Mấy nghĩ suy về trời đất, gió mây muôn trùng
Thử hỏi tại sao tôi lại viết đề tựa là lạ trong tập ca khúc ”Con đường đến giai điệu” tập 36 này. Một điều cũng dễ hiểu thôi, chẳng có gì lạ lẫm cả. Bởi vì, xét cho cùng ai trong chúng ta cũng đều ở trong trời đất, cũng đang sống và thở cái hơi thở của đất trời, gió mây muôn trùng. Chúng ta luôn trân trọng và cám ơn trời đất nhiều lắm mới phải, mới được. Sống trong trời đất, mà như nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã có lần thốt lên lời thơ thở than kêu gọi “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Mỗi một chúng ta sẽ có những nghĩ suy khác nhau về danh tiếng, danh vọng hoặc danh giá.
Những ngày sắp sữa đến mùa Giáng sinh 2014, trong tâm hồn tôi lại vang vọng những lời ca tụng về Chúa. Thế rồi ca khúc Thiên Chúa là tình yêu ra đời. Mừng Chúa giáng sinh ra đời/ Mừng Chúa giáng sinh ngôi lời/ Ngài về đây cứu độ trần gian. Thiên Chúa một tình yêu bao la. Thiên Chúa là tình yêu, công bằng, bác ái. Một lần nữa mùa Noel 2014 đã về bên trời, về với mọi người nơi trần gian. Chúa về đây/ Chúa về đây Đấng Kitô / Ngài là niềm tin yêu, công bằng, bác ái tự do/ Ngài là tình yêu thương nhân loại biết bao sánh cho/ Bằng con tim của Ngài người ơi. Thiên Chúa là vì sao sáng ở trên cao luôn tỏa sáng cho muôn loài. Thiên Chúa là tình yêu vô vàn/ Là vầng sao sáng chiếu trên muôn ngàn/ Nghìn đời con luôn khắc sâu trong trái tim này Ngài ơi/ Thiên Chúa một tình yêu ôi tuyệt vời.
Gió mây muôn trùng là tựa đề một ca khúc trong tập cũng là đề tựa cho những lời bộc bạch đầu tiên cho tập nhạc này. Gió vẫn bay theo chiều gió/ Mây vẫn trôi theo trời mây. Cảnh trời đất, nắng mưa, gió mây vô tận biết dường nào. Trời mênh mông/ Nắng thênh thang/ Mây gió ngút ngàn không trung/ Đất rộng khôn cùng/ Mưa ướt dầm/ Mây gió âm thầm bay vèo thinh không. Trời đất, mưa gió dãi dầu trong cõi trần ai vẫn tháng năm triền miên luân chuyển không bao giờ ngừng nghỉ như một định luật của thiên nhiên. Trời đất gió mây muôn trùng/ Nắng mưa bão bùng trút xuống trần gian.
Một Tiếng mưa đêm cũng làm động lòng người trong đêm khuya vắng đầy mưa gió. Bên trời tiếng côn trùng rên rĩ, ngoài mái hiên nhà; những cơn mưa bên trời vẫn đổ như trút. Thế rồi, Chẳng bước chân ai trong đêm dài/ Trời đêm khuya vắng chẳng còn ai/ Tiếng côn trùng than van rả rích/ Tiếng mưa rơi rớt mái hiên ngoài. Mưa ngoài trời đêm khuya vắng; mà thấm lạnh hồn ai giữa đêm khuya. Mọi người đang yên giấc say nồng, riêng một người còn ngồi mãi nơi đây trong đêm mưa khuya vắng lặng. Đêm khuya mưa rơi sương ướt đẫm vai gầy/ Bên đời kia bao người yên giấc say/ Mơ lên trăng cùng mây trắng bên trời/ Mình ai lặng ngồi nào ai biết ai hay. Một mình ai ngồi trong đêm khuya vắng, mà đong đếm từng hạt mưa rơi, rơi ngoài mái hiên thềm nhà. Mình tôi với tôi/ Ngồi nghe ngóng từng hạt mưa, mưa rơi.
Hết bao đêm mưa khuya rồi cũng đến những ngày của đêm trăng thanh gió mát, đêm của vầng trăng sáng tỏ đêm rằm. Ta nhớ lại những vần thơ mượt mà một đêm trăng của nhà thơ Xuân Diệu: “Trong vườn đêm ấy đầy trăng quá/ Ánh sáng tuôn đầy các lối đi/ Tôi với người yêu qua nhè nhẹ/ Im lìm không dám nói năng chi”. Có lẽ đó là hình ảnh của đôi tình nhân nào đó, dìu nhau đi nhè nhẹ dưới ánh trăng của một đêm trăng tròn trong vườn đầy hoa thơm trái ngọt, mà không dám thốt nên lời. e sợ rung động đến cảnh vật xung quanh của đêm khuya nơi khu vườn vắng. Lại nữa, những vầng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử vẫn còn đó. Trăng như một ám ảnh cả đời nhà thơ họ Mặc. Trên cõi đời này chưa ai dám bán buôn vầng trăng như Hàn Mặc Tử “Ai mua trăng tôi bán trăng cho/ Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò. Vầng trăng không chỉ đẹp nơi vườn khuya đêm vắng, mà càng đẹp hơn có lẽ cảnh thuyền trôi trong đêm trăng khuya vắng, nhất là khi vầng trăng dần xuống nơi ven sườn đồi núi; bên dòng sông nước êm đềm. Hình ảnh "Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng" trong nhạc phẩm Con thuyền không bến của nhạc sĩ Đặng Thế Phong năm nào đã nhập vào hồn tôi để rồi ca khúc Thuyền trôi đêm trăng xuất hiện trong tập này. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay. Đó là hai câu thơ của Hàn Mặc Tử được trích để làm lời dẫn nhập cho ca khúc này. Nhưng rồi ta cảm nhận một chiếc thuyền nan đang đậu bến; bên sông trăng một đêm nào thật đẹp. Đêm vầng trăng sáng tỏ/ Đêm vầng trăng hoen mờ/ Thuyền ai đậu bến đó/ Bên dòng sông nên thơ. Thế rồi con thuyền rời bến đậu, lờ lững trôi trên dòng sông nước đêm trăng. Trên sông thuyền ai trôi/ Lững lờ xuôi dòng đời/ Vầng trăng thanh sáng rõ/ In bóng sông hồ soi. Một đêm trăng sáng bên trời, một con thuyền trôi lênh đênh trên dòng sông, một vì sao sa xẹt ngang trong bầu trời thanh vắng. Ánh trăng vẫn le lói chiếu sáng trên dòng sông. Lênh đênh con thuyền trôi/ Trên dòng sông trăng vắng/ Ánh trăng vàng le lói/ Lóe lên vì sao băng. Đó là hình ảnh khó quên trong bức tranh của Thuyền trôi đêm trăng.
Dù thế nào đi nữa; cuộc đời này vẫn đẹp và ta cứ Rong chơi bên đời mưa nắng bao ngày. Như những búp măng non đâm khoe chồi trong nắng/ Như những chú chim non khoe mình xòe đôi cánh trắng/ Bay tới phương trời nào xa xôi/ Mà mộng ước tương lai tuyệt vời....Và rồi hình ảnh những đóa hoa trong nắng sớm bình minh như trang điểm cho một ngày mới bắt đầu. Như những đóa hoa xinh cho đời luôn xanh tươi....Yêu lắm, ta yêu lắm cuộc đời này/ Thiết tha trong những ngày nắng qua đời ta./ Đời là giấc mơ hoa trong ta/ Chợt lắng nghe những phôi pha lặng lẽ/ Một ngày như thế bên đời/ Mưa nắng bên trời/ Nắng mưa trong lòng tôi. Từng búp măng non, từng đóa hoa xinh tươi tô điểm cho đời, và ta cứ mãi là một cuộc hành hương rong chơi bên đất trời quên lãng; bất chấp cả những ngày nắng, mưa. Đóa hoa xinh tươi cho người/Búp măng non luôn đâm chồi phơi nắng mới/ Và ta, mãi rong chơi bên đời quên cả nắng mưa. Ta là khách bộ hành phiêu lãng trần gian.
Rong chơi bên đời mưa nắng mà cảm nhận một ngày như thế bên đời sao quá vội chóng qua. Một ngày, một ngày sao chóng qua/ Từng ngày, từng ngày ôi xót xa bao niềm đau/ Theo tháng năm cuộc đời bể dâu/ Những u sầu biến tan cùng mây trời. Một ngày bên đất trời mênh mông khôn cùng, mà biết bao mơ mộng về cuộc đời; rồi một ngày nào đó; hình như không sao tránh khỏi đâu của một kiếp người, ngày tàn hơi bên trời. Một ngày còn sống mộng mơ bên trời/ Một ngày tàn hơi qua bên kia thế giới loài người/ Là một ngày không còn gì trong đôi tay gầy/ Mong ước chi đây ngày tan đi bên đời. Một ngày bên đời, một ngày bên trời đẹp thay. Một ngày còn sống hay vắng bóng bên trời/ Một ngày âu lo bao toan tính trong đời/ Những khi chiều buông/ Lòng ngậm ngùi tiếc thương ngày đã qua. Đó là những dòng chữ trong bài Rồi một ngày của tập này.
Rong chơi bên đời mưa nắng mà cảm nhận một ngày như thế bên đời sao quá vội chóng qua. Một ngày, một ngày sao chóng qua/ Từng ngày, từng ngày ôi xót xa bao niềm đau/ Theo tháng năm cuộc đời bể dâu/ Những u sầu biến tan cùng mây trời. Một ngày bên đất trời mênh mông khôn cùng, mà biết bao mơ mộng về cuộc đời; rồi một ngày nào đó; hình như không sao tránh khỏi đâu của một kiếp người, ngày tàn hơi bên trời. Một ngày còn sống mộng mơ bên trời/ Một ngày tàn hơi qua bên kia thế giới loài người/ Là một ngày không còn gì trong đôi tay gầy/ Mong ước chi đây ngày tan đi bên đời. Một ngày bên đời, một ngày bên trời đẹp thay. Một ngày còn sống hay vắng bóng bên trời/ Một ngày âu lo bao toan tính trong đời/ Những khi chiều buông/ Lòng ngậm ngùi tiếc thương ngày đã qua. Đó là những dòng chữ trong bài Rồi một ngày của tập này.
Một ngày kia, được dịp họp mặt hội đồng hương Phú Yên được tổ chức tại TP Nha Trang - Khánh Hòa. Gặp mặt nhau đây sau mấy mươi năm cách xa, nay mỗi người cũng xấp xỉ ở tuổi lục tuần. Mới ngày nào còn ngồi trên ghế nhà trường tại trung học Nguyễn Huệ hoặc Ngô Gia Tự – Tuy Hòa, Phú Yên, mà nay tóc đã pha màu sương gió, đứng đi kém phần nhanh nhẹn, tháo vác. Thầy cô cũng đã chân yếu gối mềm, bệnh tật đi lại khó khân. Một kiếp người là như thế, thế hệ này sẽ tiếp nối thế hệ khác; thế thôi. Nhiều học trò có người cũng còn một hai năm nữa thôi công tác, hoặc có người đã chia tay công việc nghỉ hưu tại Khánh Hòa. Nhưng tất cả gặp mặt nhau ở khu vườn tại Cồn Dê TP. Nha Trang ( nhà thầy Lãnh - sát khu Champa) đều ấm áp tình người, lắng đọng những tình cảm thầy trò, bạn bè ngày xưa chung trường, chung lớp. Quên làm sao được những kỷ niệm xưa cũ tuyệt đẹp của lứa tuổi học đường, bao giờ tìm lại được!. Trong cuộc sống của mỗi người không giống nhau đâu, nhưng Bầu trời mãi xanh của những năm nào học trò vẫn tồn tại vĩnh viễn trong đời người. Thế rồi ca khúc ”Bầu trời mãi xanh” được ra đời từ đó. Một buổi sáng mai, bên khu vườn nhà thầy Lãnh rộng rãi (1ha), đẹp đẽ, thoáng mát, thầy trò cùng nhau hàn huyên tâm sự dưới bầu trời: Xanh trong xanh/ Bầu trời xanh trong xanh/ Chim líu lo giọng hót trên cành. Để rồi Bên dòng sông tiếng hát điệu đàn/ Theo nhịp phách vang xa tình tang. Chúng ta bắt gặp hình ảnh thầy trò cùng đi; về để được găp mặt nhau nơi Khu vườn xưa nắng vắng/ Bước chân ai đi về từ muôn nơi/ Tình thầy trò, bạn bè thôi xa xôi trong đời. Thầy trò gặp nhau dưới bầu trời xanh tình nghĩa tràn đầy. Tuy xa cách mà lòng sao cách xa/ Ôi nghĩa tình đậm đà/ Bên đời bầu trời mãi tươi xanh.
Nhớ về biển sóng và tình người với cảnh đẹp thiên nhiên năm nào có dịp đến, tôi phấn khởi cảm xúc trong lòng mà viết nên ca khúc “Biển ru tình người” trong mường tượng Mai này dù thế gian xa vời/ Ta vẫn yêu thương cuộc đời/ Vẫn tin nhân loại/ Thương yêu thân phận người/ Như biển ru tình người. Những đợt sóng dạt dào vào bờ tạo nên những âm thanh rào rạt của biển cả trong lòng mọi người. Ai mà không yêu biển, nhớ biển, nhớ những lời ru năm nào Ngàn năm biển vẫn hát lời ru/ Ru tình người ru cuộc đời vượt qua bao gian khó/ Biển lại hát vang xa mãi một lời ru tình người.
Chia tay với biển, trở về lại đất liền để nhớ Bóng thời gian. Nhớ về những tháng năm đã đi qua đời ta Theo năm tháng dần trôi/ Ta lớn khôn từng ngày/ Theo tháng ngày đắng cay/ Ta nhớ cho cuộc đời này ngậm ngùi đơn côi phận người. Cảnh vật thiên nhiên cũng đã bao lần đổi thay; từ những ngày nắng đến khi mưa gió bão bùng; từ những ngày xuân ấm áp đến bao ngày đông giá lạnh. Đất trời theo một qui luật mà luân chuyển; huống hồ chi cuộc đời của mỗi một con người cụ thể, cho nên những lời trong ca khúc Bóng thời gian cũng vang lên từ đó: Khi nắng sớm/ Lúc chiều mưa/ Khi vắng bóng/ Lúc tàn hơi thế thôi. Con người như một định luật bất biến của tạo hóa vậy, sao mà thoát khỏi sự biến chuyển của trời đất. Cuộc đời người là thế, có chi đâu mà âu lo, than thân trách phận: Ôi đớn đau một đời rồi cũng qua thôi/ Như gió mây bọt bèo giữa biển khơi/ Trôi dạt theo dòng đời/ Mờ tan bóng thời gian. Đời người cũng chỉ là một cái bóng của thời gian, mới đó mà đã vội biến nơi đâu, đi đâu hay đi đến tận mồ sâu; vùi chôn dưới ba tấc đất !!!?.
Một lần nào đó soi gương mà tự hỏi Bóng ai trên đời. Thế là ca khúc khúc Bóng ai xuất hiện trong tập 36 này với những lời lẽ: Cái bóng này là của ai hay của tôi/ Bóng soi trên tường nhà/ Bóng soi khắp mọi nơi khi tôi có. Rồi tự hỏi như không biết gì: Bóng theo tôi hay tôi đi theo bóng dáng/ Suốt cả cuộc đời bóng chỉ theo tôi. Nhưng vẫn còn chưa tin nơi cái bóng, vẫn tự hỏi lại một lần nữa Bóng này là của tôi/ hay là của ai trên đời. Bây giờ thì chẳng còn gì nghi vấn nữa, nó được khẳng định rõ ràng cái bóng là của mình và gắn bó với đời mình suốt cả cuộc đời: Cái bóng này của tôi nên chẳng phải của riêng ai/ Bóng thực, bóng hư, bóng mộng, bóng mơ/ Cho đời thêm nên thơ/ Cái bóng này, bóng riêng một ai, ai hoài.
Sống trong đời sống cần có những ước mơ cao đẹp mà ta có thể vươn tới được; mỗi người ai trong chúng ta cũng phải ra sức theo đuổi để đến mục đích đó của mơ ước cao đẹp. Sống mà chẳng có một ước mơ, hoài bão chi hết thì cũng bằng thừa trong cõi đời. Tôi thì vẫn luôn canh cánh trong lòng những Giấc mơ bên đời. Mơ bên đời nắng gió reo vui/ Mơ bên người tiếng khóc nụ cười...Mơ bên trời gió cuốn mây trôi...Mơ một chiều nắng gió vui say/ Mơ những ngày ngất ngây như bao ngày/ Bạn yêu ơi, ta lên lên đường bạn ơi/ Chân trời mới đang chờ ta, đợi ta tới nơi.
Bao mộng mơ cũng đã mệt nhoài bên trời. Nay trở về với Ngày tháng cũ bên đời để hồi tưởng lại tháng ngày cũ đã đi qua đời ta. Rồi tháng ngày qua đi/ Ta chẳng còn gì trên đôi tay gầy yếu. Dù thế nào đi nữa thì bên trời vẫn còn có ngàn cây lá xanh tươi, đàn chim vẫn đùa vui hót trên cành; những đám mây bàng bạc cứ trôi đi khắp phương trời nào xa xôi, và những chuyện cũ bên đời đã đi vào dĩ vãng: Cây lá vẫn xanh tươi bên đời/ Chim muông mãi hót vang sườn đồi/ Mây trời từng đám trôi, trôi đi nơi phương trời nào xa xôi/ Nhắc chi người ơi năm tháng cũ qua đi, đi rồi. Thế rồi những mộng mơ bên đời ngày nào cũng tan biến vào hư không theo năm tháng dần trôi. Những mộng mơ xa vời/ Bao mơ mộng bên đời/ Theo gió mây tan biến đâu rồi/ Giờ mộng mơ chỉ là hư vô mênh mông mà thôi.
Tập ca khúc thứ 36 này ra đời vào gần trung tuần tháng một năm 2015, những ngày mà người ta đang bàn tán xôn xao cho cái tết Ất Mùi sắp gần kề. Do vậy, cảm giác tôi đã viết liền ca khúc “Xuân đã về” để nhớ đến bao mùa xuân đã đi qua đời ta. Xuân đã về trên những lá non/ Cành lộc biếc phơi chồi trong nắng/ Đàn trẻ thơ vui đùa bên áo mới/ Người người đón xuân sang. Mùa xuân là mùa của hy vọng, mùa của ngàn hoa lá, cỏ cây vươn mình lên trong nắng xuân tràn trề. Xuân đã về trên ngàn cỏ cây/Bầy chim non nô nức vui vầy/Xuân đã về muôn ngàn hoa lá một màu xanh tươi hy vọng lan tràn khắp mọi nơi. Như một lời kêu gọi, một mùa đông sẽ qua đi; để nhường chỗ cho Chúa xuân về ngự trị bên đời. Đông, đông ơi, một mùa đông xa rồi/ Xuân, xuân ơi, niềm vui tới bên đời. Đề tài mùa xuân đã thu hút biết bao văn nhân, thi sĩ từ ngàn xưa đến nay; họ đã để lại cho đời , cho người những tác phẩm văn chương, nghệ thuật tuyệt tác. ”Mùa xuân về bên đời”, đó là tựa đề một ca khúc trong tập này nữa, nói về mùa xuân: Xuân xuân ơi/ Tiếng ca vang lừng bên lưng sườn đồi thênh thang nắng gió/Khu vườn xưa cỏ hoa lá ngỏ lời/ Một mùa xuân sang. xuân đến cho đời khắp mọi nơi. Kia kìa một mùa xuân đẹp tươi đã thực sự về với mọi nhà, mọi người. Mùa xuân về bên đời/ Về với mọi người/ Một mùa xuân đẹp tươi.
Hai mùa trong một năm mà tôi thích nhất là mùa xuân và mùa thu. Cho nên ngoài những ca khúc về mùa xuân, trong tập này cũng có vài ca khúc đề cập đến mùa thu, ví như Chiều thu xưa, thu nay hoặc Nai vàng trong mùa thu hay là Áng mây chiều thu. Cảnh sông nước, gió mây bao mùa thu, dịu vợi bên dòng sông; để rồi ta tưởng nhớ đến những Chiều thu xưa, thu nay năm nào còn phảng phất trên bến sông mây nước muôn trùng. Chiều thu xưa sông nước trôi thành thơ/ Chiều thu nay gió mây bay xa vời nơi chân trời/ Sông nước, gió mây bao mùa dạt dào trôi/ Trôi theo dòng sông dưới trời mơ. Thế rồi; Gió mây ngàn đời phiêu bạt nơi phương trời/ Như cánh vạc bay về chốn nào xa xôi. Mùa thu của Lưu Trọng Lư trong bài thơ “Tiếng thu” gợi lên hình ảnh con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô năm nào đã đi vào kho tàng văn thơ Việt Nam như một kiệt tác về mùa thu. Trong ca khúc Nai vàng trong mùa thu, cho ta thấy hình ảnh một lá vàng rơi rơi bên thềm nhà, bên khu rừng nai vàng đang tìm bầy đàn đang lạc lối: Mùa thu, mùa thu lá vàng rơi/ Nai vàng, nai vàng ngơ ngác tìm đàn. Từng lá vàng vẫn rơi rơi khi mùa thu về và những chú nai đã tìm được bầy đàn của mình, nên không còn ngác ngơ bên khu rừng thu vắng. Nai vàng, nai vàng thôi ngơ ngác tìm đàn/ Mùa thu, mùa thu lá vàng vẫn rơi rơi trong chiều thu. Chiều thu bao chiều thu qua rồi/ Lòng xa xôi cách ngăn chia bên trời. Đó là những lời trong ca khúc Áng mây chiều thu.
Sống trong trời đất cũng cần phải ăn và uống để mà sống với đời, với người (lại chẳng phải sống để mà uống, ăn). Ăn thì có siêu thị chiêu đãi giá rẽ, uống thì có cà phê trên đồi cao, quán “Đồi mơ” nào đó. Đi đến quán chẳng thấy chữ nghĩa “Đồi mơ” đâu cả, mà chỉ thấy to tướng chữ bằng tiếng Tây “Dream Hills” chình ình ra đó. Nếu cứ chỉ đi tìm chữ “Đồi mơ” không thôi, thì hơi khó. Ngồi ở quán cà phê trên cao này vào một buổi sớm mai; hạt sương còn đọng lại trên cành cây kẻ lá, mà mơ màng (Dream) đến bồng lai tiên cảnh nào xa xăm. Thế rồi, cảnh vật đụng chạm tới lòng người, làm động lòng tôi để ca khúc “Về đồi mơ” có được từ ấy: Lên đồi mơ hay đi xuống đồi mơ/Để rồi mơ đời/ Mơ đời bao năm tháng qua/ Ôi tình ta cách xa, xa vời. Ngồi ở quán cà phê Đồi mơ trên đồi; mà quan sát cảnh vật xung quanh từ trên cao thật đẹp; nào là Dãy núi xa xanh kia nơi đồi/ Cây lá xanh tươi bên trời/ Mây gió thênh thang lưng chừng đồi mây núi cao/ Mà như bao cảnh thần tiên bên đời trong mơ. Thế rồi; bên ly cà phê sáng trong cảnh đẹp thiên nhiên của núi đồi, cũng chính là nguồn gợi cảm cho những cảm xúc tuôn ra nên những vần thơ, câu ca hay, gây ấn tượng cho người đọc từ đó. Về đồi mơ một sớm tinh mơ/ Bên sương mờ màu xanh lơ đồi núi/ Ly cà phê sáng tình cờ ven bờ suối/ Đời thế mà nên thơ/ Nên lời ca vang ngút ngàn bên đồi mơ.
Hết thảy mọi thứ trên đời, Chỉ có tình người là thiên thu: Một chiều thu ai ru thay cho tình người/ Tiếng hát nụ cười mãi vang tươi bên trời/ Nhớ cho người ơi tình người là thiên thu trong đời. Đời người như dòng sông trôi ra biển cả, có chi mà vương vấn những ngày chóng qua bên trời, có chi mà hằn học cuộc đời này, hãy cứ vui lên đi mọi ngày, hãy vun xới một tình yêu thương trong trái tim mỗi người. Có như thế, và chỉ có tình yêu là cứu cánh cho thân phận con người vốn mỏng manh; như chiếc lá kia lìa khỏi cành khi làn gió qua. Chỉ có tình người là thiên thu trong đời. Thế thì hãy yêu thương nhau người ơi, như một lời mời gọi bên đời. Ôi thân phận người như dòng sông trôi biển cả/ Nghe đớn đau nghìn xót xa năm tháng ngày qua/ Thôi hãy cứ yêu thương nhau hơn người ơi/ Và chỉ có tình người là thiên thu ngàn đời.
Đây là tập ca khúc đầu tiên mà tôi không phải mượn chữ nghĩa của một ai khác. Đó là một ưu điểm lớn vậy. Có những ca khúc hay, có những ca khúc dỡ cũng là điều tất nhiên. Trên đời này thiếu gì chuyện dỡ, chuyện hay mà phải tính đến, đề cập đến những bài hát. Thôi thì mặc kệ họ. Ai đó xem, nghe thấy những ca khúc hay thì hãy nhớ đến tên tôi Triều Châu, mà ngược lại thì lòng tôi cũng đành cam chịu đựng lời lẽ thị phi. Thôi thì; cho dù hay hoặc là dỡ thì cũng là của tôi vậy.
Nhà đại văn hào Lỗ Tấn bên Trung Quốc ví von vỏn vẹn trong bốn chữ “Văn mình, vợ người” . Quả chẳng ngoa tí nào cả; mà chẳng cần phải suy ngẫm, ngẫm suy. Nó như một cái lực hấp dẫn, lôi cuốn con người ta đến muôn ngàn đời sau.
Thế là; tôi đã vòng vo hết 20 ca khúc của tập này. Còn gì đâu mà nói, tâm sự nữa. Thôi thì, đành dừng lại nơi đây; để xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn tập ca khúc thứ 36 này. Những người bạn đồng hành cùng tôi tháng ngày gắn bó với nốt nhạc, điệu đàn mà hát ca cho vui ngày tháng bên đời.
TP. Cam Ranh 11/1/2015
Mục lục
1) Áng mây chiều trôi – Triều Châu
2) Bầu trời mãi xanh – Triều Châu
3) Biển ru tình người – Triều Châu
4) Bóng ai – Triều Châu
5) Bóng thời gian – Triều Châu
6) Chì có tình người là thiên thu – Triều Châu
7) Chiều thu xưa, thu nay – Triều Châu
8) Giấc mơ bên đời – Triều Châu
9) Gió mây muôn trùng – Triều Châu
10) Một ngày như thế bên trời – Triều Châu
11) Mùa xuân về bên đời – Triều Châu
12) Nai vàng trong mùa thu – Triều Châu
13) Ngày tháng cũ trong đời – Triều Châu
14) Rồi một ngày – Hạnh Dung
15) Rong chơi bên đời mưa nắng – Triều Châu
16) Thiên Chúa là tình yêu – Triều Châu
17) Thuyền trôi đêm trăng – Triều Châu
18) Tiếng mưa đêm – Triều Châu
19) Về đồi mơ – Triều Châu
20) Xuân đã về – Triều Châu
Ca khúc
Con đường
đến
Giai điệu
Tập 36
"Của tin còn một chút này làm ghi..” Nguyễn Du
Gió mây muôn trùng , chỉ là 1 kỷ niệm buồn trong tôi
Trả lờiXóa..............................................................................
thép hòa phát | thép hộp mạ kẽm