Mang Viên Long
Thuở xưa, khi có khách đến thăm nhà, ông bà
ta luôn dùng “miếng trầu” hay “tách
trà” để đón khách. Vừa tỏ
lòng quý mến nhau, vừa để câu chuyện thêm “hương vị”. Nếu “miếng trầu là đầu câu chuyện” (với quý bà), thì “tách trà đậm đà tình nghĩa” (với quý ông). Đây là một phong tục cổ
truyền tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc, tuy hiện thời – “miếng trầu” đã được
thay thế bằng “tách trà” – nhưng không kém phần trân trọng và chân tình!
“Mời Trà” là tên tập thơ của Mai Quang (và nét thư
pháp tài hoa của Song Nguyên) vừa được nhà xuất bản Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh ấn
hành vào tháng 9 năm 2012, là một tập thơ kết hợp hài hòa giữa phong cách
truyền thống và thấm đượm thiền vị; từ hình thức trình bầy, ấn loát - đến nội
dung được chuyển tải qua 90 bài thơ ( và 90 bức thư pháp, tổng cọng 180 – cữu
và thập bát, một sắp xếp thật ý nghĩa) - in trên giấy satine dày – rất trang
nhã và mỹ thuật, mặc dầu từ bìa sách đến ruột - đều chỉ có 2 mầu đen và trắng
chân phác.
Khi vừa được nhìn
thấy “Mời Trà” tôi đã có ngay một tình cảm yêu mến và
trân trọng, vì hai điều đặc biệt ấy : Đơn sơ & trang nhã! Sự cầu kỳ đỏm
dáng trong bất kỳ sinh hoạt nghệ thuật nào – cũng là điều phù phiếm và trống
rổng.“Mời Trà” có cái
“dáng” giản dị tài hoa, và cái “chất” đậm đà phong phú rất tuyệt! Có thể nói –
đây là một tập thơ có hình thức trình bày công phu, và một nội dung mới lạ - mà
từ những năm tháng sau 75 tôi rát hiếm khi được biết.
Ngay trang dầu, nhà
thơ đã “Mời Người” – mời tất cả, như tri kỷ:
“Mời người
chiêu ngụm trà
thơm
Xem chơi cái hậu
chín hườm
trong nhau”
Từng bài thơ là
từng hớp trà thơm, từng tâm tình gợi mở, từng xúc cảm giải bày – nhà thơ đã dần
đưa người đọc từ “ngụm trà” ban sơ – đến “cái hậu chín hườm” của vị trà càng về
sau – càng nồng thắm, sâu đậm trong nhau.. Cảm giác thênh thang, nhẹ hẩng mà rất
gần gũi nầy cứ quấn quít bên ta trong suốt buổi đối ấm với“Mời Trà” (dù
chỉ là “xem chơi”) nhưng tưởng không bao giờ dứt:
“Rong chơi
một kiếp Ta bà
Đong đưa ngọn cỏ
thơ sa vỡ bùng
Sương rơi
xuống
hạt vô cùng
Hay ta rơi xuống
hưu – không
cõi người”
(Giọt sương đầu lá
cỏ)
Cái man mác của cõi
thơ, của xúc cảm tinh khôi trong “hương trà” là mạch nguồn cho sự sáng tạo nên
một cõi thơ rất riêng của Mai Quang – đó là sự chuyễn hóa từ thực tại hổn mang
đau buồn đến cõi vô vi thường hằng an vui, chơn thật. Nó tựa như một “giọt tuyết” qua bao đời vẫn trắng trong, một mầu
một vị:
“Khởi từ sinh tử
rong chơi
Hoang mang mấy
đọ luân hồi
nhớ trăng
Thủy tinh và hạt
sóng hằng
Tinh khôi giọt
tuyết
hiện thân
Đôi khi, tiếng thơ
– như tiếng kêu thống thiết giữa cõi người man man vẫn mãi cô đơn, lạc lỏng, và
mãi là tiếng kêu trầm thống của muôn đời:
“(..) Lang thang
lên núi gọi người
tiếng kêu lạnh
ngắt bầu trời mênh mông
như là chạm phải
hư không
hạt sương chạm
phải tiếng lòng vỡ tan (..)”
(Có và Không)
Dường như nhà thơ
luôn đắm chìm trong cõi băn khoăn thao thức trước nỗi “Có & Không”, trước sự vô thường và
vĩnh cửu của vạn pháp – suy nghiệm nầy đã mở ra cho nhà thơ một con đường sáng,
một vùng trời thênh thang riêng, khi đã ý thức được :
“Phải chăng là
vĩnh cửu
Đong đầy một sát
na
Và càn khôn vũ trụ
Tròn một giọt
mưa sa?”
( Viên Dung)
Đạt được sự “đốn ngộ” ban đầu về tính chất của vạn pháp là
hư huyễn, nhà thơ đã tìm lại được sự an nhiên để “thỏng tay vào chợ” giữa cuộc trần dâu bể tang thương:
“ Cõi trăng
thường tịch Phương Châu
Vạc tùng sương
vỗ bạc đầu lâm thâm
Giọt chuông Hải
Đức lăn trầm
Biển Nha Trang
hải triều âm cựa mình
Phất phơ chéo áo
nhật bình
Thỏng tay vào
chợ nhân sinh kiếp người”
( Thỏng Tay Vào
Chợ)
Và nguồn thơ “Mời Trà” trong suốt 90 bài (kể cả dịch thơ) –
nhà thơ đã chuyển tải một hồn thơ nhất quán đằm thắm thiền vị, đạo vị như thế:
Đó là một cõi mơ, một cõi tịnh, một cõi lặng lẽ thanh thản bên đời – dù chỉ là
một tiếng “kêu sương”
thoáng qua:
“Vạc về
khảm
ánh trăng tan
Đánh tơi mấy
tiếng
đẫm
vàng
sương khuya”
(Kêu Sương)
Điều sau cùng –
cũng là một điểm sáng giúp cho “cái
hậu” của “ Mời Trà” thêm nồng ấm, thêm sắc hương là những
bài thơ mà tác giả chọn dịch (của Điều Ngự Giác Hoàng, Thiền sư Huyền Quang,
Lưu Trường Khanh, Thôi Quốc Phụ, Vương Duy, Giả Đảo, Vương Bột, Tiền Khải,
Hoàng Phú Nhiễm (…) – cũng có chung một mạch nguồn cảm nhận trong dòng “suối
trà”, với tài dịch thơ phóng khoáng mà chân xác của tác giả.
Trong cuộc đời
thường đang vướng nhiều hệ lụy, đang bị thúc bách bởi quá nhiều cám dỗ vật chất
giả tạm. đang bị giảm hãm trong “nhà lửa” trần gian ngày một ngột ngạt – “Mời
Trà” đã đêm lại cho tất cả chúng ta phút giây an bình, tĩnh tăm – và nhất là có
thời khắt “nhìn lại mình”, để từ đó tìm thấy niềm an lạc dài lâu sau tuần trà
khép lại…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét