Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020
Một định nghĩa về người cầm bút
Trong cái thế giới hỗn độn là đời sống văn học trước năm 1945, chung quanh tên tuổi Nguyễn Tuân, người ta thường thấy chất lên đủ thứ giai thoại kỳ cục. Rằng ông chơi ngông không kém gì Tản Đà hồi nào; rằng ông cầu kỳ, lẩn mẩn, thích làm dáng, thích khác đời v.v... và v.v… Những điều đó ít nhiều không phải không có chỗ đúng. Có nhiều lý do xui khiến Nguyễn Tuân làm thế, trong đó có lý do quan trọng này: ông muốn phủ nhận xã hội đương thời. Không được biểu hiện qua những hành động tranh đấu nồng nhiệt, lòng yêu nước trong ông chỉ còn cách thoát ra ở dạng chán chường tất cả và đi vào phụng thờ những gì đã thuộc về quá khứ. Có tư cách nghĩa là không thuận theo đời thường - ông sống vậy và viết vậy. Trong lúc một số người chạy theo “Âu hóa” thì ông quay về với những vẻ đẹp “vang bóng một thời”. Trong lúc một số người viết văn lai căng, thì ông không quản nghiền ngẫm, tu luyện công phu để tạo cho văn mình những đường nét cổ kính mặc dù đó là vẻ cổ kính rất hiện đại. Luôn luôn, trong từng bài viết, thậm chí, trong từng câu văn, ông muốn tạo những hiệu quả bất ngờ và ít nhiều, đã thực sự làm được điều đó. Bởi con người có thiên lương và rất phóng túng nơi ông lại là con người giữ được cái cảm giác thiêng liêng trong hành nghề và hiểu chỉ với trình độ nghề nghiệp cao, thì sự độc đáo của mình mới có ý nghĩa. Người nghệ sĩ như kẻ đóng một cái khung - ông nói vậy - phải tháo ra đóng lại, đến lúc cảm thấy không ai đóng hơn được mình mới thôi. Một nhà văn bạn ông nhận xét mỗi khi viết, ông thường có cái dáng cặm cụi rất đáng trọng.
(1) H. Berquint Quan niệm về cá nhân của A. Gide. Bài đăng trên báo Văn
nghệ, Hà Nội, số 23-5-1992.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khúc hát Marseilles
Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét