Trong bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, thì có lẽ mùa Xuân là mùa đẹp
nhất. Mùa xuân đẹp bởi vì xuân về hoa nở, chim kêu, cây lá tốt tươi xanh một màu xanh hy vọng. Con người và cảnh vật thiên nhiên giao hòa cùng trời đất vào xuân.
Mùa xuân của đất trời,
mùa xuân của lòng người. Bao mùa
xuân đã đi qua trong đời tôi mà không một lời hò hẹn. Thế là tôi cũng được sinh
ra đời từ sau những ngày của mùa xuân năm nào: Năm Ất Mùi 1955; mới đó mà đến nay đã tròn một chu kỳ khép kín 60 năm cuộc đời. Cái thời “Tam thập nhi
lập” đi qua để nhường chỗ cho “Lục thập” hôm nay. Những ngày đầu xuân 2015 nhớ
lại nhà thơ Chế Lan Viên của những thập niên trước: “Tôi có chờ đâu, có đợi
đâu/ Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?/ Với tôi tất cả như vô nghĩa/ Tất cả không
ngoài nghĩa khổ đau!”. Thi sĩ nông thôn bình dị Nguyễn Bính trong bài thơ Nhạc
Xuân đã viết để nhớ lại hình ảnh cố nhân: ”Hôm nay là xuân, mai còn xuân/ Xuân
đã sang đò nhớ cố nhân”. Và trong bài thơ Mùa xuân xanh, ông mô tả mùa xuân không
là lạ mà hiển nhiên: “Mùa xuân là cả một màu xanh/ Giời ở trên cao, lá ở cành”.
Giữa núi sông
đất trời, mùa Xuân mặc thêm chiếc áo gấm, nhằm tô thắm vẻ đẹp thiên nhiên
thường tại. Xuân là hy vọng, là sức sống vươn lên, để dập tắt mọi ưu não muộn
phiền. Muôn nghìn kỳ hoa dị thảo cũng sẽ hòa mình trong sức sống mùa Xuân.
Mùa Xuân mang đến ý nghĩa thâm sâu thiền vị, để cuộc đời bớt đi những khổ lụy bi thương. Chỉ cần một tâm thái hiểu biết và sống trọn vẹn với mùa Xuân, con người có thể thoát khỏi mùa xuân thế tục đậm nhạt tàn phai!
Mùa Xuân mang đến ý nghĩa thâm sâu thiền vị, để cuộc đời bớt đi những khổ lụy bi thương. Chỉ cần một tâm thái hiểu biết và sống trọn vẹn với mùa Xuân, con người có thể thoát khỏi mùa xuân thế tục đậm nhạt tàn phai!
Một trong những phong tục tuyệt vời của con người trên hình tinh
này khi đón Tết vui xuân là chúc Tết. Chúc Tết là ước vọng ngàn đời của con
người xưa nay. Trong đêm giao thừa, hay những ngày đầu năm mới, ai cũng thầm
nguyện ước và mong muốn cung chúc mọi người những điều an lành hạnh phúc nhất
trọn năm. Nhưng, đó chỉ là những lời nguyện cầu suông nếu chúng ta không cố
gắng sửa tánh trau tâm. Không khéo, cuộc đời mình sẽ như tiếng pháo dòn tan
kia, chỉ để lại những mảnh xác ngổn ngang điêu tàn.
Nếu không làm lành lánh dữ, cuộc đời sẽ như đóa mai vàng buồn bã
lìa cành nằm ủ rũ trước sân thềm vắng lặng. Rồi gió Hạ gọi về, Thu buồn viếng cảnh, Đông rét
lạnh lùng, Bốn mùa của đất trời cứ xoay vần chuyển đổi, tâm hồn con người vẫn mãi khốn khổ với nỗi đau đáu nơi trần thế!.
Có hạnh phúc nào bằng khi ngày Tết ngắm nhìn một cành mai!.
Phiền não nhiễm ô rơi rụng, toan tính thế trần như hạt sương long lanh tan biến
trước ánh nắng ban mai. Bất chợt ta mỉm cười vui sướng, khi thấy nơi này xuất
hiện một rừng mai. Hoa mai, hoa lòng hay nói đúng hơn những con người với tâm
hồn thánh thiện như những đóa hoa đang thi hóa cuộc đời, đang điểm tô cuộc sống
bằng chính những công việc từ thiện thiết thực, lợi ích tha nhân. Đó là những
bông hoa biết nói, biết cười, biết rung động trước những hiu hắt của đất trời
cuồng loạn!.
Có hạnh phúc nào hơn, lúc nào cũng thấy nụ cười hiền lành luôn
nở trên môi, có thể chuyển hóa tâm hồn tha nhân đang gặp khổ đau phiền lụy.
Chính nụ cười duyên này có thể làm rung động cả tam thiên, đại thiên thế giới.
Nụ cười của con người luôn hành hóa độ tha, tự tại phiêu bồng, thong dong trước
những sóng gió ngả nghiêng của cuộc đời. Nụ cười có công năng xóa tan bao sầu
bi khổ lụy, bao oan chướng não phiền của kiếp nhân sinh. Nụ cười sẽ điểm tô cho
các loài hoa trên dương gian, kể cả hoa đào, hoa mai, mẫu đơn, thược dược hay huỳnh
hoa, cẩm chướng và vạn thọ, cúc xinh. Xuân đến hay xuân đi vẫn ở mãi cùng đất trời tự tại muôn đời.
Có hạnh phúc nào bằng giữa trời đất bao la muôn trùng, giữa khoảng không gian mênh
mông vô tận, bao đầm ấm ngọt ngào yêu thương của con tim, khối óc dâng trào theo cánh én mùa xuân.
Hương thời gian tỏa sắc, màu thời gian phai mau. Mỗi năm chiếc
áo rêu phong phủ lên cuộc đời này ngày càng dày đặc thêm lên. Từ thế kỷ trước nhà thơ Chế Lan Viên đã viết nên những câu thơ mô
tả dân nghèo khó của kiếp người, khi tết đến xuân về của một thời: "Có một người nghèo không biết
Tết/ Mang
lì chiếc áo độ thu tàn". Thế nhưng một thế kỷ trôi qua câu thơ này vẫn giữ nguyên
giá trị của nó.
Thêm một cái Tết nữa đang dần đến, những cánh hoa thơm ngát bung cánh khoe sắc khắp núi đồi, tiếng chim líu lo báo hiệu mùa xuân đã về. Nhưng lòng người dân nghèo vẫn nặng trĩu với bao nỗi lo toan vất vả. Mỗi dịp Tết đến là mỗi lần họ lại chạnh lòng thấm thía thân phận chạm đáy của mình trong xã hội.
Ngày Tết trở về, hương thơm trinh thành bay bay, hương lòng sẽ hòa quyện theo làn gió nhẹ của đêm giao thừa, đưa tâm thức nguyện cầu về nơi cõi tịnh. Trên mỗi bàn thờ, dưới từng gốc cây đuôi chồn, những đóa phong lan thay lá đơm hoa ngan ngát cả không gian tịch lặng!.
Thêm một cái Tết nữa đang dần đến, những cánh hoa thơm ngát bung cánh khoe sắc khắp núi đồi, tiếng chim líu lo báo hiệu mùa xuân đã về. Nhưng lòng người dân nghèo vẫn nặng trĩu với bao nỗi lo toan vất vả. Mỗi dịp Tết đến là mỗi lần họ lại chạnh lòng thấm thía thân phận chạm đáy của mình trong xã hội.
Ngày Tết trở về, hương thơm trinh thành bay bay, hương lòng sẽ hòa quyện theo làn gió nhẹ của đêm giao thừa, đưa tâm thức nguyện cầu về nơi cõi tịnh. Trên mỗi bàn thờ, dưới từng gốc cây đuôi chồn, những đóa phong lan thay lá đơm hoa ngan ngát cả không gian tịch lặng!.
Đêm nao, giật mình ngẫm nghĩ lại, tự vấn cõi lòng mình, thì ra đời ta đến lúc tóc đã điểm pha sương. Xét lại, từ khi hiện hữu trên cõi dương trần này, biết
bao mùa xuân đất trời đi qua, nhưng tâm xuân vẫn còn đó mãi với thời gian, không gian vô tận: Vẫn là Mai Lan,
Cúc Trúc, vẫn Anh Đào, Vạn Thọ, Huệ Trắng, Phong Lan ngát thơm trong cõi đời những mùa xuân bất tận!.
Mơ mải với những ngày xuân, ngày tết của năm Ât Mùi, mà suýt nữa
quên mất mình đã hoàn thành tiếp tập ca khúc viết về mùa xuân. Trong những ngày
đầu xuân 2015, xin giới thiệu các bạn tập ca khúc thứ 37, coi như một món quà
đầu xuân dâng tặng những ai đã trải qua 60 năm cuộc đời này.
“Ánh nắng mùa xuân” là bài đầu tiên của tập 37 này với không
khí rộn ràng, rạo rực khi mùa xuân về: “Nắng xuân về nơi nơi/ Cành lộc biếc
đong đưa chồi trong gió/ Ngàn tia nắng chiếu trên non ngàn/ Đàn nai vàng trong
ánh nắng mùa xuân lan tràn”. Mùa xuân về khắp mọi nơi, để cho: “Hoa lá xanh
tươi cho đời/ Ong bướm vờn bay muôn màu khoe sắc thắm vườn xuân”.
Trong
ca khúc “Hương hoa mùa xuân”, có đoạn: “Bạn đời ơi! Hãy lên đường đi
tới muôn phương/Thăm phố phường thăm khắp chốn quê hương/ Lang thang đời phiêu
bạt/ Miên man miền sương khói ngát hương thơm”. Một mùa xuân, những tia nắng ấm mùa xuân cho đời, cho người, còn gì đẹp bằng: “Nắng đã lan tràn/ Nắng chan hòa
bao sức sống/ Trời cao gió lộng/ Ta về nơi chân trời gió mới/ Một mùa xuân đẹp
tươi bên trời/ Ôi mùa xuân ngát thơm hương xuân”.
Với ca khúc “Mùa xuân
đến bên trời” “Đã mấy mùa xuân qua/ Mùa xuân nay đã đến bên trời/ Mấy mùa
xuân trôi/ Ngàn tia nắng ấm bên đồi/ Khắp nơi tưng bừng từng giọng hát lời
ca”. “Xuân đến rồi ngàn sắc hoa lung
linh như chào đón/ Chúa xuân lan tràn tới/ Lòng phơi phới mùa xuân mới/ xiết
bao niềm vui”. Mùa xuân tràn ngập niềm vui bên trời xuân, nhất là khi tia nắng
xuân chiếu bừng lên, mang lại sự sống đời đời cho muôn loài, ca khúc “Nắng xuân” ra đời
từ đó: “Nắng xuân bên trời/ Nắng xuân trong lòng mọi người/ Bừng lên bao sức
sống mùa xuân ơi!...Một mùa xuân thắm nắng tươi”.
Thế rồi
không chỉ là mùa xuân mãi mãi với thời gian, có lúc ”Những mùa
xuân đi qua” trở thành một ca khúc trong tập này: “Những mùa xuân đi qua
trong đời/ Những chiếu xanh dần trôi khung trời/ Có nghe thấy gì không em ơi/
Ngày nắng tắt bên sông/ Đêm thanh vắng bên trời”.
“Mùa xuân” là
một bài thơ của nhà thơ Đặng Đình Nguyên với những câu thơ về mùa xuân: “Mùa
xuân về bỡ ngỡ/ Lộc non tơ hé cười/ Ửng sắc hồng đào nở/ Em thẹn thùng nét
duyên”. Một thời con gái như mùa xuân rạo rực bên trời, hương thơm cùng nụ xuân
vừa hé nở tuyệt vời “Nghe rạo rực tơ vương/ Xuân dậy thì con gái/ Nụ xuân nào
mơ mải/ Đã đến mùa thơm hương”
“Bên đời quên lãng” là ca khúc tôi thích nhất khi đi Tuy Hòa
– Phú Yên hôm 29/1/2015: “Ngày tháng nào lang thang bên bên trời/ Ngày tháng nào buồn
tênh trong đời/ Ô hay! Một sớm mai hồng / Ngày dần trôi theo áng mây xa vời”.
Chưa đủ, nỗi đau đáu bên đời vẫn còn đó ngày nào, nhưng trời đất, nắng gió vẫn
reo vui theo tháng ngày: “Tháng ngày bên trời nắng gió reo vui/ Tháng ngày phận
người ngàn nỗi đau chôn vùi”. Thế rồi bên trời xanh, trong đời buồn vẫn cứ lặng
thinh, nín câm, để đêm rơi theo giông bão cuộc đời: “Lang thang bên trời xanh
trong vắng tanh/ Buồn tênh trong đời yên ắng lặng căm/ Âm thầm đêm rơi theo
giông tố cuộc đời thân phận người”. Nỗi buồn thân phận người sao nguôi ngoai
năm tháng, thôi thì cứ: “Lênh đênh ngày tháng năm dài/ Rong chơi bên đời quên
lãng quên ngày mai”
Hai lần “Bên đời” trong tập ca khúc này, hết “Bên đời quên lãng” chợt đến “Bên đời hiu quạnh”. Đời sao mà buồn thế. Hay nỗi buồn chỉ vương
vấn trong văn chương, chữ nghĩa mà thôi. Ai biết được điều đó. Một ngày đầu xuân khi đi ngang qua cảnh chùa, khói hương bay
vút lên, chợt nghĩ về cuộc đời sao mà quạnh hiu bao điều: “Làn khói hương trầm nghi
nghi ngút bay/ Bên đời hiu quạnh đắm chìm say/ Muôn ngàn cay đắng nơi trần thế/
Biết tỏ cùng ai chốn nơi này”. Thế rồi một buổi chiều kia: “Một chiều sương
khói trắng mông mênh/ Bèo theo mặt nước
trôi lênh đênh/ Thân này hiu quạnh bên trời đó/ Đất thấp trời cao nào lãng
quên”.
“Kỷ niệm xanh” là một bài thơ hay được gởi gấm những lời tâm sự lứa tuổi học trò ngày
xưa cũ của nhà thơ Hạnh Dung: “Nét mắt buồn vương vấn kỷ niệm xanh/ Thưở đến
trường sương sớm đọng long lanh/ Chim sẻ hót líu lo đường ta bước/ Cánh đồng
xanh man mác gió heo may”. Thời gian sẽ trả lời tất cả: Bạn bè giờ đây mỗi
người một nơi, có người thành đạt nhưng có kẻ xa rời những ước mơ dù bé nhỏ:
“Chắp cánh bay trên khắp nẻo đường đời/ Người thành đạt kẻ xa rời mơ ước”.
Nhưng tất thảy đều là bạn bè ngày xưa cũ, ai nào quên được của một thời cắp
sách đến trường vui biết mấy: “Kỷ niệm xưa thời gian nào xóa được/ Mong bạn
hiền nhớ mãi những ngày thơ”. Kỷ niệm xanh vẫn còn đó: “Kỷ niệm xanh ngọt ngào
hương đồng nội/ Đã xa rồi còn đâu nữa bạn ơi!”
Bài thơ tôi thích nhất khi đọc tập thơ “Còn một chút mưa bay”
của anh Nguyễn An Bình gởi tặng tháng 1/2015 từ TP. Cần Thơ, trong tập thơ có
bài “Còn một chút mưa bay”, thế là tôi cố gắng viết cho
được ca khúc từ thơ để gởi tặng lại anh qua email. “Mưa trốn nắng trong hiên đời
cũ kỹ/ Nắng trốn mưa sao cứ mãi đi tìm”. Trong bài thơ ta bắt gặp lại một thời
học sinh rất đẹp: “Gói ô mai dấu hoài trong chiếc cặp/ Ai thèm ăn mà tôi lén để
dành?/ Mưa nặng hạt sợ người ta ướt áo/ Sợ bùn vương làm bẩn gót chân son”. Thế
rồi gói ô mai vẫn còn đó ngày nào: “Gói ô mai vẫn còn chưa kịp gởi/ Lòng dặn
lòng còn một chút mưa bay”...
Lần khác anh bạn Phan Tấn Ích ở Tuy Hòa – Phú Yên gởi bài thơ “khóc mẹ” vừa mới qua đời trong
những ngày đông giá lạnh năm rồi. Tôi hì hục mãi trong ý tưởng và những chữ, câu
thơ hay của anh để viết nên ca khúc “Ngậm ngùi thương tiếc”. Một
đoạn trong bài thơ nhạc: “Con nước trôi
xuôi/ Hàng cây rụng lá/ giọt sầu rơi lả tả/ Xin trả nợ đời”...”Ngày mặt trời
soi/ Đêm mặt đất ngậm ngùi tiếc thương”.
Phạm Công Thiện có bài thơ “Mười năm gió thổi ngược xuôi” cũng
là một bài thơ độc đáo: “Mười năm qua gió thổi đồi tây/ Tôi long đong theo bóng
chim gầy/ Một sớm em về ru giấc ngủ/ Bông trời bay trắng cả rừng cây”.
Bài thơ với lời lẽ dài dòng văn tự nhất của Thiên Mặc, tâm sự kể
lễ đôi bạn ngày xưa ở cùng xóm, nay mỗi người mỗi ngã và cả hai cũng đã nên bề
gia thất. Nhớ lại chuyện cũ chơi trò chơi đám cưới “Chú rễ, cô dâu” ngày xưa.
Nay anh ta đã từ giã nơi quê cha đất tổ nghèo khó đi lập nghiệp ở phương xa nơi
đất khách quê người nhưng chưa lập gia đình, còn cô nàng đã có chồng con ấm êm
cuộc đời. Những lời tâm sự lắng đọng tình cảm trong sáng của đôi nam nữ trong
bài thơ: “Những giọt mưa rơi kỷ niệm”.
“Giọt lệ thiên thu” là một bài thơ cũng khá hay của nhà thơ Trí
Không phỏng theo âm điệu một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống được bao
năm/ Bấy nhiêu là buồn”.Tấm thân con người là do tứ đại: Đất, nước, lửa, gió
hợp thành, có đâu mà băn khoăn, tự hỏi bao điều: “Thân như sương giọt/ Long
lanh đầu cành/ Người ơi ta đó/ Mãi còn mong manh”...”Người ơi ta đó/ Suốt đời
lênh đênh...”. Một cánh chim, một làn gió thoảng qua cũng làm ta nghĩ suy về
thân phận bọt bèo kiếp người: “Gió ơi, chim ơi /Ta mệt mỏi rồi/ Dù thêm đôi
cánh/ Cũng đành buông trôi”. Cây cỏ, rừng rú, đất trời cũng chứng dám cho con
người số phận của mỏng manh chẳng khác gì cỏ cây: “Cây ơi, cỏ ơi/ Ta mệt mỏi
rồi/ Dù cho mưa xuống/ Cũng bạc đầu thôi”” ..Cho ta nằm xuống/ Nương nhờ thiên
thu!”. Bài thơ như một điệp khúc tỷ dụ giữa cảnh vật thiên nhiên muôn trùng với
thân phận con người chẳng khác xa gì mấy. Chỉ có giọt lệ thiên thu là vĩnh viễn
với cõi đời.
“Thu rơi trên phím đàn” của nhà thơ Tiểu Vũ cũng là
một bài thơ với đề tựa ngộ nghĩnh, mở đầu với bốn câu: “Thu rơi trên phím đàn/
Sóng nhạc buồn ngân vang/ Cung thương buông sầu lắng/ Thiết tha trong gió
ngàn”. Mùa thu đã đi vào văn chương, thi ca chẳng khác gì mùa xuân, cũng đẹp đẽ
và thơ mộng nhất là: “Trên phím đàn thu rơi/ Buồn ngân vang sóng nhạc/ Buông
sầu lắng cung thương/ Trong gió ngàn thiết tha”. Và rồi chẳng bao giờ quên được
mùa thu về lay những nốt nhạc trầm buồn buông trôi: “Thu lay những nốt trầm/ Se
sắt chùng dư âm”. Bài thơ thật ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn có ba đoạn, mỗi đoạn bốn
câu, nhưng cũng đủ từ ngữ để diễn tả một mùa thu tuyệt đẹp đang về bên phím đàn của người nghệ
sĩ.
Còn đây cũng là bài thơ hơi đọng mùa thu: “Một chút
mùa thu” của Cao Thoại Châu: “Trộm của mùa thu một ít nắng vàng/ Một ít
mưa bay không ướt áo”. Người ta thường hay ca tụng một mùa thu Hà Nội, mùa thu
ở Châu Âu, mùa thu bên vườn Luxembourg ở Paris, đó là những hình ảnh đẹp nhất:
Những lá vàng rơi trên pho tượng, người đi bách bộ trong vườn, trên đường
phố...Một chiếc lá rụng cũng nói lên được mùa thu: “Trong mỗi lá vàng/ Có một
mùa thu“. Bốn câu thơ cuối gây cho ta một ấn tượng bởi mùa thu: “Trộm của mùa
thu/ Trộm của một người/ Trộm đôi mắt của ai trong leo lẻo/ Lá thu chỉ vàng/ Lá
thu không héo/ Trái tim vô tình/ Một sáng bỗng sinh đôi”.
Diễn tả một mùa thu rõ nhất qua bài thơ “Chiếc lá vàng” của Mỹ Linh: “Chiếc lá vàng lao xao/ Rơi giữa nước rạt rào/ Còn ngoảnh đầu nhìn lại/ Cõi lòng bỗng nao nao”. Hết giấy rồi sao, mà đành phải viết bài thơ trên chiếc lá vàng để gởi cho gió mây muôn ngàn: “Đề thơ trên chiếc lá vàng/ Đem về theo gió lang thang khắp trời/ Chiếc lá vàng... lá vàng rụng rơi”. Một cánh hoa, một chiếc lá vàng rơi cũng đủ để lại trong lòng nhà thơ cảm xúc bất chợt dệt nên những vần thơ lai láng trữ tình.
Diễn tả một mùa thu rõ nhất qua bài thơ “Chiếc lá vàng” của Mỹ Linh: “Chiếc lá vàng lao xao/ Rơi giữa nước rạt rào/ Còn ngoảnh đầu nhìn lại/ Cõi lòng bỗng nao nao”. Hết giấy rồi sao, mà đành phải viết bài thơ trên chiếc lá vàng để gởi cho gió mây muôn ngàn: “Đề thơ trên chiếc lá vàng/ Đem về theo gió lang thang khắp trời/ Chiếc lá vàng... lá vàng rụng rơi”. Một cánh hoa, một chiếc lá vàng rơi cũng đủ để lại trong lòng nhà thơ cảm xúc bất chợt dệt nên những vần thơ lai láng trữ tình.
“Biển cả - Mây trời” là một bài thơ của Phương Thảo: “Lòng em
là biển cả/ Tình anh là mây trời/ Dù xa vắng mây vẫn về với biển/ Cả khi biển
buồn, khi biển vui”. Nhưng cuộc đời không cứ bình thản mãi mà đôi khi sóng gió
bão bùng để rồi chúng mình phải chạy trốn lẫn nhau sao: “Có những lúc lòng em hóa sóng/ Chạy
trốn lòng mình, chạy trốn anh.
Nhà thơ Thanh Bình có bài thơ “Chiều đông”. Hai
câu rất hay, rất hình tượng trong một chiều đông tàn: “Lạc bước dưới chiều
cuối phố/ Thương bàng nhớ lá chơ vơ”. Một chiều mùa đông để rồi gửi gió cho mây
ngàn bay theo mây trời: “Gió ơi thổi về đâu đó/ Mang dùm phiền muộn chiều nay/
Hoàng hôn giục chiều loang tím/ Sương buông ướt lạnh vai gầy”
“Một rừng hoa ngát hương cho đời” của Đỗ Thị Bích Thủy. Đó là
một bài thơ hội tụ các loài hoa có tên tuổi. Một bài thơ mô tả tính chất, đặc
điểm các loài hoa. Thật vậy, phải tinh ý lắm mới làm nên những câu thơ hay như
thế. Để viết cho được một bài thơ nói về các loài hoa, quả thật là một công phu
lớn lắm vậy.
Thế là; tôi đã đi trọn một vòng với 20 bài
hát của tập này để dẫn lối khái quát nguyên do có của mỗi ca khúc. Mùa xuân thì
còn dài, lời bộc bạch khởi đầu cho tập ca khúc có thể kết thúc nơi đây. Thôi
thì, cũng đã vơi đi những nỗi niềm tâm sự, đành dừng lại để xin trân trọng giới
thiệu cùng các bạn tập ca khúc thứ 37 này: Những người bạn của tôi trên con
đường âm nhạc, hãy cùng hát ca vang bài ca dâng tặng mùa xuân của đất trời.
TP. Cam Ranh 5/3/2015
Rằm tháng giêng năm Ất Mùi
Triều Châu
Triều Châu
Thì thầm mùa xuân - Mỹ Linh
Mục lục
(20 ca khúc xếp theo A,B,C..)
1) Ánh nắng mùa xuân – Triều Châu
2) Bên đời hiu quạnh – Triều Châu
3) Bên đời quên lãng – Triều Châu
4) Biển cả – Mây trời – Phương Thảo
5) Chiếc lá vàng – Mỹ Linh
6) Chiều đông – Thanh Bình
7) Còn một chút mưa bay – An Bình
8) Giọt lệ thiên thu – Trí Không
9) Hương hoa mùa xuân – Triều Châu
10) Kỷ niệm xanh – Hạnh Dung
11) Một chút mùa thu – Cao Thoại Châu
12) Một rừng hoa ngát hương cho đời – Đỗ Thị Bích Thủy
13) Mùa xuân đến bên trời – Triều Châu
14) Mùa xuân – Đặng Đình Nguyên
15) Mười năm gió thổi ngược xuôi – Phạm Công Thiện
16) Nắng xuân – Triều Châu
17) Ngậm ngùi thương tiếc – Phan Tấn Ích
18) Những giọt mưa rơi kỷ niệm – Thiên Mặc
19) Những mùa xuân đi qua – Triều Châu
20) Thu rơi trên phím đàn – Tiểu Vũ
Ca khúc
Con đường
đến
Giai điệu
Tập 37
Triều Châu
Của tin còn một chút này làm ghi...” Nguyễn Du
TP. Cam Ranh 5/3/2015
Anh cho em mùa xuân - Elvis Phương
Anh cho em mùa xuân - Thủy Tiên
Bài viết rất hay và ấn tượng.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã chia sẻ.
------------------------------------
Ms Nga - Kinh Doanh - SacoJet.vn
Tel: 0938 172 672 - 090 262 1479 – 1900 63 6479
Thông Tin: Lịch bay Vietjet Air đường bay Sài Gòn đi Đà Nẵng
Website đặt vé trực tuyến: www.SacoJet.vn