Rơi từ rụng ngữ
TỪ NGỮ RỤNG
Viên Minh
Minh Tuệ Đỗ Minh: Tựa Từ ngữ rụng được dùng dựa theo ý của
thi sĩ Bùi Giáng (xem bài dưới của Liễu Pháp), khi từ ngữ rụng thì còn lại gì?
Còn lại không chữ như Cụ Nguyễn Du đã từng nói "Vô tự thị chân kinh". Tâm thanh tịnh sáng trong vốn không có chữ, phiền não che lấp bản chất
thanh tịnh đó là do dính mắc vào tướng, tướng thì luôn luôn có tên, có tự. Nên
ai muốn thấy được chân lý nằm sẵn trong chính mình thì phải hành theo lời Phật
dạy "như lý tác ý" (hướng tâm về cội nguồn) hay nói cách khác là
"tác ý không tướng, không tác ý nhất thiết tướng". Giáo pháp của Đức
Phật chỉ có ý nghĩa vẹn toàn dành cho những người muốn giải thoát, còn những
người muốn "ứng dụng" giáo pháp này để giải quyết chuyện thế gian, giải
tỏa chuyện này chuyện nọ thì Đức Phật, Lão Tử, Khổng Tử và Đức Chúa
Jésus đã tịch diệt và để lại cho đời ngôn-ngữ-chỉ-bày- chân-lý riêng biệt của
các Ngài. Hậu thế đáng lẽ phải biết vượt qua ngôn ngữ đó để thấy chân lý, thì lại
một lần nữa dùng ngôn ngữ để triển khai ngôn ngữ.
Thế là những lời dạy trực tiếp và dung dị đi thẳng vào sự sống của các bậc Đạo Sư được những người “quá thông minh” biến thành những hệ thống tư tưởng đầy ý niệm, biểu tượng và luận lý. Người ta không biết rằng, tư tưởng càng cao siêu bao nhiêu càng xa rời chân lý bấy nhiêu. Ví như có người muốn biết gỗ gì sau lớp sơn mà không chịu cạo bỏ lớp sơn ấy đi lại còn gia công tô phết thêm vào. Cũng vậy, các Luận Sư, Đạo gia, Nho gia và các nhà Thần học tưởng có công triển khai đạo giáo của các bậc Giáo chủ, ngờ đâu chỉ vẽ rắn thêm chân, che mờ đạo lý của các Ngài.
Thế là những lời dạy trực tiếp và dung dị đi thẳng vào sự sống của các bậc Đạo Sư được những người “quá thông minh” biến thành những hệ thống tư tưởng đầy ý niệm, biểu tượng và luận lý. Người ta không biết rằng, tư tưởng càng cao siêu bao nhiêu càng xa rời chân lý bấy nhiêu. Ví như có người muốn biết gỗ gì sau lớp sơn mà không chịu cạo bỏ lớp sơn ấy đi lại còn gia công tô phết thêm vào. Cũng vậy, các Luận Sư, Đạo gia, Nho gia và các nhà Thần học tưởng có công triển khai đạo giáo của các bậc Giáo chủ, ngờ đâu chỉ vẽ rắn thêm chân, che mờ đạo lý của các Ngài.
Những bậc Thánh hiền xưa được các bậc Đạo Sư trực tiếp khai ngộ, chỉ cần “từ ngữ
rụng” một lần là thấy đạo. Sau thời các Luận Sư thì ngôn ngữ phải rụng tới hai
lần mới thấy ra sự thật. Còn thời nay, không biết “từ ngữ” phải “rụng” đến mấy
lần mới thấy ra chân lý?
May thay, chân lý luôn luôn hiện hữu nên “người có mắt” vẫn có thể “thấy” bất cứ lúc nào mà không cần qua lăng kính ngôn ngữ hoặc biểu tượng của thế giới lý trí vọng thức. Bấy giờ, mọi dị biệt của ý niệm đều tiêu tan để nhường chỗ cho thực tại hiện tiền vô sinh bất diệt.
May thay, chân lý luôn luôn hiện hữu nên “người có mắt” vẫn có thể “thấy” bất cứ lúc nào mà không cần qua lăng kính ngôn ngữ hoặc biểu tượng của thế giới lý trí vọng thức. Bấy giờ, mọi dị biệt của ý niệm đều tiêu tan để nhường chỗ cho thực tại hiện tiền vô sinh bất diệt.
Liễu Pháp
...... Có thể thấy một điều là dù ở Đông
phương hay Tây phương, ở thời cổ đại hay hiện đại, chân lý bao giờ cũng hiện hữu
như một giòng sông bất tận, nhưng chỉ khi tâm trí thật sự trầm tĩnh, im lặng nhờ
sự tự tri, tự giác thì thực tại mới có thể hiển hiện. Và kinh điển sách vở chỉ
là ngôn ngữ chỉ bày chân lý. Thi sĩ Bùi Giáng viết:
"Người nằm xuống từ ngàn xưa vang bóng
Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần"
Đức Phật, đức Chúa, Lão Tử, Khổng Tử đã tịch
diệt, chỉ còn lại đây giáo lý của các ngài như những tiếng vọng từ ngàn xưa
vang lại. Muốn giã từ cái thế giới hư ảo của mình để bước qua cõi sống chân thật
muôn đời thì chúng ta phải rụng đi hai lần ngôn ngữ: rụng đi cái mớ ngôn ngữ đầy
khái niệm, quan kiến của mình, rồi phải rụng luôn cái ngôn ngữ chỉ bày chân lý
của Kinh điển.
Khi ngôn từ rụng vỡ, cũng là lúc mọi ảo tưởng
tan tành, chỉ còn lại ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lý vừa xuất hiện.
Nguồn trích Khi ngôn từ rụng vỡ
Theo http://duongchimbaykhongdau.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét