Hiện nay đang xuất hiện vấn
đề phân loại giữa trung tâm và ngoại biên trong văn học, tuy là khá mới mẻ về
mặt khái quát lý thuyết, nhưng là về một hiên tượng rất “cũ”, bởi vì lịch sử
văn học cho thấy luôn luôn có hiện tượng chuyển dịch từ ngoại biên vào trung
tâm và ngược lại. Trên con đường hướng tâm, văn học mạng ngày nay, xét như một
tổng thể vẫn nằm ở ngoại biên, miễn là chớ nên vạch ranh giới quá máy móc, bởi
vì không ít nhà văn vừa viết đưa in để phát hành, vừa viết trên mạng. Dù thế
nào văn học mạng vẫn là một bộ phận hữu cơ của văn học Việt Nam trong thời đại
toàn cầu hóa ngày nay. Từ các nhà lý luận phê bình đến các cơ quan quan lý chỉ
đạo văn học nghệ thuật nếu bỏ qua văn học mạng (không phải chỉ có sáng tác, mà
còn có cả lý luận, phê bình, dịch thuật, sưu tầm) thì không thể đưa ra kết luận
toàn diện và sát đúng về bản chất và động hướng của nền văn học Việt Nam đương
đại;
Cố nhiên văn học mạng vẫn
là văn học, cho nên vẫn có tư tưởng, tình cảm, khuynh hướng, chất lượng v.v…,
nghĩa là vẫn có chuyện đúng sai, tốt xấu, hay dở, mà chỉ có thể bàn đến trong
nhiều dịp khác. Song ở đây lại bàn đến một vấn đề rất thiết thân gắn chặt với
các vấn đề trên, bởi vì muốn biểu dương để phát huy cái tốt, đúng, hay; hoặc
phê phán để khắc phục cái xấu, sai, dở, thì đều phải thấu hiểu đặc điểm về mặt
hình thái của loại văn học này. Hình thái bắt nguồn từ phương tiện để chuyển
tải văn bản tác phẩm… Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, hiển nhiên rất đúng,
nhưng chưa thật trúng. Bởi vì phải qua khâu trung gian là những phương tiện
chuyển tải khác nhau, ngôn từ mới hiển thị với những dạng thái khác nhau. Tiếp
nhận tác phẩm văn học đâu có phải lâp tức trực tiếp với ngôn từ, mà phải nghe
qua truyền khẩu hoặc đài truyền thanh, hoặc đọc theo chữ viết, hoặc trên sách
báo in ấn hàng loạt, hoặc nghe nhìn hỗn hợp qua sân khấu, điện ảnh, truyền
hình, và cuối cùng là đọc trên mạng. Cái phương tiện trung gian đó là Media,
cũng có thể dịch là Môi giới, nhưng nên dịch là Môi thể sát
với vấn đề ở đây hơn.
Nếu xét toàn bộ lịch sử văn học trên bình diện môi thể thì sẽ thấy có năm dạng thái văn bản tác phẩm khác nhau là văn bản truyền miệng, văn bản chữ viết, văn bản in ấn, văn bản điện tử và văn bản trên mạng. Mỗi dạng văn bản là tương ứng với một hình thái văn học. Những dạng văn bản này mặc dù không phủ định mà có thể kế thừa và cộng sinh, nhưng khá là khác nhau cả về thế mạnh và hạn chế riêng. Tất nhiên giữa chúng đều có sự đột biến về tác dụng, mà việc xuất hiện văn bản mạng là không thua kém gì việc phát hiện ra chữ viết và nghề in, nếu chưa muốn nói là không tiền khoáng hậu. Vậy muốn thấy rõ điều này, trước hết cần điểm qua những ưu nhược bắt nguồn từ đặc điểm khách quan của từng loại môi thể, chứ không phải do năng lực chủ quan của tác giả trong các dạng văn bản trước đây :
Nếu xét toàn bộ lịch sử văn học trên bình diện môi thể thì sẽ thấy có năm dạng thái văn bản tác phẩm khác nhau là văn bản truyền miệng, văn bản chữ viết, văn bản in ấn, văn bản điện tử và văn bản trên mạng. Mỗi dạng văn bản là tương ứng với một hình thái văn học. Những dạng văn bản này mặc dù không phủ định mà có thể kế thừa và cộng sinh, nhưng khá là khác nhau cả về thế mạnh và hạn chế riêng. Tất nhiên giữa chúng đều có sự đột biến về tác dụng, mà việc xuất hiện văn bản mạng là không thua kém gì việc phát hiện ra chữ viết và nghề in, nếu chưa muốn nói là không tiền khoáng hậu. Vậy muốn thấy rõ điều này, trước hết cần điểm qua những ưu nhược bắt nguồn từ đặc điểm khách quan của từng loại môi thể, chứ không phải do năng lực chủ quan của tác giả trong các dạng văn bản trước đây :
- Văn học truyền
miệng xuất hiện sớm nhất lúc chưa có văn tự, nhưng sống dai dẳng nhất
cho đến nay và có lẽ là mãi mãi, chỉ cần nhắc đến loại văn học dân gian hiện
đại với phương thức “xuất bản miệng” là đủ rõ. Đặc điểm trước tiên của nó là
hết sức giản tiện cả về mặt sáng tác và tiếp nhận, không cần bất cứ phương tiện
nào khác, ai cũng sáng tác được ít nhiều, và tương đối dễ phổ biến
rộng rãi, dù mù chữ, thậm chí mù mắt, miễn tai không điếc là có thể tiếp nhận
được. Tất nhiên nói không cần bất cứ phương tiện gì, không có nghĩa đây là
loại văn bản phi môi thể, mà môi thể của văn
bản truyền miệng chính là nhân thân của người phát. Thứ hai là tính chất trực
diện thân thiết, người sáng tác và kẻ tiếp nhận “đối diện đàm tâm” (giáp mặt tỏ
lòng), có thể giao lưu qua lại. Nói “truyền miệng”, nhưng không phải chỉ có
miệng nói tai nghe mà không tránh khỏi việc kết hợp với các loại ngôn ngữ cơ
thể khác như ngữ điệu, cử chỉ v.v… Đặc điểm cũng là nhược điểm của văn bản
truyền miệng là không thể bảo tồn nguyên dạng, vì lời nói gió bay, còn chuyên
ghi chép lại thì đã chuyển sang dạng văn bản khác, và sẽ không còn giữ được
trọn vẹn những ưu điểm trên. Tất nhiên đã có “xuất bản miệng” thì cũng có “tái
bản miệng”, nhưng không thể đúng nguyên bản, mà thành những dị bản khác nhau.
- Văn học chữ viết đánh
dấu một bước tiến lớn của nhân loại, mặc dù buổi đầu cũng chỉ mới là viết trên
thẻ tre, xương da thú, mai rùa, trên gỗ đá, giấy lụa v.v…, nhưng đã đặt nền
tảng thiết cốt cho các bước tiến lớn hơn nữa về sau. Song bước tiến nào cũng
phải trả giá bởi ít nhiều bước lùi. Văn bản chữ viết không còn thể trực diện,
thân thiết, giản tiện như văn bản truyền miệng, lại còn đòi hỏi điều kiện tối
thiểu là tác giả và độc giả phải thông thạo chữ nghĩa, do đó có thu hẹp lại
diện sáng tác và tiếp nhận trên một ý nghĩa nào đó. Nhưng nó có thể thay đổi ít
nhiếu tính chất và vai trò của văn bản, của cả chủ thể sáng tác và tiếp nhận.
Văn bản đã viết xong sẽ bắt đầu có một cuộc sống độc lập và có khả năng tự bảo
tồn lâu dài.
Đó là chưa kể chữ viết còn giúp cho văn bản truyền miệng trong quá khứ được bảo tồn. Chủ thể sáng tác cũng có thể phần nào mang tư cách chủ thể tiếp nhận như ý của B. Croce đã từng nói. Bởi vì nếu văn bản truyền miệng dứt khoát là nói cho người khác, nhưng văn bản viết còn có thể tự nói với mình, do đó có thể bộc lộ những điều thầm kín sâu xa. Nếu chủ thể tiếp nhận đối với văn bản truyền miệng chỉ là thính giả, thì đối với văn bản chữ viết là độc giả, nghĩa là từ nghe chuyến sang nhìn, xem, rồi tiếp theo mới nghe được trong tưởng tượng. Sự tổng hợp giác quan ở đây là ở một bước cao hơn, và rất dễ dàng xem đi xem lại nếu muốn, một điều mà các thính giả của văn bản truyền miệng không phải không muốn, nhưng rất khó thực hiện
Đó là chưa kể chữ viết còn giúp cho văn bản truyền miệng trong quá khứ được bảo tồn. Chủ thể sáng tác cũng có thể phần nào mang tư cách chủ thể tiếp nhận như ý của B. Croce đã từng nói. Bởi vì nếu văn bản truyền miệng dứt khoát là nói cho người khác, nhưng văn bản viết còn có thể tự nói với mình, do đó có thể bộc lộ những điều thầm kín sâu xa. Nếu chủ thể tiếp nhận đối với văn bản truyền miệng chỉ là thính giả, thì đối với văn bản chữ viết là độc giả, nghĩa là từ nghe chuyến sang nhìn, xem, rồi tiếp theo mới nghe được trong tưởng tượng. Sự tổng hợp giác quan ở đây là ở một bước cao hơn, và rất dễ dàng xem đi xem lại nếu muốn, một điều mà các thính giả của văn bản truyền miệng không phải không muốn, nhưng rất khó thực hiện
- Văn học in
ấn: Tất nhiên là in ấn chữ viết với đặc điểm bao trùm là nhanh, nhiều, tốt,
rẻ nhưng với hai cấp độ khác nhau là in thủ công và in máy móc. Sáng tác thì
phải có chất lượng, nhưng tiếp nhận thì số lượng cũng vô cùng quan trọng, mà
cũng không dễ giải quyết, nhân loại phải tốn nhiều thế kỷ mới đạt được. Không
những nhanh nhiều, mà in ấn còn đáp ứng tốt cho những văn bản quy mô, nhất là
thể loại tự sự. In ấn tiện lợi cho nên có điều kiện làm đẹp cho hình thức văn
bản, càng hấp dẫn bạn đọc. Tất cả những điều trên đã tăng cường mạnh mẽ mối
quan hệ giữa văn học với đời sống xã hội, nhất là văn học in máy đã dần dần tạo
ra được thị trường văn học (sự hình thành đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp, các cơ
quan xuất bản và phát hành v.v..) trên con đường bước sang xã hội hiện đại.
- Văn học điện
tử: So với văn bản in máy chỉ mới là bước khởi đầu, thì văn bản điện
tử là một sự tổng hợp vượt bậc giữa nghệ thuật với kỹ thuật, nó bao gồm các
lĩnh vực văn học truyền thanh, văn học điện ảnh, văn học truyền hình v.v… Văn
học truyền thanh phần nào khôi phục và phát huy thêm tính trực diện và tính thân
thiết của văn học truyền niệng, nhưng trong cùng một lúc đã mở rộng diện tiếp
nhận ra không gian bao la. Văn học điện ảnh lại tích hợp được hai loại hình
nghệ thuật nghe nhìn, càng đi sâu vào lòng công chúng. Cũng gần như vậy, nhưng
văn học truyền hình lại càng vô cùng thuận tiện cho việc thưởng thức, tiếp nhận
của đông đảo công chúng. Nhìn chung lại văn học điện tử đã
tích hợp ở mức độ cao những đặc điểm của các lọaị văn bản truyền miêng, văn bản
chữ viết và văn bản in ấn, thể hiện thành những đặc điểm chung nhất là tính
biểu đạt cao đối với mọi sác thái và cung bậc của tư tưởng tình cảm, ít bị hạn
chế về không thời gian và có khả năng thỏa mãn đông đảo công chúng. Tuy nhiên
văn bản điện tử cũng có mặt trái của nó. Do sức mạnh to lớn, nó có có xu hường
đẩy văn bản chữ viết ra ngoại biên, suy tôn đội ngũ chế tác hơn là nhà văn của
chữ nghĩa và dễ gây áp lực vơi công chúng về một thị hiếu phiến diện nào đó.
Vấn đề văn bản của tác phẩm
xét trên bình diện môi thể thật ra rất phong phú và phức tạp,
lại chồng chéo qua lại nhiều mối, khó phân biệt rạch ròi, mà ở đây chỉ điểm qua
vài nét cốt để thấy rằng mỗi khi xuất hiện một loại môi thể mới
thì sẽ mang lại những bước tiến lớn lao không thể đảo ngược, nhưng cũng phải
trả giá vời những bước lùi nào đó không tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế mà thôi.
Cần phải mang tinh thần này để xem xét văn học mạng với nhiều tinh chất mới mẻ,
lại đang phát triển rất mạnh mẽ hiện nay. Văn học mạng được sáng tác, truyền
bá, thưởng thức và bình luận trên không gian ảo của mạng lưới liên kết toàn
cầu. Là sự tích hợp cao độ giữa sinh hoạt văn hoc với công nghệ hiện đại, văn
học mạng những đặc điểm cơ bản như sau:
- Do ứng dụng kỹ thuật số
và việc nối mạng toàn cầu được hoàn thiện, so với tất cả loại văn học từ truyền
miệng đến điện tử, văn học mạng là quán quân về quy mô cũng như tốc độ trong
việc sáng tác, phục chế, phát hành và bảo tồn. Không những nhanh nhạy, kịp
thời, mà còn có tính chất “toàn thời”, nghĩa là trong bất cứ thời gian nào cũng
có thể tiến hành công việc.
- Trong không gian ảo, tác
giả cũng như độc giả hoàn toàn có thể ẩn danh, từ đó rất tự do thoải mái bộc lộ
chủ kiến và cá tính ít chịu ràng buộc về mặt trách nhiệm và nghĩa vụ.
- Quan hệ giữa tác giả và
độc giả là theo hai chiều xuôi ngược. Khác với các loại văn học chữ viết, văn
học in ấn, kể cả văn học điện tử, tác giả luôn luôn ở thế chủ động, và độc giả
về cơ bản là thụ đông, ở văn học mạng, tác giả công bố tác phẩm, độc giả hoàn
toàn có thể lập tức phản hồi, tạo nên sự đối thoại trực diện và bình đẳng giữa
sáng tác và tiếp nhận. Tác phẩm do đó luôn ở trong trạng thái phi hoàn kết.
- Riêng về sáng tác nhà
văn, thì do tồn tại trong không gian ảo, cho nên mang tính chất “vô chỉ” (không
có tờ gì cả) chỉ cần gõ vào bàn phím là được. Không cần bản thảo cũng không cần
có chữ ký để xác định bản quyền, như thế tác giả không bị bất cứ ràng buộc nào.
Và chuyện sửa chữa, bổ sung, cũng rất thuận lợi, nhanh chóng.
- Về mặt đề tài, rất chú ý
cái đời thường, thích thú tiểu tự sự, quay lưng với đại tự sự. Liên quan với
vấn đề này là tính chất “tiểu chúng hóa” vì khuynh hướng và phong cách thì cực
kỳ đa dạng, cái gì cũng có, đáp ứng đầy đủ cho những thị hiếu khác nhau. Vô
hình trung điều đó lại quán triệt phương châm đại chúng hóa một cách thực tế
- Xét về mặt ngôn ngữ, có
xu hướng dùng nhiều khẩu ngữ, kể cả phương ngữ và biệt ngữ để cho nhanh nhạy và
giản tiện, xa rời tính cao nhã mà quay về với tính thông tục, không vươn đến
ngôn ngữ chuẩn hóa như văn học chữ viết và in ấn
- Do phải đáp ứng với tính
chất nhanh nhạy và luôn luôn hấp dẫn của hoạt động mạng, văn học mạng phải dồn
sức cho những kỹ thuật biểu hiện cô đúc và tân kỳ, mà sự kết hợp giữa văn tự
với hình họa và âm thanh là một đặc điểm
- Cuối cùng là văn học mạng
có một kho tư liệu như những thư viện lớn, lại rất dễ tra cứu về văn bản và thư
mục v.v… cả trong nước và quốc tế, rất tiện lợi cho công việc của nhà văn nói
chung, nhất là đối với các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình. Trong tương lai
khi có được phần mềm cho việc thông dịch giữa các thứ tiếng thì tính chất toàn
cầu hóa của văn học mạng lại thêm một bước tiến mới…
Qua nhưng đặc điểm nói trên
cũng đã thấy văn học mạng cũng không tránh khỏi nhược điểm, ví như vấn đề quyền
lợi và trách nhiệm của tác giả v.v… Nói cho cùng cái gì cũng có hai mặt, như
cho rằng văn học mạng có lượng thông tin dồi dào, nhưng lượng phải đi đôi với
chất, tin nhiều càng khó tránh khỏi tin rác… Nhưng âu đó cũng là phép biện
chứng của phát triển – nếu cố chấp không chịu lùi, thì không tiến lên được.
Phương Lựu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét