Nhớ hồi mới lớn, có lần đọc được hai câu thơ
thời tiền chiến:
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em anh nhớ lắm. Em ơi!
Hai câu thơ tổng cộng chỉ có mười bảy chữ mà tác giả đã dùng đến năm chữ nhớ, bèn nhớ luôn tới giờ! Nhớ hai câu thơ như thế nhưng lại không nhớ chắc tác giả là ai, phân vân không biết của Xuân Diệu hay Cù Huy Cận. Thời may sống vào thời đại mạng toàn cầu world wide web và cái gọi là thời kỳ bùng nổ thông tin Information Age, liền nhờ đến Google tìm kiếm để được xác định đó là hai câu thơ trong bài Tương Tư Chiều của Xuân Diệu, sáng tác năm 1936.
Cái nhớ Xuân Diệu là cái nhớ thính giác tiếng và thị giác hình, ảnh. Nhưng trong khi XD nhớ tiếng nói, tiếng cười của người con gái ông tương tự thì Trịnh Công Sơn trong ca khúc Rồi Như Đá Ngây Ngô lại nhớ tiếng bước chân:
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em
Ngày nào vừa đến đã xa muôn trùng
Ngày nào vừa đi lạnh lùng bước chân.
Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối
Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho
(Không biết mùi cây trái nhà nhạc sĩ nói tới là loại cây trái gì? Chứ hồi xửa hồi xưa lúc đời sống còn đơn giản, con người sống gần gũi với thiên nhiên hơn, thường thấy mấy bà già và các cô gái gội đầu dùng chùm bồ kết, hoặc dùng bông bưởi, cho mùi thơm tự nhiên. Không như bây giờ nếu đảo một vòng qua các kệ hàng, bạn sẽ thấy bày bán ít nhất là năm bảy hiệu dầu gội đầu khác nhau, thơm lừng những mùi hoá chất nhân tạo).
Đó là những cái nhớ của thi sĩ và nhạc sĩ. Còn bạn ta thì sao? Đến từng tuổi này, sau bao nhiêu lần thay tả, tắm con, chở con đi học, học chữ, học bơi, học đàn,... sau nhiều năm tháng vật lộn mưu sinh cơm áo gạo tiền,... nếu bạn vẫn còn nhớ đến hương vị ngọt ngào của những nụ hôn đầu đời hay cảm xúc run rẩy khi lần đầu cầm lấy tay người yêu thì tôi cho rằng bạn có một trí nhớ tốt. Đó là những cái nhớ... vị giác và xúc giác.
Thời của Xuân Diệu, để thỏa niềm nhớ mong, không có cách nào khác hơn là đến với nhau. Còn chẳng may không có phương tiện gặp mặt thì đành chịu trận chứ đâu có được như bây giờ. Thời đại nối kết mạng toàn cầu, nhớ nhung lắm thì hẹn nhau cùng mở máy vi tính, hình ảnh và tiếng nói vượt không gian để những kẻ đang yêu được nhìn thấy mặt và nghe tiếng nói của nhau cấp kỳ.
Cái nhớ của Xuân Diệu và Trịnh Công Sơn là những cái nhớ công khai có cầu chứng tại tòa, có đăng ký tác quyền. Còn một loại nhớ khác là nhớ âm thầm như trong chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em. Không âm thầm sao được vì dẫu gì thì ván cũng đã đóng thuyền, dám công khai nhớ thì chỉ có nước ôm gối xuống tầng hầm mà ngủ!
Trí nhớ con người, vốn được ví như những ngăn tủ, những hộc chứa, lưu trữ những dữ kiện, chi tiết, có khi lại chẳng cần thiết, cũng chẳng dính líu gì tới những sinh hoạt hàng ngày, tỷ như những công thức Toán Lý Hoá ... Những công thức dùng đến không biết bao nhiêu lần trong nhiều năm tháng ngồi mài mòn ghế nhà trường, giờ muốn quên bớt đi cho nhẹ cái đầu. Những chi tiết nhớ cũng được mà quên bớt đi thì tốt hơn.
Đã có một thời, đối diện với những thay đổi ngày càng tệ hại hơn của đất nước, người có lòng ai ai cũng trăn trở, xót xa. Rồi thì mượn âm nhạc, mượn lời ca tiếng hát để phơi trãi tâm tình, mong làm dịu đi phần nào những ray rứt, nhức nhối:
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em anh nhớ lắm. Em ơi!
Hai câu thơ tổng cộng chỉ có mười bảy chữ mà tác giả đã dùng đến năm chữ nhớ, bèn nhớ luôn tới giờ! Nhớ hai câu thơ như thế nhưng lại không nhớ chắc tác giả là ai, phân vân không biết của Xuân Diệu hay Cù Huy Cận. Thời may sống vào thời đại mạng toàn cầu world wide web và cái gọi là thời kỳ bùng nổ thông tin Information Age, liền nhờ đến Google tìm kiếm để được xác định đó là hai câu thơ trong bài Tương Tư Chiều của Xuân Diệu, sáng tác năm 1936.
Cái nhớ Xuân Diệu là cái nhớ thính giác tiếng và thị giác hình, ảnh. Nhưng trong khi XD nhớ tiếng nói, tiếng cười của người con gái ông tương tự thì Trịnh Công Sơn trong ca khúc Rồi Như Đá Ngây Ngô lại nhớ tiếng bước chân:
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em
Ngày nào vừa đến đã xa muôn trùng
Ngày nào vừa đi lạnh lùng bước chân.
Rồi như đá ngây ngô - Khánh Ly
Không chỉ nhớ bằng thính giác, nhạc sĩ họ Trịnh còn nhớ bằng khứu giác khi ông
viết tiếp:Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối
Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho
(Không biết mùi cây trái nhà nhạc sĩ nói tới là loại cây trái gì? Chứ hồi xửa hồi xưa lúc đời sống còn đơn giản, con người sống gần gũi với thiên nhiên hơn, thường thấy mấy bà già và các cô gái gội đầu dùng chùm bồ kết, hoặc dùng bông bưởi, cho mùi thơm tự nhiên. Không như bây giờ nếu đảo một vòng qua các kệ hàng, bạn sẽ thấy bày bán ít nhất là năm bảy hiệu dầu gội đầu khác nhau, thơm lừng những mùi hoá chất nhân tạo).
Đó là những cái nhớ của thi sĩ và nhạc sĩ. Còn bạn ta thì sao? Đến từng tuổi này, sau bao nhiêu lần thay tả, tắm con, chở con đi học, học chữ, học bơi, học đàn,... sau nhiều năm tháng vật lộn mưu sinh cơm áo gạo tiền,... nếu bạn vẫn còn nhớ đến hương vị ngọt ngào của những nụ hôn đầu đời hay cảm xúc run rẩy khi lần đầu cầm lấy tay người yêu thì tôi cho rằng bạn có một trí nhớ tốt. Đó là những cái nhớ... vị giác và xúc giác.
Thời của Xuân Diệu, để thỏa niềm nhớ mong, không có cách nào khác hơn là đến với nhau. Còn chẳng may không có phương tiện gặp mặt thì đành chịu trận chứ đâu có được như bây giờ. Thời đại nối kết mạng toàn cầu, nhớ nhung lắm thì hẹn nhau cùng mở máy vi tính, hình ảnh và tiếng nói vượt không gian để những kẻ đang yêu được nhìn thấy mặt và nghe tiếng nói của nhau cấp kỳ.
Cái nhớ của Xuân Diệu và Trịnh Công Sơn là những cái nhớ công khai có cầu chứng tại tòa, có đăng ký tác quyền. Còn một loại nhớ khác là nhớ âm thầm như trong chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em. Không âm thầm sao được vì dẫu gì thì ván cũng đã đóng thuyền, dám công khai nhớ thì chỉ có nước ôm gối xuống tầng hầm mà ngủ!
Trí nhớ con người, vốn được ví như những ngăn tủ, những hộc chứa, lưu trữ những dữ kiện, chi tiết, có khi lại chẳng cần thiết, cũng chẳng dính líu gì tới những sinh hoạt hàng ngày, tỷ như những công thức Toán Lý Hoá ... Những công thức dùng đến không biết bao nhiêu lần trong nhiều năm tháng ngồi mài mòn ghế nhà trường, giờ muốn quên bớt đi cho nhẹ cái đầu. Những chi tiết nhớ cũng được mà quên bớt đi thì tốt hơn.
Đã có một thời, đối diện với những thay đổi ngày càng tệ hại hơn của đất nước, người có lòng ai ai cũng trăn trở, xót xa. Rồi thì mượn âm nhạc, mượn lời ca tiếng hát để phơi trãi tâm tình, mong làm dịu đi phần nào những ray rứt, nhức nhối:
Em còn nhớ hay em đã quên
Trịnh Công Sơn -Khánh Ly
Em còn nhớ hay em đã quên?
Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng che em vòm lá me xanh
Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mỗi chiều gặp gỡ
Nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
Phố em qua gạch ngói quen tên
(Ca Khúc Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên – TCS )
Nhớ quê hương đất nước, nhớ thành phố mình đã rời xa là nỗi nhớ nhung thiết tha da diết đã một thời gặm nhấm những người Việt lưu vong tị nạn. Hồi tưởng lại những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, làn sóng người Việt đã ồ ạt rời bỏ đất nước ra đi tìm tự do. Bỏ nước ra đi lúc đó là đi với sự đinh ninh trong đầu sẽ không có ngày về, một đi không trở lại. Khi đã đặt chân lên được những đất nước tự do, không còn phải lo âu hay sợ hãi, người Việt nào mà không nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn? Và khi nghĩ rằng sẽ không có ngày quay về ai không than thở thở than tiếc nuối một quê hương tưởng chừng đã vĩnh viễn đánh mất? Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của Nguyễn Đình Toàn là một ca khúc rất thịnh hành vào thời điểm đó.
Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng che em vòm lá me xanh
Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mỗi chiều gặp gỡ
Nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
Phố em qua gạch ngói quen tên
(Ca Khúc Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên – TCS )
Nhớ quê hương đất nước, nhớ thành phố mình đã rời xa là nỗi nhớ nhung thiết tha da diết đã một thời gặm nhấm những người Việt lưu vong tị nạn. Hồi tưởng lại những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, làn sóng người Việt đã ồ ạt rời bỏ đất nước ra đi tìm tự do. Bỏ nước ra đi lúc đó là đi với sự đinh ninh trong đầu sẽ không có ngày về, một đi không trở lại. Khi đã đặt chân lên được những đất nước tự do, không còn phải lo âu hay sợ hãi, người Việt nào mà không nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn? Và khi nghĩ rằng sẽ không có ngày quay về ai không than thở thở than tiếc nuối một quê hương tưởng chừng đã vĩnh viễn đánh mất? Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của Nguyễn Đình Toàn là một ca khúc rất thịnh hành vào thời điểm đó.
Sài Gòn niềm nhớ không tên
Nguyễn Đình Toàn - Khánh Ly
Sài Gòn ơi! Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi
Tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Đâu quầy hoa quán nhạc đêm về?
Đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly?
Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
Mất trường xưa mất tuổi thiên thần
Hy vọng xa hay mộng ước gần
Đã lìa tan!
Cũng may sau gần hai thập niên đẩy đất nước lùi vào lạc hậu đói nghèo, vào đầu những năm 90 những cái đầu tỉnh táo và thực tiễn trong giới cầm quyền đã có những thay đổi về chính sách, cho áp dụng kinh tế thị trường, cởi trói cho tư nhân, kêu gọi và thu hút đầu tư của nước ngoài. Người Việt bỏ nước ra đi nhiều năm trước giờ đây được nhà nước coi là khúc ruột ngàn dặm, được ưu ái mời gọi trở về thăm lại đất nước. Bây giờ có nhớ quá quê hương thì những khúc ruột ngàn dặm ở gần như Úc, chỉ khoảng 8 tiếng ngồi máy bay, còn ở xa như Bắc Mỹ, mất khoảng 24 giờ là đã có mặt ở Sài Gòn, tha hồ xoa dịu nỗi nhớ nhà, nhớ bạn, nhớ anh em.
Ngược với nhớ là quên, quên hẳn hay lẫn lộn, lú lẫn. Viết tới quên, lú lẫn mà đầu óc lại liên tưởng bắt nhớ đến quán cà phê có cái tên khá ấn tượng là Cà Phê Lú ở Little Saigon, thủ đô người tị nạn Việt Nam tại Nam California. Nghe bạn bè đi về kể lại thì quán dùng chiêu câu khách khá độc đáo và hoàn toàn hợp pháp. Nhưng thôi chiêu câu khách ra sao thì để bạn đến tận nơi chứng kiến. Tên quán Lú hàm ý khách vào quán sẽ quên hết, hoặc quên vợ quên con, quên mình đang phải đối đầu với những khó khăn cuộc sống, hay quên cả đường về,... Quên gì thì quên, bạn chớ đừng quên trả tiền cà phê. Quên trả tiền, lịch sự thì bạn sẽ chỉ bị các cô tiếp viên ăn mặc thiếu vải níu áo, không tử tế thì không chừng bạn uống cà phê được khuyến mãi thêm guốc cao gót!
Đề tài về nhớ thì nhớ tới đâu viết ra tới đó, trước khi thời gian hay bệnh tật khiến mình nếu không quên thì cũng tay run mắt mờ, lực bất tòng tâm, có muốn cầm viết hay ngồi gõ phím, cũng đành bó tay chịu thua.
Bình thường đầu hôm đặt mình nằm xuống, mở cái đĩa nhạc, nghe chưa hết bản là đã rơi vào giấc ngủ. Nhưng thảng hoặc có những đêm như đêm nay không tài nào dỗ được giấc ngủ, bèn ngồi dậy viết nhăng viết cuội. Bởi nằm thì nhớ, không chuyện quá khứ thì cũng việc phải làm ngày mai, tuần tới. Chuyện quá khứ thì như nước chảy qua cầu, đã qua rồi thì cho qua luôn như một thành ngữ Ăng-lê thường được nghe let bygones be bygones. Chuyện ngày mai thì tự nhủ thầm ừ cái gì tới sẽ tới, lo chị chuyện bò trắng răng, let the future take care of itself. Giờ thì quẳng gánh lo đi để mà ngủ!
Đó bạn thấy đó, nguyên do của bài viết này là như thế!.
Tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Đâu quầy hoa quán nhạc đêm về?
Đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly?
Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
Mất trường xưa mất tuổi thiên thần
Hy vọng xa hay mộng ước gần
Đã lìa tan!
Cũng may sau gần hai thập niên đẩy đất nước lùi vào lạc hậu đói nghèo, vào đầu những năm 90 những cái đầu tỉnh táo và thực tiễn trong giới cầm quyền đã có những thay đổi về chính sách, cho áp dụng kinh tế thị trường, cởi trói cho tư nhân, kêu gọi và thu hút đầu tư của nước ngoài. Người Việt bỏ nước ra đi nhiều năm trước giờ đây được nhà nước coi là khúc ruột ngàn dặm, được ưu ái mời gọi trở về thăm lại đất nước. Bây giờ có nhớ quá quê hương thì những khúc ruột ngàn dặm ở gần như Úc, chỉ khoảng 8 tiếng ngồi máy bay, còn ở xa như Bắc Mỹ, mất khoảng 24 giờ là đã có mặt ở Sài Gòn, tha hồ xoa dịu nỗi nhớ nhà, nhớ bạn, nhớ anh em.
Ngược với nhớ là quên, quên hẳn hay lẫn lộn, lú lẫn. Viết tới quên, lú lẫn mà đầu óc lại liên tưởng bắt nhớ đến quán cà phê có cái tên khá ấn tượng là Cà Phê Lú ở Little Saigon, thủ đô người tị nạn Việt Nam tại Nam California. Nghe bạn bè đi về kể lại thì quán dùng chiêu câu khách khá độc đáo và hoàn toàn hợp pháp. Nhưng thôi chiêu câu khách ra sao thì để bạn đến tận nơi chứng kiến. Tên quán Lú hàm ý khách vào quán sẽ quên hết, hoặc quên vợ quên con, quên mình đang phải đối đầu với những khó khăn cuộc sống, hay quên cả đường về,... Quên gì thì quên, bạn chớ đừng quên trả tiền cà phê. Quên trả tiền, lịch sự thì bạn sẽ chỉ bị các cô tiếp viên ăn mặc thiếu vải níu áo, không tử tế thì không chừng bạn uống cà phê được khuyến mãi thêm guốc cao gót!
Đề tài về nhớ thì nhớ tới đâu viết ra tới đó, trước khi thời gian hay bệnh tật khiến mình nếu không quên thì cũng tay run mắt mờ, lực bất tòng tâm, có muốn cầm viết hay ngồi gõ phím, cũng đành bó tay chịu thua.
Bình thường đầu hôm đặt mình nằm xuống, mở cái đĩa nhạc, nghe chưa hết bản là đã rơi vào giấc ngủ. Nhưng thảng hoặc có những đêm như đêm nay không tài nào dỗ được giấc ngủ, bèn ngồi dậy viết nhăng viết cuội. Bởi nằm thì nhớ, không chuyện quá khứ thì cũng việc phải làm ngày mai, tuần tới. Chuyện quá khứ thì như nước chảy qua cầu, đã qua rồi thì cho qua luôn như một thành ngữ Ăng-lê thường được nghe let bygones be bygones. Chuyện ngày mai thì tự nhủ thầm ừ cái gì tới sẽ tới, lo chị chuyện bò trắng răng, let the future take care of itself. Giờ thì quẳng gánh lo đi để mà ngủ!
Đó bạn thấy đó, nguyên do của bài viết này là như thế!.
Vũ Ngọc Toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét