Đôi
điều cảm nhận từ tập thơ “Tình khúc sự đời” của tác giả Đặng Phụ
Tôi là độc giả có vinh hạnh đọc các tập thơ
“Nét đẹp Đường thi”, “Trái tim và khoảng trời”, “Sải cánh giữa trời Âu”, “Tiếng
lòng thầm vọng” và hôm nay lại đón nhận tập thơ “Tình khúc sự đời”. Qua mỗi tập
thơ tôi thấy đều có chủ đề riêng, cái tên ấy ở mỗi tập thơ đều nói lên điều ấy.
Hàng trăm bài thơ ra đời, nhiều thể loại, có
thể nói anh là một nhà thơ, anh luôn tâm huyết với thơ, với đời vì anh đã có
một tâm trạng “Thơ đến con tim bững trỗi dậy” (Tình thơ). Sau
nhiều năm công tác, cống hiến cho xã hội nay đã nghỉ hưu, cái khác người là “Riêng
mình là cả một sân chơi”. Sân chơi của mỗi người mỗi khác. Nghỉ hưu anh vẫn
làm việc, là lúc anh nhiều cái mình, suy ngẫm để hoàn thiện mình hơn mà lúc còn
trẻ, đương thời công tác anh chưa có điều kiện nhìn nhận, quan tâm tới nó, chưa
có thể đánh giá nó.
Qua thơ anh mỗi đọc giả có lẽ đều thấy nhiều
mới lạ làm cho ta phải quan tâm hơn, nhìn nhận nó đúng hơn. Đọc thơ, mỗi độc
giả có lẽ hiểu anh hơn, quý mến & gần gũi anh hơn bởi tình cảm anh bộc bạch
trong thơ mình nó gần gũi, dễ mến. Anh đã nói lên những điều mà người khác muốn
nói, muốn bộc bạch song chưa cảm được như anh với bản thân anh một cán bộ lâm
nghiệp, một nhà giáo. Đọc qua hàng trăm bài thơ của anh khó mà tìm rõ thấy cái “tôi” của
mình trong thơ. Điều này nó chỉ thoảng qua đôi chút của nhà giáo Đặng Phụ: “Đời
thầy như chiếc thuyền ban…/Thầy mừng trò vượt vũ môn hóa rồng” (Con
thuyền).
“Tình khúc sự đời” ra mắt độc giả tháng
7/2013, có lẽ từ nội tâm, suy tư anh đặt cái tên để nó trở thành chủ đề chính
cho tập thơ này.
Thơ đã thấm vào máu thịt anh như anh nói:
“Thơ đến con tim bừng trỗi dậy”, ở tập này anh viết một mạch bảy bài dành
cho thơ: “Hồn thơ”, “Yêu thơ”, “tìm thơ”, “Nỗi ám thơ”, “Thưởng thơ”, “Say thơ”
đến “Làm thơ” của mình:
“Nàng thơ kéo dậy hỏi thăm đường” (Tìm thơ)
“Thơ đến trong lòng bao cảm xúc” (Thưởng thơ”
“Nàng thơ hờn giận luôn ám ảnh” (Say thơ)
“Hồn thơ cảm xúc tứ vần xoay” (Làm thơ)
“Yêu quá thật rồi nỗi ám thơ” (Nỗi ám thơ)
“Yêu thơ ai cũng thấy mơ màng” (Yêu thơ)
Có lẽ thơ với đời là một, thơ là những gì cần
cho cuộc sống hàng ngày của mình. Đặng Phụ có yêu thơ, say thơ..., để từ đó độc
giả cũng có quan điểm, nhìn nhận để biết làm thơ cho mình và cho mọi người. Thơ
anh nhiều chủ đề rộng lớn của cuộc sống, Song phần lớn đề cập đến tình cảm con
người, thiên nhiên, quy luật sống. Tập thơ “Tình khúc sự đời” anh không nêu
triết lý sống mà chủ yếu là nhìn nhận sự đời để hoàn thiện mình hơn trong cách
sống hiện tại, nó cũng phù hợp với tâm trạng của độc giả khi đọc thơ anh.
Từ bài “Đứng”, “Nhìn”, “Ngẫm”, “Nghĩ”,, “Suy”,
“Ngắm”, để đến “Hiểu” & “Thấu”. Có cái để “Ước mong”, có cái để “Hối tiêc”
để rồi phân biệt “Phải trái”, “Đúng sai”. Nếu có “Trời cho con mắt để
nhìn đời” (Nhìn) mới có “Suy khiến làm ta rõ thực hư” (Suy)
để đến “Suy ngẫm sự đời mới biết sâu”(Hiểu) rồi “Đáy bể mò
kim mới hiểu nhau” (Thấu). Cái hối tiếc của anh thật thực tế lúc tuổi
học trò còn ngây thơ cũng như khi đã cao tuổi: “Trẻ thơ khờ dại lắm trò
ma”, “Về già hối tiếc tháng ngày qua”(Hối tiếc). Đời mỗi người
tuổi qua đi, mỗi giai đoạn sống trôi qua thì ai mà có những hối tiếc lại quá
khứ khi nhìn lại từ hiện tại đành rằng mỗi một con người có hoàn cảnh sống khác
nhau.
Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, năm tháng
đã qua đi về hưu anh mới có dịp, có thời gian nhìn lại đâu là “Đẹp xấu”, “Yêu
ghét”, “Thương giận”, “Sang hèn”, “Sướng khổ” để đi đến “Tình đời”, “Sống
chết”… Chính vì lẽ trên làm cho người ta có thêm bản lĩnh, phân biệt nhân sinh
quan để sống có tình, có nghĩa, có nghị lực hơn. Nếu “Sống chết là do
quy luật biến” (Sống chết), thì “Sướng quá làm chi để khổ thay”, “Sa
cơ lỡ bước sinh ra khổ”(Sướng khổ) để rồi “Đã từng bươn trải khắp nơi
nơi”, “Trở về theo thiếng mẹ ru hời” (Tình đời). Cuộc sống mỗi chúng
ta dù có thăng trầm đến đâu, dù đến muôn phương mọi nẻo đường thì cuối đời ai
chả “Chợt nhớ quê hương sao quyến rũ” (Tình đời) để trở về quê
mẹ, quê cha nơi sinh ra và lớn lên là quê hương của mình, là chùm khế ngọt, là
tiếng ru hời của mẹ lúc tuổi thơ để sống tiếp quảng đời còn lại trên thế gian
này.
“Tình khúc sự đời” ta thấy tác giả là con người
còn thiết tha yêu thiên nhiên, yêu những gì gần gũi xung quanh mình, cho ta
thấy con người đâu chỉ sống do vật chất quyết định tất cả mà các yếu
tố khác giúp ta sống vui hơn, yêu đời hơn, khỏe hơn.
Đọc tập thơ này tôi thấy tác giả yêu thiên
nhiên, cảnh vật khác hơn. Tác giả không tả cảnh ánh trăng sáng mùa thu, ánh
trăng soi đêm mùa hạ mà:
“Trăng nghiêng chiếu xuống hiên nhà
Bẻ cong giàn lý đâm xà xuống sân” (Trăng chiếu)
Với mùa Thu tác giả chỉ tiếc là mùa Thu qua
nhanh:
“Trời trong bỗng kéo màn đông lạnh
Biết đến bao giờ trở lại Thu” (Thu đi về)
Ai mà không thích mùa thu vì nó xua tan cái
nóng hè oi ả và cũng không còn những ngày lạnh buốt thấu xương. Thật là một cái
nhìn mới về thiên nhiên của tác giả.
“Tình khúc sự đời” cho ta thấy mọi sự trên đời
đều đa dạng, mỗi con người đều thấy nó, trải nghiệm nó để vươn lên. Con người
sống thường có hai mặt để phấn đấu đó là tình yêu con người, yêu thiên nhiên để
yêu cuộc sống & sự nghiệp. Sự nghiệp con người đâu phải cứ có công danh
thành đạt. Mỗi người có một mục đích sống riêng, lý tưởng riêng khi ta mong
muốn phấn đấu để đạt được đó có lẽ là sự nghiệp:
“Nghiệp đời ai cũng trải qua thôi…
/Phát đạt nhờ tài năng tiếp cận/Bại suy bởi
vận kém hơn người” (Nghiệp đời)
Hay “Vật chất đủ đầy nghèo vẫn đến/Trí
giàu đến tự mắt và tay” (Giàu nghèo)
Ta
nhất trí khi thành công việc gì do tài năng của ta mà có, còn suy
cũng có thể như anh Phụ nói là “vận” kém nếu ỷ nại vào số phận vào vận hạn có
lúc ta bi quan chăng, đây chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến nó mà thôi.
Giàu
nghèo một phạm trù rộng, nghèo về vật chất cũng có lúc ta giàu tình cảm. Câu
nói:“Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay” thì tác giả đã đề cập đến “Trí
giàu đến tự mắt và tay”. Sống ở trên đời không ai muốn khổ hạnh, không muốn
thất bại khi làm một việc gì:
“Thành bại đôi khi gây sướng khổ/Nên chăng cần
phải biết lường đời” (Sướng khổ) cho
ta hiểu làm một việc gì phải lựa ở sức mình, thực tế cổ xưa đã có câu “Leo
cao thì ngã đau” là vậy. Việc dù nhỏ mà đạt kết quả tâm trạng ai mà
không vui sướng: “Vui ở trong ta lòng phấn chấn/Buồn vì sự cố bỗng gây
tai”. Cảm xúc buồn, vui trong cuộc đời thường đan xen lẫn nhau có cái chủ
quan ta không gây ra, cũng có cái khách quan đem đến. Nói về thiên mệnh, sống
chết tác giả có câu:
“Mệnh đời nào biết ngắn hay dài/Sức khỏe phần
ưu tránh rủi tai” (Sống
chết) Khi con người không còn sức khỏe do ốm đau hay một điều gì đó
cướp đi sức khỏe tức là mất đi sự sống, lúc ốm đau ta mới thấy sức khỏe là
“Vàng”. Có sức khỏe tốt là một yếu tố xua đi ốm đau, bệnh tật, rủi tai là vậy.
Đọc “Tình khúc sự đời” còn nhiều phạm trù để
đề cập tới mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Con người là mối tổng hòa của
xã hội. Cái sự đời nó mệnh mông, là mối giao thoa đa dạng trong mối quan hệ
trong môi trường và điều kiện sống. Nhìn nhận sự đời theo quy luật khách quan
thì chủ quan sống mới thành hiện thực.
Tôi vinh dự được đọc nhiều tập thơ, bài thơ
của Đặng Phụ. Những điều suy nghĩ của tôi là mình chưa có khả năng nhận xét,
đánh giá thơ anh trên hai góc độ Nghệ thuật và nội dung mà chỉ là cảm nhận mà
thôi. Có được bài thơ hay, ý thơ đẹp, mang nội dung phong phú, anh Phụ một con
người giàu cảm xúc, đam mê văn học nói chung và thơ nói riêng.
Cũng như nói ở phần đầu bài viết này. Sau
những năm tháng công tác nay anh Phụ nghỉ hưu chế độ, đây là dịp anh nhìn lại
quá khứ đã qua, nhìn lại mình:
“Đi suốt thời gian với nước non/ Tìm đâu cho
thấy bến tâm hồn
…Duy chỉ tình yêu đích thực còn (Tìm đâu)
Cuộc sống của mỗi chúng ta dù rằng vật chất
quyết định sự tồn tại trên cõi đời này, nếu chỉ có vậy về vật chất thì chắc
chắn sống không có ý nghĩa, có thể nói sống mà không sống. Tình yêu là phạm trù
tình cảm con người đâu chỉ có tình yêu lứa đôi, tình yêu vợ chồng mà là tình
đời, yêu đời nó đã tạo nên sự đa dạng, phong phú để sống vui hơn, khỏe hơn.
Đọc “Tình khúc sự đời” tôi thấy mỗi tứ thơ,
câu thơ là một sự chắt lọc trong vốn từ ngữ của anh để gieo vần cho đúng luật
thơ Song anh lại khiêm tốn:
“Lời quê góp nhặt xa gần/ Giãi bầy tâm khảm
trong ngần suối reo” (Lời quê)
Đọc bài thơ này tôi lại liên tưởng đến hai câu
cuối trong “Kim Vân Kiều Truyện” của Đại thi hào Nguyên Du:
“Lời quê chép nhặt dông dài/ Mua vui cũng được
một vài trống canh”
Tôi không dám so sánh gì nữa giữa “Lời quê”
của tác giả và “Lời quê” của Đại thi hào Nguyễn Du mà chỉ muốn nói những lời
quê ấy của các nhà văn, nhà thơ đã làm cho mỗi đọc giả, mỗi con người khi được
thưởng thức tác phẩm văn học của họ lại thấy mình có nhận thức mới về tri thức
cũng như thực tế sống để cuộc sống thấy vui hơn, thi vị hơn nhất là nhìn mình
để hoàn thiện đời hơn.
Trước khi ngừng viết với suy nghĩ đôi điều cảm nhận từ tập thơ
“Tình khúc sự đời”, cảm ơn anh cho tôi được thưởng thức tập thơ này. Chúc anh
khỏe, gia đình hạnh phúc và mong từ “Lời quê” sẽ có nhiều tác phẩm thơ mới ra
đời.
Xin trích dẫn một chùm thơ trong tập:
TÙY HỨNG
Mong sao thi hứng mãi
tuôn trào
Học lấy sàng khôn thỏa
ước ao
Tri thức kho trời ai
biết đủ
Nhân gian bể ái mãi ba
đào
TÌM THƠ
Suy tư thổn thức mấy
canh trường
Thi tứ mông lung dạ
vấn vương
Ám ảnh chìm sâu vào
cõi mộng
Nàng thơ kéo dậy hỏi
thăm đường.
KHÚC THÔNG REO
Sừng sững giữa trời
đứng mãi đây
Đồi thông vươn thẳng
tấm thân gầy
Hòa vang khúc nhạc reo
trong nắng
Thả khúc tâm tình theo
gió bay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét