Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Dòng nhạc muôn sắc của Lam Phương

Dòng nhạc muôn sắc của Lam Phương

Lam Phương: Người nhạc sĩ tài hoa, bình dị, hiền hòa và khiêm tốn - Phan Anh Dũng
Lam Phương là một nhạc sĩ sinh trưởng ở miền Nam Việt Nam. Dòng nhạc của ông được phổ biến rộng rãi và được nhiều tầng lớp yêu mến. Giới thưởng ngoạn âm nhạc, dù khó tính nhất, cũng sẽ chọn được một vài bài trong số 200 đóa hoa muôn màu, muôn dạng, kỳ diệu của ông. Lam Phương được biết đến như một người nhạc sĩ tài hoa, hiền hòa, nhiều tình cảm, bình dị, có sức chịu đựng, tinh thần phấn đấu và có đức tính khiêm tốn dễ mến.
Trải qua nhiều thăng trầm, Nhạc sĩ Lam Phương, 78 tuổi, hiện đang sống với gia đình cô em gái và đang hưởng những ngày tạm gọi là thảnh thơi tại miền Nam California, với tình thương của nhiều văn nghệ sĩ và người ái mộ khắp nơi. Được biết trong vài năm gần đây “Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ” và nhóm “Nhân Ảnh Tân Văn” ở Hoa Kỳ đã tổ chức những buổi họp mặt tại tư gia hay tại nhà hàng để vinh danh hay mừng sinh nhật của ông.
Nhạc sĩ Anh Bằng và thân hữu chúc mừng sinh nhật thứ 78 
của nhạc sĩ Lam Phương (Tháng 4, 2015 - California)
Từ năm 1993, Trung tâm Thúy Nga Paris đã phát hành 4 DVD về dòng nhạc của Lam Phương. Một số ca nhạc sĩ cũng đã ra mắt CD chỉ toàn nhạc của Lam Phương như: Hương Lan và Elvis Phương, Khánh Hà, Thùy Dương, Bạch Yến (Paris), Lưu Hồng, Thanh Hà, Họa Mi, Ý Lan, Vân Khánh, Hương Lan và Huy Sinh, Nguyễn Đức Đạt, Vô Thường, Ngọc Anh, Hạ Vy, Gia Huy, Cẩm Ly và Quốc Đại, Hương Lan và Thế Sơn… Cuối năm 2015, nhóm “Nhân Ảnh Tân Văn” sẽ xuất bản một tuyển tập về Nhạc sĩ Lam Phương, với bài vở từ thân hữu và người ái mộ. Trung tâm Asia cũng sẽ thực hiện một show nhạc ở Long Beach, California vào tháng 8, 2015 và sau đó sẽ ra mắt DVD về dòng nhạc Lam Phương và Anh Bằng.
Người viết chỉ mong ghi lại vài cảm nghĩ chủ quan của mình về Lam Phương, người nhạc sĩ đàn anh mà mình ngưỡng mộ, chứ không thể nào bàn luận hết tất cả công trình của ông trong bài viết ngắn này. Mời quý vị xem trang nhạc đầy đủ hơn về ông với nhiều hình ảnh, video, lời ca, tiếng nhạc và bản nhạc ở website Cỏ Thơm: http://cothommagazine.com/
Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Rạch Giá. Năm 10 tuổi theo gia đình lên Sài Gòn. Ông tự học nhạc lúc 13 tuổi và bắt đầu sáng tác từ năm 15 tuổi, may mắn có được hai người hướng dẫn, đó là Nhạc sĩ Hoàng Lang và Nhạc sĩ Lê Thương. Trong một bài phỏng vấn với nhà văn Lê Văn Phúc năm 2004, ông tỏ lòng tri ân Thầy Hoàng Lang đã dẫn dắt ông vào con đường âm nhạc và nhớ Thầy Lê Thương đã nhắn nhủ: Thầy dạy cho em những gì thầy biết về âm nhạc nhưng không huấn luyện được tâm hồn. Đó là của Trời cho chứ không ai cho em được. Trong mấy chục năm sáng tác, ông vẫn tiếp tục trau dồi kiến thức về nhạc Tây phương và Quốc nhạc:Mong sao đến lúc tôi đủ sức sáng tác những ca khúc lớn, những bản đại hòa tấu, thì chừng ấy, đa số quần chúng nước ta đã có thể thưởng thức loại nhạc này (phỏng vấn của Nguyễn Ngu Í, 1969).
Ông đã từng thi hành nghĩa vụ quân dịch năm 1958, tuy chỉ khiêm nhường là “lính hậu phương” nhưng rất đắc lực và tận tâm trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị với những sáng tác nổi tiếng về người lính Việt Nam Cộng Hòa và tình nghĩa quân dân.
Bút hiệu Lam Phương do ông tự đặt, từ 2 chữ trong tên thật của mình (Lâm và Phùng), với ý nghĩa: “hướng về phương trời màu xanh (lam) hy vọng”. Có lẽ vì vậy mà ông đã cố gắng khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn, về vật chất cũng như tinh thần, để tiếp tục vui sống và sáng tác nhạc.
Ngày 30 tháng 4/1975 ông và gia đình có mặt trên con tàu Trường Xuân cùng với khoảng 3600 người ra khơi khi Sài Gòn thất thủ vào tay Cộng sản. Sau trại tỵ nạn Hồng Kông, ông được định cư tại tiểu bang Virginia Hoa Kỳ. Sau đó, có lẽ vì “kiếp phiêu bồng” nên ông đã di chuyển về tiểu bang Texas rồi California và có một quyết định lớn: rời Hoa Kỳ sang Paris, Pháp sinh sống một thời gian khá dài, sau khi ly dị với kịch sĩ Túy Hồng. Ra hải ngoại và nhất là tại Paris, ông đã có nhiều cảm hứng để viết rất nhiều nhạc phẩm phong cách mới lạ, trẻ trung…
Qua những video do Trung tâm Thúy Nga Paris thực hiện, tôi nhận xét cách nói chuyện của ông rất thành thật, lịch sự, khéo léo, khiêm tốn và lúc nào cũng vui vẻ với nụ cười trên môi, cho dù câu hỏi có nhắc đến những chuyện buồn ông vừa trải qua.
Nhạc sĩ Lam Phương là một trong rất ít nhạc sĩ không “phổ nhạc từ thơ”, vì e rằng không thể chắp cánh cho bài thơ bay xa hơn với nhạc của ông: “Thơ của người ta đang hay, bỏ vào nhạc của tôi lỡ không hay thì có phải là tôi mang tội, làm hại người ta không chứ! Nên tôi không dám…”. Ông đã sáng tác trên dưới 200 bài, rất dễ dàng, từ nhạc phẩm đầu tay năm 1952 “Chiều Thu Ấy” và tiếp nối cho đến khi ông lâm trọng bệnh vào năm 1999. Nhạc của Lam Phương đa dạng với nhiều thể điệu và đề tài về: tình quê hương, người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa, tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi… Ông cho biết nguồn cảm hứng sáng tác rất thật - từ chính cuộc đời của ông hay cảm nhận được từ đời thường qua báo chí, thân hữu.
Tuy phải chật vật để mượn tiền in và phải tự đem đi bán tác phẩm đầu tay năm 1952 nhưng chỉ sau 3 năm, các nhạc phẩm của ông đã được những nhà xuất bản nhạc mua bản quyền và phổ biến, trong đó có Nhà xuất bản Tinh Hoa: Chiều Thu Ấy (Chiều thu ấy, ngồi bên em dưới ánh trăng vai kề vai. Nhìn mây bay, hồn lâng lâng theo gió lay hương mùa say. Chiều thu ấy, nhìn nhau tay nắm tay, mắt hoen lệ tràn. Buồn ngao ngán, nàng xa cách, duyên tình ta ôi bẽ bàng...); Khúc Ca Ngày Mùa - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifHoàng Oanh hát (Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát. Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác. Chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời. Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát. Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát. Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời…); Trăng Thanh Bình - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan hợp ca (Ngày nào súng biên cương rền nổ khắp đồng xanh. Bao la súng rền vang xa xa. Xác thù tràn đầy khắp sơn hà. Tựa hờn ai trong đêm trăng tà?…); Nhạc Rừng Khuya - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNgọc Minh hát (Nhạc đêm tàn hòa cùng ngàn cây trầm lắng. Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng. Sương trời khuya rơi khắp đó đây rừng ơi!…); Tình Cố Đô (lời: Mạnh Thường - Buồn nhìn về xa xôi, Hà Nội ơi đã xa thật rồi. Mịt mùng ngàn trùng khơi, thành phố cũ lắng sau núi đồi. Đâu Thăng Long năm xưa, cùng tháp cũ rêu phai mờ. Còn tìm đâu nên thơ, cành liễu úa rũ bên ven hồ…)


(Ca khúc đầu tay “Chiều Thu Ấy” - trích từ tập nhạc “Lam Phương - Tuổi Trẻ và Tình Yêu” - Nam Á xuất bản - Paris, 1990)
Trong lúc viết bài này, tôi đã nghe lại một số tác phẩm của ông thuộc dạng ít được người bây giờ nhớ đến, trong số đó là hai bản nhạc Chiều Thu Ấy - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifSĩ Phú hát và Tình Cố Đô - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMỹ Thể trình bày. Tôi không khỏi ngạc nhiên vì hồn nhạc và kỹ thuật của người nhạc sĩ rất trẻ tuổi đã “chững chạc”, không kém gì các nhạc sĩ thành danh thời đó - báo hiệu sự xuất hiện lâu dài một chân tài của nền tân nhạc Việt Nam.
Tôi cũng thích thú khi nghe: Chiều Tàn - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif ban t ca Nht Trưng (Chiều tàn, trời man mác nắng thơm lạnh đã dần phai. Màn đêm sao chưa buông còn thơ thẩn, tựa đợi mong bóng ai? Bóng đôi chim non tìm đường về. Ngại ngùng tung cánh theo làn gió đông vừa sang…); Kiếp Tha Hương - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThanh Thúy hát (Chiều đi lặng lẽ màn đêm dần trôi. Bâng khuâng vì gió đông đến tim côi. Ngã mình nghe lá khô nhẹ rơi. Thấy lòng bớt cô đơn giữa ánh đèn kinh đô sáng soi…)Tình Mẹ tức Lòng Mẹ Thương Con - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifL Thanh hát (Đêm khuya rồi à ơi con yên ngủ. Trăng xa vời đèn gầy nào soi kiếp người. Mái tranh nghèo lạnh lùng tạt gió sương rơi. Được nhìn con thân mẹ dường ấm khôn nguôi…); Thương Con https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifHoàng Oanh hát (Trời khuya, quá canh ba tiếng gà gáy vang thôn nghèo. Đìu hiu ánh trăng rằm qua vách soi con yêu. Đêm vắng âm vang lời ru. Nhìn lệ con chứa chan, Mẹ nhớ hôm nao lúc con ra đời. Người người nhìn vào nôi. Tiếng khóc ban sơ gây gia đình thêm vui. Ầu ơ Ầu ơ. Tiếng khóc con thêm phần mẹ lo. Lo sao bát sữa con vẫn đầy. Lo vì nhà mình thiếu cơm chiều…); Rừng Xưa - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Anh Khoa hát (Người về đâu hỡi người về đâu? Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ? Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít chân trời: Tình đã trao không lời…); những tuyệt tình ca như Mưa Lệ - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThanh Hà hát (Lệ mãi thương về cố hương xa vời. Lệ nhớ mong ai mờ trang giấy. Mưa tuôn trong tim suốt năm canh dài. Từng hạt buồn đau tí tách hiên ngoài…); Cỏ Úa - Ý Lan hát (Còn nhớ tên nhau xin gọi trong giấc mộng. Còn chút thương yêu xin đưa vào dư âm. Có phải còn yêu vì đôi lần thầm nhớ. Mình đã thật quên cớ sao lòng vẫn chờ…); Cho Em Quên Tuổi Ngọc - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBch Yến hát (Cho em quên cơn mộng ảo xa xôi thơ ngây ngày nào. Em quên được phút trong tay mưa bay dạt dào. Ðến muôn đời sau em không còn nhớ yêu thương bên nhau lần đầu…); Sầu Ly Hương https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifL Thu hát (Nhạc sầu buông trầm lắng. Xa quê bao ngày tháng. Mang theo nỗi niềm đau xót chia phôi. Hà Nội xa vời lắm. Nơi quê hương chìm đắm. Ai ra đi mà không thương nhớ về…); Một Mình - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifKhánh Hà hát (Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình. Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình. Biết lời tỏ tình, đã có người nghe…); Em Đi Rồi, viết theo tâm sự buồn của nhạc sĩ saxophone Lê Tấn Quốc và https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifca sĩ Ha Mi (Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh? Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày? Giờ một mình anh, lẻ bước trong sương mai. Người tình còn đâu, chỉ đớn đau con tim...); những bản hùng ca như Nhạc Rừng Khuya https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNgc Minh hát (Nhạc đêm tàn hòa cùng ngàn cây trầm lắng. Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng. Sương trời khuya rơi khắp đó đây rừng ơi!…); Đoàn Người Lữ Thứ - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan hp ca (Kìa là rừng sâu âm u dưới sương trời khuya. Một đoàn tàu đi quanh co giữa đêm trăng đầy. Lòng tràn niềm vui đêm nay chúng ta cùng sum vầy. Bên nhau ta hát, hát mãi, hát quên đường xa…)… Dĩ nhiên chúng ta không thể quên những nhạc khúc ông viết cho bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông như: Xuân Mộng - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifDim Liên hát (Trông Anh Đào bừng nở, nàng Lan cũng mỉm cười Âu yếm bên nàng Huệ, là Cúc sắc hương vàng tươi. Năm ngón tay ngọc nữ, nhẹ đưa xuân vào cõi đời Trông nắng xuân vời vợi, cởi áo cho nàng Hồng vui…); Ngày Tạm Biệt https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTúy Hng hát (Hôm nay đây còn vui trông thấy nhau. Bên tiếng ca tiếng đàn vượt trời cao, lời vui thắm thiết đưa trao như khi mới gặp nhau…); Thu Sầu - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Thanh hát (Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ. Trời chiều man mác buồn nát con tim. Lệ tình đẫm ướt tà áo trinh nguyên. Kỷ niệm êm đềm còn in trên giấy…); Mùa Thu Yêu Đương - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifDon H & Ngc Hu song ca (Anh muốn đôi ta mãi như người tình. Vui đời hẹn hò. Khi bên dòng suối, khi trên đồi buồn. Nửa đêm thanh vắng, dìu đến công viên. Đôi trẻ lạc loài trên xác lá vàng. Mùa thu yêu đương…); Tình Chết Cho Mùa Đông https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifElvis Phương hát (Chiều buồn ngồi một mình. Nhìn mây trôi mênh mang. Nhìn đôi chim lang thang, lang thang. Trời buồn người càng buồn. Trông mây nước thêm bâng khuâng. Nhớ em từng phút mong từng giây, em ơi…).
Gần đây, tôi tình cờ được nghe ca khúc “Bài Thơ Không Đoạn Kết” do https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThu Phương trình bày (Xin gửi cho anh đôi môi hồng đào ngày xưa. Một nụ hôn tha thiết của thuở mây mưa. Một tình yêu muôn kiếp thoáng mãi hương xưa. Và xin tìm cho anh ánh mắt nôn nao đầu tiên …). Nét nhạc đẹp và có những chỗ kỹ thuật “lạ” mà Lam Phương cho biết là đã học hỏi được thêm khi ra hải ngoại.

Một chút triết lý của NS Lam Phương qua “Bài thơ không đoạn kết”: https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMP3

(Ca khúc “Bài thơ không đoạn kết” - trích từ tập nhạc 
“Tình yêu và tuổi trẻ” - Nam Á xuất bản - Paris, 1990)
Vào tháng 5/2015, trong lúc sửa soạn cho một buổi họp mặt nhân dịp sinh nhật thứ 20 của Cơ Sở Cỏ Thơm, nam ca sĩ tài tử Xuân Thưởng vùng Hoa Thịnh Đốn muốn tham dự với bài “Nắng Đẹp Miền Nam” - https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifHoàng Oanh hát (Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh. Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia cho người người vui hòa…). Tôi lên internet tìm bản nhạc rời ấn hành trước 1975. Tuy có nhiều bài khác của Lam Phương nhưng không tìm ra “Nắng Đẹp Miền Nam”!. Tôi buộc lòng viết email hỏi vài người quen. Đông Thương, một người bạn chuyên sưu tầm “nhạc xưa”, cho biết bài này thuộc loại hiếm quý, khó tìm. Tôi chợt nghĩ không biết có phải là vì nội dung của bản nhạc nên “Nắng Đẹp Miền Nam” đã hầu như không còn tồn tại trong chiến dịch “tận diệt văn hóa phản động và đồi trụy của miền Nam” sau biến cố 30 tháng 4/1975 chăng? Nhưng sau cùng, nhạc sĩ Nguyễn Tường Vân ở Maryland đã tìm được và gởi cho tôi bản nhạc, may mắn còn lưu trữ trong “thư viện” của cố nhạc sĩ Nguyễn Túc mà ông đem qua Hoa Kỳ trước 1975.
Những lần biên khảo về một nhạc sĩ, tôi có thể dễ dàng tìm được phần thu âm do ca sĩ trình bày nhưng nhiều khi không có bản nhạc “gốc” để kiểm chứng: 1/ lời ca sĩ hát có đúng với lời ca trong bản nhạc; 2/ nhịp điệu và nốt nhạc; 3/ quan trọng nhất: tác giả thật sự là ai? (có nhiều bản nhạc cùng chung tựa đề hay tài liệu trên internet viết sai); và bản nhạc được sáng tác chung với một tác giả nào khác hay không? Một số bản nhạc gốc còn in ở bìa mặt sau: ngày được kiểm duyệt, hình tác giả và những tác phẩm đã ấn hành… đó cũng là những dữ kiện rất tốt cho biên khảo.
Hầu hết các nhạc phẩm của Lam Phương đều do ông viết nhạc và lời. Chỉ có một số ít bài như: “Nắng Đẹp Miền Nam” và “Lá Thư Miền Trung” được thi sĩ Hồ Đình Phương viết lời; “Mùa Hoa Phượng” và “Tình Cố Đô” do Mạnh Thường viết lời…

(Bản nhạc “Nắng đẹp miền Nam” 
Tinh hoa xuất bản - Huế, 1957)
Theo thiển ý, chỉ cần những ca khúc sáng tác trong những năm đầu (1952-1957) cũng đủ để tên tuổi Lam Phương được người đời biết đến và ca tụng, nhưng người nhạc sĩ nhà nghề vẫn nhả tơ cho đến lúc sức khỏe không cho phép tiếp tục.
Để tạm kết thúc bài viết này, tôi xin được mượn lời của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn phát biểu ngắn gọn về dòng nhạc Lam Phương:
“Con kênh đầy vơi với thủy triều. Trước khi nước rút đi, nó phơi bầy đến cả sự khô cạn, như một tấm lòng khi cho hết và cũng chẳng còn gì để che dấu.
Lúc thủy triều trở lại, kênh lại tràn đầy, nhảy bờ. Nhạc của Lam Phương, tình ca của Lam Phương đầy ắp cái cho đi đã hết và chờ đợi phút phục sinh để có thể cho đi thêm nữa...”
Thành thật tri ân Nhạc sĩ Lam Phương đã đem niềm vui đến cho mọi người qua những sáng tác bất hủ. Cũng xin cảm ơn những người đẹp đã đi qua đời ông, tuy không “đi trọn đường tình” nhưng đã tạo nguồn cảm hứng đặc biệt làm thăng hoa tình ca Lam Phương và làm phong phú nền tân nhạc Việt Nam.
Cầu mong Trời Phật ban cho ông bình yên như ông đã từng mong ước, cộng thêm sức khỏe, niềm tin và hạnh phúc.
Phan Anh Dũng
Tài liệu tham khảo:
– Video Thúy Nga Paris 22, 28, 88, 102 về dòng nhạc của Lam Phương.
– Nhạc của Lam Phương được nhiều ca, nhạc sĩ thu âm và đăng ở một số website trên internet.
– Bài viết về Nhạc sĩ Lam Phương của Nguyễn Ngọc Ngạn, Lê Văn Phúc, Nguyễn Ngu Í, Trường Kỳ…
– Tập nhạc số 3 “Những bản tình ca của Lam Phương - Tuổi Trẻ và Tình Yêu” - Nam Á xuất bản năm 1990.
– Tập nhạc số 4 “20 tình khúc của Nhạc sĩ Lam Phương” - Thúy Nga xuất bản và phát hành năm 1992.
– Bản nhạc “Nắng Đẹp Miền Nam” - Tinh Hoa xuất bản năm 1957.
– Bản nhạc “Trăng Thanh Bình” - Tinh Hoa xuất bản năm 1955.
– Tiểu sử Lam Phương - wikipedia
Một số hình ảnh của Lam Phương
Nhạc sĩ Lam Phương và Mẹ (Bà Trần Thị Nho) thuở nhỏ 
Thanh Thúy hát:https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Kiếp Nghèo/https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Đèn Khuya - Thái Châu hát:https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifKhóc Mẹ


NS Lam Phương đóng phim ”Chân trời mới”

NS Lam Phương và NS Nguyễn Văn Đông
NS Lam Phương và NS Phạm Duy - Paris
NS Lam Phương, MC Trần Quốc Bảo, 
Lê Bá Chư, ca sĩ Bảo Hân - 1982.
Từ trái: Dũng (Long Biên), Lê thị Cẩm Hường, bà Dũng LB
Lam Phương, vợ chồng ca sĩ Thanh Mai  
tại đám cưới ca sĩ Hùng Cường (1982)
NS Lam Phương - Paris 

NS Lam Phương và MC Nguyễn Ngọc Ngạn - Paris 1993
NS Lam Phương và MC Nguyễn Ngọc Ngạn - Paris 1994
Lam Phương đại diên Thúy Nga Paris trao plaque 
cảm tạ NS hòa âm Tùng Châu - Long Beach, California 1998
NS Lam Phương và MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên 
NS Lam Phương và ca sĩ Chế Linh - Houston,Texas 2007
Ca sĩ Quang Lê, NS Lam Phương, 
Ca sĩ Bạch Yến - Houston, Texas 2007
NS Phạm Mạnh Cương, NS Lam Phương và 
NS Trường Kỳ - Montreal, Canada 2006
Từ trái: NS Lê Văn Khoa, NS Anh Bằng, NS Lam Phương, 
NS Diệu Hương (3/2010 - Garden Grove, California)
NS Anh Bằng và NS Lê Dinh đến thăm 
NS Lam Phương (27/11/2010 - California)
Ông Nguyễn Quang Huy/ Minh Đức Hoài Trinh, GS 
Nguyễn Thanh Liêm, GS Dương Ngọc Sum và 
một số văn nghệ sĩ… thăm NS Lam Phương 
tại tư gia - tháng 5, 2015.
Chương trình phát thanh về LAM PHƯƠNG
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif50 Năm Âm Nhạc Lam Phương, Phần 1 (MP3) - Nghệ Sĩ và Đời Sống -  thực hiện: Trường Kỳ - 5/2006
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif50 Năm Âm Nhạc Lam Phương, Phần 2 (MP3) - Nghệ Sĩ và Đời Sống - thực hiện: Trường Kỳ - 5/2006
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhạc sĩ Lam Phương (MP3) - Âm Nhạc Cuối Tuần - thực hiện: Thy Nga - 9/2004
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhạc sĩ Lam Phương (MP3) - 70 Năm Tình Ca Việt Nam - thực hiện: Hoài Nam (SBS Úc Châu) - 7/2009
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhững Sáng Tác Bất Hủ của NS Lam Phương (Youtube) - Nhạc Chọn Lọc - Băng Minh thực hiện.
Trung Tá Phạm Hậu (Nhà thơ Nhất Tuấn), cựu Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội VNCH
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifPhát biểu về dòng nhạc của Lam Phương  (Houston TX 2007)
Mời nghe toàn bộ: https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif 13 bản nhạc của Lam Phương - tiếng đàn guitar của Vô Thường.
VIDEO TAPES VÀ DVD VỀ NHẠC LAM PHƯƠNG

PBN 22: “40 Năm Âm Nhạc Lam Phương” - 1993 PBN 28: ”Lam Phương 2 - Dòng Nhạc Tiếp Nối” - 1994.

PBN 88: “Lam Phương - Đường về Quê Hương” - 2007  PBN 102: “Nhạc Yêu Cầu - Tình Ca Lam Phương” - 2011
https://i1.wp.com/cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif PBN 88: Behind the scenes (youtube) https://i1.wp.com/cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif PBN 102 trailer (youtube)
NGHE NHẠC LAM PHƯƠNG
(Mỗi Album khoảng 25 bài, xếp theo thứ tự ABC)
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif ALBUM 1   https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif ALBUM 2   https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif ALBUM 3   https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif ALBUM 4  https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifALBUM 5  https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif ALBUM 6

ĐĨA/CASSETTE/CD NHẠC LAM PHƯƠNG
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Một Đời Tan Vỡ - Khánh Hà
 Tiếng hát: Bạch Yến
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif  Tình Lặng Lẽ - Tiếng hát: Ngọc Anh
Chỉ Thế Thôi - Tiếng hát: Hạ Vy
Thu Sầu - Song ca: Cẩm Ly và Quốc Đại
Song ca: Hương Lan và Elvis Phương
Song ca: Hương Lan và Huy Sinh
Tiếng hát: Thanh Hà
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Cỏ Úa - Tiếng hát: Ý Lan
Song ca: Vũ Khanh và Ý Lan 
Tiếng hát: Thùy Dương 
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Những Gì Cho Em - Lưu Hồng
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Chung Mộng - Tiếng hát: Vân Khánh
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Em Là Tất Cả - Tiếng hát: Gia Huy 
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Em Đi Rồi - Tiếng hát: Họa Mi
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Tiếc - Song ca: Thế Sơn và Hương Lan
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Nghẹn Ngào - Song ca: 
Túy Hồng và Phương Đại

Air of Phuong” (pdf) - Băng Huyền/ Viễn Đông


Nguyễn Đức Đạt soạn và đàn 
“Đoàn Người Lữ Thứ” live ở Sydney, Úc Châu 2013:
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif MP3             https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Youtube

NS Lam Phương nói về khó khăn ban đầu khi phổ biến bản nhạc đầu tay 1952 Chiều Thu Ấy: https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif MP3


https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Duy Khánh hát “Chiều Hành Quân”
55 năm âm nhạc Lam Phương
Ðại nhạc hội đánh dấu 55 năm âm nhạc (1955-2010) của nhạc sĩ Lam Phương do tuần báo Thời Báo, ở Toronto, Canada, tổ chức, sẽ diễn ra vào 7 giờ tối 24 tháng 7, 2010 tại đại hý viện The Living Arts Centre 4141 Living Arts Dr..., Toronto, Canada.
Ðóng góp trong chương trình vinh danh này, có các nam, nữ ca sĩ từ California, như Mai Thiên Vân, Thế Sơn, Ngọc Hạ, Ngọc Anh, Quốc Khanh, Don Ho, Diễm Liên, Ðặng Thế Luân, MC Nguyễn Ngọc Ngạn và ban nhạc Liberty.
Ðây là lần đầu tiên sau 35 năm tỵ nạn, nhạc sĩ Lam Phương từ California đến Toronto (Canada) gặp gỡ khán giả trong một chương trình hoàn toàn mang tính cách nghệ thuật, được thực hiện để vinh danh một nhạc sĩ tài hoa với hơn 200 nhạc phẩm đã đi vào lòng người Việt Nam, gồm những bài hát tiêu biểu cho từng thời kỳ thăng trầm trong đời sống của tác giả, từ trong nước ra đến hải ngoại.
Nhạc sĩ Lam Phương, hiện định cư tại Little Saigon, cho biết rằng ông sẽ đáp máy bay sang tham dự chương trình ca nhạc này, và hiện ông “đã cảm thấy khá khỏe mạnh, để có thể đi bằng gậy được, sau một thời gian tập luyện, chứ không còn phải ngồi bằng xe lăn như trước đây.” Ngoài ra, nhạc sĩ Lam Phương cũng cho biết là trong thời gian ba ngày ở Canada, ông sẽ gặp lại các bạn bè cũ, đồng nghiệp và cả một số thân nhân, định cư tại đây, mà từ nhiều năm nay ông không có cơ hội gặp gỡ.
Show ở Toronto - youtube do ThoiBaoMedia thực hiện:
https://i1.wp.com/cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif  Phần 1  https://i1.wp.com/cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif  Phần 2    https://i1.wp.com/cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Phần 3   https://i1.wp.com/cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Phần 4  https://i1.wp.com/cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Phần 5   https://i1.wp.com/cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Phỏng Vấn Lam Phương

– 55 Âm Nhạc Lam Phương - Virginia 10/17/2004 (pdf)
– Lam Phương: Một Đời Thăng Trầm (pdf) - Nguyễn Ngọc Ngạn 2010.
Một số bài viết về nhạc sĩ Lam Phương
– Lam Phương: Thăng Trầm trong Tình Cảm và Cuộc Đời (pdf) - Trường Kỳ
– Lam Phương: Trên Đường Phục Hồi Sức Khỏe (pdf) - Trường Kỳ 2005
– Nhạc Sĩ Lam Phương  (pdf) - tổng hợp 3 kỳ - Bóng Thời Gian - Lê Văn Phúc 2004
– Lời Giới Thiệu Tập Nhạc số 4 của NS Lam Phương (pdf) - Nguyễn Ngọc Ngạn 1992
– Phỏng vấn Nhạc sĩ Lam Phương (pdf) - Nguyễn Ngu Í - 1969 
– Lam Phương: người nhạc sĩ tài hoa, bình dị, hiền hòa và khiêm tốn (pdf) - Phan Anh Dũng - 7/2015
– Cô Đơn và Một Mình (pdf) - Việt Hải (LA) - 2015 
– Cuộc Tình Trớ Trêu của NS Lam Phương (pdf)
– Lê Thị Cẩm Hường - Bóng hồng Paris của Lam Phương (pdf) - Trần Quốc Bảo - 2014.

Mời nghe toàn bộ: https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif 10 bản hòa tấu nhạc của Lam Phương 
Chân Dung NS Lam Phương - 2015

Bản nhạc “Con tàu định mệnh” sáng tác trên tàu 
Trường Xuân 1975 với thủ bút và chữ ký của NS Lam Phương
https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif  Phượng Mai hát “Con Tàu Định Mệnh”

Người tỵ nạn trên tàu Trường Xuân,
trong số đó có
NS Lam Phương
Tàu Trường Xuân được kéo vào cảng Hồng Kông
Hương Lan và Nguyễn Ngọc Ngạn 
phát biểu về NS Lam Phương: https://i2.wp.com/cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMP3
Nhạc thở cùng người
Thân tặng Nhạc sĩ Lam Phương
1.
Chuyến Đò Vỹ Tuyến ra đi
mang theo thương nhớ, còn gì nữa không?
sao nghe nặng những tấm lòng
chứa quê hương với hương nồng yêu em
Đoàn Người Lữ Thứ lênh đênh
Nhạc Rừng Khuya
 thắp ánh đèn tin yêu
Trăng Thanh Bình
, gió hiu hiu
Nắng (đẹp) Miền Nam
 đón đời phiêu bồng vào

thanh xuân phơi phới trúc đào
Bức Tâm Thư chở ca dao ân tình
yêu đời, yêu nước, đầu binh
Chiều Hành Quân hát dòng kinh nhiệm mầu
Khúc Ca Ngày Mùa lắng sâu
tình quê tình đất ấm câu tình người
Kiếp Nghèo
 biết sống đời vui
Đèn Khuya
 chong những tiếng cười lạc quan

Thành Phố Buồn đủ mơ màng
Duyên Kiếp
 một ánh trăng vàng ngát hương

2.
khởi từ Mùa Thu Yêu Đương
Một Mình gánh Kiếp Tha Phương lên đường
cho dài Trăm Nhớ Ngàn Thương
trái tim linh hiển dị thường hóa thân
Tình Bơ Vơ vướng nợ nần
thành trang tình sử trăm năm cuộc đời
sống khăng khít, thật tuyệt vời
nhạc kịch sinh động một thời thong dong

Tình Nghĩa Đôi Ta viễn vông?
hay dòng sông chợt đổi dòng ngẫu nhiên
Lầm không hay chỉ nghiệp duyên
Em Đi Rồi
 vẫn bình yên hay là?

Một Đời Tan Vỡ, Phôi Pha
Cỏ Úa từng ngọn xót xa riêng mình?
đây Bài Tango Cho Em
ngổn ngang nghìn nốt nhạc mênh mông buồn
Phút Cuối còn ấm nhớ thương
Tiễn Người Đi biết ai buồn hơn ai
Tan Vỡ có phải thiên tai?
khi còn nguyên trái tim tài hoa thơm

đời như vở kịch mãi còn
những hồi kết thúc tùy lòng bao dung
hồn thơm âm điệu vô cùng
muôn ngàn đồng điệu thủy chung với lòng
nốt nhạc giản dị trăm năm
thở hít cùng với thăng trầm tình yêu
trái tim người đựng bao điều
mở ra như những cánh diều bay cao.
Lê Hân (San Jose, California)
(Ghi chú: Những chữ in đậm là tên bản nhạc của NS Lam Phương).
Chiều thu ấy - Lam Phương
21/7/2015
Phan Anh Dũng
Nguồn: Cỏ Thơm Magazine:
http://cothommagazine.com/
Theo https://petruskyaus.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...