Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Thiên tình sử Huyền Trân Công chúa - Hoàng hậu Parmecvari Champa

Thiên tình sử Huyền Trân Công chúa - Hoàng hậu Parmecvari Champa
   Trong vài trăm năm trở lại đây người ta chỉ hiểu câu chuyện tình sử Vua Chế Mân và Công Chúa Huyền Trân qua thi ca còn truyền tụng đến ngày nay của một vài tác giả ngày xưa viết theo cảm tính tự tôn và phiến diện. Cũng theo lối mòn đó, ngày nay những tập san văn nghệ, báo chí cũng thường hay dựa vào câu thơ do bia miệng truyền lại để viết về tình sử Chế Mân và Huyền Trân không được chính xác đầy đủ bởi vì thiếu sự kiện bối cảnh lịch sử.
Như sử gia Trần Trọng Kim đã nói: Việt Nam đến thế kỷ thứ 13 mới có lịch sử; mà các sử gia là những người làm việc dưới quyền chỉ đạo của Vua chúa, cho nên sự kiện lịch sử chưa hẳn đã được ghi lại trung thực, mà thường hay bị chính trị bóp méo ngòi bút của sử gia.Cho nên theo thiển kiến của tác giả viết bài này, chúng ta cần phải suy luận và dùng quan điểm cá nhân để soi sáng lại phần sự kiện lịch sử nào đôi lúc xét thấy còn mập mờ .
Năm 1479, sử thần Ngô Sĩ Liên là người đầu tiên tuân lệnh Vua Lê Thánh Tông sử dụng truyền thuyết dân gian để biên soạn lịch sử: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Mà đã là truyền thuyết thì không thể hoàn toàn là sự thật vì truyền thuyết được nhân gian tưởng tượng thêu dệt bằng những chi tiết ly kỳ nên có phần mang tính hư cấu của nó . Do đó để tránh sự hiểu biết lệch lạc về cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân Công Chúa và Vua Chế Mân, ít ra cũng nên hiểu biết sơ qua về bối cảnh lịch sử của thời Vua Trần Nhân Tông Đại Việt và Vua Chế Mân Chiêm Thành, vì từ bối cảnh lịch sử đó mới đưa đến cuộc tình lịch sử đầy vương giả nàỵ

Bối cảnh lịch sử thời Vua Trần Nhân Tông và Vua Chế Mân

Năm 1253, đế quốc Mông Cổ Hốt Tất Liệt xua quân xâm lăng Trung Hoa đời nha` Tống, dựng nên nhà Nguyên gọi là thời kỳ Nguyên Mông hay gọi tắt là nha` Nguyên bên Tàu .

Theo Việt Nam Sử Lược, sau khi tiêu diệt nhà Tống Trung Hoa, nhà Nguyên bắt đầu xâm lăng Đông Nam Á . Trong phạm vi bài này, chỉ xin nói đến giai đọan lịch sử đời Trần Nhân Tông và Chế Mân ở Đông Dương theo tiến trình lịch sử như sau:

1258-1288: Nhà Nguyên xâm lăng Đại Việt
Trong giai đọan 30 năm lịch sử này, nhà Nguyên 3 lần tiến quân sang xâm lăng Đại Việt nhưng đều thảm bại vì sự chống trả quyết liệt của Đại Việt . Tuy ngăn chận được ý đồ xâm lăng của quân Nguyên, nhưng Đại Việt vẫn thần phục nhà Nguyên dưới hình thức dâng cống phẩm hàng năm để tạo sự hiếu hoà giữa hai dân tộc và đây cũng là sách lược ngoại giao của Vua Trần Nhân Tông có tánh cách nhún nhường cả nể một chút để bảo tồn sự độc lập của một nước nhỏ bé bên cạnh nước phương bắc khổng lồ luôn có ý đồ thôn tính các nước liên bang. Do đó lúc nào Đại Việt cũng lo âu phập phồng đối với mộng xâm lăng bành trướng của đế quốc phưong bắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nằm trong giai đoạn 30 năm lịch sử này của Đại Việt, vào năm 1284-1285 Vua Chế Mân Champa đã đem quân cứu viện cho Vua Trần Nhân Tông để đánh bại cuộc xâm lăng của quân Nguyên ở Nghệ An 
1282-1284: Dưới sự thống lãnh của Toa Đô, nhà Nguyên ào ạt xâm lăng Champa nhưng bị Vua Chế Mân giáng trả oanh liệt đánh bại quân Nguyên lui về cố quốc.
1292:Trên đường rút quân khỏi đảo Sumatra của nước Java (Nam Dương), quân Nguyên đổ bộ lên bơ` biển Champa lại bị Vua Chế Mân đánh bạt ra biển Nam Hải để lại cả trăm chiến thuyền tan nát và hàng vạn xác chết nằm ngổn ngang bên bờ cát trắng của miền biển Champa .
Kể từ 1253 khi Hốt Tất Liệt tiêu diệt được nhà Tống và lập nên nhà Nguyên cho đến khi Hốt Tất Liệt qua đời vào năm 1294, đây là giai đoạn lịch sử làm cho Đại Việt thời Trần Nhân Tông và Champa thời Vua Chế Mân vô cùng khốn khổ với mộng xâm lăng của quân Nguyên, và hai nhà Vua của hai quốc gia Việt – Chiêm dựa lưng vào nhau để chống quân Nguyên, đó cũng là lý do Trần Nhân Tông và Chế Mân rất có hảo cảm với nhau Vài đặc điểm của Vua Trần Nhân Tông và Vua Chế Mân
Vua Trần Nhân Tông
Một vị Vua anh hùng ái quốc (đánh đuổi quân Nguyên) và nhân hậu (Toa Đô nhà Nguyên tử trận lúc tấn công Đại Việt tại mặt trận Tây Kết, Vua Trần Nhân Tông đã cởi áo long bào đắp cho Toa Đô và cho mai táng theo đúng nghi lễ trang trọng).
Là một vị Vua đạo đức không tham quyền cố vị (nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để làm Thái Thượng Hoàng, khoác áo cà sa nghiên cứu kinh Phật, tu hành trên núi Yên Tử).
Trần Nhân Tông làm Vua 13 năm, Thái Thượng Hoàng 14 năm, tất cả là 27 năm và băng hà lúc 51 tuổi .
Vua Chế Mân
Một vị Vua anh hùng ái quốc (đánh đuổi quân Nguyên) và đạo nghĩa (tha tội chết cho một viên chỉ huy quân binh Champa toan toa rập với địch quân (quân Nguyên) nhưng tước hết binh quyền đuổi về quê làm ruộng  và còn là một vị Vua nhân hậu (xem xét giấy tờ tùy thân những binh sĩ quân Nguyên đã tử trận trên bờ biển Champa rồi cho hỏa táng riêng biệt từng người, bỏ tro cốt vào hủ sành riêng mỗi người và dán tên họ lên, đồng thời cấp cho một chiếc thuyền, tha tội chết cho 10 tên giặc Nguyên bị bắt sống mang theo tro cốt đuổi về Tàu
Vua Chế Mân làm Vua được 26 năm và băng hà lúc 50 tuổi .
Đại Việt dưới thời Trần Nhân Tông
Guồng máy chính trị quân sự được kiện toàn vững chắc nhờ Vua Trần Nhân Tông và các quan trong triều có nhiều tài đức. Tinh thần dân tộc đoàn kết, kinh tế phồn thịnh, dân sinh ấm no hạnh phúc, có một nền văn hóa dân tộc nhân bản. Nhờ sức mạnh này Vua quan nhà Trần đã nhiều lần đập tan được mộng xâm lăng của Bắc phương.
Champa dưới thời Chế Mân

Hùng cường về quân sự, văn hóa nghệ thuật phát triển sáng ngời. Nền hành chánh chánh trị tổ chức vững vàng, nền kinh tế phồn thịnh và có một nền ngoại thương ngành hàng hải phát triển mạnh từ khi Vua Chế Mân kết hôn với Công Chúa Tapasi của Java (Nam Dương ngày nay).

Theo lời kể của cụ Bố Thuận, một học giả Champa và là một chuyên viên nghiên cứu về Champa của trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội trong thời kỳ Pháp thuộc

Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông và cuộc viễn du Chiêm Thành:

Vua Chế Mân là một anh hùng hào kiệt, quyết liệt với địch quân xâm lược nhưng lại là một vị Vua hiếu hòa . Tháng 3 năm 1301, Vua Chế Mân đã cử sứ thần hướng dẫn ngoại giao đoàn sang Đại Việt cùng với nhiều tặng phẩm quí giá: ngọc ngà châu báu, sừng voi, tê giác, lụa là vàng bạc với ước muốn đặt nền tảng bang giao với Đại Việt trong tình hữu nghị lâu dài để cùng tồn tại trước móng vuốt xâm lược của đế quốc Trung Hoa .
Khi đoàn sứ thần ngoại giao của Champa đến Đại Việt, lúc ấy Vua Trần Nhân Tông đã là Thái Thượng Hoàng mặc áo cà sa tu hành tại một ngôi chùa trên núi Yên Tử, nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông. Đây là giai đoạn cực thịnh của Phật giáo trên đất Việt. Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông là người nhân từ sùng kính đạo Phật, say sưa nghiên cứu kinh kệ Phật pháp và yêu thích cảnh gió núi mây ngàn, thích ngao du sơn thủy đó đây và vẫn cố vấn cho Vua Trần Anh Tông trong vấn đề điều hành việc dân việc nước.
Nhân phái đoàn ngoại giao Champa được Vua Chế Mân cử đến thăm viếng ngoại giao với Đại Việt và mong muốn kết tình hữu nghị; Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông nhớ lại người xưa tức Vua Chế Mân của Chiêm Thành cách đây bảy năm đã cùng dựa lưng nhau chống trả quân Nguyên tại Nghệ An; nên để đáp lại tấm thịnh tình của Vua Chế Mân, Ngài quyết định theo chân ngoại giao đoàn Chiêm Thành về thăm Chiêm quốc và Vua Chế Mân, cùng ngao du sơn thủy nghiên cứu Phật pháp bên Chiêm Thành.
Trong bộ áo cà sa, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông và đoàn tùy tùng cùng với sứ đoàn Champa sau thời gian cả tháng trường nay đã đến kinh thành Champa . Được tin quân báo, Vua Chế Mân hân hoan ra đón tận cổng thành Đồ Bàn để mừng đón Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông Đại Việt. Một cuộc tiếp đón vô cùng long trọng dành cho một vị quốc khách. Hai nhà Vua Việt – Chiêm có nhiều điểm tương đồng hợp ý như đã nêu ở phần bối cảnh lịch sử : cùng có một quá khứ oai hùng đầy máu xương khi chống phá quân Nguyên cũng với một tâm nguyện kết tình hữu nghị để cùng tồn tại trước tham vọng điên cuồng tàn bạo của quân Nguyên; cùng đạo đức nhân hậu, anh hùng và ái quốc giống nhau, tâm đầu ý hợp đã kéo dài cuộc thăm viếng của Thái Thượng Hoàng đến chín tháng trời, được Vua Chế Mân hướng dẫn đi thăm viếng nhiều nơi danh lam thắng cảnh cũng như những địa điểm đặc biệt liên quan đến văn hóa, tôn giáo của nước Chiêm Thành như Ngũ Hành Sơn, Thánh địa Mỹ Sơn, trung tâm Phật giáo vĩ đại ở Đồng Dương..v..v.. hều hết đều nằm trong lãnh địa Amaravati cũ tức từ Quảng Trị Thừa Thiên đến Quảng Nam Đà Nẵng ngày nay . Mỗi nơi đi qua Ngài đều lưu lại một thời gian. Lần lượt, Thái Thượng Hoàng được Vua Chế Mân hướng dẫn đi thăm viếng hầu hết các đền tháp thuộc lãnh địa Vijaya, Kâuthara và Panduranga, tới đâu cũng được các lãnh chúa mỗi vùng tiếp đón long trọng .
Đặc biệt là Tu Viện Đồng Dương là một kinh đô có một nền kiến trúc vĩ đại, một thành phố tráng lệ bậc nhất vào thời đại này tại Đông Dương, thời Vua Indravarman đệ nhị . Ngài là một vị Vua sùng bái đạo Phật; vào năm 875 Công Nguyên đã xây một Phật Viện vĩ đại lấy tên là Laksmindra-Lokesvara. Đây là một trung tâm Phật giáo Champa lớn nhất, có vô số kinh điển Phật học trong lịch sử đất nước và có một nhà sư Aán Độ nổi tiếng uyên thâm về Phật học trụ trì tại trung tâm Phật giáo này . Thái Thượng Hoàng trong bộ áo cà sa của Đại Việt đã dành hai phần ba thời gian thăm viếng Chiêm Thành để nghiên cứu Phật Pháp tại tu viện Đồng Dương .
Trong thời gian lưu lại 9 tháng ở Champa, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông cùng Vua Chế Mân tham dự những lễ hội lớn của dân tộc Champa . Ngài đã mục kích tận mắt và rất thiện cảm với dân tộc Champa trông có vẻ bình dị và hiền lương này . Ngài cũng được thưởng ngoạn những điệu múa hát theo điệu Tây Thiên Trúc (của Aán Độ) qua nghệ thuật trình diễn của các cô Chiêm nữ trong xiêm y lụa là vừa nhẹ nhàng vừa thanh thoát và những điệu múa trong cung đình Champa ảnh hưởng vũ điệu của nữ thần nghệ thuật Sravastri và thiên thần vũ nữ Apsara ..v..v.. Ngài cũng tìm hiểu những phong tục tập quán của dân tộc Champa thật thích thú .
Bao nhiêu dáng vẻ thâm nghiêm kỳ vĩ của nền kiến trúc đền tháp, tu viện, bảo tháp, Phật đường, với vô số kinh điển .v..v… với những đường nét điêu khắc chạm trổ thật tinh vi sắc sảo đã nói lên một nền hoa phong tuyệt mỹ của các điêu khắc gia Champa. Nền kiến trúc này đã tô điểm cho giang sơn gấm vóc Champa thêm phần xinh đẹp và đã nói lên sự lớn mạnh và văn minh của một dân tộc. Một đất nước xinh đẹp, mưa thuận gió hòa, đất đai phì nhiêu được xây dựng và gìn giữ bởi một dân tộc lương thiện an hoà, bởi một quân đội gồm kỵ binh, tượng binh, bộ binh và hải quân; nền kinh tế nông nghiệp phồn thịnh, một nền văn hóa nhân bản đầy bản sắc dân tộc Champa và được cai trị bởi một vị Vua Chế Mân anh hùng ái quốc, nhân hậu lịch duyệt …; chừng ấy dữ kiện đã mang đến cho Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông một cảm xúc đặc biệt, một tình cảm nồng nàn mà Ngài tưởng chừng như bị cuốn hút bởi Vua quan, lương dân và đất nước Champa đã dành cho Ngài trong cuộc viễn du kỳ thú này.
Một sáng cuối thu năm 1301, tại thành Vijaya (Đồ Bàn) mây giăng bàng bạc, không gian và thời gian như chùng lại, muốn níu gót viễn du của Thái Thượng Hoàng trong bộ áo cà sa chuẩn bị quay về Đại Việt sau 9 tháng viễn du thăm viếng Champa.
Trước mặt bá quan văn võ trong triều đình Champa, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông với khuôn mặt khôi ngô phúc hậu và cũng đầy nét uy vũ, Ngài đã long trọng tuyên bố ước gả Huyền Trân Công Chúa cho Vua Chế Mân . Đây là lời minh thị của một Thái Thượng Hoàng đầy quyền uy với triều thần Trần Anh Tông và là nhà sư uyên bác, đức hạnh và trung tín của Trúc Lâm Thiền Sư Yên Tử sơn.
Sự ước gả này để thực hiện một sách lược hoà thân của hai vị lãnh đạo quốc gia hiếu hoà Việt – Chiêm để rồi Công Chúa Huyền Trân sẽ là Hoàng Hậu Champa, Vua Chế Mân sẽ là Phò Mã Đại Việt. Hai nước láng giềng sẽ có mối liên hệ tình thân gia đình (con của Huyền Trân sẽ là cháu ngoại của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông) và còn đoàn kết liên minh với nhau cùng tồn tại và cùng đối phó với mộng xâm lược có thể xảy ra bất cứ lúc nào của đế quốc bắc phương tràn xuống các nước phía nam, đó là ý nghĩa của sách lược hòa thân của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông và Vua Chế Mân.
Sách lược hòa thân (từ ngữ Hòa Thân theo giáo sư Huỳnh Văn Lang) này đã bị triều thần Trần Anh Tông biến thành một sự đổi chát đưa đến tráo trở và thất tín sẽ đề cập chi tiết ở phần sau .
VUA CHẾ MÂN CẦU HÔN
Tháng 02/1302 Vua Chế Mân cử sứ thần Chế Bồ Đài hướng dẫn một phái đoàn hơn một trăm người đem vàng bạc châu báu, trầm hương, ngọc ngà v.v… sang Đại Việt để xin cầu hôn với Công Chúa Huyền Trân theo lời ước gả của Vua cha Trần Nhân Tông; nhưng triều thần Trần Anh Tông có người thuận có người không. Họ muốn biến đổi cuộc hôn nhân như một sách lược Hoà Thân của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông thành một chủ trương mậu dịch, ngoài lễ vật nêu trên, triều thần Trần Anh Tông còn buộc Vua Chế Mân phải nạp thêm đất đai gọi là “lễ Nạp Trưng” theo phong tục Việt Nam và Trung Hoa Trần Nhân Tông với uy quyền của một Thái Thượng Hoàng, Ngài không bao giờ đặt ra vấn đề đổi chát hay mậu dịch, mà vai trò Huyền Trân là một sứ giả hoà bình, dùng hôn nhân để thực hiện sách lược Hoà Thân giữa hai gia đình và hai nước láng giềng vẫn thường hay lục đục trước đây, để cùng nhau liên minh trong tình gia đình, trong tình thân giữa hai nước thực sự đoàn kết với nhau để chống lại hiểm họa xâm lăng từ đế quốc bắc phương tràn xuống lúc nào không hay; hơn nữa Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông, Ngài còn là một nhà sư Trúc Lâm của Yên Tử Sơn, ảnh hưởng sâu sắc triết lý nhà Phật, nên việc đòi đất đai của dân tộc khác là sai với tôn chỉ từ bi vô lượng vô biên, công bằng bác ái, phóng khoáng của đạo Phật và sẽ có nhân quả không tốt đẹp về sau .
Trước sức ép của triều thần Trần Anh Tông, Vua Chế Mân đành phải lấy hai châu ở biên thùy để làm “lễ nạp trưng” thoả mãn một số quần thần Trần Anh Tông đòi hỏi hầu xúc tiến cuộc hôn nhân thực hiện sách lược Hoà Thân Việt – Chiêm.
Việc hiến cống hai châu Ô Lý để làm quà sánh lễ cưới Công Chúa Huyền Trân đã bị triều thần Champa phản kháng dữ dội và thần dân Champa ở hai châu Ô và Lý cũng như cả nước Champa đều phẩn nộ trước quyết định sai trái của Vua Chế Mân; nhưng thời đó Vua là Thiên Tử nắm hết giang sơn và thiên hạ, nên dân tộc Champa đành chịu vậy trong ngấn lệ xót xa.
Ngày nay hậu duệ của Champa cho rằng việc dâng đất để làm sính lễ cưới Huyền Trân là một sự sai lầm của Vua Chế Mân vì đó là vùng chiến lược quân sự địa đầu rất quan trọng. Từ châu Ô châu Lý nhìn xuống thấy cả đồng bằng hẹp nhưng phì nhiêu và cả chiều dài của bờ biển (miền Trung ngày nay) với bãi cát trắng phau trông giống người phụ nữ nằm để lộ cặp đùi nõn nà khiến cho anh dâm đãng Hốt Tất Liệt thèm thuồng nhỏ nước miếng muốn chiếm đoạt .
Sau khi Vua Chế Mân đồng ý nạp hai châu Ô và Lý, Vua Trần Anh Tông và quần thần xem như một món lợi to lớn nên đã hân hoan gả Huyền Trân cho Vua Chế Mân vào tháng 06/1306 năm Bính Ngọ
CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN TRÊN ĐƯỜNG VỀ CHIÊM QUỐC
Tháng 06 năm Bính Ngọ (1306), Vua Trần Anh Tông cử Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi, Ngự Sử Đoàn Nhữ Hải và Thượng Tướng Trần Khắc Chung cầm đầu phái đoàn Đại Việt gồm nhiều quan quân hộ tống để đưa tiễn cô dâu Huyền Trân về Chiêm Thành.

Từ thủ đô Thăng Long của Đại Việt ra đến bến sông Hồng Hà, quần chúng đứng đầy dọc hai bên thành lộ với cờ xí và biểu ngữ chúc mừng chúc tụng lên đường bình an dành cho công chúa thân yêu của Đại Việt xuôi về Nam để kết duyên cùng Vua Chiêm Thành để thực hiện lời giao ước của Vua cha là Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông (quân vô hý ngôn).

Một công chúa tuổi vừa độ đôi mươi xinh đẹp, con nhà Vua chúa, học thức và đạo hạnh lại phải xa lìa tổ ấm gia đình tại cung đình, xa lìa quê hương yêu dấu, ngàn dặm ra đi, lênh đênh nghìn trùng sóng vỗ để làm dâu xứ lạ, lòng dạ nào lại không bịn rịn lúc ra đi .

Ngày xưa bên Trung Hoa, thời Hán Nguyên Đế có Vương Chiêu Quân có vẻ đẹp phi phàm trầm ngư (chìm đáy nước cá lờ đờ lặn) vương giả sang trọng. Trong ngày từ biệt Vua Hán Nguyên Đế ra đi làm Hoàng Hậu một xứ xa lạ ở nước Hung Nô, có thi nhân thời đó ở Trung Hoa làm thơ cảm thán:

Cô ơi cô đẹp nhất đời
Mà sao mệnh bạc thọ trời cũng thua
Một đi từ biệt cung Vua
Có về đâu nữa đất Hồ ngàn năm!
(Huyện Nẻ Nguyễn Thiện Kế)
Đối với Huyền Trân cũng vậy, tâm trạng nàng vô cùng ngổn ngang, vừa gạt lệ giã từ Phụ Hoàng và Mẫu Hậu, người thân, giã từ quê hương mẫu quốc đồng bào ruột thịt, vừa nao nao bồn chồn hướng về một khung trời hạnh phúc xa xôi mờ mịt chưa biết ra sao ? Những thế hệ về sau, có vài thi nhân đã cảm thông với nỗi niềm của kiếp hoa trôi dạt nên có những câu tự sự Nam Bình được dân Thuận Hóa hát theo điệu Chiêm Thành:
Nước non ngàn dặm ra đi
Mối tình chi
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô Ly
Đắng cay vì đương độ xuân thì …
(tác giả vô danh
Sau hồi trống giục, nàng phải bước chân xuống thuyền hoa với đoàn tùy tùng hộ tống của Đại Việt và sự hướng dẫn thủy lộ của đoàn Sứ Bộ Chiêm Thành; trong cờ xí phất phới tiễn đưa cũng có sự sụt sùi giữa kẻ đi người ở … Đoàn thuyền hoa rời bến sông Hồng để ra cửa biển xuôi về Nam.
Gió đông nam thổi nhẹ nhưng hoa sóng đại dương vẫn nở rì rào như tâm sự người đi xa, mặt biển trong xanh dưới bầu trời sáng chói của muà xuân ban ngày, và khi hoàng hôn bao trùm, cả mặt biển trở thành đen nghịt, chỉ có hàng vạn vì sao trên bầu trời lấp lánh như những hạt kim cương tô lên một bức họa ánh sáng thâm trầm. Lòng cô gái xuân thì trên đường vu qui rộn rã không biết bao nhiêu tâm sự …
Lời Phụ Hoàng, người cha già kính yêu đã căn dặn trước khi về Chiêm Quốc: những tháng ngày trước đây Phụ Hoàng đã viễn du xứ Chiêm Thành, đất nước họ đẹp đẽ, một dân tộc hiền lương có nền văn hóa riêng biệt rực rỡ . Chế Mân là một vị Vua biết yêu thương nòi giống, một anh hùng hào kiệt, lịch duyệt và nhân hậu, không phải là một hôn quân bạo chúa . Con hãy làm tròn bổn phận một sứ giả hoà bình, đem lại tình thân thiện giữa hai dân tộc Việt – Chiêm. Đối với Chế Mân sau này sẽ là phu quân của con, con phải biết đạo tam tòng tứ đức, phu xướng phụ tùy của người phụ nữ Á đông và phải xứng đáng là một “mẫu nghi thiên hạ”.
Nghĩ đến lời Phụ Hoàng còn văng vẳng bên tai, lòng nàng se lại và ấm áp hơn rồi chìm dần trong giấc ngủ mơ hoa, bồng bềnh trên sóng nước đại dương trôi dần về Chiêm Quốc.
Trong khi đó ở Chiêm Quốc, Vua Chế Mân cử quan Ngự Sử Chế Bồ Đài cầm đầu một số quần thần, binh lính và toán Ngự Lâm Quân theo hộ giá nhà Vua để đón rước cô dâu Huyền Trân cùng phái đoàn Đại Việt tại hải cảng Pat-Thinưng (Thị Nại Bình Định ngày nay)
Sau những ngày lênh đênh trên biển cả mênh mông, đoàn thuyền hoa đưa tiễn Công Chúa Huyền Trân của Đại Việt đã vào đến lãnh hải Vijaya (Bình Định) và hướng dần vào cặp bến cảng Pat-Thinưng do sự hướng dẫn của đoàn Sứ Bộ Chiêm Thành.
Công Chúa Huyền Trân lòng dạ bồn chồn muốn sớm trông thấy mặt Vua Chế Mân, nhưng hơi lo âu vì nếu phu quân Chế Mân quá dị dạng như anh chàng Trương Chi thì làm sao đây hỡi Phụ Hoàng của con! Liệu con có làm nổi những lời khuyên của Phụ Hoàng kính yêu hay không ?
Đoàn thuyền hoa Đại Việt vừa cặp sát vào cầu bến cảng Pat-Thinưng thì đoàn quân binh, quần thần, toán ngự lâm quân, các nữ tỳ .v..v… cùng Vua Chế Mân đã có mặt ở bến cảng trước rồi .
Khi một Hòa Thượng trong phái đoàn Đại Việt cùng các vị quần thần như Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi, Thượng Tướng Trần Khắc Chung, Ngự Sử Đoàn Nhữ Hải bước lên bờ cảng thì quần thần và Ngự Sử Chế Bồ Đài Chiêm Thành đã đón chào thân mật, trong khi đó Vua Chế Mân từ trên kiệu vàng rực rỡ bước ra, con người cao lớn, nước da sáng, mũi cao, tóc hơi gợn sóng phía trước, đôi mắt sáng ngời thoáng nét đa tình và dáng vẻ hào hoa phong nhã nhưng không kém phần uy dũng của một quân vương, ngang hông mang một thanh kiếm báu với vỏ kiếm bằng vàng, chuôi kiếm bằng ngà voi khảm ngọc . Đầu đội chiếc mũ bằng vàng cao hình trụ, trên đỉnh nhọn của mũ có gắn một viên ngọc tỏa ra ánh sáng với nhiều màu sắc khác nhau trông vừa đẹp mắt vừa uy nghi. Mình mặc áo lụa thượng hạng màu trắng, đường viền cổ áo, hai tay áo và song song với hai hàng nút đều bằng kim tuyến bằng vàng lấp lánh, và một đai vàng dát mỏng thắt ngang lưng, khoác ngoài một chiếc áo lông bào . Chân mang hia màu đen có thêu hình con chim Garuda màu đỏ …
Huyền Trân Công Chúa từ trong kiệu hoa, sau khi cô tỳ nữ nhẹ vén màng che trước kiệu hoa, nàng nhìn ra ngoài thấy Quốc Vương Chế Mân, đôi má nàng ửng hồng lên, ý nghĩ về Chiêm Quốc bây giờ không những để làm sứ giả hòa bình mà còn đến Chiêm Thành với lòng dạ băng trinh của một cô thanh nữ xuân thì vu qui về nhà chồng; nàng thầm cảm ơn Phụ Hoàng đã khéo chọn cho nàng một đấng phu quân xứng đáng để sửa túi nâng khăn. Huyền Trân nhẹ nhàng bước ra khỏi kiệu hoa, e ấp thẹn thùng, khép nép; nàng chắp hai tay trước ngực cuối mình quì phục xuống chào, Vua Chế Mân lật đật đến sát bên nàng đưa hai tay nhẹ nhàng đỡ nàng đứng dậy. Như hai luồng điện âm dương giao cảm; đôi bàn tay nhỏ bé thon thả xinh đẹp của nàng nhẹ nhàng như cánh bướm đậu trên nụ hoa thật ấm áp trong đôi lòng bàn tay của Quân Vương. Bằng một giọng êm đềm dịu vợi, Công Chúa Huyền Trân tâu: Xin đa tạ Thánh Thượng đã nhọc công đón tiếp bằng tiếng Champa (Triều đình Trần Anh Tông mời một người Chăm sống ở Đại Việt dạy tiếng Chăm cũng như phong tục và văn hóa Champa trước khi nàng lên đường về Chiêm Quốc). Vua Chế Mân đăm đăm nhìn nàng trong sự ngạc nhiên, không ngờ nàng ăn mặc y phục trang sức theo mỹ thuật Champa, lại nói được cả ngôn ngữ Champa. Rồi nhà Vua nở nụ cười và ân cần hỏi nàng có khỏe không, ta rất lo âu sóng nước trùng dương làm nàng mệt mỏi, ta xin lỗi nàng. Công Chúa Huyền Trân duyên dáng chắp tay cuối đầu khẽ tâu: nhờ hồng ân của Thánh Thượng, thần thiếp và tất cả mọi người trong đoàn thuyền hoa đều khỏe mạnh, chỉ có chút say sóng.Vua Chế Mân nhẹ nhàng dìu Huyền Trân lên kiệu vàng rực rỡ, những chiếc kiệu nhỏ hơn để dọc một hàng sau dành cho các đại diện triều thần Trần Anh Tông và các quần thần Champa; những thành phần nhỏ hơn đi ngựa lững thững theo sau, cùng với toán ngự lâm quân, binh lính hướng về thành Vijaya (thành Đồ Bàn). Con đường từ hải cảng Pat-Thinưng đến cửa thành Đồ Bàn dài khoảng 8 km. Hai bên đường là hai hàng dương liễu óng ả mượt mà xanh thẩm như đón chào cô dâu từ Đại Việt đến.
Đoàn rước dâu rời khỏi bến cảng Pat-Thinưng chẳng bao lâu, chỉ còn một dặm nữa đến thành Đồ Bàn. Hai bên đường tới đây không còn cây dương, chỉ có trồng hoa Vong, hoa Phượng, hoa Quỳ dọc hai bên đường trông rất được mắt. Quần chúng Champa đứng đón hai bên đường với áo quần đẹp đẽ, cờ xí phất phới, biểu ngữ giăng đầy, chiêng trống hòa lẫn với lời hô chào vang dậy chào đón cô dâu Đại Việt.
Thành Đồ Bàn rộng mênh mông, thành quách tráng lệ vây quanh. Bên ngoài thành Đồ Bàn, phía Tây của thành:
- Nơi ngựa hí chuông rền vang trong gió
(Chế Lan Viên)
Phía Nam thành:
Đây chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo quanh thành
(Chế Lan Viên)
Khi Quốc Vương Chế Mân và hai phái đoàn đưa rước Công Chúa Huyền Trân vào trong khuôn viên cung đình, trước mắt Huyền Trân:
Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh
(Chế Lan Viên)
Huyền Trân như lạc vào cõi mộng, khi đăm chiêu suy nghĩ, khi ngẩn ngơ nhìn những lâu đài điện các, gác tía cung son, tháp nước, miếu đường, đại sảnh nguy nga .v..v… không biết bao nhiêu khu được xây dựng theo hàng lối ngay thẳng nếp na, với những công trình kiến trúc vĩ đại tráng lệ, thâm nghiêm hòa hợp bởi hai nền văn minh kiến trúc của Chiêm Thành và Aán Độ, tất cả đều xây dựng bằng gạch, được sơn phết đẹp mắt . Cả khu triều đình rộng lớn đồ sộ ấy đều được lát gạch Bát Tràng, trông nổi bật rực rỡ . Cũng trong khuôn viên triều đình, ngoài lầu son gác tía, còn có những hương liệu kỳ nam, trầm hương, những loài hoa quí như hoa lan, hoa Champa; chim ưng, chim yến, bạch tượng.v..v… cung tần, mỹ nữ, hoa gấm lụa là v.v.. đã nói lên một sức sống đầy thi vị trong một thế giới cung đình riêng biệt, thế thì tại sao có người dị nghị cho Chiêm Thành là man di ? Thật không trung thực chút nào, chỉ do đố kỵ tự tôn mà ra . Thảo nào Phụ Hoàng không ngớt lời khen ngợi đất nước Chiêm Thành. Đang khi với ý nghĩ miên man, Quốc Vương Chế Mân khẽ bảo với Huyền Trân: nàng và các nữ tỳ sẽ được các cung nữ Chiêm Thành đưa vào hậu cung nghỉ ngơi chờ ngày mai thiết triều để chính thức sắc phong Hoàng Hậu cho Công Chúa theo lời ta đã hứa với Thái Thượng Hoàng của Đại Việt tức thân phụ của nàng trước đây .
LỄ PHONG TƯỚC HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA - HOÀNG HẬU PARMECVARI CỦA CHIÊM THÀNH
Lễ phong tước Hoàng Hậu cho Công Chúa Huyền Trân được tổ chức trọng thể . Tất cả các vị lãnh chúa từ các lãnh địa Amaravati, Vijaya, Kâuthara, và Panduranga đều có

mặt từ hôm trước như đã dự định. Các bậc tăng lữ, các quần thần văn võ đều tề tựu đông đủ . Các quan Phủ quan Huyện và các đoàn thể quần chúng quanh vùng thành Đồ Bàn đều có mặt trong triều đình để làm cho lễ phong tước được long trọng .

Công Chúa Huyền Trân được các tỳ nữ Chiêm Thành và viên quan đặc trách lễ tấn phong hướng dẫn Công Chúa vào đại sảnh sau khi phái đoàn Đại Việt đã đến trước và ngồi vào vị trí ấn định sẵn .

Vua Chế Mân từ trong nội cung bước ra với dáng vẻ uy nghi, đường bệ pha lẫn với phong cách hào hoa phong nhã của một Quốc Vương văn võ song toàn. Tất cả mọi người trong đại sảnh thiết triều đều quì phục xuống nghênh chào bệ hạ . Vua Chế Mân vội vã bước đến hai tay nhẹ nhàng đỡ lấy Công Chúa Huyền Trân đứng dậy và dìu nàng ngồi vào chiếc bành kỷ dát vàng bọc quanh viền bên cạnh chiếc ngai vàng khảm ngọc dành cho Hoàng đế . Ngài truyền cho mọi người bình thân. Sau đó Quốc Vương Chế Mân long trọng tuyên bố : “Trong không gian đại sảnh của cung đình Champa, hôm nay, tại thời khắc vàng son của lịch sử này, Công Chúa Huyền Trân chính thức là phu nhân của Trẫm, ta phong tước Hoàng Hậu cho nàng với tước hiệu là Hoàng Hậu Paramecvari của Champa . Hoàng Hậu Paramecvari là mẫu nghi thiên hạ và cũng là nàng dâu của dân tộc và đất nước Champa . Những tràng pháo tay tung hô vang dội cả cung đình . Quốc Vương Chế Mân chỉ thị cho viện Hàn Lâm phụng chỉ viết tờ Chiếu để nhà Vua ban hành bố cáo cho thần dân toàn quốc Champa để tri tường.

Sau đó đại diện triều đình Đại Việt lên chúc mừng Hoàng đế Chế Mân và Hoàng Hậu Paramecvari được an khang trường thọ để chăn giữ muôn dân Champa và đem lại sự hòa thân đoàn kết giữa hai dân tộc Việt – Chiêm, cùng kiến tạo hòa bình, cùng tồn tại trước mọi mưu đồ xâm lăng từ nước khổng lồ phương bắc .
Đến khi hoàng hôn vừa bao phủ vạn vật, không gian và vũ trụ chìm trong ánh sáng của trăng sao huyền hoặc; nơi cung đình Champa hoa đăng nở rộ sáng trưng khắp nội thành Vijaya . Vua Chế Mân và Hoàng Hậu Paramecvari đôi trai tài gái sắc hàng đầu của dân tộc Champa đã mở dạ tiệc linh đình để mừng Tân lang và Tân giai nhân và mừng tước vị Tân Hoàng Hậu Paramecvari của Champa. Với Công Chúa Huyền Trân, trước khi từ giã quê hương Đại Việt lên đường về Chiêm Quốc đã được triều đình Đại Việt chuẩn bị hành trang chu đáo cho nàng về việc hội nhập văn hóa Champa; từ ngôn ngữ, ăn mặc phục sức, văn hóa nghệ thuật. Do đó nàng phục sức theo cung cách Chiêm Thành, sử dụng ngôn ngữ Chiêm Thành và đã biết rành rẽ những vũ khúc cung đình nơi điện ngọc cung vàng của triều đình Champa .
Để mở đầu dạ tiệc, Vua Chế Mân cũng nổi tiếng là hào hoa đã khẽ nghiêng vai nhẹ nhàng đưa tay mời Hoàng Hậu Paramecvari, Tân lang và Tân giai nhân mở đầu dạ tiệc qua vũ khúc “Mia – Harung” (vũ khúc này cách đây một ngàn năm mà ngày nay nhạc sĩ Champa Quảng Đại Tửu người Ninh Thuận đã sáng tác theo nội dung và điệu mới mà dân tộc Chăm hiện đang múa hát vào dịp có lễ hội của dân tộc Chăm). Vũ khúc Mia-Harung cũng là loại vũ khúc cung đình hoan ca . Hoàng Hậu Paramecvari trong bộ nhung y rực rỡ, với chiếc khăn quàng bằng kim tuyến đỏ với tua vàng lấp lánh, quàng từ trên vai trái xuyên hông phải . Chiếc thắt lưng dát mỏng bằng vàng khảm ngọc lấp lánh ôm nhẹ tấm lưng ong với dáng người thon thả cao ráo, làn da trắng mịn màng làm nổi bật Hoàng Hậu Paramecvari như tiên nữ giáng trần bên cạnh một Quân Vương hào hoa đa tình và phong độ, với nước da sáng, mái tóc một chút gợn sóng phía trước, đôi mắt sáng ngời trong một thân thể cao ráo cân đối .
Nhạc trống, kèn nổi lên khi khoan khi nhặt, khi náo động như trời đổ mưa, khi khoan như gió thoảng ngoài .Jaya Simhavarman III (tức Vua Chế Mân) và Paramecvari (Huyền Trân Công Chúa) tay trong tay, mắt trong mắt, chìm đắm trong những nhịp múa khi nhanh lúc đuổi nhau, kẻ tiến người lui, khi nương tựa vào nhau, khi nàng mềm mại như một cành hoa lan, lúc ẻo lả như một ngọn trúc mềm trước gió, chàng phải nhạy bước nhanh tay đỡ lấy tấm thân ngọc ngà, họ đã thực sự không phải say nồng trong men rượu mà trong men nồng hạnh phúc qua những động tác múa mà lịch sử hai quốc gia cũng như định mệnh của Thượng Đế đã an bài cho họ .
Trong khung cảnh lộng lẫy nơi cung đình với hoa đăng sáng rực như trân châu, qua vũ khúc Mia-Harung của cung đình mà Vua Jaya Simhavarman Đệ Tam cùng Hoàng Hậu Paramecvari đã mở đầu buổi dạ tiệc, đoàn sứ thần Đại Việt nghĩ rằng thảo nào Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã không chọn một mỹ nhân nào trong nước Đại Việt để gả cho Vua Chế Mân hầu thực hiện sách lược hòa thân mà lại chọn ngay con gái ruột xinh đẹp của mình . Sau màn vũ Quân Vương và Hoàng Hậu chấm dứt, cả cung đình vang lên nhiều tràng pháo tay khen ngợi . Nhà Vua dìu Hoàng Hậu trở về vị trí cũ, đêm dạ tiệc được tiếp tục với những điệu múa Tây Thiên Trúc qua nghệ thuật trình diễn của các cô Chiêm Nữ trong cung đình với xiêm y lụa là vừa nhẹ nhành vừa thanh thoát . Những điệu múa cung đình Champa ảnh hưởng vũ điệu của nữ thần nghệ thuật Sravastri và vũ điệu Thiên Thần Vũ Nữ Apsara cũng được đoàn vũ nữ cung đình biểu diễn thật tuyệt vời cùng với dàn trống đệm gồm ba mươi nhạc công, ngoài ra các nhạc cụ dân tộc cổ điển dân gian Champa như kèn Saranai, trống đôi Ginăng, trống chiếc một người sử dụng như Paranưng .v..v… cũng được dùng hòa âm khi trình bày những khúc nhạc dân ca .Dạ yến tiệc có đủ sơn hào hải vị, các loại rượu đặc biệt của Champa và của những quốc gia lân cận. Mọi người vừa thưởng thức nghệ thuật ca vũ, rượu ngon trà ấm, những thức ăn tuyệt hảo sang trọng trong đời sống cung đình:
Đây ánh ngọc lưu ly mờ ảo.
Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà,
Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo,
Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa. (Chế Lan Viên).

Khi dạ tiệc chấm dứt, mọi người nghiêm chỉnh tiễn đưa Quốc Vương và Hoàng Hậu về cung son gác tía, thế giới riêng tư của Quân Vương và Hoàng Hậu. Trong chốn mê cung này, Tân lang và Tân giai nhân cùng cạn hai chung rượu nồng ấm sắt son và trong Hoa Tiên có câu:

Bấy lâu chút mảnh riêng tây

Aùi ân này đến đêm này là xong .

Sau năm năm cầu hôn và chờ đợi, Quân Vương Chế Mân bây giờ mới thực sự trùng phùng với giai nhân ngày tháng đợi chờ . Hai người nhoài đi trong giấc điệp … Những con Oanh vàng và mấy con chim Vành Khuyên phía sau vườn thượng uyển hót vang lên, Quốc Vương và Hoàng Hậu vừa thức giấc thì vừng thái dương đã chiếu rọi nơi khung cửa ngọc … và lại bắt đầu một ngày mới.
Sau những tuần trăng mật, Vua Chế Mân trở lại lo việc triều chính. Hoàng Hậu Paramecvari, bà ta không những là một nhịp cầu nối liền tình đoàn kết thâm sâu của hai dân tộc Việt-Chiêm mà còn là một người đàn bà luôn bên cạnh Vua Chế Mân (bên Tây Cung). Hoàng Hậu Tapasi ở bên Đông Cung, bà này đời sống đóng kín hơn. Hoàng Hậu Paramecvari còn lo việc an nguy của dân tộc và đất nước Champa để xứng đáng là “Mẫu nghi thiên hạ”. Quốc Vương và Hoàng Hậu Paramecvari cùng đi thăm viếng lương dân, quan sát đời sống của dân để có kế hoạch lo cho nhơn quần xã hội Champa được ấm no hạnh phúc, đồng thời chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên đẹp đẽ của giang sơn chồng. Quốc Vương và Hoàng Hậu lần lượt thăm viếng những địa danh đặc biệt nổi tiếng trên đất nước Champa như:
Ngũ Hành Sơn: để ra mắt Thần Linh Champa, vì nơi đây có những khóm mây ngủ quên trên lưng chừng đồi; cảnh trí như sương khói mùa thu bao phủ cả rừng cây, cả những hang động thiên nhiên rộng và sâu nhưng đầy mùi hương trầm và đèn sáp sáng trưng, vốn là nơi thờ phượng thần linh hiển linh của dân tộc Champa .
Thánh Địa Mỹ Sơn do Vua Bhadravarman xây dựng hồi cuối thế kỷ thứ IV công nguyên. Quốc Vương và Hoàng Hậu cầu nguyện trước Thần Bhadresvara là đấng toàn năng của đất nước và dân tộc Champa và quì lạy trước Thần Shiva là đấng toàn năng chỉ đạo đời sống vương quyền Champa và còn là một biểu tượng tâm linh cội nguồn của dân tộc Champa. Đây là một trung tâm hành hương lớn nhất của Champa với nền kiến trúc rực rỡ nguy nga .
Tu Viên Đồng Dương: ở Quảng Nam (Indrapuna) Quốc Vương và Hoàng Hậu đến lạy Phật. Đây là một trung tâm Phật giáo Đại Thừa nguy nga đồ sộ lớn nhất ở Đông Nam Á trong thời điểm lịch sử này, do Vua Indravarman Đệ Nhị xây dựng hồi thế kỷ thứ 9. Nơi đây, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông là phụ hoàng của Hoàng Hậu Paramecvari đã trải qua nhiều tháng để nghiên cứu Phật Pháp. Dạo chơi vườn Mai Uyển tại miền đất thuộc châu Panduranga, giữa Cà Ná và Vĩnh Hảo tức ranh giới giữa tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay. Vườn Mai Uyển này gồm có Bạch mai, Hoàng mai, và Hồng mai tọa lạc tại một địa thế hùng vĩ của núi rừng và sự mênh mông của biển cả (một bên là biển Thái Bình Dương, một bên là chi nhánh của dãy Trường Sơn Việt Nam, vườn Mai Uyển ở giữa). Nghĩa là một bên là màu xanh của biển cả, một bên là màu xanh của núi rừng, ở giữa là vườn Mai Uyển với hoa trắng hoa vàng hoa Mai hồng hoà lẫn với màu xanh cỏ cây và hoa rừng đủ loại tạo thành một bức tranh màu sắc tuyệt đẹp. Người ta đồn rằng khi Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ước gả Huyền Trân Công Chúa cho Vua Chế Mân, Ngài (Vua Chế Mân) đã lập sẵn vườn Mai Uyển này để tặng cho Huyền Trân Công Chúa. Nhưng thực sự đây chỉ là lời đồn do sự tưởng tượng của thi ca, vì vườn Mai này do thiên nhiên hiến tặng cho dân tộc và đất nước Champa, cũng như mạch suối “Khoáng Tuyền” cũng có ở vùng này gọi là suối Vĩnh Hảo cũng nằm hóc núi khu vườn Mai Uyển này.
Có lẽ Quốc Vương Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa cũng đến thăm viếng ở đây . Trong thời Pháp thuộc, người Pháp có lập nhà máy khai thác mạch suối khoáng chất này để vô chai gọi là “nước suối Vĩnh Hảo” đem bán khắp nơi trong nội địa, không rõ có xuất cảng hay không . Kẻ viết bài này lúc còn là học sinh trung học thường đến đây tắm và uống nước suối với chanh đường thật là tuyệt vời giống như soda chanh đường vậy .
Vườn Mai Uyển, như trên đã nói là đã có sẵn trong thiên nhiên của vùng đất Panduranga, Vua Chế Mân chỉ tô điểm sửa sang lại cho đẹp đẽ không có vẻ hoang dã nữa . Mỗi độ xuân về vườn Mai này nở rất đẹp. Khi Huyền Trân Công Chúa chính thức thành Hoàng Hậu Paramecvari của Champa trong mùa xuân đầu tiên trên đất nước Champa, Hoàng Hậu Paramecvari và Vua Chế Mân cùng sánh bước với nhau nhiều lần trong vườn Mai Uyển của muà xuân năm 1307 trong tình nghĩa phu thê để rồi sau mùa xuân năm đó, vào tháng 05/1307 Vua Chế Mân băng hà . Sau đó vườn Mai Uyển không ai chăm sóc nữa, dần dà trở nên hoang dã như xưa . Bảy trăm năm qua, ngày nay trở lại khu vườn Mai đó nay chỉ còn là dấu tích, lác đác đó đây những bụi Mai vàng nhắc nhở nhân gian về một quá khứ đẹp đẽ của một cuộc tình vương giả giữa Vua Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa Đại Việt ngày xưa .
Trở lại Quốc Vương Chế Mân và Hoàng Hậu Paramecvari trong đời sống Hoàng cung; Vua Chế Mân là một phu quân phong độ và lịch duyệt. Ngài thật sự yêu thương Hoàng Hậu xinh xắn yêu kiều, mang đến cho Hoàng Hậu những hương vị ngọt ngào của đời sống phu thê và Hoàng Hậu tỏ ra là một phụ nữ Á Đông thấm nhuần Nho giáo với câu tam tòng tứ đức. Một người vợ ngây thơ (20 tuổi) hiền thục, một Hoàng Hậu đức hạnh xứng đáng là một mẫu nghi thiên hạ . Đời sống trong Hoàng cung thật êm đềm cũng có vẻ kiêu sa và cũng rực rỡ huy hoàng của một mệnh phụ triều đình .
Hoàng Hậu thường thăm viếng ủy lạo chuà chiền trong kinh thành, cầu xin cho hai quốc gia Chiêm-Việt được quốc thái dân an. Lập nhiều khu tế bần để giúp đỡ lê dân bá tánh, chăm sóc nuôi nấng người già cả tật nguyền đơn chiếc cút côi . Đôi lúc Quốc Vương và Hoàng Hậu cùng ngồi trên một cái bành nệm êm có lọng che sặc sỡ được gắn chặt trên lưng một thớt voi với sự điều khiển của một quản tượng chuyên môn rành nghề, băng suối lên ngàn ngao du sơn thủy cùng với toán Ngự Lâm quân theo hầu, một quan thái gia lo về ẩm thực cùng quân lính theo hậu vệ . Cuộc sống phu thê giữa Quốc Vương và Hoàng Hậu đang trải qua những ngày tháng êm đềm hạnh phúc trong một giai đoạn yên bình của lịch sử, trong sự hòa thân tốt đẹp của hai quốc gia Việt – Chiêm, thì bất hạnh lại đến với Hoàng Hậu Paramecvari, với triều đình và dân tộc Champa là Quốc Vương Chế Mân băng hà vào tháng 05/1307 năm Hưng Long thứ 15. Cả triều đình Champa đau buồn vì sự ra đi vĩnh viễn của một Quốc Vương anh hùng đạo đức này.
Hoàng Hậu Paramecvari đang mang trong mình giọt máu của Quốc Vương và Hoàng Hậu, nàng đau nhói tâm cang, nỗi lòng quặn thắt, nước mắt nhạt nhòa vĩnh biệt phu quân. Cuộc hôn nhân vương giả do sự an bài của lịch sử hai quốc gia nhưng những tháng ngày bên nhau ấy đã tạo nên một tấm chân tình sắt son giữa Quốc Vương và Hoàng Hậu vừa tròn một năm thì rơi vào mệnh bạc!.
VUA CHẾ MÂN BĂNG HÀ, CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN VỀ CỐ QUỐC
Sau khi Vua Chế Mân băng hà, triều thần Trần Anh Tông lấy cớ sợ Huyền Trân phải lên dàn hỏa với Vua Chế Mân theo tục lệ của người Chiêm Thành, nên đã cử Thượng Thư Tả Bộc Xạ Trần Khắc Chung và An Phủ Sứ Đặng Vân (Đặng Thiệu) sang Chiêm Thành phúng điếu tang lễ rồi tìm cách cướp Huyền Trân về Đại Việt . Phái đoàn Đại Việt đề nghị với triều đình Champa cho Huyền Trân Công Chúa ra bờ biển làm lễ chiêu hồn cho nhà Vua, xong rồi trở về lại Hoàng cung. Triều đình Champa tin tưởng rồi chấp thuận.
Nhưng, khi Hoàng Hậu Paramecvari đến bờ biển thì Trần Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy Huyền Trân đưa về Đại Việt . Cuộc hải hành đưa Huyền Trân về Đại Việt đáng lý ra không quá hai tháng vì lúc này gió chướng Đông Bắc chưa mạnh, nhưng đã kéo dài đến mười tháng mới về đến Thăng Long thành. Sự kiện cướp Hoàng Hậu này gây phẩn nộ cho triều thần Champa . Còn việc đưa Công Chúa Huyền Trân về lại Thăng Long quá chậm trễ đưa đến hai quan điểm khác nhau sau đây:
Quan điểm thứ nhất:
Sở dĩ kéo dài đến 10 tháng lênh đênh trên biển cả vì Trần Khắc Chung tìm cách tư thông với Huyền Trân, vì thời gian trước kia Trần Khắc Chung cũng thương thầm Huyền Trân ?
Giáo sư Huỳnh Văn Lang, tác giả cuốn “Những Công Chúa Sứ Giả”, tập II, trang 117 có ghi rằng: “Về lại, Thái Thượng Hoàng không phạt Trần Khắc Chung mà lại phạt Huyền Trân Công Chúa như là người đàn bà mất nết, bắt cạo đầu vào chùa tu cho đến chết.”
Nếu quả thật là tư thông với Trần Khắc Chung sau khi chồng chết chưa mãn tang ? thì:
Thương thay cô gái quạt mồ
Hại thay cô gái xách vồ đập xăng!
Dù sao đi nữa thì cũng:
Nhất dạ phu thê bá vạn ân!
Hay là:
Đã trót tương phùng trong một quán
Dẫu trà ôi rượu nhạt cũng là duyên
(không rõ tác giả)
Phương chi một Công Chúa hiểu câu Tam tòng Tứ đức, một mệnh phụ của triều đình, một mẫu nghi thiên hạ, làm như vậy thật là tàn nhẫn đối với Chế Mân, đau lòng xót dạ cho những người trong cuộc; ôi thôi “Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm”!
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tập II, trang 92, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học – Xã Hội có ghi chép như sau: “Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy Công Chúa đem về rồi tư thông với Công Chúa đi đường biển loanh quanh, chậm chạp lâu ngày mới về đến kinh đô .
Hưng Nhượng Đại Vương ghét lắm, mỗi khi thấy Khắc Chung thì mắng phủ đầu: (Thằng này là điềm chẳng lành đối với nước nhà . Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần rồi mất vì nó chăng?). Khắc Chung thường sợ hãi né tránh.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thói gian tà của Trần Khắc Chung thực quá quắt lắm! Không những hắn giở trò chó lợn ở đây mà sau này còn vào hùa với Văn Hiến vu hãm Quốc Phụ Thượng Tể tức Huệ Vũ Đại Vương Trần Quốc Chẩn vào tội phản nghịch làm chết oan đến hơn trăm người . Thế mà hắn được trọn đời phú quí .
Khổng Tử nói: “Kẻ gian tà được sống sót là may mà thoát tội chăng?” Song, sau khi hắn chết gia nô của Thiệu Vũ Vương (con của Quốc Chẩn) đào xúc hắn lên mà vằm nhỏ ra thì lời thánh nhân càng đáng tin.
Về Huyền Trân, kẻ viết bài này mạo muội nghĩ rằng: nàng là người đoan chính vì là huyết thông nhân từ đạo hạnh của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông. Tuổi 20 cũng còn ngây thơ, chỉ sợ mưu mô và cạm bẫy quỉ khốc thần sầu của Trần Khắc Chung làm ảnh hưởng đến nhân phẩm ngọc ngà của nàng. Dù sao nàng cũng chỉ là một nạn nhân của một tấn tuồng chánh trị của triều thần Trần Anh Tông.
Quan điểm thứ hai:
Theo tác giả Mường Giang trong tập sách “Qua Những Nẻo Đường Bình Thuận”, nơi trang 204 và 205, tác giả ghi rằng: “Về việc bia miệng căn cứ chuyện Khắc Chung cứu Huyền Trân, sau đó gần một năm mới đưa về nước, mà cho rằng hai người đã tư thông. Chuyện này đến nay vẫn là huyền thoại vì chính sử không hề nhắc tới vì là lời đồn. Theo sử liệu, trong phái đoàn sang Chiêm Thành giải cứu Công Chúa Huyền Trân lúc đó rất đông đảo, ngoài chủ tướng họ Trần còn có An Phủ Sứ Đặng Vân, phương chi Thượng Tướng Trần Khắc Chung là người rất có danh vọng đời Trần, ông còn là một thiền sư, đã từng đề bạt cho tập “Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục” do nhà sư Pháp Loa biên tập, Vua Nhân Tông hiệu đính. Bao nhiêu đó đủ thấy đạo đức của ông, vì vậy sau khi về triều Trần Khắc Chung vẫn được từ Vua tới dân chúng kính nể ngưỡng mộ, qua các triều Anh Tông, Minh Tông. Sau rốt theo sử cho biết Vua Anh Tông rất nghiêm khắc, nếu quả thật Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân, làm nhục quốc thể Đại Việt, liệu ông thoát được sự trừng phạt của triều đình lúc đó như Thượng Phẩm Nguyễn Hưng chỉ tội đánh bạc mà đã bị Anh Tông ra lệnh đánh đến chết vào tháng 03 năm Bính Thân 1296.
Theo Thiền Sư Nhất Hạnh, trong “Am Mây Ngủ”: phái đoàn Đại Việt đi chia buồn với Chiêm Thành còn có An Phủ Sứ Đặng Vân, các quan, binh lính và bao nhiêu thủy thủ lành nghề để chuẩn bị thủy chiến khi cướp Công Chúa chứ đâu phải chỉ Trần Khắc Chung mà nói có chuyện tư thông? Do đó câu ca dao trên chỉ do sự tưởng tượng của những người đa nghi về cuộc hành trình dài quá mức thôi .
Thứ 1 Tục lệ Champa không hề bắt buộc các hoàng hậu, thứ phi phải lên dàn hỏa với nhà Vua khi băng hà . Trong dân gian Champa cũng không có tình trạng vợ lên dàn hỏa với chồng, bởi vì trong lễ hỏa táng, trên giàn hỏa chỉ có một thi hài đặt trong một cái “Cung” rồi phủ quần áo đẹp lên thi hài . Một cái nhà bằng giấy đủ màu sắc rất đẹp gọi là: “Thang Thuơr” đặt trên cái cung đó, thi hài nằm trong lòng cái cung và dưới vòm “Thang Thuơr ”. Trên đỉnh cái nhà giấy này có một con bò ngũ sắc tức là bò Thần, người Chăm gọi là Limow-Kapil, tiếng Phạn gọi là Kapila . Con bò Thần Limow-Kapil chỉ đưa một linh hồn duy nhất cho một lễ hỏa táng. Linh hồn này được con bò Thần Limow-Kapil đưa qua sông Khawphar (giòng sông ngăn cách trần gian và thế giới vĩnh hằng) để qua một thế giới “KHÔNG CÙNG”
Thứ 2 Các vị tăng lữ, tu sĩ là các vị sư cả Bà La Môn là những người trực tiếp thi hành những thủ tục hỏa táng cũng không thấy có ghi trong kinh điển Champa theo đạo Bà La Môn nói về việc lên giàn hỏa của Hoàng Hậu khi nhà Vua băng hà; có nghĩa là không có tục lệ đó .
Thứ 3 Như đời Vua Pô Rômê Champa theo đạo Bà La Môn, có ba người vợ: một người Chăm tên là Bia Sutki, người Việt là Công Chúa Ngọc Khoa tên Chăm là Nai Bia Lith, một người thứ ba gốc Tây Nguyên Rhadé tên Bia Tanchank. Khi Vua Pô Rômê qua đời cũng không có bà nào lên dàn hỏa cả.
Thứ 4 Theo tục lễ hỏa táng, khi một người qua đời dù Vua, quan, hay thứ dân, thì lễ hỏa táng sẽ được thực hiện từ ba đến bảy ngày .
Ngày xưa vào thời Chế Mân và Huyền Trân chưa có điện thoại, chưa có máy bay, chưa có tàu thủy tàu hỏa … mọi sự liên lạc thông tin đều bằng ngựa, bằng thuyền buồm.
Khi Vua Chế Mân băng hà, quân báo sẽ dùng ngựa về Thăng Long báo tin, rồi Thăng Long cử phái đoàn đến phúng điếu có nhanh lắm cũng mất gần hai tháng. Chừng ấy nếu quả thật có tục lệ hoàng hậu, thứ phi .v..v… phải lên giàn hỏa với Vua, thì bảy ngày sau khi Vua Chế Mân băng hà Hoàng Hậu Paramecvari tức Công Chúa Huyền Trân đã thành tro cùng với Chế Mân. Lúc ấy phái đoàn Đại Việt đến thì còn Huyền Trân đâu nữa mà cứu hay cướp.
Thứ 5 Hơn ai hết, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông khi thăm viếng Chiêm Thành đã ở lại 9 tháng với Vua Chế Mân; trong thời gian này đủ cho Ngài biết về văn hóa và tôn giáo cùng phong tục tập quán Champa rồi . Có người cha nào dại dột đem con gái ruột của mình gả cho một người mà sau này sẽ bị lên giàn hỏa để thiêu sống cùng chồng (Vua Chế Mân)? Cùng lắm nếu muốn dùng mỹ nhân kế để thực hiện sách lược Hoà Thân hay thôn tính gì đó thì kiếm một cô gái nhan sắc nào trong từng lớp dân chúng hay con quan huyện quan phủ nào đó v.v.. như trường hợp Chiêu Quân bên Trung Hoa chỉ là con của một Tri Phủ Châu Việt tỉnh Hồ Bắc người ma Hán Nguyên Đế đã phong làm Công Chúa để gả cho Hồ Hàn Da của Hung Nô . Tội gì phải gả Huyền Trân để bị lên giàn hỏa ?!
Qua năm điểm trình bày nêu trên Champa không có tục lệ bắt hoàng hậu, thứ phi, phi tần v.v.. phải lên giàn hỏa với nhà Vua khi băng hà .
Do đó, việc triều thần Trần Anh Tông đi cướp Hoàng HậuParamecvari của Champa (tức Huyền Trân) vì sợ lên giàn hỏa với Vua Chế Mân chỉ là một cái cớ không trung thực. Đây chỉ là một sự bội tín . Huyền Trân bây giờ đã là Hoàng Hậu Paramecvari của Champa, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử . Bây giờ nàng đã có Hoàng Tử Chế Đa Gia, giọt máu của Vua Chế Mân và Hoàng Hậu Paramecvari (tức Huyền Trân) vẫn còn có trọng trách duy trì sách lược Hoà Thân của Thái Thượng Hoàng đối với hai dân tộc Việt-Chiêm.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Nhân Tông đem con gái gả cho Vua Chiêm Thành là nghĩa làm sao ? Nói rằng khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng Hoàng đã xuất gia rồi, Vua đổi lệnh thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước , rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì TÍN ở đâu ?” (Tham chiếu Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập II trang 90).
Giáo Sư Huỳnh Văn Lang, tác giả cuốn sách “Những Công Chúa Sứ Giả Trung Hoa và Việt Nam” đã phát biểu rằng: “Chế Mân chết tháng 05 năm 1307. Đại Việt sai Trần Khắc Chung qua Chiêm Thành gọi là đi phúng điếu Vua Chiêm, nhưng thực ra để lập kế cướp Huyền Trân Công Chúa đem về nước, đúng ra là tiền đã trao, cháo đã múc, nhưng múc rồi lại lấy lại , đúng là thủ đoạn của một chị bán hàng chơi cái trò gian lận . Nhân dân và quần thần nhà Trần có hãnh diện thế nào thì hãnh diện, nhưng nhân dân Chiêm Thành từ quí tộc tới thường dân đều nhìn nhận đó là một quốc nhục cần phải trả bằng mọi giá .” (Trích Những Công Chúa Sứ Giả Trung Hoa và Việt Nam, tập II trang108).
Từ những nguyên nhân nêu trên đã được vài tác giả nêu lên, sau này đã mở đường cho Chế Chi con của Chế Mân, Chế Năng cháu của Chế Mân và cho tới Chế Bồng Nga và dân tộc Chiêm Thành đã bất chấp tương quan lực lượng đôi bên đã đem hết tinh thần tự ái dân tộc trả thù cho Chế Mân cho đất nước và dân tộc Champa đòi lại sính lễ Châu Ơ, Châu Lý mặc dù hành động tự ái dân tộc chỉ đem lại sự tan nát đớn đau triền miên cho dân tộc Chiêm Thành chứ làm sao thắng nổi sức mạnh của Đại Việt gấp hơn mười lần đối với Chiêm Thành.
Nhà Sử học Phạm Văn Sơn đã nói:
- “Duy việc Trần Khắc Chung lập mưu đưa Huyền Trân trở về nước sau khi Chiêm Vương qua đời, muốn sao ta cũng phải nhận là một việc bất tín đối với Chiêm Thành. Thì phản ứng của nước Chiêm là lẽ dĩ nhiên và chính đáng.” (Việt Sử Toàn Thư – Phạm Văn Sơn, trang 203).
“ … Còn người Việt đã thắng một canh bạc không lương thiện lắm lại còn ra bộ não nùng xót xa …” (Việt Sử Toàn Thư – Phạm Văn Sơn, trang 203).
THI CA VÀ BIA MIỆNG ĐẾN CUỘC HÔN NHÂN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VÀ VUA CHẾ MÂN
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo .
hay: Tiếc thay cây quế Châu Thường
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo .
Cụ Nguyễn Văn Mại đậu Phó Bảng hai khóa (1885 và 1889) tự là Tiểu Cao (tự ý xem mình là đồ đệ xa xưa của danh sĩ Cao Tiên bên Tàu) đã giải thích rằng hai câu thơ trên phát xuất từ đời Vua Lý Thái Tông (1028-1054) dùng mỹ nhân để gả cho những lãnh chúa các vùng thượng du Bắc Việt giáp với Trung Hoa để họ khỏi quấy phá những làng mạc thượng du bắc phần Việt Nam và biến họ thành những phên dậu để ngăn quân Tàu. Người Mán người Mường ngày xưa ở các vùng cao miền bắc Việt Nam giáp với ranh giới Trung Hoa chứ không ở miền trung Việt Nam.
Năm 1301, gần ba trăm năm sau, Vua Trần Nhân Tông gả Công Chúa Huyền Trân cho Vua Chế Mân Chiêm Thành, một vài tác giả thi ca và bia miệng cũng dùng những câu thơ trên hoặc ngộ nhận hoặc hễ nói đến những câu thơ trên người thời nay nghĩ đến cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân Công Chúa và Vua Chế Mân . Thực sự cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và Vua Chế Mân là giữa hai quốc gia có tiến trình lịch sử, có chủ quyền độc lập trên chính trường quốc tế, có một nền văn học nghệ thuật riêng biệt nhằm thực hiện sách lược Hòa Thân giữa hai quốc gia Việt – Chiêm.
Những câu thơ trên cũng có thể do vài anh thi sĩ thất chí hay vài anh hủ nho bất tài viết ra để rót vào miệng dân gian thời đó còn lưu truyền đến ngày nay .
Cây quế đó do Vua Trần Nhân Tông trồng và chăm sóc chu đáo đẹp đẽ mượt mà thơm tho bóng lưỡng . Thằng Mán thằng Mường nào có thiên hạ trong tay, có cả giang sơn gấm vóc giàu đẹp; còn là anh hùng, phong thái lịch duyệt đôn hậu, đầy đủ phẩm chất của một người đàn ông hay là một đấng tu mi nam tử thì Ngài gả cho . Còn kẻ vô tài thất đức, bản chất ma mảnh, tỵ hiềm kỳ thị, dù là thằng Tây thằng Tàu nào đi nữa Thái Thượng Hoàng không thèm gã . Đừng ngồi đó mà mặc cảm tự tôn hảo, mang nặng thiên kiến u tối lỗi thời:
Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Đừng cho trâu lạ ăn qua đồng mình
Bài tự sự sau đây được viết và hát theo điệu Nam Ai của Chiêm Thành về Huyền Trân Công Chúa và Vua Chế Mân:
Nước non ngàn dặm ra đi, mối tình chi
Mượn màu son phấn đền nợ Ô Ly .
Đắng cay vì đương độ xuân thì
Số lao đao hay nợ duyên gì
Má hồng da tuyết, quyết liều như hoa tàn trăng khuyết
Vàng lộn với chì
Khúc ly ca cớ sao mà mường tượng Nghê Thường
Thấy chim hồng nhạn bay đi, tình tha thiết
Bóng dương hoa Quỳ
Nhắn một lời Mân Quân, nay chuyện mà như nguyện
Đặng vài phân vì lợi cho dân
Tình đem lại mà cân
Đắng cay muôn phần
(tác giả vô danh)

Qua bài thơ Tự Sự nêu trên, không hiểu đây là tâm tư nỗi lòng của Công Chúa Huyền Trân hay của thi nhân nào đó có chút lòng kỳ thị và tự tôn (vàng lộn với chì), hay của quần thần nào đó trong triều đình cũng có để ý đến Huyền Trân nhưng tay vói không tới, tiếc rẻ cho một hồng nhan ôm cầm thuyền viễn xứ, sửa túi nâng khăn cho một người khác giống rồi trút tâm sự não nề như vậy .

Sau đây là bài thơ của Thái Xuyên Hoàng Cao Khải viết trong thời kỳ Pháp thuộc (1850-1933) liên quan đến Huyền Trân Công Chúa và Vua Chế Mân:

Đổi chác xưa nay khéo nực cười,

Vốn đà chẳng mất lại thêm lời .
Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm,
Một gái thuyền quyên đáng mấy mươi .
Lòng đỏ khen ai lo việc nước,
Môi son phải giống mãi trên đời .
Châu đi rồi lại châu về đó
Ngơ ngẩn nhìn nhau một lũ Hời!
Qua bài thơ trên Thái Xuyên Hoàng Cao Khải đã diễn tả nỗi vui mừng sung sướng của gã thương buôn đổi chác dối lừa, còn xuýt xoa hảnh diện tưởng thế là vinh dự là văn minh.
Ý thơ và ngữ pháp dùng trong bài thơ thật không phải là một cử nhân trí thức, có đọc sách thánh hiền, có tâm cang đạo đức . Đã thắng một canh bạc không lương thiện, còn mỉa mai tự thị bằng những ngôn từ hỗn xượt (ngơ ngẩn nhìn nhau một lũ Hời) xúc phạm đến dân tộc khác .
Trong thời kỳ Pháp thuộc, biết bao nhà cách mạng Việt Nam yêu nước đấu tranh đòi độc lập, để thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, nhưng Hoàng Cao Khải lại ôm chân thực dân Pháp để dày xéo dân tộc Việt Nam và còn mỉa mai cười nhạo cho người Chăm, một dân tộc thiểu số đã tan nhà nát cửa mà đáng lý ra ông ta cũng phải góp tay với mọi người Việt khác để bù đắp cưu mang và đùm bọc họ.
Champa là một dân tộc đã lập quốc từ cuối thế kỷ thứ hai sau công nguyên, nhưng qua khoa khảo cổ học đã khai quật được nền văn hóa Sa Huỳnh đã nói lên sự hiện hữu của dân tộc này tại giải đất miền Trung Việt Nam ngày nay từ mấy ngàn năm trước công nguyên và là một dân tộc bản địa.
Một dân tộc đã lập quốc trước Đại Việt 700 năm, có một nền văn hóa riêng biệt rực rỡ, một nền kinh tế nông nghiệp phồn thịnh, một binh lực không đến nỗi hèn yếu ít ra từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ XIV.
Nhưng lịch sử có sinh tồn có biến đổi và có tái diễn, đó là một qui luật tất yếu của lịch sử . Do đó sự sụp đổ hoàn toàn của quốc gia Champa cho dù bất cứ nguyên nhân nào cũng đều nằm trong qui luật tất yếu đó .
Ngày nay Vương Quốc Champa này không còn nữa, chỉ còn lưu lại dấu tích nền văn minh kiến trúc và điêu khắc kỳ vĩ thâm nghiêm, như Thánh Địa Mỹ Sơn được tạo dựng từ thế kỷ thứ IV và tiếp theo đó là những công trình kiến trúc đền tháp còn lưu lại dọc miền Trung Việt Nam ngày nay và đã nằm vào vị trí của nền văn hoá đa dạng của Việt Nam.
Trong cuộc hôn nhân giữa Huyên Trân Công Chúa và Vua Chế Mân, qua thi ca và bia miệng nêu trên quả thật phát xuất từ định kiến mặc cảm tự tôn của một số thi nhân người Việt . Thi ca có vai trò ghi lại những sinh hoạt của con người, của nhân loại theo trình tự của thời gian; nhưng trong thi ca cũng có những ngòi bút bất công, bồi bút, khinh thế ngạo vật, ngông cuồng ngạo mạn theo cảm tính và nội tâm bất ổn, nên thi ca đôi khi đã để cho hậu thế không ít xót xa phiền muộn .

Ngày xưa người Trung Hoa mắc bệnh tự cao tự đại, ỷ vào dân số đông nhất hoàn cầu nên lấy thịt đè người chứ chẳng có thực chất văn minh gì, coi ai cũng là man di mọi rợ, không có văn hóa, không có kỷ cương, chỉ có mình là trung tâm của vũ trụ nên tự xưng mình là Trung Hoa, rồi xua quân đánh chiếm Đại Việt, Chiêm Thành, gọi các nước phía nam, kể cả Đại Việt đều là bọn Nam Man.

Nước nào cũng có văn hóa, có lịch sử, có kỷ cương. Mặc dù phong tục tập quán khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, vóc dáng màu da khác nhau, trình độ văn minh tiến hóa khác nhau tùy theo điều kiện và hoàn cảnh riêng của mỗi dân tộc . Nhưng, giữa cái tốt đẹp và xấu xa, giữa cái độc ác và lương thiện, giữa đạo đức và tàn bạo họ đều có cái nhìn giống nhau và những điểm này mới là mẫu mực là thước đo để đánh giá một dân tộc văn minh hay man rợ .

Victor Hugo (1802-1885) một văn hào nổi tiếng người Pháp đã phân tích: “Sự cao cả của một dân tộc không được đo lường bằng những con số, cũng như sự cao cả của một con người không được đánh giá theo tầm vóc lớn bé . Đơn vị duy nhất để đánh giá một dân tộc chính là nếp sống đạo đức và truyền thống cao đẹp của dân tộc ấy .”

Nói theo quan điểm của nhà viết sử Trần Gia Phụng: “Nếu Chế Mân không cưới Huyền Trân thì Huyền Trân sẽ như các công chúa khác của nhà Trần, không nổi tiếng trong lịch sử . Nếu không có Huyền Trân thì cuộc phát triển về phương nam của người Việt sẽ chậm lại, và biết đâu lịch sử sẽ chuyển dòng theo một hướng khác?” (Những Câu Chuyện Lịch Sử của Trần Gia Phụng, tập III, trang 138).
Như vậy, nếu Chế Mân không chịu cưới Huyền Trân để kết tình hữu nghị giữa hai nước. Và biết đâu nếu quân Nguyên không dừng lại để trải qua giai đoạn thụ hưởng trước khi suy tàn, mà cứ tiếp tục xâm lăng Đại Việt với sự hỗ trợ tích cực của Chế Mân thì chiều hướng lịch sử Đại Việt sẽ đi về đâu? Và đó mới là viễn kiến của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã ước gả Huyền Trân Công Chúa cho Vua Chế Mân một cách vô điều kiện để thực hiện sách lược Hòa Thân (nói theo từ ngữ của Giáo Sư Huỳnh Văn Lang) giữa hai nước lân bang Việt – Chiêm. Chế Mân đã tặng hai châu Ô và Lý để làm sính lễ, người Phò Mã Đại Việt hào hoa này thay vì được sự cảm ơn hay ít ra cảm tình từ phiá Đại Việt nhưng thi ca và bia miệng vẫn tự tôn tự đại lại cho là thằng Mán thằng Mường, nước đen nước đục … khiến về phía người Champa mất hai châu Ô và Lý nghĩ đến sự “qua cầu rút ván” hay “được cá quăng nơm”. Và đó là cách sống văn minh hay sao ?! Ở các nước văn minh phương Tây chỉ cần nhường một bước cho một người đi qua, họ đã cảm ơn rồi .
Nhưng, triều thần Trần Anh Tông không có nhãn quan chính trị trông xa nhìn rộng như Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông, đã biến cuộc hôn nhân Hoà Thân giữa Huyền Trân và Chế Mân thành một cuộc đổi chác lừa lọc và bất tín là nguyên nhân đưa đến những cuộc trả thù đẫm máu của những Vua Chiêm sau này như Chế Chi trả thù cho cha, Chế Năng trả thù cho ông nội đánh qua đánh lại kéo dài đến giai đoạn Chế Bồng Nga xuất hiện, một nhân vật phi thường cũng vì tự ái dân tộc và trả thù cho Chế Mân (vì cướp Huyền Trân) đã tạo những chiến thắng oanh liệt làm suy yếu nhà Trần, bao phen làm cho Vua tôi nhà Trần phải bỏ thành Thăng Long mà chạy, khiến cho nhà Trần suy yếu phải để cho thiên hạ và giang sơn lọt vào tay nhà Hồ; đó là hậu quả bất tín của triều đình Trần Anh Tông đối với Chế Mân và dân tộc Chiêm Thành.
Như đã nói ở phần trên: Trần Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy Công Chúa Huyền Trân đem về rồi tư thông với Công Chúa ?!”
Hưng Nhượng Đại Vương ghét lắm, mỗi khi thấy Khắc Chung thì mắng phủ đầu: (Thằng này là điềm chẳng lành đối với nước nhà . Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần rồi mất vì nó chăng?) (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập II, trang 92). Lời tiền nhân càng đáng tin thật; vì bây giờ nhà Trần đã suy sụp, để thiên hạ và giang sơn lọt vào tay nhà Hồ .
Phần Chế Mân tặng hai châu Ô và Châu Lý để làm quà sính lễ không phải vì Chế Mân đa tình nên si tình Huyền Trân, vì trước đó Chế Mân chưa bao giờ thấy mặt Huyền Trân. Hơn nữa bên cạnh Chế Mân còn có Hoàng Hậu Tapasi tức nàng Công Chúa xinh đẹp sắc xảo của nước Java (Nam Dương ngày nay). Đây là một sách lược Hoà Thân giữa Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông và Vua Chế Mân sau thời gian dài hội kiến với nhau ở cung đình Champa . Việc ước gả Huyền Trân cho Chế Mân là ý kiến riêng tư của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông. Mục đích của Chế Mân là phải kết thân bằng mọi giá với Đại Việt để có sự ổn định an ninh chính trị phía bắc Champa hầu củng cố ngai vàng của ông ta . Trong khi đó Chế Mân đã kết hôn với Công Chúa nước Java là Hoàng Hậu Tapasi để phát triển ngành ngoại thương bằng đường hàng hải, liên minh quân sự với Java trên tư thế một Phò Mã của xứ này và gây uy thế ở Đông Nam Á đồng thời mở rộng đất đai về phương nam sau khi tặng hai châu Ô châu Rí cho Đại Việt do sức ép của triều thần Trần Anh Tông trong sính lễ cưới Huyền Trân.
Nhưng than ôi! Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Chế Mân đã băng hà lúc 50 tuổi trong khi đang chung sống với Huyền Trân. Trần Nhân Tông băng hà lúc 51 tuổi.
HOÀNG HẬU PARAMECVARI VÀ NHỮNG XÓT XA MIÊN VIỄN CỦA VẠN LỚP DÂN CHIÊM
Trong sự tìm về đối với Hoàng Hậu Paramecvari của dân tộc Champa, thiết nghĩ cũng xin nêu ra đây một vài công chúa mỹ nhân đã được các triều đại Trung Hoa đem gả cho các vua chúa, thủ lãnh của vài nước nhỏ khác để đem lại sự hiếu hòa, hữu nghị, tránh cảnh binh đao, đem lại sự an bình giữa các dân tộc lân bang với nhau; cùng vài phu nhân trinh liệt khác để từ những tấm gương phản chiếu đó, ta có thể nhìn lại thiên chức của Hoàng Hậu Chiêm Thành Paramecvari từ thời quá khứ vàng son của triều đại Vua Jaya Simhavarman Đệ Tam, tức Vua Chế Mân:
Công Chúa Vương Chiêu Quân, nàng có một sắc đẹp phi phàm, trầm ngư (chìm đáy nước cá lờ đờ lặn), là một trong bốn mỹ nhân đẹp nhất Trung Hoa: Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quí Phi, và Vương Chiêu Quân.
Hán Nguyên Đế phong tước Công Chúa cho Chiêu Quân và gả cho thủ lãnh Hô Tàn Tà của nước Hung Nô . Công Chúa Chiêu Quân được thủ lãnh Hô Tàn Tà phong tước Ninh Hồ Hoàng Hậu .
Khi Hô Tàn Tà qua đời, Ninh Hồ Hoàng Hậu tiếp tục sống trên đất nước Hung Nô với hoàng tử, cùng góp sức xây dựng đất nước Hung Nô ngày thêm tươi đẹp và tình đoàn kết hai nước Hán Hung ngày càng bền chặt .
Ninh Hồ Hồ Hoàng Hậu sau này già đi và qua đời trên quê hương của chồng và được vua quan, thần dân Hung Nô vô cùng thương tiếc kính yêu .
- Công Chúa Lý Văn Thành
Vua Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) một nhân vật vĩ đại của Trung Hoa, gả Công Chúa Lý Văn Thành cho Vua Tây Tạng là Can Bố để kết tình hữu nghị của hai nước lân bang và lôi kéo họ về với Đại Đường Trung Hoa . Nàng được Can Bố phong làm Hoàng Hậu và thường cầu xin Phụ Hoàng Lý Thế Dân giúp đỡ nước Tây Tạng phát triển nền kinh tế định canh thay vì du canh và đem lại phồn thịnh cho Tây Tạng .
Khi Vua Can Bố băng hà, nàng cầu siêu cho chồng, rồi dong ruổi yên ngựa trên đất nước Tây Tạng để hoàn tất công trình xây dựng của Vua Can Bố, phu quân của Hoàng Hậu . Sau này khi nàng qua đời, được triều đình và nhân dân Tây Tạng làm lễ quốc táng trọng thể; dân Tây Tạng quì phục với bao nước mắt sụt sùi tiễn biệt, và dân cả nước Tây Tạng lập miếu thờ Hoàng Hậu Lý Văn Thành . (Công Chúa Sứ Giả – Huỳnh Văn Lang, tập I trang 238)- Ngô Phu Nhân
Ngô Phu Nhân là em gái của Ngô Tôn Quyền là vua nước Đông Ngô . Quân sư Chu Du (Tức Chu Công Cẩn) và Vua Ngô Tôn Quyền gả Công Chúa Ngô Phu Nhân cho Chúa Lưu Bị nước Thục (Hán), với kế sách bắt giữ Chúa Lưu Bị khi Ngài về nước Đông Ngô làm đám cước với Công Chúa Ngô Phu Nhân, mục đích để đổi lấy đất Kinh Châu . Khi đám cưới xong, Lưu Bị phát giác được âm mưu này nên tìm cách trốn khỏi nước Đông Ngô về lại Hán để bảo vệ đất Kinh Châu.
Công Chúa Ngô Phu Nhân là lá ngọc cành vàng, nằm lòng câu tam tòng tứ đức của người con gái Giang Đông do đó nhất quyết rời nước Ngô cùng trốn theo chồng về đất Hán . Tâm trạng và sự thủy chung của Công Chúa Ngô Phu Nhân được nhà thơ Tôn Thọ Tường cảm thán:
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc,
Về Hán trau tria mảnh má hồng .
Son phấn thà cam dầy gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông .
Ai về nhắn với Chu Công Cẩn,
Thà mất lòng anh đặng bụng chồng
*Cật ngựa là yên ngựa .
Trong lịch sử nhân loại cũng có nhiều giai nhân mệnh phụ trung trinh tiết liệt với phu quân để trở thành lưu danh muôn thuở … :
Trong lịch sử Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim vợ Vua Lê Chiêu Thống là một giai nhân, là phận hồng nhan tiết hạnh, khi nhà Vua băng hà, bà uống độc dược quyên sinh để theo chồng về nơi chín suối:
Thôi thôi nước cũ đây là hết
Năm lạy linh tiền chứng thiếp trung.
(Nhà thơ Dương Bá Trạc)
Trong lịch sử Trung Hoa, khi Hạng Vũ bị quân Lưu Bang vây trong mặt trận Cai Hạ, nàng Ngu Cơ xinh đẹp của Hạng Vũ tự đập đầu vào tảng đá để  chồng rảnh tay đối phĩ với Lưu Bang.
Quốc phá gia vong bất kế sinh
Ngu Cơ thiết thạch thủ trung trinh.
- Trong lịch sử Chiêm Thành có Vương Phi Mỵ Ê (tức Bia Mih-Ai) là phu nhân của vua Jaya-Parame Svaravarman Đệ I.
Năm Giáp Thân 1044, Lý Thái Tông đem binh đánh Chiêm Thành. Tướng Quách Gia Dĩ, cấp chỉ huy binh lực Champa phản bội giết Vua Chiêm rồi đầu hàng giặc. Lý Thái Tông bắt Vương Phi Mỵ Ê, cung tần, nhạc nữ xuống thuyền về Đại Việt . Khi đoàn chiến thuyền Đại Việt đến địa phận Phủ Lý, Vua Lý Thái Tông thấy Vương Phi Mỵ Ê có nhan sắc nên sai quan Trung Sứ mời nàng sang chầu Ngự Thuyền của Vua . Vương Phi Mỵ Ê quấn chăn quanh mình rồi gieo mình xuống giòng nước sâu tuẩn tiết để giữ tiết hạnh với phu quân.
Cảm thương cho giai nhân trung trinh tiết liệt, nhiều nhà thơ trong đó có thi hào Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp, đã sáng tác những lời thơ trác tuyệt để ca tụng mảnh hồng nhan Vương Phi Mỵ Ê . Gần đây nhất, trong đầu thế kỷ thứ 21 này, một nhà thơ đương thời cảm phục tấm lòng trinh liệt của một Vương Phi Chiêm Thành nêu trên đã sáng tác lời thơ thất ngôn tứ tuyệt để ca ngợi một hồng nhan trinh liệt như sau:
Đêm khuya tiếng khóc hồn vong nữ
Thành cũ cung son lớp bụi mờ
Trinh tiết mượn dòng sông gởi xác
Nghìn năm còn tạc mộ bia xưa
(Thảo Ca Nguyễn Xuân Phần)
Cry, beloves country
(Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu)
Alan – Paton
Đối với Hoàng Hậu Paramecvari của Chiêm Thành, khi Vua Chế Mân băng hà, triều thần Trần Anh Tông cử Trần Khắc Chung lập mưu cướp Hoàng Hậu Paramecvari (Huyền Trân) về lại Đại Việt . Sự kiện này chẳng những làm cho triều đình và nhân dân Champa dưới thời đó phẫn nộ mà cho đến ngày hôm nay đã bảy trăm năm (700 năm) trôi qua với biết bao đổi thay của thời cuộc, biết bao cảnh thương hải biến vi tang điền mà lòng dân Chiêm vẫn còn bàng bạc những nỗi sầu vạn đại . Lịch sử đã xoay vần bảy trăm năm mà tưởng như mới ngày hôm qua của mùa xuân năm Bính Ngọ 1306, Hoàng Hậu Paramecvari (lúc đó là Công Chúa Huyền Trân) sang Chiêm Quốc theo lệnh nghiêm đường Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông và sánh lễ hai châu Ô và Châu Rí để làm mẫu nghi thiên hạ của sứ sở này . Lúc đó Hoàng Hậu mới 19 tuổi xuân thì, một Công Chúa xinh đẹp ngây thơ phúc hậu bước vào lòng muôn dân Chiêm Quốc với cờ xí rợp trời của toàn dân Champa nghênh đón, với muôn đóa hoa hàm tiếu trong những tiếng hót líu lo của các loài chim, với những đoàn chiến tượng vang rền tiếng hú, với tiếng chuông rền báo động, hoà lẫn trong tiếng hí của những đoàn chiến mã quanh thành, cùng quan quân v..v… của triều đình Champa … Tất cả con người và tạo vật thiên nhiên của đất nước thân yêu của Chiêm Thành như hòa nhập lại để cung thỉnh gót ngọc của Hoàng Hậu bước vào cung đình Vijaya (Đồ Bàn) để cùng với Chiêm Vương Chế Mân trên ngôi cao trị vì thiên hạ, của một dân tộc an hoà lương thiện, của một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với đất đai mầu mỡ phì nhiêu, với nguồn hải sản vô tận, với muôn loại gỗ quí, với kỳ hoa dị thảo v..v…
Nhưng rồi chỉ một năm sau, định mệnh đã xuống tay một cách phũ phàng khắc nghiệt đối với Chiêm Vương Chế Mân, với nhân dân và đất nước Champa: Chiêm Vương Chế Mân băng hà; một vì sao đã vụt tắt, cả không gian Chiêm Quốc như chìm đắm trong bóng tối . Mặc dù triều đình Champa vẫn nối gót Chiêm Vương Chế Mân tiếp tục công việc triều chính cai quản đất nước săn sóc muôn dân; nhưng toàn dân Champa vẫn kỳ vọng vào “Nhịp Cầu Vàng” của Hoàng Hậu nối liền tình thân thiện hai quốc gia Việt – Chiêm, còn tin tưởng tuyệt đối vào Hoàng Hậu Paramecvari, mẫu nghi thiên hạ của dân Chiêm vì lúc đó Hoàng Hậu đã có hoàng tử Chế Đa Gia; cho dù Chế Chi (con Hoàng Hậu gốc người Chiêm đã qua đời) lên thay Phụ Vương, nhưng Hoàng Hậu Paramecvari vẫn còn là Hoàng Thái Hậu nơi Tây cung với Hoàng Tử Chế Đa Gia; và với uy tín của Hoàng Hậu đối với Đại Việt (Hoàng huynh Trần Anh Tông là Vua Đại Việt vẫn còn đó), Hoàng Hậu sẽ có uy quyền để ảnh hưởng các triều thần Champa trong vấn đề cai quản đất nước Chiêm Thành chờ Hoàng Tử Chế Đa Gia khôn lớn rồi sẽ nối nghiệp Hoàng Huynh Chế Chi, chừng ấy Hoàng Hậu sẽ là mẫu hậu Vua Champa!
Một Chiêu Quân, một Lý Văn Thành Hoàng Hậu, một Ngô Phu Nhân, một Somdach Hoàng Hậu Cao Miên (tức Công Chúa Ngọc Vạn của Đại Việt), một Hoàng Phi Nguyễn Thị Kim vợ Vua Lê Chiêu Thống, một Ngu Cơ vợ Sở Bá Vương, một Vương Phi Mỵ Ê (Bia-Mih-Ai) của Chiêm Thành v.v… họ đều là những hồng nhan hoa ghen nguyệt thẹn, đều là con vua cháu chúa tài sắc vẹn toàn, và họ đã làm tròn thiên chức của một Hoàng Hậu, một hồng nhan trinh liệt, một mệnh phụ triều đình, một mẫu nghi thiên hạ, cho dù hoàn cảnh đổi thay, thế sự có xoay chiều nhưng tư chất thanh cao trong sáng, khuông vàng thước ngọc của những mẫu nghi thiên hạ đó không hề thay đổi!
Nhưng, đối với Hoàng Hậu Paramecvari đã nhẫn tâm bỏ rơi bầy tôi đã kính yêu Hoàng Hậu, tôn vinh Hoàng Hậu, để rồi Hoàng Hậu dứt áo ra đi trở về cố quốc! Cho tới ngày hôm nay, thế kỷ 21 này, thời đại của lương tâm nhân loại biết ân hận và hối tiếc, thời đại của văn minh trí tuệ, của ánh sáng; thế mà một số thi nhân, văn nhân hoặc vài cây bút lá cải lá me người Việt vẫn còn tự hào về một chiến thắng mà theo Sử Gia Phạm Văn Sơn đã phát biểu: “…đã thắng một canh bạc không lương thiện” mà qua các báo chí đặc san, âm nhạc nghệ thuật v.v.. ngày nay vẫn còn dùng những câu thơ của Hoàng Cao Khải để mỉa mai, cười nhạo, chế diễu tiền nhân Champa:
Đổi chác xưa nay khéo nực cười,
Châu đi rồi lại châu về đó
Ngơ ngẩn nhìn nhau một lũ Hời!

Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước từ hơn cả ngàn năm trước cho đến những thế kỷ gần đây 15, 16; qua những sự kiện lịch sử ở Trung Hoa và Việt Nam đã có những bậc quân sư đầy mưu lược, trí dũng song toàn trong vấn đề điều binh khiển tướng ; với biết bao quân hùng tướng mạnh hàng hàng lớp lớp. Với gươm đao sắt thép, với hàng vạn mũi tên vô tình thâm độc, với hàng vạn chiến mã, vó ngựa mịt mù cát bụi phủ đầu quân giặc, với những đoàn chiến tựợng hung hãn vượt núi băng sông điên cuồng dẫm nát thây giặc, phá tan thành quách, nhưng không dễ dàng khuất phục được các bậc quân vương Vua chúa trên ngôi cao trị vì bá tánh thiên hạ. Cũng không khống chế được những anh hùng nắm trong tay hàng vạn binh mã, trấn thủ tung hoành một góc trời ngang dọc như anh hùng Từ Hải vai năm tấc rộng thân mười thước cao đã làm cho triều đình Hồ Tôn Hiến bó tay điên đầu:

Anh hùng riêng một góc trời

Gồm hai văn võ xé đôi sơn hà.

Duy chỉ có loại vũ khí bằng xương bằng thịt, dịu dàng mảnh mai, đài trang khuê các đầy sức quyến rũ đó là loài hoa biết nói, những bông hoa đã làm nghiêng thành đổ nước, sụp đổ cả một triều đại huy hoàng, hay đã chế ngự được những anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, dọc ngang vẫy vùng như anh hùng Từ Hải đã chết đứng giữa trời cũng vì hương sắc khuynh thành của bông hoa biết nói Thúy Kiều.
Đó là trong thi ca, còn trong thực tế qua sự kiện lịch sử, những Vua chúa nhà Hậu Lý đã từng sử dụng “Mỹ nhân kế” lôi kéo những viên Châu Mục tại các vùng Cao Bắc Lạng phía bắc Việt Nam, những lực lượng quân binh thiểu số này sẵn sàng theo Tàu để làm những ngọn lửa có thể bộc phát đốt cháy thiêu rụi cả khu núi rừng Việt Bắc lúc nào không hay: như Vua Lý Thái Tông gả Công Chúa Kim Thành cho đầu mục Châu Phong là Lê Tông Thuận, Vua Lý Thánh Tông gả Công Chúa Khâm Thánh cho Hà Di Khách – châu mục Tuyên Quang và Tuyên Hóa v.v. Đối với Trung Hoa: Chiêu Quân đã cầm chân được giặc Hung Nô. Công Chúa Lý Văn Thành con của Vua Lý Thế Dân đã làm cho Can Bố, một thủ lãnh mà dân Tây Tạng cho là “Thiên Thần xuất thế” trở nên ngoan ngoãn khi kết hôn với nàng Công Chúa họ Lý này ..v.v
Các Vua chúa ngày xưa đã hiểu được vũ khí sắc bén của phụ nữ tài sắc đoan trang thùy mị, có sức thu hút mãnh liệt các bậc quân vương, anh hùng trong chốn mê cung, nên đã dùng mỹ nhân để thực hiện sách lược chính trị: dùng hôn nhân để kết tình hữu nghị hoà bình giữa các quốc gia láng giềng; hoặc để chế ngự các lãnh chúa làm Vua một cõi quanh vùng để lôi kéo họ hầu mang lại an bình cho dân tộc; hoặc dùng hôn nhân để đoàn kết tạo một sức mạnh chống lại nước thứ ba, hoặc dùng mỹ nhân kế để thực hiện mưu đồ thôn tính đất nước khác ..v.v… Sách lược dùng công chúa mỹ nhân này được thể hiện bàng bạc điển hình qua các triều đại Trung Hoa và Việt Nam như sau:
Ở Trung Hoa: Hán Vũ Đế gả Chiêu Quân cho Hồ Hàn Da, Tây Thi của Việt Vương Câu
Tiễn gởi đi cho Ngô Phù Sai có mục đích làm cho nhà Ngô suy sụp và diệt vong; Ngô Phu Nhân gả cho Lưu Bị, Giải Ưu Công Chúa được Hán Vũ Đế gả cho Vua Sầm Tâu nước Ô Tôn, Lý Văn Thành Công Chúa được Vua Lý Thế Dân gả cho Vua Tây Tạng là Can Bố ..v..v…
- Ở Việt Nam: Lý Thái Tông gả Công Chúa Bình Dương cho Thân Thiệu Thái là Đầu Mục Châu Phong. Lý Thánh Tông gả Công Chúa Khâm Thánh cho Hà Di Khách là Châu Mục Tuyên Quang Tuyên Hoá. Lê Hiển Tông gả Ngọc Hân Công Chúa cho Nguyễn Huệ. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả Công Chúa Ngọc Vạn cho Vua Chey-Chetta II của Cao Miên và Vua Trần Nhân Tông gả Huyền Trân Công Chúa cho Vua Chế Mân của Chiêm Thành. Họ thật sự không quan tâm đến cảm xúc đau buồn tủi hổ khi bị sỉ nhục của dân tộc thiểu số Champa đã tan nhà nát cửa vì tiền nhân họ, mà ngày nay dân tộc bất hạnh này vẫn phải sống hoà hợp với cộng đồng dân Việt, cùng trải qua những thăng trầm lịch sử suốt hai thế kỷ qua, cùng hy sinh chịu đựng những vui buồn gian khổ theo dòng lịch sử Việt Nam.
 Thanh Trà

                                                                                        




1 nhận xét:

  1. Một câu chuyện thật cảm động.
    ------------------------------------
    Ms Nga – Nhân Viên Vé Sacojet.vn

    Liên hệ: 090 262 1479 – 1900 636 479

    Chuyên phân phối: Vé máy bay tết 2016
    Hoặc xem chi tiết: Gia ve may bay Tet 2016
    Website kiểm tra giá và đặt vé trực tuyến: www.SacoJet.vn

    Trả lờiXóa

Mang mùa xuân về

Mang mùa xuân về Máy bay từ từ hạ cánh. Dòng chữ “Cảng Hàng không Phù Cát” in lồng lộng nổi bật trên bầu trời đêm khiến lòng tôi nôn nao k...