Mùa thu qua thi ca Việt Nam
Ai đã từng đọc bài thơ nỗi tiếng "Chansons D’automne" của thi sĩ lừng danh Pháp quốc Paul Verlaine đều cảm thấy lòng mình bồi hồi và xúc động. Không xúc động sao được khi nhà thơ đa tình này đã rung cảm hồn mình thành những dòng thơ bất hủ sau đây để nức nở về tình thu bên bờ sông Seine tuyệt đẹp năm nào:
Les sanglots longs
|
Thật vậy, mùa thu là mùa của tình yêu, mùa của lá vàng rơi rụng.
Mùa thu là mùa của những cặp tình nhân dìu nhau đi dưới nắng thu để thưởng thức
bầu không khí mát mẻ trong lành, rồi trao cho nhau những nụ hôn nồng cháy để rồi
cùng nhau nhìn lá vàng rơi, rơi mãi tận cuối chân trời.Mùa thu là mùa các thi nhân đi tìm những vần thơ để sáng tác thành những tuyệt phẩm
bất hủ nghìn năm.Ai đã từng đi qua phố vắng dưới ánh nắng chiều thu khi lá vàng bay bay khắp trời
rồi lác đác rơi qua mái đầu và rớt xuống đất, mới cảm thấy được cái đẹp tuyệt vời
của mùa thu, mới rung cảm theo nhịp của lá vàng đang rơi, rung cảm theo những
tia nắng thu dịu hiền vươn mãi đến tận chân trời xa thăm thẳm. Nói đến mùa thu
là nói đến mùa của lá vàng bay bay, mùa của lá vàng rơi rơi, mùa của lá vàng
khô rụng khắp mọi nẻo đường. “Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về".
Ta hãy nghe các thi nhân Việt Nam nói về lá vàng rơi mỗi độ thu về qua những
dòng thơ trữ tình sau đây.Hình ảnh nỗi bật nhất về lá rụng giữa mùa thu là hình ảnh trong hai câu thơ sau
đây của thi sĩ Tản Đà:
Trận gió thu phong rụng lá vàng
|
Nhưng hình ảnh trữ tình và lãng mạn nhất là hình ảnh con nai
vàng ngơ ngác giữa rừng thu qua bài “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư với những câu
thơ năm chữ nghe thật êm đềm như khúc nhạc tình thu trong rừng vắng:
Em không nghe rừng thu
|
Không phải chỉ có Tản Đà hay Lưu Trọng Lư mới nói đến lá vàng
khi mùa thu tới; hầu hết các thi nhân Việt Nam đều ca ngợi cái đẹp của mùa thu
bằng cách diễn tả hình ảnh của lá vàng rơi giữa trời thu. Sau đây là những dòng
thơ diễn tả về lá vàng mùa thu của một số thi nhân Việt Nam.
Sắc trời trôi nhạt dưới khe
|
Ngoài lá vàng rơi là biểu tượng của mùa thu, ta còn phải đề cập
đến ánh trăng thu huyền-ảo. Nói đến mùa thu mà không đề cập đến ánh trăng thu mờ-ảo
sau áng mây trời giữa đêm khuya thanh vắng là một sự thiếu sót lớn lao đối với
mùa thu.
Không phải đêm thu nào ánh trăng cũng vằng vặc giữa trời trong khi lá vàng rơi
nhè nhẹ giữa đêm khuya cô tịch mà trái lại, có những đêm thu trăng buồn ảo nảo
gió heo may thổi về làm cho lòng người cảm thấy u buồn man mác trước cái lạnh
không làm tê buốt con tim như mùa đông, nhưng lắm lúc làm cho hồn ta bâng khuâng
giá rét, làm cho hồn ta nhung nhớ lạnh lùng.
Nếu thi sĩ Thượng Quan Nghi đời Đường bên Trung Quốc đã diễn tả cái đẹp của ánh
trăng thu qua hai câu thơ:
Thước phi sơn nguyệt thự
|
Thì tại Việt Nam, rất nhiều nhà thơ đã tốn không biết bao
nhiêu mực và giấy để diễn tả chị Hằng giữa đêm thu huyền diệu. Thật vậy nếu bài
“Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư không đề cập đến ánh trăng mờ thì toàn bài thơ mất
đi rất nhiều ý nghĩa về mùa thu:
Em không nghe mùa thu |
Riêng nhà thơ Xuân Diệu đã nhân cách hóa ánh trăng thu khiến
những dòng thơ trở thành bất tử:
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
|
Tuy nhiên nói đến trăng nhất là ánh trăng thu mà không nói đến
thi sĩ Hàn Mặc Tử là một sự thiếu sót vô cùng trọng đại.
Ta hãy nghe Hàn Mặc Tử nói về trăng thu qua những câu thơ bảy chữ với lối
nhân cách hóa làm cho ta có cảm tưởng như người đẹp Hằng Nga đang rón rén dời
gót ngọc vào nhà ai giữa đêm thu trăng sáng:
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
|
Hay là:
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm
|
Ngoài Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu ra, ta cũng thấy rất
nhiều nhà thơ nói về ánh trăng thu. Sau đây là một số bài thơ của một vài
thi nhân đã ca tụng ánh trăng thu qua những dòng thơ đủ các thể loại:
Lòng anh giếng ngọt trong veo
|
Nếu mùa thu có lá vàng rơi rụng, có trăng thu huyền ảo thì cũng có nắng thu nhẹ
lướt trên đồi. Nắng mùa thu không gay gắt rực lửa như mùa hạ trái lại rất mát dịu
trong lành, nhất là những lúc trời xanh mây trắng nắng hồng. Đi dưới nắng thu
người ta thấy tâm hồn rất thoải mái lâng lâng, nhất là những lúc trời chiều nhạt
nắng có lá vàng bay bay rồi rụng khắp phố phường. Nhiều cặp tình nhân thích đi
dưới nắng thu để thưởng thức cái vẻ đẹp của mùa thu, nhặt những lá vàng rơi rồi
nhìn những hàng cây khẳng khiu chỉ còn những cành trụi lá dọc hai bên đại lộ
lúc chiều tà.
Ai cũng biết rằng các thi nhân khi nói về mùa thu thường không quên đề cập đến
nắng thu. Nhà thơ Chế Lan Viên đã làm cho ta ngạc nhiên khi viết mấy câu thơ
liên quan đến nắng thu như sau:
Chao ôi! thu đã tới rồi sao?
|
Nhưng ngạc nhiên hơn nữa là hai câu thơ đầy nhạc tính của nhà
thơ Bích Khê sau đây
làm cho ta cảm thấy thích thú khi đọc lên vì nghe như một giai điệu tuyệt vời:
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
|
Dĩ nhiên, mỗi nhà thơ diễn tả vẻ nắng thu một cách khác nhau,
nhưng hầu hết đều ca ngợi nắng thu như là hình ảnh tuyệt đẹp giữa gió chiều.
Nhà thơ Xuân Diệu cũng nói về nắng thu với hai câu thơ thất ngôn đầy lưu luyến
trữ tình:
Nõn nà sương ngọc quanh thềm dậu
|
Nhưng nếu ai đã đọc mấy câu thơ sau đây của nhà thơ Trúc Ly đều
cảm thấy hồn mình xao xuyến bâng khuâng:
Tôi đứng bên này bờ dĩ vãng
|
Ngoài ra ta còn thấy rất nhiều nhà thơ khác cũng đã nói về nắng
thu với những dòng thơ thật đẹp và thật buồn:
Chiều nay nắng nhạt luyến chân đồi
|
Hay là:
Hát bài hát ngô nghê và êm ái
|
Nếu những hình ảnh đẹp của mùa thu là lá vàng rơi, là ánh
trăng thu giữa đêm khuya thanh vắng, và nắng chiều thu trong buổi hoàng hôn,
thì hình ảnh buồn nhất của mùa thu là mưa thu. Chính những giọt mưa thu đã làm
cho lòng người lạnh lẽo, u buồn, làm cho lòng người hoang vắng sầu thương,
bơ vơ giữa thế giới mưa rơi buồn bã.
Trước cảnh mưa thu ảm đạm ở ngoài bệnh viện, nhạc sĩ tài ba Đặng Thế Phong đã
xúc động rồi sáng tác ngay bản nhạc "Giọt mưa thu" trước
khi vĩnh biệt trần gian để lại cho đời những giọt lệ thu sầu thương nức nở, những
giọt lệ tình ai oán lâm ly: "Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi.
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu ai
khóc ai than hờ…"
Bởi vậy nói đến mưa thu là nói đến một trong những cảnh vật buồn bã nhất của trần
thế. Đọc mấy câu thơ sau đây của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy cảnh mưa thu thật
là tiêu điều buồn bã:
Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa
|
Hay hai câu thơ sau đây của nhà thơ Xuân Diệu cũng cho ta thấy
cảnh lặng lẽ u buồn:
Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa
|
Tuy nhiên nếu trăng thu, nắng thu, mưa thu là, những đề tài bất hủ
cho các văn thi sĩ, nhạc sĩ lấy đó để sáng tác thì sương thu là một đề tài
không kém quan trọng để các thi nhân dệt thành thơ. Vào những lúc trời sáng
tinh sương, ai đã từng ra sau vườn, đều trông thấy những giọt sương đọng trên
cành cây, ngọn cỏ giống như những hạt kim cương lóng lánh đẹp tuyệt vời. Cho đến
ngày hôm nay, rất nhiều người Việt Nam đã thuộc lòng đoạn văn của nhà văn
Thanh Tịnh tả về cảnh sương thu: "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy
sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi, dẫn tôi đi trên con đường
làng dài và hẹp". Một nhà thơ nỗi tiếng như sóng cồn một thời vang
bóng đã ca ngợi sương thu qua bài thơ "Sương rơi". Đó là
thi sĩ Nguyễn Vỹ với bài thơ hai chữ đã để lại cho đời một tác phẩm bất hủ về
sương thu:
Sương rơi Rồi hạt Rơi sương
|
Như đã được trình bày ở trên, mùa thu là mùa có lá vàng rơi
lác đác, có trăng thu mờ ảo giữa đêm buồn, có những giọt mưa rơi thánh thót thật
lâm ly. Đã thế, nhiều lúc ánh nắng chiều thu làm cho người lữ hành thêm cô độc
bâng khuâng, luôn luôn cảm thấy như xa vắng lạc loài, như biệt ly hiu quạnh. Vì
thế mà nhiều người đã cho rằng, mùa thu là mùa của biệt ly, của xa cách nên
tình thu thường nức nở nghẹn ngào. Mùa thu là mùa nhớ nhung từ đó và cũng là
nhung nhớ từ đây. Thế nên nói đến mùa thu là nói đến biệt ly nhung nhớ, là nói
đến ngăn cách xa nhau, à nói đến chia ly buồn bã và lắm lúc nói đến vĩnh biệt
ngàn đời để rồi "nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, còn gì đâu nữa
mà khóc với cười".
Sau đây, ta hãy nghe các thi nhân Việt Nam nói về sự biệt ly, sự nhung nhớ cũng
như những nỗi u buồn giữa mùa thu:
Mây vẫn từng không chim bay đi
|
Hay những dòng thơ lục bát đầy vẻ âm u, tiêu điều của Huy Cận:
Non xanh ngây cả buồn chiều
|
Hoặc những câu thơ đầy nhung nhớ quằn quại giữa mùa thu:
Chao ôi! mong nhớ! ôi mong nhớ
|
Hay hình ảnh xa vắng biệt ly của người chinh phu trong lòng
người cô phụ:
Em không nghe rạo rực
|
Hoặc là những câu thơ đầy nỗi nhớ thương của thi nhân:
Chẳng được như hoa vướng gót nàng,
|
Nhưng sự biệt ly đớn đau nhất hay nỗi nhớ nhung quằn quại triền miên
cũng như sự khổ đau cay đắng suốt đời mà ta có thể thấy được là những dòng thơ
nức nở lệ nhòa của nữ thi sĩ T.T.KH, một nhà thơ đã sáng tác nên những bài thơ bất hủ ngàn
năm và đã trở thành huyền thoại trong thi ca Việt Nam. Ta hãy nghe nhà thơ
T.T.KH nức nở những điệp khúc tình thu sau đây:
Anh ạ, tháng ngày xa quá nhỉ?
|
Hay là:
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
|
Tóm lại qua thi ca Việt Nam, ta thấy hầu hết các thi nhân nước
Việt đều nói đến mùa thu, ca ngợi mùa thu vì mùa thu có những đêm trăng mờ ảo,
có những lá vàng rơi tuyệt đẹp, có những giọt mưa thu thánh thót rơi thật
lâm ly, bi thảm v.v… Và cũng vì mùa thu là mùa của ngăn cách, của ly biệt, là mùa
của nức nở nghẹn ngào nên các thi nhân Việt Nam không ai mà không xúc động khi
thấy mùa thu đến. Vì vậy, qua thi ca Việt Nam, ta thấy nhiều nhà thơ đã để lại
cho đời những bài thơ trữ tình bất hủ về mùa thu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét