc phẩm. Một giờ học mất 4 đồng bạc Đông Dương, lúc bấy giờ 2 đồng được 1 tạ gạo, đắt như thế đấy. Bốn anh em vẫn quyết định học, mỗi anh góp 1 đồng. Học xong 15 phút của mình, thì đứng lại học ké, kẽo kẹt được đến 6 tháng chúng tôi học xong cơ bản”.
Nói thêm, về sau, Tô Vũ gặp nhạc sĩ Tạ Phước trong kháng chiến và được chỉ bảo thêm về kiến thức âm nhạc. Ngoài ra, chơi guitar là do ông mày mò tự học, theo thổ lộ của ông.
Theo học tại trường Trung học Lê Lợi ở Hải Phòng thời gian ấy, hai anh em họ Hoàng được may mắn có một người thầy dạy môn văn chương Pháp tên là Ngô Đình Hộ - tức nhạc sĩ Lê Thương, một trong những cây đại thụ sáng lập thể loại “nhạc cải cách” trong hậu bán thập niên 30 thế kỷ trước - nên họ đã quyết tâm theo con đường âm nhạc.
Chính Lê Thương là người cổ vũ, khích lệ và tạo điều kiện cho Tô Vũ cùng người anh trai tham gia biểu diễn cùng thầy - và hát các ca khúc của thầy - trong các tiết mục văn nghệ ở trường. Người nhạc sĩ lớn này cũng dẫn dắt anh em Tô Vũ sáng tác nhạc trong bước đường đầu tiên của họ, vào khoảng những năm 1938-1939.
Khi đó, chịu ảnh hưởng của phong trào Hướng đạo, Hoàng Quý tập hợp các bạn bè, anh em, trong đó có Tô Vũ, Canh Thân, Phạm Ngữ... trong một nhóm để cùng sinh hoạt văn nghệ, sáng tác nhạc với nội dung ca ngợi đất nước và truyền thống anh hùng. Nói như Tô Vũ, đó là “tiếng gọi tập hợp thanh niên lại với nhau - mình vì mọi người, giúp đỡ mọi người, vì dụ Tổ Quốc, yêu dân tộc”.
Đây là phôi thai của nhóm “Đồng Vọng”, về sau sẽ hoạt động rất mạnh, quy tụ thêm một số tên tuổi khác như Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lưu Hữu Phước... và đã cho phát hành công khai khoảng 60 ca khúc mà Phạm Duy nhận xét là “loại nhạc vui tươi, khỏe mạnh và hùng tráng”, khiến huynh trưởng Hoàng Quý trở thành “người soạn nhạc tiền đạo của xu hướng nhạc hùng”.
Tuy nhiên, bên cạnh mảng bài hát đề tài thanh niên lịch sử khỏe khoắn và theo hướng ái quốc, theo hồi tưởng của Tô Vũ, nhóm “Đồng Vọng” còn cho ra đời loại “nhạc tâm tình” (tên gọi của Hoàng Quý), “những bài nhạc mà (...) ngày nay chúng ta thường gọi là nhạc lãng mạn, tình ca... (...) không phổ biến rộng rãi, không in vào những tập nhạc “Đồng Vọng” mà chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp với những bạn bè tri kỷ”.
Điển hình có thể kể đến ở đây là tuyệt phẩm “Bến Xuân” (1942) của Văn Cao và Phạm Duy, hay “Cô láng giềng” (1942) của nhóm trưởng Hoàng Quý. Một số ca khúc đầu tay của Tô Vũ trong nhóm “Đồng Vọng” có thể tới giờ ít người nhớ tới, nhưng lời thứ hai mà ông làm cho bản “Cô láng giềng” của người anh trai Hoàng Quý, thì chắc không ai không biết:
Trước ngõ vào thôn vang tiếng
pháo
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao
Tôi biết người ta đón em tưng bừng...
(...) Đành lòng nay tôi bước chân ra đi
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi...
(...) Chân bước xa xa dần miền quê
Ai biết cho bao giờ tôi về?
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao
Tôi biết người ta đón em tưng bừng...
(...) Đành lòng nay tôi bước chân ra đi
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi...
(...) Chân bước xa xa dần miền quê
Ai biết cho bao giờ tôi về?
Cô láng giềng - Hoàng Qúy - Sĩ Phú
Tô Vũ nhớ lại: “Với “Cô láng giềng”, anh tôi chỉ sáng tác lời một. Đó là những vần
thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người yêu và hy vọng một ngày trở về gặp
nhau trong vui mừng. Còn lời hai là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở
về - ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêu - và
chàng buồn tình lặng lẽ ra đi...
Thật ra lời hai này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự mô tả một mối tình có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời hai”.
Có lẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng nhạc tâm tình ấy, nên về sau, trong cảnh chinh chiến, Tô Vũ vẫn giữ được tâm cảm lãng mạn, và thể hiện trong ba bài hát nổi tiếng mà về sau này, khi nghĩ lại, ông từng tâm sự: “Tôi có hai mảng sáng tác, đó là ca khúc lãng mạn và ca khúc cách mạng. Với mảng trước, ban đầu thì bị phê mà bây giờ lại được, vì tính chất lãng mạn”.
Thật ra lời hai này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự mô tả một mối tình có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời hai”.
Có lẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng nhạc tâm tình ấy, nên về sau, trong cảnh chinh chiến, Tô Vũ vẫn giữ được tâm cảm lãng mạn, và thể hiện trong ba bài hát nổi tiếng mà về sau này, khi nghĩ lại, ông từng tâm sự: “Tôi có hai mảng sáng tác, đó là ca khúc lãng mạn và ca khúc cách mạng. Với mảng trước, ban đầu thì bị phê mà bây giờ lại được, vì tính chất lãng mạn”.
Nhạc
sĩ Tô Vũ và nhạc sĩ Phạm Duy
Năm 1946, cuộc chiến Đông Dương thứ nhất bùng nổ. Hai anh em họ Hoàng tham gia
kháng chiến, nhưng được một thời gian ngắn thì người anh Hoàng Quý lâm trọng bệnh
và qua đời ở tuổi 26 vào giữa năm 1946. Người sáng lập khuynh hướng “thanh niên
ca”, “anh hùng ca” và “lịch sử ca” trong tân nhạc Việt Nam ra đi, để lại một
khoảng trống trong nền Tân nhạc non trẻ.
“Là linh hồn của đám nhạc sĩ trẻ ở Hải Phòng, thúc đẩy mọi người sáng tác” và “làm cho những sáng tác đó có một đời sống hẳn hoi, nghĩa là in ra, hát lên trong những sinh hoạt hướng đạo hay học sinh”, “người đỡ đầu cho những nhạc sĩ trẻ cùng một chí hướng” theo nhận định của Phạm Duy, nên sinh thời cái bóng và sự nghiệp của Hoàng Quý quá lớn, che khuất người em Tô Vũ.
Chỉ sau biến cố đau thương năm 1946 của gia đình, Tô Vũ mới thực sự trưởng thành để rồi được biết đến như một nhạc sĩ độc lập. Ông gia nhập Ban Văn nghệ Tuyên truyền Kiến An (Hải Phòng), rồi từ bỏ bốn học bổng du học ở Pháp để ở lại quê lo cho các em bằng nghề thầy giáo dạy hợp đồng ở trường Bình Chuẩn (nay là Trung học Phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng).
Chính trong thời gian 1947-1948 ấy, cái tên Tô Vũ mới xuất hiện và được đặt cho ông giáo Hoàng Phú. Câu chuyện khá lý thú: số là, trước đó, khi có người đề nghị lấy một “bí danh”, nhạc sĩ đã chọn cái tên Hoàng Minh Vọng, tức là “nhìn xa thấy sáng”. Tuy nhiên, bắt chước hai người bạn là Văn Cao và Nguyễn Đình Thi, ông để râu dài và râu ông mọc rất nhanh.
Nhiều người, trong đó có nhà thơ Xuân Diệu, khi thấy thế, đã gọi ông là Tô Vũ vì người nhạc sĩ với chòm râu dài, ăn vận bộ quần áo nâu sồng, chống gậy, đội nón đi trời mưa rất giống hình ảnh ông Tô Vũ chăn dê đời Hán, Trung Quốc. Và như thế, cái tên Hoàng Minh Vọng chỉ tồn tại được nửa tháng, rồi bị thay thế bởi “nghệ danh” Tô Vũ.
Tuy nhiên, như ông thổ lộ, những bản tình ca nổi tiếng nhất của ông khi ra đời vẫn gắn liền với tên thật Hoàng Phú. Đó là thời kỳ khi chiến tranh mới bùng nổ, nhưng các nghệ sĩ theo kháng chiến vẫn mang trong lòng tố chất hào hoa, lãng mạn của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng - (...) Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa” (Chính Hữu).
Trái với “Cô láng giềng” của người anh Hoàng Quý mà Tô Vũ viết lời thứ hai có thể chỉ là kết quả của những suy tưởng yêu đương trong mộng, không có thực, rất phổ biến trong sáng tác của các nhạc sĩ thế hệ đầu, “Em đến thăm anh một chiều mưa” - tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Tô Vũ, lại dựa trên một tình cảm có thật thời đầu kháng chiến.
Theo lời kể của tác giả, dạo đó, năm 1947, cùng hai chàng trai khác thuộc Ban Văn nghệ, Tô Vũ được cử về làm việc và đóng quân ở một ngôi đình. Một bận, họ tiếp nhận ba thiếu nữ trẻ trong đội cứu thương huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), trên đường chiến đấu bị lạc đơn vị và được chuyển về đó chờ đợi.
Trong các buổi tập luyện của Ban Văn nghệ, các cô gái thoạt tiên ngồi xem, rồi được rủ tham gia. Một trong số ba cô, “đẹp nhất lại hát hay, hát vững” theo ký ức của Tô Vũ, thường song ca với ông trong các buổi biểu diễn tuyên truyền, và được khán giả vỗ tay hưởng ứng. Tình cảm nảy sinh từ đó.
Được chừng hai tháng, ba cô gái được chuyển tới nơi khác, không xa lắm, khoảng 8 cây số đường bộ, nhưng cách một con sông lớn và đi lại cũng khó khăn vì nguy hiểm. Đôi bên hẹn hò sẽ qua thăm nhau vào chủ nhật hàng tuần, nếu bên này không đi được thì bên kia đi, hoặc giả cùng gặp nhau ở giữa đường.
Chủ nhật ấy, trời mưa nên các chàng trai không thể qua được bên kia. Chàng trai Tô Vũ đang ốm mệt và nằm một mình tại ngôi đền, hai người bạn đã đi chơi vắng. Thế rồi, bất chợt, mặc cho “mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều” và bất chấp “đường xa lạnh lùng” như trong lời bài ca, cô gái đội mưa qua thăm chàng.
Thế là: “Mặt nhìn mặt cầm tay bâng khuâng không nói một câu. Lời nghẹn ngào hồn anh như say như ngây vì đâu”, nét nhạc tuôn tràn trong lòng nhạc sĩ. Và khi buộc phải chia tay nhau khi chiều tới, người nhạc sĩ cảm thấy như mưa giăng trong trái tim: “Có hay lúc em về. Gót chân bước reo âm thầm trên đường một mình ngoài mưa, mưa như mưa trong lòng anh”.
Như hồi tưởng của Tô Vũ, cuộc chiến khiến hai người bặt tin nhau. Thậm chí, ông còn cho hay: “Theo thời gian tôi không tài nào nhớ nổi người nào trong số ba cô gái đã “hiện ra” trong buổi chiều mưa năm ấy. Sau này, tôi cũng đã lần lượt gặp lại từng “cố nhân”. Có người nhận “là em đấy!” nhưng tôi không tin.
Có người lại chối phắt, người còn lại thì không tiện hỏi... đành phải tan giấc mơ hoa: “... Ta ước mơ một chiều thêu nắng. Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên... đường về!”.
Đấy là câu chuyện riêng của người nghệ sĩ, cùng những cảm xúc - có thể còn rất bồng bột nhưng tràn đầy hứng khởi của tuổi trẻ. Tuy nhiên, hình ảnh cơn mưa hay đường xa ướt mi, xuất hiện kèm những cuộc hội ngộ chóng váng rồi để rồi lại phải ly biệt của những cặp trai gái yêu nhau, về sau đã đi vào nền văn nghệ Việt Nam và khiến bản thân ca khúc trở nên bất tử!.
“Là linh hồn của đám nhạc sĩ trẻ ở Hải Phòng, thúc đẩy mọi người sáng tác” và “làm cho những sáng tác đó có một đời sống hẳn hoi, nghĩa là in ra, hát lên trong những sinh hoạt hướng đạo hay học sinh”, “người đỡ đầu cho những nhạc sĩ trẻ cùng một chí hướng” theo nhận định của Phạm Duy, nên sinh thời cái bóng và sự nghiệp của Hoàng Quý quá lớn, che khuất người em Tô Vũ.
Chỉ sau biến cố đau thương năm 1946 của gia đình, Tô Vũ mới thực sự trưởng thành để rồi được biết đến như một nhạc sĩ độc lập. Ông gia nhập Ban Văn nghệ Tuyên truyền Kiến An (Hải Phòng), rồi từ bỏ bốn học bổng du học ở Pháp để ở lại quê lo cho các em bằng nghề thầy giáo dạy hợp đồng ở trường Bình Chuẩn (nay là Trung học Phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng).
Chính trong thời gian 1947-1948 ấy, cái tên Tô Vũ mới xuất hiện và được đặt cho ông giáo Hoàng Phú. Câu chuyện khá lý thú: số là, trước đó, khi có người đề nghị lấy một “bí danh”, nhạc sĩ đã chọn cái tên Hoàng Minh Vọng, tức là “nhìn xa thấy sáng”. Tuy nhiên, bắt chước hai người bạn là Văn Cao và Nguyễn Đình Thi, ông để râu dài và râu ông mọc rất nhanh.
Nhiều người, trong đó có nhà thơ Xuân Diệu, khi thấy thế, đã gọi ông là Tô Vũ vì người nhạc sĩ với chòm râu dài, ăn vận bộ quần áo nâu sồng, chống gậy, đội nón đi trời mưa rất giống hình ảnh ông Tô Vũ chăn dê đời Hán, Trung Quốc. Và như thế, cái tên Hoàng Minh Vọng chỉ tồn tại được nửa tháng, rồi bị thay thế bởi “nghệ danh” Tô Vũ.
Tuy nhiên, như ông thổ lộ, những bản tình ca nổi tiếng nhất của ông khi ra đời vẫn gắn liền với tên thật Hoàng Phú. Đó là thời kỳ khi chiến tranh mới bùng nổ, nhưng các nghệ sĩ theo kháng chiến vẫn mang trong lòng tố chất hào hoa, lãng mạn của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng - (...) Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa” (Chính Hữu).
Trái với “Cô láng giềng” của người anh Hoàng Quý mà Tô Vũ viết lời thứ hai có thể chỉ là kết quả của những suy tưởng yêu đương trong mộng, không có thực, rất phổ biến trong sáng tác của các nhạc sĩ thế hệ đầu, “Em đến thăm anh một chiều mưa” - tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Tô Vũ, lại dựa trên một tình cảm có thật thời đầu kháng chiến.
Theo lời kể của tác giả, dạo đó, năm 1947, cùng hai chàng trai khác thuộc Ban Văn nghệ, Tô Vũ được cử về làm việc và đóng quân ở một ngôi đình. Một bận, họ tiếp nhận ba thiếu nữ trẻ trong đội cứu thương huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), trên đường chiến đấu bị lạc đơn vị và được chuyển về đó chờ đợi.
Trong các buổi tập luyện của Ban Văn nghệ, các cô gái thoạt tiên ngồi xem, rồi được rủ tham gia. Một trong số ba cô, “đẹp nhất lại hát hay, hát vững” theo ký ức của Tô Vũ, thường song ca với ông trong các buổi biểu diễn tuyên truyền, và được khán giả vỗ tay hưởng ứng. Tình cảm nảy sinh từ đó.
Được chừng hai tháng, ba cô gái được chuyển tới nơi khác, không xa lắm, khoảng 8 cây số đường bộ, nhưng cách một con sông lớn và đi lại cũng khó khăn vì nguy hiểm. Đôi bên hẹn hò sẽ qua thăm nhau vào chủ nhật hàng tuần, nếu bên này không đi được thì bên kia đi, hoặc giả cùng gặp nhau ở giữa đường.
Chủ nhật ấy, trời mưa nên các chàng trai không thể qua được bên kia. Chàng trai Tô Vũ đang ốm mệt và nằm một mình tại ngôi đền, hai người bạn đã đi chơi vắng. Thế rồi, bất chợt, mặc cho “mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều” và bất chấp “đường xa lạnh lùng” như trong lời bài ca, cô gái đội mưa qua thăm chàng.
Thế là: “Mặt nhìn mặt cầm tay bâng khuâng không nói một câu. Lời nghẹn ngào hồn anh như say như ngây vì đâu”, nét nhạc tuôn tràn trong lòng nhạc sĩ. Và khi buộc phải chia tay nhau khi chiều tới, người nhạc sĩ cảm thấy như mưa giăng trong trái tim: “Có hay lúc em về. Gót chân bước reo âm thầm trên đường một mình ngoài mưa, mưa như mưa trong lòng anh”.
Như hồi tưởng của Tô Vũ, cuộc chiến khiến hai người bặt tin nhau. Thậm chí, ông còn cho hay: “Theo thời gian tôi không tài nào nhớ nổi người nào trong số ba cô gái đã “hiện ra” trong buổi chiều mưa năm ấy. Sau này, tôi cũng đã lần lượt gặp lại từng “cố nhân”. Có người nhận “là em đấy!” nhưng tôi không tin.
Có người lại chối phắt, người còn lại thì không tiện hỏi... đành phải tan giấc mơ hoa: “... Ta ước mơ một chiều thêu nắng. Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên... đường về!”.
Đấy là câu chuyện riêng của người nghệ sĩ, cùng những cảm xúc - có thể còn rất bồng bột nhưng tràn đầy hứng khởi của tuổi trẻ. Tuy nhiên, hình ảnh cơn mưa hay đường xa ướt mi, xuất hiện kèm những cuộc hội ngộ chóng váng rồi để rồi lại phải ly biệt của những cặp trai gái yêu nhau, về sau đã đi vào nền văn nghệ Việt Nam và khiến bản thân ca khúc trở nên bất tử!.
Nguyễn Hoàng Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét