Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

So sánh Gu-in-hoe (Cửu nhân hội) và Tự lực văn đoàn

So sánh Gu-in-hoe (Cửu nhân hội) 
và Tự lực văn đoàn

Lời mở
Lịch sử hiện đại Việt Nam và bán đảo Triều Tiên có một lịch sử tương đồng. Sau 30 năm kể từ khi bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp mới nắm được quyền thống trị lãnh thổ Việt Nam, biến Việt Nam thành một nước nửa thực dân nửa phong kiến. Còn Chosun, một đất nước ẩn dật phương Đông, đã phải rộng cửa giao thương trước sự thúc ép của phương Tây vào năm 1876. Mặt khác, liên tục bị nước láng giềng Nhật Bản dòm ngó, sau hiệp định sáp nhập ký kết năm 1910, bán đảo Triều Tiên (sau đây xin được dùng từ ‘Hàn Quốc’ để thay thế) chính thức trở thành thuộc địa của Nhật.
Về mặt văn hóa cũng có khá nhiều điểm tương cận. Việt Nam và Hàn Quốc đều nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, và phần nào thể hiện trong nếp sống và cả trong văn học của hai nước. Thế nhưng, bước sang thế kỷ 19, theo sự phát triển tất yếu của lịch sử, văn học của cả hai nước có sự chuyển mình lớn lao để hình thành nên nền văn học hiện đại (trong bài viết này, xin dùng từ hiện đại để thay thế cho cả từ ‘cận đại’ và ‘hiện đại’). Cuối thế kỷ 19, văn học của Việt Nam cũng như Hàn Quốc đứng trước hai nhiệm vụ lớn: phát triển nền văn học hiện đại như một đòi hỏi nội tại tất yếu và lựa chọn cách đối ứng trước những ảnh hưởng mới mẻ từ bên ngoài tràn vào-văn minh phương Tây qua lăng kính thực dân.
Trải qua hai thập kỷ đầu của thế kỷ 20, xã hội Hàn Quốc và Việt Nam đã bắt đầu biến đổi rõ rệt, và đến thập niên 30 đã có đủ cơ sở cho nền văn học hiện đại. Ở Việt Nam, sự khai thác kinh tế của thực dân Pháp và sự tiếp xúc với Pháp, ‘giáo dục’ theo kiểu Pháp đã biến những đô thị của Việt Nam thành một mô hình thu nhỏ của xã hội Pháp. Chữ quốc ngữ đã phát triển gần như hoàn thiện đáp ứng vai trò chất liệu cho văn học hiện đại. Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí tạo đất cho các phong trào cách tân trên mọi phương diện xã hội. Về văn học, các thể loại phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và thơ. Trong đó, nhóm Tự lực văn đoàn là một trong những văn đoàn có đóng góp lớn trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á bước vào con đường hiện đại hóa, phát triển ngang hàng với các quốc gia phương Tây. Và Hàn Quốc trở thành mảnh đất đầu tiên để Nhật thực hiện tham vọng của mình. Bước sang thập niên 1930, sự phát triển của chủ nghĩa phát xít lan rộng, Nhật tăng cường đàn áp thuộc địa, văn học vô sản Hàn Quốc đi vào thoái trào, các nhóm đi vào hoạt động riêng lẻ và chủ trương tách rời chính trị, chuyên sâu vào nghệ thuật. Trong những nhóm văn học nhỏ giai đoạn này, các thành viên của Gu-in-hoe là những người đi đầu trong việc thể nghiệm bút pháp mới và cách tân ngôn ngữ.
Dựa trên điều kiện tương đồng về văn hóa lịch sử xã hội giữa Hàn Quốc và Việt Nam, bài viết này so sánh hai nhóm văn học tiêu biểu của thập niên 1930 ở Hàn Quốc và Việt Nam là Gu-in-hoe và Tự lực văn đoàn, tìm hiểu quan niệm văn học ‘mới’ mà họ muốn thiết lập. Qua đó bài viết cũng cố gắng tìm hiểu những tương đồng trong quá trình hiện đại hóa nền văn học của hai nước.
2. "Tự lực văn đoàn" và "Gu-in-hoe" của những năm 1930
2.1 Quá trình hiện đại hóa văn học trước 1930
Hàn Quốc, may mắn hơn Việt Nam vì đã có được chữ viết do chính người Hàn sáng tạo vào năm 1443-chữ Hangul (vua Sejong, Chosun đời thứ 4). Tuy một thời gian bị cấm đoán và không được xem là chữ viết chính thức, nhưng đến năm 1894, Hangul trở thành Quốc ngữ của người Hàn. Bước sang giai đoạn đầu thế kỷ 20, chữ Hangul càng được lan rộng nhờ công của Hội nghiên cứu quốc văn (thành lập năm 1907) và các học giả như Chu Si Kyung, Yoo Kil Jun, Nam Gung Eok… Đây có thể nói là một trong những cơ sở quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn học hiện đại Hàn Quốc.
Thật ra, những thay đổi về hình thức thi ca đã có từ cuối thế kỷ 18 [1], nhưng đó chỉ có thể xem như là sự thử nghiệm, bước chuẩn bị cho sự đột phá về hình thức thơ sau này. Và tính đến trước 1908, chưa hề có một bài thơ phương Tây mang tính hiện đại được giới thiệu trên báo chí Hàn Quốc. Và những sáng tác trong giai đoạn này chủ yếu vẫn theo hình thức truyền thống là sijo, hangga, gasa, changga, thơ 4 dòng, và một số nhỏ theo thơ thể mới. Văn xuôi trong giai đoạn này vẫn còn theo lối kể chuyện, và chủ yếu mang tính khai hóa, giáo dục luân lý. Nhưng về hình thức đã dần bắt đầu xuất hiện các thay đổi về thì của động từ và đại từ nhân xưng - một dấu hiệu của bút pháp hiện đại. Phải đến những năm cuối của thập niên 1910, văn học Hàn Quốc mới bắt đầu thật sự chuyển mình sau những sáng tác của các trí thức du học Nhật về và những bài giới thiệu về văn học phương Tây. Tiểu thuyết viết theo hình thức mới đầu tiên làHuyết lệ(Lee In Jik, 1906), bài thơ được viết theo hình thức thơ mới đầu tiên là < Biển gởi đến thiếu niên > (Choi Nam Son, 1908), bài thơ cận đại đầu tiên là < Trò chơi lồng đèn > (Chu Yo Han, 1919) và  tiểu thuyết cận đại đầu tiên làVô tình(Lee Gwang Su, 1917) ra đời trong giai đoạn này. Như vậy, có thể nói, những năm đầu của thế kỷ 20 là giai đoạn hình thành văn học cận đại, chuẩn bị chuyển tiếp sang giai đoạn hiện đại hóa văn chương Hàn Quốc.
Thế rồi cuộc thất bại của phong trào độc lập ngày 1.3.1919 đã thức tỉnh người dân Hàn Quốc, nhưng mặt khác lại nhanh chóng khiến họ chìm vào sự ảo não của người dân thuộc địa. Chính quyền thực dân bắt đầu nới lỏng chính sách văn hóa, cho phép xuất bản và hoạt động nhóm. Bên cạnh đó, bước sang giai đoạn 1920, thông qua du học sinh từ Nhật về, những luồng tư tưởng mới được nhu nhập -văn học phương Tây và chủ nghĩa Marx. Chủ nghĩa tượng trưng Pháp được giới thiệu trên văn đàn từ cuối thập niên 1910 [2] đã nhanh chóng trở thành điểm tựa của trí thức. Văn học giai đoạn này cũng phản ánh tính hai mặt của hiện thực. Các khuynh hướng văn học như khuynh hướng duy mỹ, khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng vị nghệ thuật và chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Marx và khuynh hướng hiện thực [3], thơ ca truyền thống(sijo, dân ca) và thơ ca hiện đại v.v… phát triển song hành.
Bước sang 1930, văn học Hàn Quốc có sự thay đổi rõ rệt hơn. Nền kinh tế tư bản đã bắt đầu hình thành, văn hóa phương Tây, thông qua Nhật, đã mang lại diện mạo mới cho các đô thị hiện đại, các tầng lớp xã hội mới xuất hiện(tư bản, lao động, dân thành thị, trí thức thành thị v.v...). Sự khai thác triệt để về mặt tài nguyên và nhân lực nhằm phục vụ cho các cuộc chiến của thực dân Nhật(1931, 1937) đã làm cho cuộc sống của người dân Triều Tiên thêm cùng quẫn. Chính sách cai trị của thực dân Nhật có sự thay đổi lớn, chuyển từ chính sách văn hóa chính trị, sang chính sách ‘Nhật-Hàn nhất thể’, hoàn toàn Nhật hóa Chosun. Với sự kiểm duyệt, đàn áp mạnh mẽ về văn hóa, dòng văn học vô sản suy yếu dần và hầu như kiệt quệ. Cả khuynh hướng sáng tác theo chủ nghĩa dân tộc cũng không còn mạnh mẽ như trước. Nhưng một mặt, đây cũng là giai đoạn chín mùi cho văn học hiện đại phát triển. Các trào lưu mới phát triển- kết quả của quá trình tìm tòi giải phóng cái tôi, sự giàu mạnh của ngôn ngữ dân tộc, các cuộc vận động ngôn ngữ và hoạt động sáng tác, đa trào lưu, tiếp thu triết lý phương Tây và phương Đông. Một thời đại mới mở ra cho văn học, thoát khỏi lệ ước của văn học mang tính tư tưởng chính trị, hay ủy mị của những năm 20, và chuyển sang những hướng tìm tòi mới và đa dạng hơn, đi sâu vào nghệ thuật và có cái nhìn hiện thực một cách phê phán hơn.
Việt Nam đầu thế kỷ 20, một xã hội tư bản manh nha phát triển với trung tâm là các đô thị mới và các tầng lớp thành thị mới, đối lập với xã hội nông thôn và những con người thôn quê theo kiểu cũ. Ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây, nhất là Pháp đã mang lại những thẩm mỹ mới cho lớp thành thị, trí thức. Mặt khác, việc phổ biến chữ Quốc ngữ đã tạo cơ sở cho sự phát triển văn học, nhất là sau khi khoa cử được bãi bỏ vào năm 1918. Ngôn ngữ văn chương thay đổi, ít từ Hán Việt, tăng từ thuần Việt (điều này cũng nhờ vào vai trò của báo chí), ngôn ngữ đời sống đi vào văn chương, ngữ pháp thay đổi, vốn từ vựng gia tăng. Đây là tiền đề cho sự thay đổi của phong trào thơ cả về hình thức(ngôn ngữ thơ, niêm luật) lẫn nội dung(tư tưởng, cảm xúc). Tiểu thuyết hiện đại và các thể loại sáng tác mới ra đời. Một mặt, sự phát triển của kỹ thuật in ấn và sự phát triển của báo chí, sự xuất hiện tầng lớp viết báo, viết văn và tầng lớp độc giả là một yếu tố nữa gắn liền với sự phát triển của văn học. Tình hình dịch thuật các tác phẩm văn học phương Tây, nhất là Pháp cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học(nhất là về mặt bút pháp, thể loại). Cũng như Hàn Quốc, những đổi mới thế này đã có từ cuối thế kỷ 19. Nhưng Việt Nam muộn hơn, phải đến cuối những năm 1920, phong trào ‘mới’ bắt đầu bùng nổ. Thế rồi sự thất bại của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, sự đàn áp của thực dân mang đến tâm trạng hỗn loạn, lo buồn cho xã hội. Văn học giai đoạn này vừa sôi nổi với những cách tân, vừa man mác buồn trước hiện thực.
2.2 Sự xuất hiện của ‘Tự lực văn đoàn’ và ‘Gu-in-hoe’
Năm 1931 và 1934, trải qua hai lần đàn áp gắt gao của thực dân Nhật, KAPF cuối cùng bị giải thể vào năm 1935. Cùng với sự kiện này, dòng văn học mang tính đấu tranh chính trị, xã hội hoạt động mạnh mẽ dưới ngọn cờ của KAPF từ giữa thập niên 20  đã suy yếu và tắt hẳn (ngoại trừ một số sáng tác và công trình phê bình của Im Hwa, Lee Ki Yong, Kang Kyung Ae). Ngược với chính sách thắt chặt văn hóa của thực dân Nhật, các phong trào quốc ngữ(do hiệp hội Hangul tiên phong, nhận thức về ‘quốc ngữ=ngôn ngữ dân tộc’) nổ ra, các tạp chí văn học mở rộng mảnh đất cho sáng tác và phê bình (tranh luận về bút pháp, về hình thức và nội dung, về chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hiện thực, văn học thuần túy v.v...). Bước sang thập niên 1930, hàng loạt các nhóm văn học nhỏ xuất hiện, nhiều trường phái văn học nở rộ, mở ra một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn học đang trong quá trình hiện đại hóa. Các nhóm văn học đều phát hành tạp chí riêng của nhóm, điển hình như - ‘Thi văn học phái (Shi-mun-hak-pa)’ với Thi văn học≫ (1930), ‘Cửu nhân hội (Gu-in-hoe)’ với Thơ và tiểu thuyết≫ (1933), nhóm 1934 với Văn học tam tứ≫ (1934), ‘Hải ngoại văn học phái(Hae-oe-mun-hak-pa)’ với Hải ngoại văn học, ‘Sinh mệnh phái (Saeng-myung-pa)’ với Làng thi nhân(1937) v.v.... Ngoài ra còn có các tạp chí tổng hợp Shindongal≫ (1931), Jogwang≫ (1935) và các tạp chí chuyên văn học như Munjang≫ (1939), Nhân văn bình luận≫ (1939) v.v… Điểm chung của văn học giai đoạn này đều hướng đến tính thuần túy của văn học(rời xa tính chính trị, tư tưởng) và mặc dù hoạt động theo nhóm nhỏ nhưng sáng tác theo cảm hứng cá nhân.
Trong số đó, Gu-in-hoe như tên gọi - là một nhóm văn học hơi khác lạ, không đưa ra một mục tiêu, đường lối rõ rệt như các nhóm văn thơ khác, cũng không có điều lệ, qui định cụ thể đối với thành viên (ngoại trừ quy định về số lượng thành viên là chín). Thế nhưng, với thành phần đa dạng là các nhà văn, nhà thơ, biên kịch, kiêm phê bình, ký giả các báo, tạp chí chủ lực thời đó, Gu-in-hoe đã âm thầm dựng lên một nền văn học mới, và đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới văn học mới đương thời. Gu-in-hoe được thành lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1933 [4]. Nhóm không có cơ quan ngôn luận riêng mà mượn báo chí làm mảnh đất thể hiện quan điểm văn học của nhóm, phê bình văn đàn cũ. Các hoạt động chính của nhóm là tổ chức buổi phê bình tác phẩm mỗi tháng một lần, khuyến khích nhau đọc và sáng tác, viết bài. Ngoài ra, nhóm còn tổ chức hai buổi bình giảng văn học - ‘Đêm thơ và tiểu thuyết’ (1934) và ‘Văn nghệ mới Triều Tiên’ (1935) - và phát hành một tập san duy nhất của nhóm - Thơ và tiểu thuyết≫ (1936). Ý định thành lập nhóm bắt đầu từ Kim Yoo Young (đạo diễn phim, nhà phê bình) và Lee Jong Myung (nhà văn) từng thuộc KAPF, nhằm thành lập  một tổ chức văn học thay cho KAPF đang dần suy yếu. Chính vì vậy, các thành viên đầu tiên của nhóm là những nhà văn nhà thơ phụ trách mục văn nghệ của báo chí thời đó. Điều này có thể thấy qua thành phần của Gu-in-hoe ban đầu: Lee Jong Myung, Kim Yoo Young, Jo Yong Man (văn học Anh, nhà văn, ký giả báo Mae-il-shin-bo≫ (tờ báo của Phủ Tổng đốc Nhật), Lee Tae  Jun (nhà văn, ký giả báo Chosonjungang-ilbo), Jung Ji Yong (văn học Anh, nhà thơ), Kim Ki Rim (nhà thơ, phê bình, ký giả báo Choson-ilbo), Lee Hyo Seok (nhà văn, văn học Anh), Yoo Chi Jin (viết kịch, diễn viên kịch), Lee Mu Young (nhà văn, ký giả báo Donga-ilboMột số điều cần lưu ý là các thành viên của Gu-in-hoe hầu hết đều du học Nhật, và học về văn học Anh, một số là ký giả các báo chủ lực đương thời, hoặc từng tham gia các nhóm văn học khác (như Lee Tae Jun, Jeong Ji Yong)  đều đa dạng trong sáng tác, mỗi người theo một khuynh hướng riêng [5], và nhóm tự nhận là hội ‘những người bạn’ chứ không đưa ra một tiêu chí cụ thể nào. Tuy hoạt động của nhóm chỉ trong vòng 4 năm nhưng một điều không thể phủ nhậstyle=”font-size: 14pt; color: windowtext”>). Thế nhưng sau đó, Kim Yoo Young, Lee Jong Myung(chủ trương chính trị hơn là văn học mới) và Lee Hyo Seok  rời nhóm, thay vào đó là Park Tae Won (nhà văn), Lee Sang (nhà thơ), Park Pal Yang (nhà thơ) vào nhóm. Sau đó không lâu lại đến lượt Yoo Chi Jin và Jo Yong Man rời nhóm, thay vào đó là Kim Yoo Jeong (nhà văn) và Kim Hwan Tae (phê bình văn học) gia nhập nhóm. Nhưng đến 1936 khi ra tập san Thơ và tiểu thuyết, danh sách nhóm lại một lần nữa có sự thay đổi, Lee Mu Yong thay bằng tên của Kim Sang Yong (nhà thơ). Như vậy, trải qua vài lần thay đổi về thành viên, nhóm vẫn duy trì 9 người, và giữ vững quan điểm văn chương thuần túy, phê phán văn học giai cấp của KAPF.
Còn tại Việt Nam, năm 1930 Nguyễn Tường Tam du học Pháp về, mang theo những quan niệm mới về văn học và xã hội và tri thức khoa học Tây phương. Năm 1932, ông sáng lập tờ Phong hóa, và một năm sau ông cùng các em và một số văn nghệ sĩ khác thành lập Tự lực văn đoàn với 7 thành viên, sau đó kếp nạp thêm một nhà thơ chủ lực của phong trào Thơ mới là Xuân Diệu. Khác với Gu-in-hoe chủ yếu dựa vào báo chí đương thời, Tự lực văn đoàn có nhà xuất bản riêng, có tờ Phong hóa≫ (1932~1936) và tuần báo Ngày nay≫ (1936~) là tiếng nói của nhóm. Ngoài các bài viết của nhóm, hai tờ này còn giới thiệu các bài viết của các văn sĩ ủng hộ ‘cái mới’, cái tiến bộ, phê phán ‘cái cũ’. Có thể nói, đây là hai mảnh đất không những là không gian xác lập quan điểm văn chương mới của nhóm, mà con là mảnh đất cho các cây viết hiện đại, là công cụ góp phần vào công cuộc các tân nền văn học hiện đại. Giai đoạn này, dĩ nhiên cũng phải nhắc đến các nhóm văn học khác như Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn, Thanh nghị v.v… [6]
Lúc đầu Tự lực văn đoàn gồm 7 thành viên là Nguyễn Tường Tam (bút hiệu là Nhất Linh, nhà văn, họa sĩ), Nguyễn Tường Long (hiệu: Hoàng Đạo, nhà văn, phê bình), Nguyễn Tường Lân (hiệu: Thạch Lam, nhà văn), Trần Khánh Giư (hiệu: Khái Hưng, nhà văn), Hồ Trọng Hiếu (hiệu: Tú Mỡ, nhà thơ trào phúng), Nguyễn Thứ Lễ (hiệu: Thế Lữ, nhà thơ, phê bình) và Nguyễn Gia Trí (họa sĩ). Vì vậy, ban đầu nhóm gợi đến nhóm Thất tinh hội của Pháp thế kỷ 16 [7]. Thế nhưng đến khi có sự tham gia của Xuân Diệu (nhà thơ),  lúc đó hoạt động của nhóm càng thêm sôi nổi, và mới có thể sánh với Thất tinh hội của Pháp, như lời chào mừng của Thế Lữ “và bây giờ chúng ta có Xuân Diệu” đề thơ trong tập thơ đầu tay của nhà thơ mới này. Tự lực văn đoàn cũng chỉ hoạt động đến đầu thập niên 1940 sau khi Nhất Linh tập trung vào hoạt động chính trị và sau cái chết của Thạch Lam. Trong vòng 10 năm hoạt động, Tự lực văn đoàn đã góp phần to lớn vào công cuộc hiện đại hóa nền văn học.
Tuy ngay từ đầu Gu-in-hoe không đưa ra 10 tôn chỉ mục đích rõ ràng như Tự lực văn đoàn, nhưng qua phần đề tựa của 9 thành viên trong tập san Thơ và tiểu thuyết≫ (1936) [8] đã cho thấy quan điểm sáng tác và văn chương của họ. Một điều lý thú là qua 10 tôn chỉ (Tự lực văn đoàn) và đề tựa (Gu-in-hoe) ta có thể nhận ra những tương cảm giữa họ tình yêu cuộc sống, đề cao ngôn ngữ dân tộc, ③ sự dằn vặt của thời đại và trí thức, hướng đến tự do, bản ngã và nghệ thuật.
Vào cùng năm 1933, tại hai không gian địa lý khác nhau, hai nhóm văn học Tự lực văn đoàn và Gu-in-hoe đã được thành lập, và gắn liền với mạch phát triển nền văn học hiện đại của hai nước với vai trò vô cùng quan trọng. Tất nhiên thập niên 1930 không phải chỉ có Tự lực văn đoàn hay Gu-in-hoe, nhưng những đặc tính cũng như vận mệnh của hai nhóm văn học này mang nhiều điểm tương đồng lý thú, và đó chính là tiền đề cho sự so sánh này:  bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học hai nước và cao trào là 1930, vị trí quan trọng của hai nhóm trong quá trình hiện đại hóa văn học và văn đàn 1930, ƒ khát vọng xây dựng một nền văn học mới đầy cá tính biết tận dụng vai trò và sức mạnh của báo chí và in ấn quan tâm đến các mảng nghệ thuật khác nhau tiếp nhận nghệ thuật phương Tây một cách ‘tự chủ’.
Văn học hiện đại Việt Nam và Hàn Quốc hình thành cùng quá trình đô thị hóa và sự cai trị của thực dân. Trong quá trình này, văn học hai nước ít nhiều mang tính hai mặt (ambivalence), ‘tính lai ghép’ (hybridity), như thuật ngữ của Homi Bhabha [9]. Theo Homi Bhabha, thực dân vừa muốn đồng hóa thuộc địa vừa không muốn họ giống y như mình. Còn thuộc địa vừa mô phỏng (mimicry) theo thực dân  nhưng lại vừa biến những sự bắt chước (mimesis) đó thành một kiểu nhạo báng (mockery) mang tính phản kháng(đối kháng). Họ một mặt say mê những nét hiện đại của nền văn hóa phương Tây (thực dân), mặt khác lại ra sức đối kháng với áp lực của văn hóa thực dân đó. Và trong quá trình thực dân cấy ghép văn hóa của mình sang thuộc địa, phiên dịch lệch lạc nền văn hóa của thuộc địa và thuộc địa vừa tiếp nhận vừa đối kháng như vậy, một ‘cái mới’ ra đời. Giai đoạn đầu, nền văn học hai nước không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của văn học thực dân và phương Tây như lập luận của Homi BhaBha. Nhưng đến thập niên 1930, quá trình hiện đại hóa văn học hai nước đã vượt qua sự ‘mô phỏng’, ta chỉ còn thấy đặc trưng sáng tạo trong các tác phẩm. Bởi các tác giả đã nhận thức được sự ‘tự chủ’ của mình trong giao tiếp với văn học nước ngoài và cả trong quá trình sáng tác của mình.
Trên cơ sở này, bài viết phân tích những nét ‘hiện đại’ và ‘tự chủ’ trong tác phẩm của hai nhóm Gu-in-hoe và Tự lực văn đoàn về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Đồng thời, bài viết cũng muốn nhấn mạnh vai trò của báo chí và xuất bản trong việc xác lập quan điểm văn học mới của hai nhóm.
3. Xác lập ‘quan điểm văn học mới’ thông qua báo chí (journalism)
Thật ra các sáng tác của các thành viên Tự  lực văn đoàn cũng như Gu-in-hoe rất khó xét vào một thế giới quan nhất quán. Mỗi thành viên của hai nhóm đều có một phong cách khác nhau. Cho dù vậy, tại sao họ lại tập trung vào một nhóm như Tự lực văn đoàn hay Gu-in-hoe? Đó chính là sự tập trung của sức mạnh báo chí mà qua đó họ có thể khẳng định quan điểm chung về văn học mà họ hướng đến, ‘hiện đại và tự chủ’. Cuối thế kỷ 19, báo chí bắt đầu xuất hiện, và ra đời tầng lớp sống bằng nghề viết như đã đề cập qua ở trên. Và cũng từ đó, sự hình thành văn đàn và quá trình hiện đại hóa văn học (ở cả hai nước) có quan hệ mật thiết với báo chí, nhất là giai đoạn 1930.
Tờ báo cận đại đầu tiên của Hàn Quốc là Hanseongsun-bo≫ (1883.10.31~1884.10.17), nhưng được phát hành hoàn toàn bằng tiếng Hán, chủ yếu mang nội dung thông tin tình hình chính trị và tư tưởng khai hóa, phục vụ cho tầng lớp trên. Mãi đến năm 1896, tờ báo bằng tiếng Hangul đầu tiên mới ra đời, tờ Báo độc lập≫ (1896.4.7~1899.12.4) do hai học giả yêu nước Yoon Chi Ho và Seo Jae Pil sáng lập. Tờ báo ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử ngành báo chí cũng như xã hội Hàn Quốc. Sau đó, một loạt báo ra đời như Maeil-shinbo(1898), Jeguk-shinmun(1898), Hwangseong-shinmun(1898), Daehanmaeil-shinbo(1904), Mansebo(1906, tờ báo đăng tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Lee In Jik Lệ huyết 淚」), Daehanminbo(1909), Chosun-ilbo(1920), Donga-ilbo(1920).
Như vậy có thể nói, ở Hàn Quốc, trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, báo chí phản ánh hai nhiệm vụ của xã hội(khai hóa và độc lập). Chưa có tầng lớp văn nghệ sĩ và báo chí chuyên về văn chương nghệ thuật. Theo một thống kê, đến năm 1908 trong 493 du học sinh thì không có một người nào chuyên ngành về văn học [10]. Qua đó có thể thấy hiện trạng và ý thức xã hội về văn học thuần túy giai đoạn này. Phải đến năm 1908 với sự xuất hiện của tạp chí tổng hợp Thiếu niên≫ (1.1.1908) do một tay Choi Nam Seon làm mới bắt đầu nhen nhóm tính văn học của báo chí. Bài thơ của Choi Nam Seon <Biển gởi đến Thiếu niên >(1908) được xem là bài thơ làm theo thể thơ mới đầu tiên của Hàn Quốc đăng trên tạp chí này. Thập niên 1910 tuy chưa có những chuyển biến rõ rệt về văn học, nhưng đã có dấu hiệu dù còn ít, cho thấy sự hình thành của nền văn học hiện đại, nhất là sau sự xuất hiện của hai tạp chí Thanh niên≫ 1914) của Choi Nam Seon và Hakjigwang≫ (1914) của các du học sinh ở Nhật.
Bước sang thập niên 1920, bắt đầu thời kỳ phát triển của văn học hiện đại với sự đa dạng của báo, tạp chí và các nhóm văn học với lực lượng chủ chốt là trí thức du học Nhật. Tạp chí văn học đầu tiên của Hàn Quốc Sáng tạo≫ (1919.2~1921.5) do các du học sinh ở Nhật phát hành đã mở đầu cho hàng loạt các tạp chí, tập san văn chương như Gaebyek≫ (1920.6~1923.8), Pyeheo≫ (1920.7~192 1.1),Jangmichon≫ (1921.6), Baekjo≫ (1921.1~1923.9), Youngdae≫ (1924.8~1925.1), Chosunmundan≫ (1924.9~1936.6), Hải ngoại văn học≫ (1927.1~7) v.v… Tuy nhiều nhưng phần lớn các tập san này chỉ hoạt động trong thời gian rất ngắn, thậm chí có tạp chí số đầu cũng là số cuối (như Jangmichon). Thế nhưng, sau sự thất bại của phong trào độc lập 1.3.1919, không khí ảm đạm bao trùm xã hội Hàn Quốc. Văn học giai đoạn này cũng mang màu sắc u sầu, bi lụy. Các tạp chí văn học trên, ngoại trừ Gaebyek≫ (nền tảng cho văn học KAPF),Gumseong, Chosunmundan≫ (văn học mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc), thì các tạp chí khác đều theo khuynh hướng lãng mạn, bi lụy hay suy đồi (décadent).

Sang thập niên 1930, cùng với sự khủng bố gắt gao về văn hóa của thực dân Nhật, và tư tưởng phản đối dòng văn học chính trị của KAPF, các nhóm trí thức chủ trương văn học thuần túy lên tiếng. Các tập san của nhóm thể hiện rõ quan điểm văn học của họ. ‘Thi văn học phái Shimunhakpa’ với Thi văn học≫ (1930), Nguyệt san văn nghệ≫ (1931) chủ trương văn học tách rời chính trị, ‘nhóm văn học 1934’ gồm những nhà thơ theo trường phái chủ nghĩa hiện đại(modernism) và chủ nghĩa siêu hiện thực (superrealism) với tạp chí Văn học tam tứ≫ (1934), Văn đàn Chosun (Chosunmundan) tập hợp đa dạng các nhà văn, nhà thơ, kịch, phê bình, hay nhóm ‘sinh mệnh’ ca ngợi sự sống với Làng thi nhân≫ (1936) v.v...
Tuy các báo cũng bắt đầu sớm nhưng đến những năm 1930 trang văn nghệ(văn học, nghệ thuật, học thuật) mới bắt đầu tách riêng thành một mục riêng biệt [11]. Và trong mục văn nghệ của các báo thường chuyên mục văn học chiếm tỉ lệ cao nhất. Không những về lượng, mà các tác phẩm văn học đăng trên báo chí giai đoạn này cũng tăng về chất. Và một điều quan trọng là các ký giả và biên tập các báo chí giai đoạn này phần lớn cũng chính là các nhà văn nhà thơ chủ chốt đương thời, và đa phần từng du học Nhật về, giỏi ngoại ngữ.
Gu-in-hoe, tự thân nhóm, cho rằng họ chỉ là một nhóm các bạn hữu văn chương với nhau. Nhưng các thành viên của nhóm đa phần lại là những người phụ trách các chuyên mục văn nghệ của các tờ báo lớn đương thời (Jeong Ji Yong, Kim Ki Rim, Lee Tae Jun). Qua đó có thể nhận xét một điều rằng Gu-in-hoe là một nhóm văn học vừa mang tính bạn hữu vừa mang tính ‘tập thể’, tính tư tưởng (ideology) [12]. Nói một cách khác, động lực sáng tác của các thành viên của nhóm dựa trên sự rung động cảm giác của từng cá nhân vừa gắn với tư tưởng chung của các bạn hữu trong nhóm, sáng tác của họ vừa có tính đặc trưng của từng người vừa mang lại đặc trưng riêng của nhóm trong giai đoạn này. Mỗi thành viên của nhóm đều theo đuổi cái đẹp của văn chương với cách tiếp cận riêng, mang tính tự do cá thể nhưng cũng hình thành nên một tập thể tiên phong giữ một vị trí quan trọng trong quyền lực mang tính chính trị xã hội (ở đây là báo chí), thổi lên hồi còi tiên phong đối với văn đàn giai đoạn này. Về điểm này, Gu-in-hoe vừa có vẻ ngoài tự do với quyền lực nhưng vừa mang tính tư tưởng tập thể mạnh mẽ so với các nhóm văn học khác cùng thời. Và điều này, như đã đề cập phía trên, có thể giải thích trong mối quan hệ chặt chẽ giữa văn đàn và báo chí trong quá trình hiện đại hóa văn học.
Trong các thành viên của Gu-in-hoe, Jo Yong Man là trưởng biên tập mục văn nghệ của báo Maeil-shinbo, Lee Mu Young, Kim Ki Rim và Lee Tae Jun cũng đảm nhận vai trò quan trọng của ba tờ báo lớn nhất bấy giờ là Donga-ilbo, Chosun-ilbo, Chosunjungang-ilbo. Và điều này giúp củng cố không gian ‘sống’ cho các sáng tác của nhóm. Nói một cách khác, hoạt động sáng tác của nhóm(hay quan điểm văn học mới mà nhóm hướng đến) có thể được là nhờ vào không gian ‘báo chí’ (cụ thể là mục văn nghệ) giai đoạn này. Ví dụ, luận buổi sáng> của Kim Ki Rim đăng trên Chosun-ilbo≫ (1935) và trở thành ‘người tiên phong về lý luận cho chủ nghĩa hiện đại (modernism)’ có thể nói chính là nhờ vào quyền lực báo chí mà ông có thể lôi kéo nhiều văn nghệ sĩ kiêm ký giả thời ấy. Hay tập thơ kỳ lạ, khó hiểu Ô giám đồ烏瞰圖≫của Lee Sang được giới thiệu trong mục văn chương của báo Chosunjungang-ilbo≫ (1934) chính là nhờ vai trò biên tập báo của Lee Tae Jun và sự hỗ trợ của Kim Ki Rim và Jeong Ji Yong. Đó chính là sức mạnh mà Kim Ki Rim và Jeong Ji Yong ví là ‘sức mạnh của chữ in活字[13], hay nói cách khác là ‘sự ảnh hưởng của báo chí’.
Ở Việt Nam, quá trình hiện đại hóa văn học cũng có quan hệ mật thiết với sự phát triển của báo chí.Tờ báo đầu tiên của Việt Nam bằng chữ quốc ngữ, tờ Gia định báo, ra đời ngày 15.4.1865. Lịch sử phát triển báo chí của Việt Nam cũng tương tự như Hàn Quốc. Ban đầu cũng chỉ là những tờ báo đưa tin tổng hợp, dù có mục văn chương nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chưa cao về chất. Phải sang đầu thế kỷ 20, báo chí mới bắt đầu phát triển mạnh và trở thành chất xúc tác cho các thể loại văn học mới. Nói về vai trò của báo chí đối với quá trình hiện đại hóa văn học, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã phân tích cụ thể [14]. Thế nhưng hoạt động của báo chí và xuất bản thì phải đến 1930 mới bắt đầu đi vào ổn định, hệ thống và chuyên môn rõ rệt. Việt Nam, theo một thống kê, “nếu đến năm 1923, số báo chí viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp cả ở Bắc Trung Nam mới có 71 tờ, thì năm 1934 đã lên đến 227 tờ, và qua năm 1937 là 110 nhật báp, 159 tập kỷ yếu và tạp chí, tổng cộng lên đến 269 tờ” [15]. Đó là về lượng, còn về chất, những tờ báo, tạp chí chuyên về văn chương, có khuynh hướng riêng, có thành viên ổn định tạo thành những đầu tàu cho văn đàn giai đoạn này. (Phong hóa, Tiểu thuyết thứ bảy, Tao đàn, Thanh Nghị v.v...).
Khác với Gu-in-hoe, Tự lực văn đoàn có hẳn một tờ báo và một tạp chí, một nhà xuất bản riêng của nhóm, phục vụ cho hoạt động của nhóm và cả các sáng tác của thế hệ văn sĩ mới. Phải kể đến công đầu của Nhất Linh khi quyết định tụ tập những bạn hữu cùng làm tờPhong hóa(số 14, 22.9.1932) theo kiểu mới.Phong hóamới tuyên bố ‘làm (báo) theo những người viết báo bên Âu Mỹ’, tức là ‘phải căn cứ vào hiện trạng, phải săn sóc đến dư luận, đến thời sự, phải là những bức tranh hoạt động của xã hội trước mắt’, và ‘báo Phong hóa không phải của riêng người nào mà là của chung hết thảy những người viết báo Phong hóa’.
Ngoài các thành viên chủ chốt của nhóm, còn có sự giúp sức đắc lực của Nguyễn Tường Cẩm (giám đốc tờ Ngày nay, Nguyễn Tường Bách (bình luận), Nguyễn Cát Tường (họa sĩ) và nhiều cây bút khác như Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Huy Cận,… Phục trách mục thơ của báo, Thế Lữ là người có công phát hiện ra tài năng của Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Đình Liên, Tế Hanh v.v… và lôi kéo họ thành mạng các cây viết(network) xung quanh Tự lực văn đoàn, nhằm xây dựng ‘văn học mới, tiến bộ, dân chủ’ mà nhóm chủ trương.Phong hóacòn là mặt trận để nhóm và các nhà ủng hộ thơ Mới đưa ra quan niệm ủng hộ của mình với những bài phê bình và đánh giá. Với sự thành công của Phong hóa, nhóm quyết định làm thêm tờNgày nay. Tạp chí này ra đời góp thêm phần còn thiếu củaPhong hóa. Mở rộng mảnh đất cho thể loại phóng sự, ký, tiểu thuyết, phê bình. Và một đóng góp quan trọng của tờNgày naylà đã mở rộng cửa cho các sáng tác có giá trị với giải thưởng của Nhóm.
Một lợi thế nữa của Tự lực văn đoàn là nhà xuất bản Đời nay, một đảm bảo nữa cho sự ‘tự chủ’ của nhóm. Các sáng tác của nhóm chủ yếu được in tại nhà xuất bản này. Không những thế, sau này nhà xuất bản còn mở rộng cửa cho các sáng tác đạt giải thưởng của nhóm và những sáng tác có giá trị của những bạn hữu khác, gần với quan điểm của nhóm, phục vụ nhu cầu đọc của nhiều tầng lớp bạn đọc.
Cũng như các thành viên của Gu-in-hoe, thuần thục ngôn ngữ thực dân (Nhật, Pháp) và tiếng Anh, bản thân họ cũng đóng vai trò là dịch giả. Những bản dịch này vừa ảnh hưởng đến quan niệm sáng tác của họ vừa là công cụ để rèn giũa quốc ngữ. Và như vậy, có thể nói các thành viên của hai nhóm vừa là nhà văn nhà thơ vừa phát huy được vị trí của mình trong giới báo chí để củng cố ‘không gian trình làng’ những sáng tác của họ, và khẳng định vị trí của mình trên văn đàn.
4. Một số nội dung chính trong tác phẩm của hai nhóm
4.1 Hình ảnh đô thị và mô típ khách bộ hành
Ở Hàn Quốc những năm 1930, tiểu thuyết phát triển với nhiều đề tài đa dạng và hiện đại hẳn về bút pháp. Tiểu thuyết đô thị, tiểu thuyết nông thôn, tiểu thuyết thế sự, tiểu thuyết nữ giới, tiểu thuyết đại chúng, tiểu thuyết lịch sử v.v… miêu tả đời sống xã hội thuộc địa Hàn Quốc bằng nhiều hình thái khác nhau. Tác phẩm của Gu-in-hoe rất đa dạng, nhưng chủ yếu lấy bối cảnh đô thị làm trung tâm.
Về thơ giai đoạn này chủ yếu có thể chia làm ba dòng chính [16], dòng thơ trữ tình (lyricsim) với các nhóm chủ trương thơ thuần túy (pure peotry), dòng thơ có nội dung phê phán văn minh hiện đại và đề cao sự thể nghiệm ngôn từ với các khuynh hướng thơ theo chủ nghĩa hiện đại (modernism) và tiên phong (avant-garde), dòng thơ theo khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực. Đặc biệt là khuynh hướng thơ theo chủ nghĩa hiện đại phát triển mạnh mẽ, nội dung phê phán những nét hiện đại, văn minh của cuộc sống mới. Kim Ki Rim của Gu-in-hoe không những sáng tác theo khuynh hướng này mà còn là một trong những người đưa ra cơ sở lý luận cho modernism.
Các thành viên của Gu-in-hoe cùng chia sẻ, đồng cảm với nhau quan điểm văn chương phải là sự phản ánh hiện thực khách quan vừa phải là tiếng nói phản ánh tâm tư của người nghệ sĩ trong xã hội thực dân. Ta có thể thấy qua mô típ khách bộ hành trong các tác phẩm của họ, nhất là trong tiểu thuyết của Park Tae Won, Lee Tae Jun và trong thơ của Lee Sang, Kim Ki Rim và Jeong Ji Yong. Ở đây  ta xem xét trên hai không gian - không gian thực tế và không gian văn học (trong tác phẩm). Trên thực tế, những thành viên của nhóm thường tụ tập tại các phòng trà, tiệm cà phê, trên đường đi bộ qua các đường phố của thành phố Gyeongseong (Hán Thành). Và không gian hiện thực này một lần nữa được chuyển tải vào trong tác phẩm của họ theo nhiều cách khác nhau. Chính đây là điểm mà một số nhận định cho rằng đó là thái độ của những trí thức mềm yếu, bất lực. Thế nhưng, xét ở góc độ khác, ta có thể đọc được một tâm trạng ‘phản kháng’ của họ qua hai không gian này.
Gyeongseong, không gian chính trong các tác phẩm giai đoạn này, vừa là thủ đô của Hàn Quốc, vừa là nơi đóng đô của chính quyền thực dân Nhật. Đầu thế kỷ 20, đây là nơi tiếp thu nhanh nhất văn minh phương Tây thông qua Nhật, và cũng là nơi thay đổi nhanh nhất, nơi diễn ra quá trình hiện đại hóa nhanh nhất. Các phòng trà, tiệm cà phê của những con đường thành phố Gyeongseong đầu thế kỷ 20 ở một góc độ nào đó có thể so sánh với Paris thế kỷ 19. Không gian ‘phòng trà’ trở thành ‘không gian văn hóa’ cho các trí thức-những người hưởng sự giáo dục hiện đại, là nơi cho văn nghệ sĩ có thể chia sẻ và thưởng thức nghệ thuật (văn chương, hội họa, âm nhạc, phim ảnh) phương Tây. Điều này cũng không khác với các thành viên của Gu-in-hoe. Đường phố Gyeongseong những năm 1930 đã có diện mạo rõ ràng của một đô thị hiện đại. Xe hơi và xe kéo tay, tiếng còi lanh lảnh của xe điện, tiếng rít máy của xe lửa, các bảng hiệu tiếng Hangul và tiếng nước ngoài, các tiệm đồ Tây, bách hóa, tiệm cà phê, rạp hát, cửa hàng dụng cụ âm nhạc v.v… Những điều mới mẻ này mang đến cho họ những tình cảm mới, những tư tưởng mới. Khơi gợi trong họ những cảm xúc mới về đô thị, về cuộc sống mới. Thế nhưng họ nhanh chóng nhận thức sự tồn tại của bản ngã trong không gian hiện đại này, sự đè nén, tù túng của con người trong xã hội thuộc địa. Họ nhận ra những mặt trái của xã hội, chỉ là sự ‘bắt chước’ những đô thị của đế quốc, nơi mà mọi giá trị đều có thể mua bán, và cuộc sống được mô tả trong hai chữ ‘mệt mỏi’ và ‘tuyệt vọng’. Họ đứng trong hai dòng cảm xúc đó, vừa thôi thúc bởi ảo tưởng về hy vọng nghệ thuật mới, vừa nung nấu tình cảm của dân tộc và có cái nhìn phê phán sự hiện đại mang màu sắc thực dân này. Họ quay sang xem xét các khía cạnh cuộc sống đô thị trong vòng quay thường nhật của nó mà văn học trước đó ít quan tâm đến.
Tiểu thuyếtMột ngày của nhà văn Gubo,Phong cảnh ven sôngcủa Park Tae Won là những tác phẩm tiêu biểu. Tác phẩm đầu miêu tả cảnh thành phố trải ra trước mắt bạn đọc như chính nó qua con mắt bàng quan của nhà văn Gubo. Song song đó là mạch tâm trạng của tác giả. Nhân vật chính là một nhà văn, ra khỏi nhà từ sớm và dạo quanh tất cả các ngóc ngách của thành phố và đến tối lại quay về nhà. Người bạn đồng hành của anh là quyển vở để ghi chép lại những cảnh vật, những con người, những sự kiện trên đường để tìm kiếm mô típ cho quyển tiểu thuyết mà anh đang muốn viết lại theo một cách mới. Còn tác phẩm thứ hai miêu tả thành phố Seoul và những con người thành thị đủ mọi tầng lớp và cuộc sống đang diễn ra quanh con suối Cheonggye. Nó như một bộ phim gồm nhiều toàn cảnh của thành phố này. Với thủ pháp ghép cảnh (montage), tác giả đồng thời cho ta thấy hai không gian, một đô thị hiện đại được miêu tả khách quan, và một không gian đô thị khác trong tâm trí của tác giả mà trong đó ta có thể cảm thấy sự bất lực, mất mát của trí thức thuộc địa.
Ngược với tiểu thuyết đô thị của Park Tae Won, thành viên Lee Tae Jun thì lấy bối cảnh ven đô, một không gian khác của đô thị hiện đại, và con người ở đó làm chất liệu sáng tác. Tập truyện ngắnĐêm trăngcủa ông là những cảnh đời của những con người không thích ứng được với cuộc sống hiện tại, phải đứng tránh sang một bên lề cuộc sống. Một anh chàng khờ quá thật thà, một ông lão sống với quá khứ, một anh chàng trí thức thất nghiệp, một bệnh nhân nghèo đau khổ v.v... trái ngược hẳn với những thay đổi hiện đại của cuộc sống thường nhật quanh họ. Miêu tả những mảnh đời hư vô, thất bại trước hiện tại này chính là một điểm phê phán chủ nghĩa hiện đại của tác giả.
Trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn, ta cũng thường bắt gặp hình ảnh khách bộ hành(khách chinh phu). Thế nhưng nếu mô típ này trong các tác phẩm của Gu-in-hoe là những nhà quan sát hiện thực(đô thị), thì trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn lại gắn với tình tiết cá nhân(chủ thể) hơn. Hành trình của Park Tae Won, của Lee Sang hay Kim Ki Rim, Jeong Ji Yong là sự khám phá bản chất của chủ nghĩa tư bản đằng sau bộ mặt thực dân và hiện thực của xã hội, thì hành trình của các lữ khách trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn là sự dịch chuyển qua hai không gian (nông thôn ra thành thị), từ cái cũ sang cái mới, từ hiện thực sang lý tưởng. Và cuộc sống thường nhật trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn cũng là có sự đối lập giữa hai không gian, đô thị và nông thôn.
Mô típ khách chinh phu và đô thị phồn hoa có lẽ rõ nét hơn trong thơ của Thế Lữ. Nếu truyện ngắn của ông là những miêu tả về vẻ đẹp làng bản, vùng cao thì những bài thơ như <Trả lời>, <Tự trào> v.v… là lời tâm sự về cuộc sống ảo vọng của chốn Hà thành, đầy tiếng ‘còi ô tô, chuông xe điện’ nhưng ‘chẳng có chút nào thi vị’, ‘người thì chen chúc tranh kiếm kế sinh nhai’. Ông mơ mộng tìm lại nàng Ly-tao của ‘chốn tiên bồng’ nhưng vẫn không muốn xa rời đô thị. Đó là mâu thuẫn của thi nhân cũng như trí thức đương thời. Họ vừa say mê, vừa chán ngán cái ‘phồn hoa’ của đô thị.
4.2 Tâm trạng u uất và hai tiếng cười phê phán
Những nhà văn, nhà thơ chính là những người nhạy cảm với hiện thực xã hội nhất. Họ u uất trước hiện thực, nhưng cũng nhanh chóng tìm cách đối kháng với nó. Các thành viên của Gu-in-hoe và Tự lực văn đoàn đã dùng tiếng cười để mỉa mai cái hiện thực đó.
Tập thơKhí tượng đồ氣象圖》của Kim Ki Rim là một trường thơ phê phán chủ nghĩa hiện đại phương Tây và quá trình hiện đại của xã hội Hàn Quốc. <Bình minh của thế giới>, <Phong cảnh nhuốm bệnh>, <Bài ca vành sắt> , <Khí tượng đồ> v.v... miêu tả những thay đổi vật chất hiện đại của Phương Tây đã bành trướng khắp nơi như một cơn bão quét qua xã hội Hàn Quốc. Sự tham vọng của đế quốc phương Tây được ông ví như “giấc mơ của bò bít tết (beefsteak) tham lam/ giấc mơ của thịt băm (ham) ngạo mạn”. Tập thơ gồm 7 phần. Phần 1 kể về văn minh hiện đại phương Tây, phần 2 là sự vươn rộng của chủ nghĩa đế quốc, phần 4~6 miêu tả cơn bão phương Tây mang đến sự hỗn loạn cho phương Đông, và phần cuối cùng lại là bài ca về hy vọng trên đống tro tuyệt vọng “Hãy thoát ra/ chúng ta mạnh mẽ như thái dương/ giấu bóng trong ánh sáng/ nuốt chửng nỗi buồn/ đốt cháy bóng đêm”.
Những truyện ngắn và thơ của Lee Sang lại cho thấy xã hội hiện đại ở một góc độ khác. Những gì ông thấy trong đô thị hiện đại là sự ‘bắt chước’ như con khỉ bắt chước hành động của người. Những đô thị hiện đại nơi mà giá trị mua bán thống trị tất cả, ở đó chỉ có sự tha hóa, bệnh tật, tuyệt vọng, cái chết. Con người trong xã hội đó như những cái máy di chuyển trong những ô vuông khép kín. Và để chống đối lại cuộc sống đó, ông chọn lối sống ‘đảo ngược’.
Tứ giác trong tứ giác trong tứ giác trong tứ giác trong tứ giác./
Vòng tròn của tứ giác vận động vòng tròn của tứ giác vận động vòng tròn của tứ giác./…
Vườn sân thượng. Những tiểu thư (Mademoiselle) đang bắt chước con khỉ [17](trích)
Những năm cuối đời của mình, nhà thơ Lee Sang đã quyết định sang Nhật. Tại sao ông phải sang tận đấy, trong khi những sáng tác trước đó của ông đã tỏ rõ sự phê phán chủ nghĩa hiện đại. Có phải ông đi tìm bản chất của hiện đại, của chủ nghĩa thực dân ẩn sau hai từ ‘hiện đại’, hay đi tìm con đường khắc phục chủ nghĩa hiện đại thực dân đó. Lee Sang đã đến Tokyo. Thế nhưng ấn tượng đầu tiên về thành phố hiện đại của thực dân Nhật là ‘một thành phố đầy mùi xăng dầu’. Ông than lên trước sự trái ngược của thành phố hiện đại nhất của Nhật này.
Những người dân ở đây được giáo dục rằng ga độc còn đáng sợ hơn cả cơn hồng thủy của Noa, nói thật ra họ cũng đi bằng tàu điện ngầm thay cho đường bộ về nhà. Hỡi ánh trăng của Lý Thái Bạch! Ngươi chắc cũng thích cánh đồng đã biến mất cùng số phận với thế kỷ 19 biết bao nhiêu. (trích Đông kinh)
Trong thư gởi cho bạn thơ Kim Ki Rim từ Tokyo, Lee Sang ông tả lại cho bạn thơ về cảm nhận của ông về thế giới này. Những con người ‘quyện đãi倦怠(mệt mỏi và lười biếng)-đặc trưng của con người hiện đại, là biểu hiện của căn bệnh quá độ của tự ý thức’, ‘không khác gì những xác chết’. (Quyện đãi倦怠」1936), phố xá với ‘những bách hóa cao ngất chóng mặt’ và ‘các boys và girls bạch nhãn thị白眼視’(Đông Kinh1939). Các tác phẩm cuối cùng của ông đều nhắc đi nhắc lại “không có thiên thần ở đâu cả”. Tiếng cười mỉa mai của ông không có cơ hội trở thành tiếng cười vui. Tuyệt vọng và cái chết là kết thúc của nhà thơ lỳ lạ như cái tên của ông, Lee Sang [18].
Ở Việt Nam, sau thất bại của phong trào Yên Bái(1930) và Xô Viết-Nghệ Tĩnh(1931), xã hội Việt Nam cần những tiếng cười để phá tan bầu không khí u buồn chán nản đang bao trùm xã hội. Tự lực văn đoàn ra đời tuyên bố “lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ” (tôn chỉ số 5). Điều này thể hiện từ cách thay đổi bố cục báo (đẹp, nhiều tranh, đa dạng bài) đến các nội dung mang lại tiếng cười vui cho độc giả.
Các phóng sự, ký (Hoàng Đạo, Nhất Linh, Thạch Lam), các hí họa (thông qua nhân vật Lý Toét, Xã Xệ), các bài thơ trào phúng của Tú Mỡ đã lột tả một cách chính xác những khía cạnh của xã hội nửa thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Những bức hí họa hay thơ trào phúng củaPhong hóachính là điểm rất ‘hiện thực’ của nhóm - ‘cái cười’ châm biếm. Độc giả qua ‘cái cười’ đã nhận thấy những cái cổ hủ, lạc hậu cần ‘cải cách’, cần ‘cách tân’ trong xã hội, và thậm chí trong chính bản thân của mỗi người. Một nét rất hiện thực của nhóm nữa, phải kể đến chuyên mục phóng sự của tờNgày nay. Họ đã phần nào làm được cái việc mà chính nhóm tự cho là ‘sẽ đưa các bạn đi từ rừng đến bể, từ thành thị đến thôn quê xem các trạng thái hiện có trong xã hội’ [19].
Trong các tác phẩm của họ, bên cạnh những tiếng cười vui còn phảng phất những cảnh buồn. Trong các bài nghiên cứu và văn học sử, Tự lực văn đoàn thường được xem là một nhóm văn chương theo chủ nghĩa lãng mạn, không gần gũi với hiện thực. Tâm trạng u buồn của người trí thức thuộc địa như “con nai đứng sầu bóng tối” (thơ Xuân Diệu), như “con hổ trong cũi sắt nhớ rừng” (thơ Thế Lữ). Nhưng, như tôn chỉ 3, 4, 6 của nhóm, cũng có những sáng tác của họ miêu tả, ‘ca tụng những nết hay vẻ đẹp của nước mà có tính bình dân’ gần gũi với quần chúng. Cảnh làng xóm Việt Nam, cảnh đô thị hiện đại, cảnh chợ búa mang đậm nét Việt, cảnh sinh hoạt thường nhật của các gia đình Việt(nhất là những sáng tác của Thạch Lam nhưBên kia sông,Dưới bóng hoàng lan) v.v… vừa lãng mạn nhưng cũng rất thật. Những cảnh sống của con người cả ở thôn quê (Dưới làn sóngcủa Hoàng Đạo), thành thị (Tiếng pháo xuâncủa Hoàng Đạo), tri thức (Chán nản của Hoàng Đạo), cuộc sống lang bạt (Dọc đường gió bụiKhái Hưng, Một gia đìnhcủa Hoàng Đạo) v.v… Bên cạnh đó, nhiều sáng tác của nhóm cũng mang tính phê phán những tư tưởng cũ, những lề thói phong kiến khiến người ta rơi vào cảnh tuyệt vọng (Dưới ánh trăngcủa Khái Hưng, Hai chị emcủa Nhất Linh) và phê phán cái hiện đại (Lòng tử tếcủa Nhất Linh,Một chuyện ngoại tìnhcủa Thế Lữ,Thời chưa cướicủa Khái Hưng) v.v… Tiếng cười trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn như thế có nhiều vẻ hơn, có tiếng cười phê phán, có tiếng cười mỉa mai, lại có tiếng cười buồn bã, nhưng cũng có tiếng cười vui.
4.3 Giải phóng cái tôi
Một điểm chung của hai nhóm là đi sâu vào ‘cái tôi’. Thế nhưng cách thể hiện ‘cái tôi’ trong hai nhóm hoàn toàn khác nhau. Trong sáng tác của Tự lực văn đoàn ‘cái tôi’ gắn với nhu cầu cần giải phóng của cá nhân [20] và chính vì vậy mà nó có màu sắc lãng mạn. Đó là nhu cầu về tự do(trong tình yêu, trong bản thể), hướng đến một lý tưởng mới của những thanh niên được giáo dục theo kiểu mới và quen với nếp sống đô thị, nhu cầu thể hiện mà không bị bó buộc bởi rào cản cũ (tình cảm, tư tưởng). Đây vừa là sự mở đường cho sáng tạo nghệ thuật, và cũng là yếu tố hình thành tính độc đáo riêng biệt của mỗi tác giả. Như nhiều nhận định, giọng văn của Tự lực văn đoàn vẫn còn mang màu sắc lãng mạn, nhưng sự lãng mạn đó không còn màu sắc u buồn như thế hệ trước bởi còn thêm chất giọng văn trong sáng của Thạch Lam, phê phán của Hoàng Đạo, hiện thực của Khái Hưng, Nhất Linh, phiêu lưu, kỳ bí của Thế Lữ.
Trong khi đó, ‘cái tôi (na, ja-a)’ trong sáng tác của Gu-in-hoe thường mang tính hai mặt, hoặc tách làm hai bản ngã, một cái tôi hiện thực (mang tính xã hội) và một cái tôi trong thế giới khác (mang tính tự sự). Trong thơ của Lee Sang, đó là ‘tôi của thế giới bên ngoài’ và ‘tôi trong gương’ (<Gương>). Trong truyện của Park Tae Won đó là cái tôi đang chuyển động theo cuộc sống đô thị thường nhật, và một cái tôi khác trong mạch tư tưởng của tác giả. Hai cái tôi này, mở rộng hơn, đó chính là tính hai mặt của xã hội thuộc địa. Hai cái tôi này bị ngăn cách, ‘tôi bên ngoài không thể bắt tay với tôi trong gương’, ‘cái tôi trong mạch tư tưởng chưa thích ứng với những thay đổi của hiện thực’, nhưng thật ra vốn chúng không phải là hai cái tôi đối lập. Cần phải có một sức mạnh (hay một tư tưởng?) đánh tan bức vách ngăn cách đó, để dung hòa (hay giải phóng?) cái tôi.
Cái tôi trong sáng tác của các văn sĩ Việt Nam trong giai đoạn này mang tính giải phóng (chủ nghĩa cá nhân) nên gắn với cả nhân vật nam và nữ. Trong sáng tác của Tự lực văn đoàn, nhân vật nữ vừa là chủ thể của ‘cái tôi’(nhận thức nhu cần muốn giải phóng tình cảm, xác thịt…), vừa là khách thể (đối tượng cần được giải phóng ‘cái tôi’…). Trường hợp đầu ta có thể thấy trong các tiểu thuyết ái tình của Nhất Linh và Khái Hưng, các nhân vật nữ chính dằn vặt giữa cũ và mới, ràng buộc và giải phóng, họ khao khát được thoát mình để tự do với những nhu cầu của người phụ nữ. Nhưng đa số các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tự lực văn đoàn chỉ đóng vai khách thể trước cái nhìn của nhân vật nam - chủ thể. Họ tượng trưng cho cái cũ, nông thôn, là rào cản sự giải phóng của chủ thể nam, hoặc là đối tượng cần được giải phóng khỏi những rào cản cũ, thế nhưng chuyện thường kết thúc bằng cái chết của họ (Khái HưngDưới ánh trăng, Thạch LamĐêm sáng trăng). Hai hình ảnh đối lập này có thể thấy qua hình ảnh của Lạch và Bìm trong truyện ngắn Hai chị emcủa Nhất Linh.
Trong khi đó, nhân vật nữ trong các sáng tác của Gu-in-hoe luôn là khách thể trong cái nhìn của nhân vật nam. Họ là một phần vật chất của xã hội hiện đại, một phần của thế giới bên ngoài. Họ có nghề nghiệp (khác với người nữ truyền thống) nhưng đó là những nghề mà xã hội hiện đại sản sinh ra, những nghề vì đồng tiền. Họ là nữ phục vụ trong tiệm cà phê, phòng trà và sẵn sàng bán mình vì tiền. Họ là những tồn tại độc lập, chủ động và hầu như không chịu tác động của chủ thể ‘nam’. Trong các truyện ngắn của Park Tae Won, Lee Sang, nếu nhân vật nam là những trí thức thụ động, mệt mỏi trong cuộc sống đô thị, quẩn quanh với cảm giác hư vô, rầu rĩ, thì nhân vật nữ lại mang tính chủ động, thậm chí là chủ gia đình. Họ vừa là đối tượng bị xem thường, vừa được cảm thông, vừa đáng sợ vừa đáng thương.
5. Vài nét nghệ thuật trong sáng tác của hai nhóm
5.1 Say mê nghệ thuật phương Tây
Cùng một thời gian, tại hai không gian địa lý khác nhau, hai nhóm văn học - Tự lực văn đoàn và Gu-in-hoe- lại cùng chia sẻ sự đồng cảm về niềm say mê các môn nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, phim ảnh, kịch v.v…), và nhất là Pháp bởi họ cùng đam mê cái đẹp. Thế nhưng đó chỉ là chất xúc tác cho hoạt động sáng tác của họ. Chính trong các sáng tác của thành viên hai nhóm cũng cho thấy rõ điều này.
Một điều hẳn nhiên là dưới chính sách giáo dục của thực dân, các nhà văn nhà thơ giai đoàn này đều giỏi tiếng Pháp cũng như quốc ngữ. Họ học văn học cổ điển Pháp trong nhà trường, đọc sách báo hiện đại bằng tiếng Pháp. Trong không khí ảm đạm của xã hội thuộc địa, họ đã gặp các nghệ sĩ phương Tây. Nhưng mỗi người lại có cách tiếp nhận và sự quan tâm riêng. Các thành viên Tự lực văn đoàn đặc biệt quan tâm đến nghệ thuật Pháp. Họ đi từ chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ 19 với Chateaubriand, Huygo, Musset, Lamartine đến Gautier, Henri Rousseau, rồi đến Baudelaire Andre Gide. Trong các sáng tác của họ, ban đầu cũng thấp thoáng hình ảnh của phương Tây, nhưng rồi nó nhanh chóng bị nhấn chìm trong chính bản sắc của nhà văn, nhà thơ.
Và một sự tích cự trong việc say mê và tiếp thu cái hay (nghệ thuật và khoa học) phương Tây một cách tự chủ, Tự lực văn đoàn đã đưa mỹ thuật và âm nhạc lên báo, đến gần với công chúng. Trong các sáng tác của họ, ta cũng dễ bắt gặp hình ảnh ‘nàng mỹ thuật’, ‘nàng Ly tao’ ( lời thơ Thế Lữ). Họ cũng xây dựng các nhân vật trí thức (thậm chí ở thôn quê) hiện đại, thành thạo nhạc cụ hiện đại (dương cầm,..), biết vẽ tranh, vừa thưởng thức cà phê vừa đọc sách, ngắm cảnh.
Sự quan tâm đến nghệ thuật phương Tây, nhất là Pháp cũng dễ dàng nhận thấy qua các tác phẩm của Gu-in-hoe. Như đã đề cập phần trên, những năm 1930 đường phố Gyeongseong như một hình ảnh mô phỏng Paris. Và các phòng trà, các tiệm cà phê và thậm chí cả đường phố mang vẻ hiện đại trở thành không gian văn hóa của các trí thức văn nghệ sĩ Choson, hình thành nên ‘văn hóa phòng trà’ trong cả cuộc sống hiện thực và trong sáng tác của họ. Điều này càng đậm nét trong các tác phẩm của Gu-in-hoe. Bởi hơn ai hết, họ là những văn nghệ sĩ đam mê cái đẹp của nghệ thuật và hiểu chân giá trị của nó. Nhà thơ Jeong Ji Yong, đầu những năm 1930 ông tham gia sáng tác cùng nhóm Thi văn học phái (Shimunhakpa) [21], nhưng các sáng tác của ông được xếp vào chủ nghĩa hiện đại (modernism), cụ thể là chủ nghĩa hình ảnh (imagism). Thơ ông đầy hình ảnh hội họa nhưng không biểu lộ cảm xúc cá nhân như thơ lãng mạn hay trữ tình. Những bài văn xuôi của ông là những bức tranh về một Gyeongseong hiện đại mang nét nghệ thuật.  Hình ảnh người thanh niên ngậm tẩu thuốc lá Modoros trong màn sương cảng trong 「愁誰語 1-3, tiệm cà phê ‘La Bohem’ trong 「平壤 1, phòng trà Robin trong Những cô nàng kẻ môi trong phòng trà . “Hội họa, điêu khắc, âm nhạc, múa không thể không phải là chị em gần gũi của thi ca.” (Jeong ji Yong, <Ủng hộ thơ>). Trong một không gian nghệ thuật này, người nghệ sĩ có thể đạt cảm hứng về một nghệ thuật khác. Trong tác phẩm 「平壤 1, Jeong Ji Yong ngồi trong quán cà phê La Bohem, nghe tiếng nhạc du dương từ máy hát đĩa, và khi ngắm bức tranh của Modigliani, nhà thơ đã cảm nhận một sự giao hòa cảm hứng (inspiration).
Một thành viên khác của Gu-in-hoe là Lee Sang đã từng thốt lên trước hiện thực của Chosun “chúng ta đã rơi lại sau họ hàng chục năm”. Ông đã chỉ rõ hiện thực cay đắng của Chosun và nhận thức được bản chất thật của chủ nghĩa hiện đại. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông mượn chính cách dùng từ trái ngược của Pháp tạo nên cái cười mỉa mai vào hiện đại (Amoureux/ Amoureuse, Boiteux/Boiteuse). Trong tùy bút Tam thái huyết thư(1935) Lee Sang bộc bạch rằng “trong ta sở hữu một ít Dr. Jekyll và nhiều Mr. Hyde”. Đó là tâm trạng hai mặt của người nghệ sĩ trong xã hội thực dân, luôn bị giằng xé bởi hai mặt thiện và ác hình thành bởi sự áp bức của hiện thực xã hội và mơ ước vào một ‘lạc viên’ của nghệ thuật. Và chính bản thân ông đã nhiều lần tìm đến cái chết, có lẽ để giải quyết sự mâu thuẫn trong chính bản ngã của mình. Để thoát ly hiện tại, ông lên đường đi khắp đó đây. Có thể so sánh chuyến lữ hành của ông với hình ảnh ‘kẻ phiêu bạt’ của Baudelaire, đi để thoát ly hiện thực và cũng để khám phá.
Một điều thú vị là các thành viên của Tự lực văn đoàn và Gu-in-hoe, không những đam mê nhiều môn nghệ thuật, mà bản thân họ cũng là những nghệ sĩ đa tài. Các tranh vẽ sinh động, đẹp mắt trên báo chính là một trong những điểm thu hút độc giả của Tự lực văn đoàn. Lee Sang, một nhà thơ kỳ lạ của Gu-in-hoe, và cũng là một họa sĩ. Chính ông vẽ tranh minh họa cho nhiều tác phẩm của bằng hữu, và người bạn thân nhất của ông cũng là một họa sĩ kỳ lạ-Gu Bon Ung. Ông còn mở phòng trà do chính tay mình điều hành để tạo không gian nghệ thuật cho nhóm của mình. Và không gian đó đã đi vào nhiều tác phẩm của nhóm như truyện
Chủ quán Phương lan trang  莊」. Ngay tên gọi của quán trà của ông cũng thể hiện phong cách chơi chữ của ông như trong thơ (chim nhạn, 69). Đó cũng là một cách ông nhạo báng, mỉa mai những dục vọng cá nhân của con người trong xã hội hiện đại.
5.2  Cách tân ngôn ngữ 
Sự thể hiện cái tôi đi đôi với nhu cầu cách tân ngôn ngữ. Tự lực văn đoàn và Gu-in-hoe đã góp phần quan trọng trong việc làm giàu ngôn ngữ dân tộc với những sáng tác của họ. Trong 10 tôn chỉ của Tự lực văn đoàn, tôn chỉ số 4 và 5, 6 cho thấy quan niệm của nhóm về cách tân ngôn ngữ. Thay vì dùng ngôn ngữ khó hiểu của thế hệ trước, họ chủ trương dùng thứ ngôn ngữ gần gũi với đời sống thường nhật, hạn chế dùng từ ngoại quốc mà thay vào đó là từ thuần Việt. Về mặt cách tân ngôn ngữ, phải kể đến công của nhà thơ Xuân Diệu trước hết. Thơ ông là cả một kho tàng ngôn ngữ mới lạ, lóng lánh nhưng rất dễ truyển cảm, gần gũi không những trong thế hệ của ông mà còn đến tận ngày nay. Ngôn ngữ thơ vừa tượng thanh vừa tượng hình, truyền tải trọn vẹn cái đẹp của cuộc sống, ví dụ như ‘tháng giêng ngon như một cặp môi gần’ (<Vội vàng>), ‘trên đồng lỏng lẻo khói giờ cơm’ (<Xuân rụng>), ‘đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh’ (<Đây mùa thu tới>) v.v…, hay tràn ngập sự sống với những động từ mạnh như ‘uống tình yêu’ (), ‘cắn xuân hồng’ (<Vội vàng>) v.v…đôi khi mang tính triết lý như ‘cái bay không đợi cái trôi’ (<Đi thuyền >) v.v… Những lời thơ nghe tưởng xa lạ, nhưng đó chính là những ngôn từ lấy ngay trong từ ngữ hàng ngày của chúng ta.
Cùng với bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật, miêu tả cuộc sống hiện thực và thiên nhiên một cách chân thực, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn cũng đạt đến độ nhuần nhuyễn, hiện đại, gãy gọn. Những câu văn mạch lạc của họ đến nay ta đọc vẫn không cảm thấy lạ. Mỗi thành viên với phong cách độc đáo riêng của mình có một đóng góp riêng cho vốn từ vựng dân tộc.
Trong quá trình hiện đại hóa thi ca Hàn Quốc, nhà phê bình Paek Cheol khi nhận định về kỹ thuật và cảm xúc - những đặc trưng quan trọng của thơ ca hiện đại - ông đã đưa nhà thơ Jeong Ji Yong lên hàng đầu, trước cả nhà tiên phong Kim Ki Rim. Và chính bản thân Kim Ki Rim cũng ca ngợi rằng trong cảm xúc Jeong Ji Yong “là nhà thơ vừa đồng thời khai phá nên lịch sử mới của thơ hiện đại, vừa có công đặc biệt trong việc làm nên ngôn ngữ thơ hiện đại mang tính Choson một cách hoa mỹ”. Nhà phê bình Kim Hyun cũng cho rằng “Jeong Ji Yong là nhà thơ Hàn Quốc đầu tiên có thể chế ngự được cảm xúc đến mức độ có thể”. Đó chính là điểm khác biệt, mới của nhà thơ so với dòng thơ đầy những biểu hiện buồn, ca thán, lâm ly trước đó. Thật ra từ 1926, với bài thơ đầu tay <Cà phê France> đã cho thấy những nét mới. Trong những bài thơ sáng tác giai đoạn 1920, ông cố ý dùng một số từ nước ngoài như - cà phê, France, Bohemian, necktie v.v... - đó cũng là một nét mới. Nhưng ở đây cần lưu ý thái độ của ông trong cách dùng ngôn ngữ thơ. Bởi những từ nước ngoài này đi cùng với hình ảnh đô thị và cuộc sống hiện đại, nhưng được nhìn qua lăng kính của một trí thức bị thực dân với cái nhìn mỉa mai, phê phán.
Bản thân chủ soái của phong trào thơ hiện đại Kim Ki Rim luôn nhấn mạnh các mới của thơ hiện đại so với thơ thời kỳ trước chính là ngôn ngữ thơ [22]. Nhưng trong ‘việc cách tân ngôn ngữ thơ’, Kim Ki Rim và Jeong Ji Yong có sự khác biệt nhau. Thơ Kim Ki Rim không phải là những từ ngữ gần gũi với cuộc sống thực tế, mà nó là ngôn ngữ tri thức cô đọng trong đầu của nhà thơ. Còn Jeong Ji Yong thì cho rằng “ngôn ngữ thơ không phải là ngôn ngữ của một nước phát triển mà chính là tiếng nói của dân tộc, không phải là ngôn ngữ của một đất nước xa lạ mà chính là ngôn ngữ của đời sống”.
Lòng cô đơn// Để một ngày//
Gọi biển -
Trên biển// Màn đêm// Đang bước đến.//
(1927)
Biển bốn bề tứ tung// Định trốn chạy đấy ư//
Như bầy thằn lằn xanh// Nhộn nhạo nháo nhào//
Những chiếc đuôi thật khó// Không thể nào bắt được.//
(1935)
Hai bài thơ của Jeong Ji Yong cùng một chủ đề - Biển. Thế nhưng bài thơ đầu viết vào những năm 1927 ta vẫn còn thấy hơi hướng trữ tình của chủ thể trong đó, ngôn ngữ thơ tràn đầy cảm xúc. Nhưng đến bài thơ sau (1935) chỉ còn hình ảnh của biển trong con mắt người quan sát, ngôn ngữ thơ rất hình ảnh, sinh động. Ông giữ khoảng cách với thiên nhiên và quan sát nó. Thiên nhiên trong thơ ông được tái hiện như chính nó, với vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó, không bị bước chân hay cảm tính của con người xen vào.
Còn nhà thơ Lee Sang, các tác phẩm của ông là những câu đố kỳ lạ về các con số và hình học. Vốn xuất thân là một kiến trúc sư, ông vận dụng nhiều ngôn ngữ tự nhiên vào ngôn ngữ thơ. Thơ ông là sự tổng hợp những kiến thức về số học, hình học, ký hiệu học, biểu thức v.v… Ông đặc đề cập đến số 4 và số 13  trong nhiều bài thơ và truyện ngắn. Đây phải chăng là một cách ông phản kháng(phê phán?) những quan niệm lỗi thời của phương Đông (số 4 tiếng Hàn phát âm giống chữ ‘tử’) và phương Tây (kỵ số 13).
1        2        3
1        .         .         .
2        .         .         .
3        .         .         .
          3        2        1
3        .         .         .
2        .         .         .
1        .         .         .
 nPh = n (n-1) (n-2)…… (n-h+1)
(Não được xòe ra cho đến khi thành hình tròn giống như cánh quạt, và hoàn toàn quay vòng)
(bản số 3)
Trên là một bài thơ tiêu biểu cho cách sáng tác của Lee Sang. Cách dùng các con số, công thức, và đặc biệt là cách viết không cắt quãng. Ông hay đưa các công thức toán vào trong thơ như một cách phê phán tính máy móc của phương Tây. Ngôn ngữ thơ tưởng như trò đùa của thi sĩ nhưng lại đầy tính triết lý. Não, cánh quạt, vận động, quay tròn. Có lẽ chưa ai có cách ví von kỳ lạ như ông. Có thể đó là một tư tưởng  vĩ đại, nhưng cũng có thể chẳng là gì cả ngoài trò đùa con chữ của nhà thơ. Chính vì vậy, đến nay, tư tưởng kỳ lạ của ông vẫn còn là ẩn số với các nhà nghiên cứu không những giới văn học mà cả giới kiến trúc, thiết kế… thậm chí cả giới lịch sử.
5.3  Bút pháp miêu tả (thiên nhiên, cuộc sống và tâm lý nhân vật)
Về mặt bút pháp, một điều không thể phủ nhận là họ đã học hỏi được nhiều ở Phương Tây. Và một điểm khiến các nhà văn, nhà thơ của hai nhóm tuy hoạt động cùng một nhóm nhưng lại tạo được phong cách riêng so với những thành viên khác và với những tác giả đương thời chính là sự say mê các môn nghệ thuật (cả của phương Tây) như đã đề cập ở trên và biết vận dụng chúng một cách sáng tạo vào trong sáng tác của mình.
Ở Hàn Quốc, sang những năm 1930, tuy KAPF đã giải thể, nhưng các phê bình về tiểu thuyết vẫn xoay quanh đề tài chủ nghĩa hiện thực (realism) (quan hệ giữa cá nhân và xã hội, đạo đức nhà văn, khắc phục hiện thực v.v...). Song, sự phát triển của tiểu thuyết với bút pháp theo khuynh hướng chủ nghĩa hiện đại đã tạo nên bước mới cho sáng tác. Tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện đại(modernism) miêu tả cuộc sống thường nhật nhưng đi sâu vào tính cá thể, cảnh quan đô thị, vấn đề giới v.v… Về bút pháp, tiểu thuyết giai đoạn này chú trọng ‘miêu tả’ hơn là ‘kể chuyện’. Tiểu thuyết của Gu-in-hoe là những đại diện xuất sắc nhất cho khuynh hướng sáng tác mới này.
Về mặt thi ca, trái ngược với thi ca mang tính chính trị của KAPF, đầu những năm 1930 nhóm Thi văn học phái ra đời chủ trương thi ca thuần túy, cho rằng thi ca phải bắt nguồn từ cảm xúc của cá nhân, là kết tinh của tinh thần và tình cảm thi nhân, đề cao tính nhạc. Muộn hơn một chút, các khuynh hướng thơ theo modernism phát triển với sự thử nghiệm bút pháp mới, ức chế cảm xúc chủ quan, duy lý (intellectualism), miêu tả hình ảnh đô thị, đề cao tính hình tượng của ngôn ngữ, đi sâu vào tìm hiểu sự sống và con người. Kim Ki Rim của Gu-in-hoe không những sáng tác theo khuynh hướng này mà còn là một trong những người đưa ra cơ sở lý luận cho modernism (Thái độ chủ nghĩa duy lý trong sáng tác thơ(1933),Thi luận buổi sáng(1935)). Ông phê phán sự lạc hậu của nho giáo và phong kiến và kêu gọi xã hội hiện đại Hàn Quốc cần tình cảm mới theo nhu cầu của thời đại. Ông phê phán tính ướt át của chủ nghĩa lãng mạn và tính chính trị của văn học vô sản và cho rằng thơ viết ra không phải dựa trên cảm tính mà phải dựa trên lý tính [23].
Một điểm chung trong cách xây dựng nhân vật giữa Gu-in-hoe và Tự lực văn đoàn là các nhân vật chính đa phần là những trí thức thời đại mới, hoặc lấy nguyên mẫu từ tác giả hay bạn hữu xung quanh. Đó vừa là điểm mạnh vừa là điểm hạn chế. Xây dựng nhân vật như vậy, một mặt họ có thể thể hiện rõ tư tưởng, suy nghĩ, cảm xúc của mình. Thế nhưng, mặt khác, điều đó cũng khiến cái nhìn của nhà văn bị hạn chế hơn, đôi khi có phần chủ quan.
Về không gian tiểu thuyết, Gu-in-hoe chủ yếu là không gian đô thị, trong khi Tự lực văn đoàn vừa có không gian đô thị vừa không gian nông thôn. Điều này ảnh hưởng đến cách xây dựng nhân vật, hành động và tâm lý nhân vật, chủ đề của tác phẩm. Đây là sự khác biệt lớn giữa hai nhóm. Không gian trong tiểu thuyết của Park Tae Won gắn với cách miêu tả, dẫn dắt câu chuyện. Ví dụ, trong truyệnMột ngày của nhà văn Gubo, không gian tiểu thuyết được xâu dựng theo trình tự như sau: không gian ở nhà (đối thoại giữa con và mẹ) àkhông gian trên phố (cảnh những thanh niên trông có vẻ hạnh phúc) àga xe lửa (nhớ về thời xưa, bạn cũ) à ngân hàng (cảm giác cô độc) à phòng trà (với bạn văn chương) v.v… Hay trong truyệnĐôi cánhcủa Lee Sang, sự xác lập không gian gắn với sự hình thành tâm lý của nhân vật. Ở nhà ‘tôi’ là kẻ sống bám vào ‘vợ’ - kiếm tiền bằng nghề bán thân à trong phòng mình, tôi như con thú nhồi bông trong bốn bức tường, suốt ngày bị vợ cho uống thuốc ngủ à phòng của vợ là một không gian hoàn toàn khác, sự đối lập càng khiến nhân vật khát vọng có đôi cánh để thoát ra khỏi không gian này à ra ngoài đường phố, ga xe lửa, tiệm bách hóa, tôi lại càng thấy mình cô độc à kết cục tôi leo lên sân thượng của tiệm bách hóa và ‘cất cánh bay’.
Ta cũng đã thấy bút pháp miêu tả hiện thực song song mạch suy tư nhân vật, tâm  lý nhân vật trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn. Đó là một thành công của Tự lực văn đoàn trong việc xây dựng nhân vật và tình tiết. Truyện của Nhất Linh đều có cấu trúc chặt chẽ, tính cách nhân vật rõ ràng. Ta thấy tác giả có tài điều khiển nhân vật theo ý của mình, hệt như người nghệ sĩ điều khiển một con rối. Một đặc điểm chung của các nhân vật trong truyện ngắn của Nhất Linh là những con người bị thất thế. Những Khương (Chết dở), Huy (Cái tẩy), Hải  (Bắn vịt trời), Trọng (Nghèo) ..v..v…từng là những thanh niên có học, có chí, từng một thời ‘huy hoàng’ nhưng rồi bị lâm vào cảnh thất thế vì những lý do khác nhau. Tác giả khiến nhân vật của mình bị thay đổi số phận chỉ vì một tình tiết nhỏ, nhưng rốt cuộc họ lại lấy chính lý do đó làm phương thức đối ứng với hiện thực, một kiểu thuyết định mệnh. Trong khi đó, truyện của Khái Hưng lại thiên về các tình tiết trái ngược(paradox), mỉa mai(irony). Điên,Nghĩa cái cười, Chén trà mạn sen,Trong nhà thươngv.v... đều khiến độc giả ngạc nhiên bởi những tình tiết thay đổi đến tận phút cuối.
Về thơ, phải thừa nhận các bạn đã đi sớm hơn ta. Thơ Xuân Diệu, Thế Lữ vẫn còn mang nặng màu sắc lãng mạn hơn [24], trong khi thơ Lee Sang, Kim Ki Rim, Joeng Ji Young đã nghiêng hẳn về bút pháp hiện đại (modernism). Chính vì vậy, chủ đề của thơ và nghệ thuật thơ giữa hai bên có sự khác biệt lớn. Thơ Xuân Diệu hay Thế Lữ chủ yếu ca ngợi tình yêu cuộc sống, cảm xúc cá nhân, nhất là thơ Xuân Diệu. Thiên nhiên trong thơ của ta được nhân cách hóa, còn thi nhân muốn muốn khẳng định sự tồn tại của mình trong vũ trụ, hòa mình vào thiên nhiên. Trong khi đó, các nhà thơ của Gu-in-hoe dùng nghệ thuật như một phương pháp phê phán hiện thực. Họ miêu tả những thay đổi do sự hiện đại mang lại để phê phán chính nó (văn minh hiện đại) như Kim Ki Rim, hoặc quay lưng lại với nó và tìm đến thế giới của tự nhiên và tôn giáo như Jeong Ji Young, hay tách đôi bản ngã để quan sát nó như Lee Sang, Park Tae Won. Câu thơ cũng có sự khác biệt lớn, thơ của ta vẫn có cách dòng, đối vần, trong khi thơ của bạn gần với văn xuôi hơn, thậm chí không dấu câu, không cách chữ.
6. Kết luận
Lịch sử dân tộc và lịch sử văn học của Việt Nam và Hàn Quốc có những điểm tương đồng kỳ lạ. Và có lẽ điểm tương quan lớn nhất giữa hai nước đó chính là giai đoạn thuộc địa. Quá trình hiện đại hóa văn học của hai nước chính vì thế cũng có nhiều điểm tương đồng.
Cuối thế kỷ 19, hai nước (dù có sự chênh lệch về thời điểm và hoàn cảnh) bắt đầu bước vào quá trình hiện đại hóa. Thế rồi sự xâm lược của thực dân đã khiến quá trình đó trở nên phức tạp hơn trước nhiều nhiệm vụ lịch sử, nhiều tác động nội tại và ngoại tại. Nhưng, đồng thời cùng với sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc, của báo chí và sự thay đổi trong cơ cấu xã hội do tác động của bên ngoài đã thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học. Xét trên khía cạnh từng là đối tượng của chủ nghĩa thực dân, quá trình hiện đại hóa của Việt Nam và Hàn Quốc vừa có nhiều điểm tương đồng vừa khác biệt do lịch sử, truyền thống và chính sách thực dân của từng nước.
Hàn Quốc có vẻ đi sớm hơn Việt Nam, với chữ Hangul có lịch sử lâu đời hơn. Chính sách thực dân khiến hoạt động văn chương chịu ảnh hưởng của hai thứ tiếng, Hangul và Nhật. Trong khi Việt Nam, chữ quốc ngữ ra đời muộn hơn và phải đến đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ mới chính thức thay thế cho chữ Hán. Bên cạnh đó, sự giáo dục ngôn ngữ của nước thực dân, một mặt, đã giúp các trí thức Hàn Quốc và Việt Nam tiếp cận trực tiếp một cách dễ dàng hơn với nguồn tri thức, thông tin phương Tây thông qua báo chí, sách vở, và qua kinh nghiệm du học.
Bước sang những năm 1930, sự trải nghiệm cuộc sống đô thị và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là điểm khởi đầu cho sáng tác của tác giả. Sáng tác của các thành viên Tự lực văn đoàn và Gu-in-hoe không thể bị đánh giá đơn thuần là sự ảnh hưởng của văn học phương Tây, mà thậm chí tác phẩm của họ là sự đối kháng với xã hội thực dân với một hình thức văn học mới (khác với thời kỳ trước) không kém gì dòng văn học theo khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa hiện thực xã hội với quan điểm văn học ‘hiện đại’ và ‘tự chủ’.
Tính hiện đại do chủ nghĩa thực dân mang lại có tính hai mặt, vừa mới lạ vừa áp bức, và chủ thể thuộc địa cũng tiếp nhận nó trên hai mặt, vừa say mê vừa đối kháng. Các thành viên của Gu-in-hoe và Tự lực văn đoàn đều là những trí thức nhận sự giáo dục của thực dân, có khả năng tiếp cận trực tiếp với văn học phương Tây và văn học của thực dân. Họ say mê nghệ thuật ‘mới’, tiếp thu nó, nhưng không ‘copy’ nó. Các sáng tác của họ là sự thể nghiệm mới, cách tân về cả hình thức và nội dung mang tính hiện đại, nhưng không phải là sự ‘sao chép’ bản gốc, bởi nó là sự sáng tạo mang tính ‘tự chủ’, nội tại.
Cũng như những trí thức đương thời, các thành viên của Gu-in-hoe và Tự lực văn đoàn cũng mang tâm trạng u uất của người dân trong xã hội thuộc địa. Nhưng họ nhanh chóng tìm cách đối ứng với nó, mỉa mai nó bằng tiếng cười phê phán. Trong các tác phẩm của Gu-in-hoe, ta nghe thấy tác giả cười mỉa mai những trái ngược của con người và xã hội hiện đại, cười phê phán mặt trái của văn minh hiện đại phương Tây và thực dân. Nhưng tiếc thay, họ vẫn chưa tìm được con đường khắc phục hiện thực. Trong khi đó, trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn, ngoài tiếng cười châm biếm, ta còn nghe thấy tiếng cười vui của con người và cảnh sắc tươi đẹp của đất nước. Đây là một nét tích cực của Tự lực văn đoàn.
Ta bắt gặp mô típ khách bộ hành trong sáng tác của cả hai nhóm. Nhưng trong tác phẩm của Gu-in-hoe không gian chính là đô thị hiện đại với nhiều mặt của nó, thì trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn là sự chuyển tiếp không gian từ nông thôn lên thành thị. Ở đó, ta gặp những nhân vật nam và nữ. Trong tác phẩm của Gu-in-hoe, những nhân vật nam thường là những trí thức mới, nhưng bất lực hoặc không tỏ rõ vai trò chủ thể của mình. Trái lại, nhân vật nữ tuy là khách thể (đối tượng) trong cái nhìn của nhân vật nam nhưng chủ động, bị tha hóa hoặc biến đổi khác với hình ảnh truyền thống trong đô thị hiện đại. Còn trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn, hình ảnh nhân vật nữ thường gắn với nông thôn, lạc hậu, hoặc là nạn nhân của những ràng buộc phong kiến và cần được giải phóng ‘cái tôi’, vừa là niềm đam mê (cái đẹp) nhưng cũng là khoảng cách với lý tưởng mới của nhân vật nam. Đây cũng là sự khác biệt về nội dung ‘cái tôi’ trong tác phẩm của hai nhóm. ‘Cái tôi’ trong tác phẩm của Gu-in-hoe thường mang tính hai mặt (cái tôi xã hội và cái tôi tự sự), trong khi ‘cái tôi’ trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn gắn liền với nhu cầu giải phóng của cá nhân. Sự khác biệt này giữa hai nhóm có thể giải thích dựa trên sự khác biệt về xã hội thực dân và xã hội nửa thực dân nửa phong kiến.
Về mặt hình thức, phải thừa nhận một điều Hàn Quốc đã đi trước ta một bước. Trong văn học Hàn Quốc, sự phân chia những khuynh hướng sáng tác rõ ràng hơn, các thể nghiệm bút pháp hiện đại đa dạng hơn, phong cách cá thể rõ nét hơn. Gu-in-hoe là nhóm theo khuynh hướng hiện đại (modernism) rõ nét, trong khi Tự lực văn đoàn vẫn còn nhiều nét lãng mạn, đôi khi cũng có phần tiêu cực. Thế nhưng đóng góp của hai nhóm vào quá trình hiện đại hóa nền văn học hai nước quả không nhỏ, nhất là về mặt cách tân ngôn ngữ và thể nghiệm bút pháp sáng tác, đặc biệt là miêu tả. Hình ảnh cuộc sống thường nhật của những con người, của đô thị thuộc địa được miêu tả một cách rất hiện thực với bút pháp và ngôn ngữ rất mới nhưng là thứ ngôn ngữ đời sống, ngẫm ra rất gần gũi với chúng ta. Tâm lý nhân vật được miêu tả rõ nét, bố cục tác phẩm chặt chẽ.
Dù chỉ là một nhóm văn học nhỏ, nhưng Tự lực văn đoàn cũng như Gu-in-hoe đã biết dựa vào sức mạnh của báo chí để xác lập quan điểm văn học của mình. Bản thân các nhà văn nhà thơ của hai nhóm cũng là những nhà báo, dịch giả đa tài. Và họ cũng đã góp phần phát hiện, giúp đỡ nhiều cây viết mới cho nền văn học hiện đại nước nhà.
Trên là vài nét so sánh giữa hai nhóm văn học tiêu biểu của thập niên 1930 của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Qua đó, ta có thể mở rộng thêm khả năng so sánh nền văn học hiện đại của hai nước nói chung trên những cơ sở tương đồng về lịch sử và văn hóa và xã hội.
Chú thích:
[1] Oh Se Young,Nghiên cứu thi ca Hàn Quốc thế kỷ XX, Semunsa, 2001, p.26. (theo Oh Se Young, sự thay đổi của sijo truyền thống sang sijo (3 đoạn, 6 dòng) sang sijo dài (3 đoạn, không hạn chế số dòng) chính là dấu hiện của thơ ca hiện đại).
[2] Baudelaire và chủ nghĩa tượng trưng Pháp trong văn học Hàn Quốc. Baudelaire được nhắc đến đầu tiên vào tháng 9 năm 1916, qua bài giới thiệu của nhà thơ Kim Eok trên tạp chí văn học Hakjigwang. Mỹ học của chủ nghĩa tượng trưng Pháp bắt nguồn từ tư tưởng ‘vạn vật tương ứng’, ‘rừng tượng trưng’ của Baudelaire trong tập thơHoa ác, không ngừng tiến đến cái đẹp. Thế nhưng, một hệ quả của việc tiếp thu văn học Pháp qua lăng kính của người Nhật trong khi chính bản thân của văn học Hàn Quốc chưa có một sự chuẩn bị nền tảng lý luận đã không tránh khỏi sự tiếp nhận lệch lạc, mà Homi Bhabha gọi là sự ‘dịch thuật’ (translation) trong quan hệ phát-nhận. Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng Pháp trong những năm 20 được tiếp nhận trên bình diện cái đẹp ác ma, sự ủy mị, suy đồi, tuyệt vọng, u sầu, chết chóc v.v… Và những đặc tính này tạo nên bầu không khí lãng mạn ủy mị cho văn học thập niên 1920, song song với dòng văn học chính trị của KAPF (Korea Artista Proleta Federatio, Liên đoàn nghệ sĩ vô sản Triều Tiên).
[3] Đại diện là KAPF được thành lập vào năm 1925.
[4] Theo Jo Yong Man, một thành viên của Gu-in-hoe ban đầu thì khi đưa ra ý kiến thành lập nhóm, các thành viên đầu tiên đã dựa trên mô hình của Nhóm Tân hưng nghệ thuật của Nhật đương thời.
[5] đây chính là lý do mà Gu-in-hoe chủ yếu chỉ được nghiên cứu trên bình diện từng tác gia riêng biệt hơn là nhóm.
[6] Phan Cự Đệ chủ biên,Văn học Việt Nam thế kỷ XXNXB Giáo dục, p.20.
[7] Cù Huy Hà Vũ, Nghiên cứu văn học, số 1, 2008, p.2
[8] Gu-in-hoe,Thơ và tiểu thuyết(1936), phần đề tựa
– 값있는삶을살고싶다. 비록 하로를 살드라도 –Ta muốn sống một cuộc sống có giá trị. Dù chỉ một ngày(Park Pal Yang)
– 서국緖局은『인텔리겐챠』라고하는것은 끈어진 한부분이다. 전체에 대한 끈임없는 향수와 도한 그것과의 먼거리때문에 그의마음은하로도 진정할줄모르는 괴로운종족이다 –Cái gọi là緖局 là một phần đứt đoạn của cái gọi là ‘tri thức’. Vì sự hương tưởng không dứt về cái toàn thể và cũng vì khoảng cách xa vợi với nó mà tâm hồn của anh ta là dòng tộc không một ngày không khỏi đau khổ. (Kim Ki Rim)
– 소설은 인간사전이라 느껴졌다 - Tiểu thuyết là quyển từ điển con người. (Lee Tae Jun)
– 벌거숭이 알몸으며 가시밭에 둥그러저 그님한번 보고지고 세력도 ~이다- Kẻ trần trụi thân trần trụi, muốn thấy nàng một lần trên bãi gai, thế lực cũng là ~ trời. (Yoo Jeong)
–  어느시대에도 그현대인은 절망한다. 절망이 기교를 낳고 기교때문에 절망한다. -Ở thời đại nào con người hiện đại cũng tuyệt vọng. Tuyệt vọng sinh ra kỹ nghệ và rồi vì kỹ nghệ mà tuyệt vọng.(Lee Sang)
– 언어미술이 존속하는이상 그민족은 열혈하리라 – Một khi nghệ thuật ngôn từ còn tồn tại, dân tộc đó còn say mê. (Ji Yong)
– 불탄잔디의 싹이 더욱푸르다 –Mầm của bãi cỏ cháy càng thêm xanh (Sang Yong)
– 예술이 예술된 본령은 묘사될대상에있는것이아니라 그를 종합하고 재건설하는 자아의 내부성에있다 - Bổn linh của nghệ thuật không phải nằm ở đối tượng được miêu tả mà là bản tính nội thân của bản ngã tổng hợp và tái xây dựng lại chính nó . (HwanTae)
[9] Theo Homi Bhabha,Dân tộc và tự sự (Nation and Narration), Sự định vị văn hóa(The Location of Culture)
[10] Theo thống kê du học sinh của báo Daehan hakhoe wolbo, số 6. (Oh Se Young chủ biên,Lịch sử thơ hiện đại Hàn Quốc 한국현대시사』, p.49)
[11] Jo Young Bok 조영복, Thời đại văn nhân ký giả và trang văn nghệ báo chí những năm 1930 (1930년대 신문 학예면과 문인기자 시대), Nhà văn ký giả Kim Ki Rim và giấc mớ ‘chữ in-thư viện’ những năm 1930(문인기자 김기림과 1930년대 활자-도서관 ), NXB Sanllim(산림), 2007, pp.1-35.
[12] Kim Min Jeong김민정,Nghiên cứu tính tương quan giữa hình thái tồn tại và tư tưởng mỹ học của Gu-in-hoe(구인회의 존립양상과 미적 이데올로기의 상관성 연구), lv tiến sĩ, ĐHQG Seoul, 2000, pp.108~109.
[13] Jeong Ji Yong,「素描2, Jeong Ji Yong toàn tập 2(정지용전집 2), NXB Minumsa(민음사), 2003, p.23.
[14] Xem Vương Trí Nhàn, Những công cụ mới –báo chí và xuất bản,Văn học Việt Nam thế kỷ XX,Nơi gặp gỡ của báo chí và văn học,Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX cho tới 1945, NXB ĐHQG Hà Nội, 2005).
[15] Theo tập 2, 1972  và giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập 5, 1978 (Vương Trí Nhàn, nt).
[16] TheoLịch sử thơ hiện đại Hàn Quốc 한국 현대시사』, Oh Se Young(오세영) chủ biên, NXB Minumsa(민음사), 2007.
[17] Cách viết không cách khoảng trắng giữa các từ đặc trưng của Lee Sang.
[18] Từ đồng âm ‘lee sang’ tiếng Hàn có nghĩa là kỳ lạ.
[19] Tự lực văn đoàn (Phạm Thế Ngũ,Việt Nam văn học sửtập 3, p.442)
[20] Về điểm này, có thể nói văn học Việt Nam đã chậm hơn các bạn một bước. Bởi ở Hàn Quốc, phong trào đi tìm ‘cái tôi’ đã qua từ đầu thập niên 1920, trong khi ở Việt Nam điều đó mới bắt đầu vào những cuối thập niên 1920.
[21] Một nhóm văn học thành lập vào năm 1930, phản đối văn học mang tính chính trị của KAPF và chủ trương văn học thuần túy, đề cao cảm xúc và ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc. Đại diện là Park Yong Cheol, Kim Young Rang.
[22] Kim Ki Rim, 〈詩論〉,Chosunilbo, 16.1.1931
[23] Đây là sự hiểu lệch của ông trong quá trình tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại của Anh, và trở thành đề tài chỉ trích của giới phê bình sau này.
[24] Gần với khuynh hướng thơ ca lãng mạn, duy mỹ của thập niên 1920 ở Hàn Quốc (tiêu biểu như Kim So Wol, Lee Sang Hwa v.v...).
Nguyễn Thị Hiền
Theo https://bookhunterclub.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...