Đuốc hoa rực hồng
Cảm xúc sáng tác: Một sự kiện đáng nhớ diễn ra vào tháng
06/2002 đó là thời khắc hai chúng tôi được làm Thánh lễ hôn phối tại Thánh đường
Dòng Chúa Cứu Thế.
Vào giữa năm 2001, tôi đã bắt đầu có ý tưởng viết một bản nhạc
tình để có thể hát vào ngày cử hành hôn lễ. Chủ đề âm nhạc đã hình thành, nhưng
trong thời gian đầu không có dòng chữ nào được viết ra, bởi tuy viết về lễ cưới,
nhưng tôi không muốn sử dụng những từ ngữ quá phổ biến như đám cưới, thành hôn hay
tân hôn. Trong lúc tìm tòi cái tứ cho chủ đề bài hát, thật may mắn khi phát hiện
trong điển cố văn học có chữ đuốc hoa để chỉ đêm tân hôn mà đại thi hào Nguyễn
Du đã từng viết:
“Đêm xuân một giấc mơ màng
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ.”
Chữ đuốc hoa đầy chất văn chương thi phú nói trên vừa khai thông sự bế tắc ban đầu, vừa truyền một nguồn cảm hứng mạnh mẽ để viết một mạch và hoàn tất nhạc phẩm vào cuối tháng 08/2001.
Đoạn phiên khúc chỉ sử dụng 5 nốt nhạc của thang âm ngũ cung không có bán cung (Do - Re - Mi - Sol - La), mang hơi thở dân ca bình dị trước khi màu sắc hòa âm được tô điểm cho đoạn cầu nối, đoạn điệp khúc và đoạn ly điệu sang giọng thứ sau đó.
“Từ dạo thuyền nan vô bến nước
Đường mây ta sánh bước
Bốn phương gió xuôi ngược.”
Cao trào của nhạc phẩm nằm ở đoạn cuối điệp khúc với sự sắp xếp để cho nốt cao nhất rơi đúng vào chữ “đuốc”, như muốn thổ lộ ngọn đuốc hoa đã thắp sáng rực rỡ đồng điệu với tình cảm vợ chồng thăng hoa trong đêm tân hôn.
“Đêm xuân nhẹ nhàng dâng đuốc hoa trầm hương
Dịu dàng hôn mắt xanh niềm thương
Gối loan mặn nồng
Đuốc hoa rực hồng.”
Ca khúc Đuốc Hoa Rực Hồng ví như món quà tinh thần ghi dấu kỷ niệm ngày cưới, và cũng là lời chúc phúc tình yêu cho các bạn trẻ đang đi tìm một nửa còn lại của đời mình.
“Đêm xuân một giấc mơ màng
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ.”
Chữ đuốc hoa đầy chất văn chương thi phú nói trên vừa khai thông sự bế tắc ban đầu, vừa truyền một nguồn cảm hứng mạnh mẽ để viết một mạch và hoàn tất nhạc phẩm vào cuối tháng 08/2001.
Đoạn phiên khúc chỉ sử dụng 5 nốt nhạc của thang âm ngũ cung không có bán cung (Do - Re - Mi - Sol - La), mang hơi thở dân ca bình dị trước khi màu sắc hòa âm được tô điểm cho đoạn cầu nối, đoạn điệp khúc và đoạn ly điệu sang giọng thứ sau đó.
“Từ dạo thuyền nan vô bến nước
Đường mây ta sánh bước
Bốn phương gió xuôi ngược.”
Cao trào của nhạc phẩm nằm ở đoạn cuối điệp khúc với sự sắp xếp để cho nốt cao nhất rơi đúng vào chữ “đuốc”, như muốn thổ lộ ngọn đuốc hoa đã thắp sáng rực rỡ đồng điệu với tình cảm vợ chồng thăng hoa trong đêm tân hôn.
“Đêm xuân nhẹ nhàng dâng đuốc hoa trầm hương
Dịu dàng hôn mắt xanh niềm thương
Gối loan mặn nồng
Đuốc hoa rực hồng.”
Ca khúc Đuốc Hoa Rực Hồng ví như món quà tinh thần ghi dấu kỷ niệm ngày cưới, và cũng là lời chúc phúc tình yêu cho các bạn trẻ đang đi tìm một nửa còn lại của đời mình.
Mộc quốc khanh
Thông thường, những số “đẹp” lại không phải là những con số chẵn theo kiểu “xứng
đôi, vừa lứa” hay luật cân phương (với câu nhạc 8, 16 nhịp) trong âm nhạc.
Chúng ta vẫn thường nghe nói: “vững như kiềng 3 chân” trong chính trị; quy tắc
“thiên-nhân-địa” ở nghệ thuật cắm hoa, trang trí; “nam thất, nữ cửu” ở y thuật;
“9 tầng trời”, “chốn cửu trùng” trong tôn giáo. Và trong âm nhạc, nhiều nhà soạn
nhạc phương Tây thích dùng câu nhạc lẻ với 3, 5, 7 nhịp không theo luật cân
phương.
Trong “Đuốc Hoa Rực Hồng”, người nghe bắt gặp điều thú vị đó với ca từ là những
đoạn thơ 3 câu, mỗi câu có số chữ giảm từ 7 đến 5 rồi 3. Không chỉ dừng ở đó, Mộc
Quốc Khanh còn sáng tạo hơn qua việc đặt những câu thơ lẻ này vào các câu nhạc
chẵn. Dường như lẽ âm dương lôi cuốn tác giả. Đoạn phiên khúc chỉ là 1 câu nhạc
gồm 2 vế, mỗi vế có 4 nhịp. Sau đó là một nét nhạc cầu nối (chuẩn bị chuyển
sang Điệp khúc) với 4 nhịp nhưng vẫn trên ca từ là đoạn thơ 3 câu, mỗi câu có số
chữ lẻ:
“Cuộc tình vượt trên cơn lốc xoáy
Sắt son chung vòng tay
Không gì lay”
Đoạn Điệp khúc trở lại luật cân phương với 2 câu nhạc 8 nhịp, và tính cân
phương ấy lại được phá cách bằng việc sử dụng những hợp âm của cả thang âm thứ
đồng nguyên (c-moll) như Ddim, Fm, Ab. Đây là một bút pháp hòa âm trong âm nhạc
thế kỷ XX. Nét nhạc cầu nối lần 2 được xử lý tinh tế hơn so với lần 1, đóng vai
trò như đoạn Coda cho riêng Điệp khúc và cũng là sự “sáng tạo kép” của tác giả
trên cấu trúc âm nhạc và ca từ: câu nhạc 4 nhịp với 3 câu thơ lẻ gồm 7, 5, 3 chữ:
“Cuộc đời dù phong ba bão tố
Có khi như sợi tơ
Bay bạc phơ”
Tác giả đã dùng “Đuốc Hoa Rực Hồng” với sự biến đổi kỳ ảo của “chẵn-lẻ” để ghi
lại thời khắc đáng nhớ của cuộc đời mình: ngày thành hôn, khi mà “cả hai nên một”,
lúc một người đã tìm được một nửa còn lại của đời mình để cùng nhau thắp sáng
ngọn đuốc hoa rực hồng trong đêm tân hôn.
Thạc sĩ - Nhạc trưởng Nguyễn Bách
Đuốc Hoa Rực Hồng
Nhạc và Lời: Mộc Quốc Khanh
Từ dạo thuyền nan vô bến nước
Đường mây ta sánh bước
Bốn phương gió xuôi ngược.
Từ ngày đàn xe tơ kết tóc
Bàn tay em gấm vóc
Vá khâu vết thương lòng.
Cuộc tình vượt trên cơn lốc xoáy
Sắt son chung vòng tay
Không gì lay.
ĐK:
Đêm xuân đài gương soi bóng nga ngoài song
Lược thưa buông tóc mây chờ mong
Yến ca đẹp lòng.
Đêm xuân nhẹ nhàng dâng đuốc hoa trầm hương
Dịu dàng hôn mắt xanh niềm thương
Gối loan mặn nồng
Đuốc hoa rực hồng.
Lùa băng khơi nước ấm
Nhặt mây đan áo gấm
Hái hoa lót em nằm.
Bụi hồng chồn chân ai đắm đuối
Ngồi lo đong tiếc nuối
Nằm đau đo kiếp người.
Cuộc đời dù phong ba bão tố
Có khi như sợi tơ
Bay bạc phơ.
Nhạc và Lời: Mộc Quốc Khanh
Từ dạo thuyền nan vô bến nước
Đường mây ta sánh bước
Bốn phương gió xuôi ngược.
Từ ngày đàn xe tơ kết tóc
Bàn tay em gấm vóc
Vá khâu vết thương lòng.
Cuộc tình vượt trên cơn lốc xoáy
Sắt son chung vòng tay
Không gì lay.
ĐK:
Đêm xuân đài gương soi bóng nga ngoài song
Lược thưa buông tóc mây chờ mong
Yến ca đẹp lòng.
Đêm xuân nhẹ nhàng dâng đuốc hoa trầm hương
Dịu dàng hôn mắt xanh niềm thương
Gối loan mặn nồng
Đuốc hoa rực hồng.
Lùa băng khơi nước ấm
Nhặt mây đan áo gấm
Hái hoa lót em nằm.
Bụi hồng chồn chân ai đắm đuối
Ngồi lo đong tiếc nuối
Nằm đau đo kiếp người.
Cuộc đời dù phong ba bão tố
Có khi như sợi tơ
Bay bạc phơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét