Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Trên bầu trời rực rỡ của phong trào thơ mới: Hàn Mặc Tử

Trên bầu trời rực rỡ của phong trào thơ mới: 

Hàn Mặc Tử

“ Đây thôn vĩ dạ”
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc.
     Trên giàn thiên lí bóng xuân sang”
Hẳn ai yêu thơ, yêu mùa xuân đều không thể không biết những vần thơ “Sáng láng” và “thơm tho” đó của nhà nhà thơ Hàn Mặc Tử với bài “Mùa xuân chín”. Nhắc đến Hàn Mạc Tử là nhắc đến một nhà thơ - một con người đặc biệt. Thơ Hàn Mạc Tử mãnh liệt song luôn quằn quại đau đớn giằng xé giữa linh hồn và thể xác, thế nhưng, lại có lúc nhà thơ lại tạo ra những vần thơ tuyệt mỹ, hồn nhiên và trong trẻo đến lạ thường. Đó là những nốt cao trong bản nhạc đàn của ông, cùng với “Mùa xuân chính” thì “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong số ít những nốt cao như thế. Đến với “Đây thôn Vĩ Dạ” là đến với tuyệt hoạ trong thơ. Vì đó là bức tranh của thiên nhiên và con người sứ Huế, được vẽ nên bằng những ngôn từ tinh khôi, được tạo màu bởi tâm trạng của thi sĩ - đó là “Tranh trong tranh” mỗi câu mỗi chữ đều là những nét vẽ có thần và tạo nên những cảm xúc đặc biệt trong lòng bạn đọc.
“Sao anh không về chơi thôn vĩ
       Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
       Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
      Lá trúc che ngang  mặt chữ điền”
Hàn Mạc Tử không sinh ra ở Huế thi sỹ ấy chỉ là người khách qua đường, đến lối đi, mang theo một bóng hình, một kỷ niệm đẹp chưa phôi phai như ngày Huế đẹp Thế nhưng vẻ đẹo ấy lại không được Hàn Mặc Tử phát hiện trên đất Huế tại thời điểm ấy mà được lùi xa lùi sâu trong không gian liên tưởng qua bức bưu thiếp cả Hoàng cúc để rồi nhìn lắng và chợt thức tỉnh một hình bóng, một hoài niệm đã lên tiếng, nhẹ nhàng và tinh khôi như mối tình e ấp, chưa kịp ngỏ lời ...
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”
Câu thơ cất lên tựa như câu hỏi của một thiếu nữ thôn Vĩ , như đang mời gọi mà cũng như trách móc nhà thơ câu thơ cất lên  sao nhẹ ngàng mà đáng yêu đến thế? Quả là một lời mời khiến người nghe thật khó từ chối. Thế nhưng đó cũng là một lời tự trách của nhà thơ. Trong giọng hỏi tha thiết ấy là một niềm nuối tiếc, một hoài niệm, một ước ao của nhà thơ được trở lại với Thôn Vĩ một làn. Ước  muốn này tưởng như quá đỗi bình thường nhưng lại quá xa vời vời thi sĩ nỗi đau ấy làm sao nói hết, khi con người chất chữa yêu thương, khát khao yêu thương kia đang phải vật lộn từng ngày từng giờ với thần chết. Cúôi câu hỏi là một thanh trắc nghe chói gắt, có gì đó nghe thật búôt giám đau thương. Dù có như thế, song, con mất thơ yêu thiên nhiên, cuộc sống vẫn nhìn thấy Vĩ Dạ thật trong sáng và tinh khôi, nét đẹp phong cảnh và con người.
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá Trúc che ngang mặt chữ điền”
Hiện lên trên bức tranh là Vĩ Dạ đang tắm mình trong ánh bình minh, mang một vẻ đẹp trong sáng và dịu dàng rất Huế. Hàng cau trong nắng mới là cái nhìn phác hoạ từ xa tới của nhà thơ. Chưa đén Vĩ Dạ, người ta  đã nhìn thấy những hàng cau thẳng tắp, cao vút, vươn mình trong nắng sớm. Đây là một cái nhìn đầy phát hiện và tinh tế của tác giả. Trong một dòng thơ mà Hàn Mạc Tử đã sử dụng hai từ “nắng” “ nắng” ở đây không phải là “Nắng ửng” trong một sớm mai ở mùa xuân chín mà là “Nắng hàng cau, nắng mới lên” nắng ở đây chói chang ngay từ  buổi sớm. Nắng lên nhanh và dường như tất cả ánh nắng ấy đều được đổ lên cảnh vật. Hàng cau là thứ đầu tiên mà màu vàng chạm tới.
Màu của nắng, tràn lênn lá cau ướt đẫm sương đêm và làm cho nó sáng lên lấp lánh và nếy như Xuân Diệu “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” thì Hàn Mạc Tử đổ nắng vàng lên hàng cau và cảnh vật. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bừng lên một màu tươi mới, màu nắng ấy, sau khi “đổ” lên hàng cau tràn suống những cây xuống những cây lá trong khu vườn và thế là từng giọt ánh sáng, cứ rơi xuống và bừng lên cảnh vật khúc xạ trong không gian, ánh sáng ấy được trải dài, khu vườn xinh xắn hiện ra thật đáng yêu với màu xanh nõn nà của lá. Chẳng thế mà Người thi sĩ ấy lại thốt lên đầy thích thú như vậy. Hàn mạc Tử như đang reo vui trước bức tranh cảnh vật nhưu đang được thiên nhiên tô vẽ ngay trước mắt mình. Nhà thơ như thích thú đi giữ khu vườn tươi đẹp. Mỗi bước đi như một sự phát hiện ngỡ ngàng mà vui sướng. Nhà thơ thích thú tới mức phải thốt lên câu hỏi “Vườn ai” có thể nói cái thần thái của thôn Vĩ là vườn cây, vườn cây bao bọc ngôi nhà và tạo với ngô nhà một cấu trúc thẩm mỹ xinh xắn. Bức tranh thiên nhiên dần lộ ra, sáng lấp lánh và trong sáng đến lạ kỳ. Từ “Mướt” đã gợi tả được sự  chăm sóc chu đáo đối với vườn cây.  “Mướt” là mầu xanh mỡ màng, nõn nà của cây lá, từ  “Mướt” ấy càng nổi hơn khi sau đó là “Xanh như ngọc”. Màu xanh của hàn mạc tử khác hẳn với những mầu xanh  khác, bởi nó mang ánh nhìn của một con mắt đầy tinh tế. Vườn rau giản gìn, song màu xanh của vườn rau lại thật quý phái, màu xanh ấy là màu cảu xanh ngọc - thanh tú và cao xanh đó hẳn là một cái nhìn trân trọng của tác giả. Phải có một tình yêu tha thiết với thôn Vĩ Dạ thì thi sĩ mới có thẻ có những cảm nhận đẹp đẽ và “sáng láng” đến như thế. Bức tranh thôn vĩ hiện lên toàn cảnh với những gam màu sáng chói. Màu nắng và màu lá, hai màu sắc tự như chính ký ức tươi đẹp của tác giả, đang vỡ và xuyên qua lớp không gian và thời gian dầi dằng dặc để thể hiện trước mắt. Đến yêu mất cảnh vật nơi đây. Quả trong trẻo, quá tinh khôi và đáng yêu đến mê người. Hàn Mạc Tử đã làm thoả trí bạn đọc, ông làm cho những màu sắc ấy thấm qua và len vào câu chữ, làm cho nó sáng rực và lan toả trong lòng người đọc. Phả vào đó là hương vị cuộc sống niềm yêu thiên nhiên mới  làm cho thi sĩ mê đắm như thế, mà cả co người cũng làm cho trái tim ấy xao xuyến chủ nhân của “Vườn ai” đã xuất hiện. Nhưng sự xuất hiện ấy rất kín đáo và dịu dàng -Người con gái xứ Huế thấp thoáng sau lá trúc là khuôn mặt chữ điền phúc hậu. Giấu sau là trúc ấy, có chăng là sự quan sát, là nụ cời kín đáo, đáng yêu cho hành động thích thú, ngây ngô của tác giả, trức khu vườn. Với cây thơ này, Hàn Mạc Tử đã cho thấy cái thần thái của thôn Vĩ. Cảnh xinh xắn, người  đáng yêu, phúc hậu: Thiên nhiên và con người xứ Huế hài hoà và trong sáng trong vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng. Đứng trước cảnh vật và con người như thế, có lẽ ai cũng muốn sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.
Thoát ánh nhìn khỏi thôn vĩ, tác giả hướng ánh nhìn ra dòng sông Hương - Dòng song gắn liền với sự êm đềm và thơ mộng xứ Huế, ẩn chữa trong đó là biết bao tâm trạng của nhà thơ.
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bên sông trăng đó
 Có chở trăng về kịp tối nay”
Chốn thần tiên nơi khổ thơ đầu bỗng chốc vỡ tan và biết mất trong hư không. Màu sắc tươi sáng dần chuyển sang sắc thái sầu thảm của sự chia lìa. Gió và mây thường chung hay đi với nhau. Song ở đây, gió bay một nơi và mây trôi một ngả. Câu thơ ngắt nhịp 4/3 như bị bẻ đôi. Hai thứ vốn luôn sóng đôi với nhau gió thổi mây bay giờ đây lại chia lìa. Phải chăng trước cảnh ngộ chia lìa ấy, dòng nước “Buồn thiu” Dòng nước buồn hay người nhìn cảnh vậ buồn? Dòng sông Hương được nhân hoá thành một sinh thể có hồn để giãi bày  tâm trạng của chính mình. Cảnh vật giờ đây không tràn trề sức sống như ở trên nữa mà ảm đạm, hoa bắp chỉ khẽ đung đưa theo gió, nhuốm lên không gian những hạt phấn buồn. Động từ “Lay” tự nó không thể tự buồn  nhưng trong hoàn cảnh này, nó lại tạo nên sự hiu hắt và thưa vắng đến lạnh người. Bức tranh thiên nhiên chuyển sang ảm đạm, nhốm màu chia lìa, sự sống như mỏi mệt và yếu ớt.
Thời gian mới còn sáng đó thôi đã vội chuyển sang buổi tối. Dấu đứt gãy thời gian tạo nên sự biến động trong hồn người. Thi nhân vừa thích thú, háo hức bao nhiêu trước cảnh vườn cây thì giờ lại đau xót trước không gian trời đất mênh mông mà thiếu vắng tình người. Xúc cảm ban đầu vỡ vụ trong bi thương.
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Hai cây cúôi khổ thơ là hai câu tu từ bộc lộ tâm trạng buồn và cô đơn song vẫn chan chứa trong lòng một tình yêu với Huế, ôm ấp một tình yêu đến dịu dàng nếu không cảnh vui như đầu bài thơ vui được ánh nắng chiếu rói thì khung cảnh buồn ở đây được ánh trăng toả chiếu. Cảnh vật ở đây thực mà như hư ảo. Vì dòng sông giờ không chỉ là dòng sông của sóng nước mà là dòng sông của ánh sáng, lấp lánh ánh trăng. Con thuyền đậu trên dòng sông giờ đã trở thành con thuyền của hư ảo. Nó đậu trên sống trăng, để trở trăng về một cõi xa xôi, mờ ảo trong hư không. Nỗi cô đơn và tê tái rợn ngợp trong cả câu chữ, tất cả như nhoè đi, nhuốm màu tâm trạng. Hai câu hỏi cất lên, nhưng không lời, đáp lại trống vắng nối tiếp trống vắng, cô đơn nối tiếp cô đơn, người thi sĩ ấy nhưng đang gọi vào hư không. Sự xót xa đến tê tái thấm đẫm vào tâm hồn tác giả. Không có ai sao? Vậy làm sao thuyền trở  trăng về kịp đây? Nỗi đợi chờ giờ trở thành khắc khoải và vỡ tan thành mất mát, tan vào với dòng sống trăng và trở nên mất hút. Quá khứ tươi đẹp đã tan biết, chỉ còn nỗi đau và sự tuyệt vọng, càng núi giữ, càng khắc khoải mong chờ thì thi nhân lại càng bị đẩy vào bế tắc không lối ra đau xót đến tái tê.
Giống như bức tranh bị thấm nước, bức tranh tươi sáng ở đầu bài thơ bị thấm đẫm tâm trang và trở lên nhạt màu. Màu sắc từ tươi snág đến tê tái và nhoè mờ.
                             “Mơ khác đường xa khác đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra”
Từ thực chuyển dầ sang mơ, “từ xanh ngọc” chuyển sang “Trắng quá” là mầu đã đánh mất hình hài màu của hư vô. Chút ký ức sống động vừa hiện ra đã vội nhạt hoà, chìm trong màu mờ đục của sương mù mênh mông “Em” bây giờ đã thành khác  và “ta” đã trở thành người xa lá “Khách đường xa” được điệp lại hai lần càng làm tăng sự xa cách lại càng xa. Cô gái xuất hiện và ngay lập tức tan biết trong màn xương hình ảnh “Áo em trắng quá” là cái nhìn của thi sĩ. Nhưng cái nhìn đó không phải là cái nhìn thực tại mà là cái nhìn trong hư ảo. Hình ảnh xoá nhò và mất hút tạo nên nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Tác giả như đang gọi vào hư không một hình ảnh mơ hồ của người con gái. Tiếng gọi ấy không chỉ phát ra từ tiếng mà còn phát ra từ trong tâm tưởng, vì thế mà nó trở lên vang vọng, da diết, não nề. Cái tiếng gọi không phải là tiếng gọi này nghe sao mà gấp gáp, mà “hổn hển” quá. Nó như muốn bằng âm vang của mình phóng xa về phía trước để núi giữ lại một tình yêu đang dần nhạt nhoà theo miền kí ức xa xăm. Dẫu là như thế song tác giả vẫn cố niú giữ thêm một lần.
        “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”
Lại là câu hỏi tu từ được cất lên câu hỏi như đang vớt vát chút tình người cúôi cùng. Hỏi người rằng tình xứ Huế có đậm đà hay chỉ mờ ảo như sương khói hỏi mình bằng niềm tin còn đong đầy trong trí nhớ. Hỏi người mà cũng như hỏi ta. Tâm trạng của thi nhân là khối mặc cảm đau đớn khi bị gạt ra bên lề cuộc đời thi sĩ xa lạ trước “Em” và cũng xa lạ với chính bản thân mình, dù là ký ức hay trong thực tại. Hai câu kết dẫn người đọc đi xa hơn vào cõi tâm tưởng “Ở đây” là ở đâu? là Vĩ Dạ ở thực tại hay ở Vĩ Dạ trong quá khứ tươi đẹp của nhà thơ. Nếu như “đây” trong tên bài thơ là sự ngỡ ngàng. Thích thú mở ra  một không gian xinh xắn ở khổi thơ đầu thì “đây” ở khổ thơ cúôi lại là sự thảng thốt. Buồn đau cho sự thực tại. Cùng một từ “Đây” song nếu như “Đây” trong “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu là thực tại nhà thơ chứng kiến ngay trước mắt thì Hàn Mạc Tử với “Đây” trong “Đây thôn Vĩ Dạ” lại là của hư không trong quá khứ, trong tâm tưởng của tác giả “Sương khói” đã làm mờ nhoè đi nỗi  khát khao yêu thương cháy bỏng của co người ấy. Con người mà luôn vất vả, khát khao tình yêu, tình người đến xót xa. Câu hỏi cuối cùng khép lại bài thơ nhièu day dứt. Từ “ai” được lặp lại hai lần làm cho tầng hàm súc càng được dâng mãi. Câu hỏi như khắc khoải, da diết tới một niềm hư không gửi vào đó là tình người, khát khao sống mãnh liệt.
Cả bài thơ là sự song hành của bức tranh tâm trạng và bức tranh cảnh vật. Cảnh vật từ tươi sáng giàu sức sồng đến ảm đạm, uể oải và cuối cùng là hư ảo, mờ nhoè tâm trạng thi nhân từ hi vọng yêu đời đến dự ảm chia lìa và cúôi cùng là nỗi tuyệt vọng. Kết thúc mỗi khổ thơ đều là những câu hỏi tu từ cùng với đại từ phiếm chỉ “Ai” càng làm tăng lên nỗi day dứt, khắc khoải trong lòng thi nhân â m “a” như kéo dài, vang vọng mãi tạo nên sự ám ảnh về kiếp người trong lòng người đọc.
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, thi phẩm này không những làm dạng danh cho một thi sĩ tài hoa mà còn điểm tôi cho một xứ sở vốn đã nổi tiếng là xứ mộng  - xứ thơ - xứ huế “Đây thôn Vĩ Dạ” không chỉ là bức tranh ngoại cảnh mà còn là bức tranh tâm cảnh, xen lẫn hoà quyện vào cảnh vật chính là diễn biến tâm trạng cảu nhà thơ: Niềm yêu đời, yêu người tha thiết, nỗi khắc khoải chờ mong yêu thương của tình người Hà Mạc Tử, đã từng nói “ Tôi làm thơ nghĩa là tôi bắn một dây đàn, nhấn một đường tơ, làm lung linh cả một luồng ánh sáng. Cung đàn ấy đường tơ ấy được gợi lên đầy da diết và khắc khoải trong “Đây thôn Vĩ Dạ bằng tài năng sử dụng chất liệu ngôn từ bằng tài hoa của mình. Hàm Mặc Tử đã sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật khác thường mà theo Hoài Thanh nhận định đó là thế giới “Ngoài vòng nhân gian” và đẹp một cách lạ lùng.
Theo upload.koong.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...