(Gửi em gái mù đờn dạo)
Thì em cứ việc đờn ca
Thì tôi cứ uống như là không em
Thì đêm cứ mặc là đêm
Thì buồn dẫu chẳng rót thêm, đã buồn!
(…) Em cô đơn, tôi cô đơn
Tựa hơi men, tựa tiếng đờn dìu nhau
Tiếng đờn em gửi về đâu?
Hơi men tôi nhận đáy sâu tim mình!
Em vô tình, tôi vô tình
Hững hờ đôi bóng lặng thinh chốn này!
Thôi đừng đắng nữa rượu cay
Đêm buồn như
tiếng đờn lay
quán
nghèo…
Cà Mau, 1999 – 2009
Hồ Phong Tư
Trong tập thơ “Vẹt mòn bậc đá” của Hồ Phong Tư (Nhà xuất bản Hội nhà văn - 2010), tôi thích những bài thơ đẫm chất hiện thực đời thường mà vẫn giàu xúc cảm
và suy tư về những mảnh đời – thân phận. Bài thơ “Tiếng đờn đêm” cùng lời đề từ
“Gửi em gái mù đờn dạo” đã có sức gợi mở và lay động từ cảnh ngộ buồn thương; Đồng
thời cũng gửi gắm tâm tình nhẹ nhàng – một chút buồn thương như bất chợt, khi
hướng tới thân phận mong manh, tội nghiệp của “Em gái mù đờn dạo”:
“Thì em cứ việc đờn ca
Thì tôi cứ uống như là không em
Thì đêm cứ mặc là đêm
Thì buồn dẫu chẳng rót thêm, đã buồn!”
Bốn từ “thì” xuất hiện kế tiếp ở đầu dòng trong khổ thơ đầu gợi mở ra cảnh – sự - tình gắn với cảm nhận hiện thực – nhân sinh của nhà thơ. Những lời thơ buông ra thủng thẳng(ngỡ như dễ dãi!) mà có sức gợi chứa đa tầng cả ngữ nghĩa và xúc cảm. Có nhịp đi lặng lẽ của thời gian(Thì đêm cứ mặc là đêm); có không gian gián tiếp mà sẽ lộ ra trong lời cuối cùng của bài thơ (Cà Mau 1999 – 2009). Những thông tin từ câu chữ trong thơ Hồ Phong Tư tạo nên ấn tượng, ám ảnh như “Một cõi đi về”(chữ dùng của Trịnh Công Sơn). Cũng bởi thế thời gian, không gian vừa như hội tụ, lại vừa như xóa nhòa ranh giới.
Lấy hiện thực – nhân sinh làm nền, nhà thơ trao gửi và gợi sự đồng hiện của hai con người – hai thân phận, ngỡ như tình cờ gặp nhau trong đêm. Có sự riêng biệt trong hiện diện của nhân vật trữ tình (Em) cùng chủ thể trữ tình (Tôi). Sự hiện hữu hai con người nhỏ bé ấy, trong cái tĩnh lặng của đêm Cà Mau. Cứ như sự gặp gỡ định - mệnh – buồn; tràn ngập nỗi cô đơn thân phận:
“Em cô đơn, tôi cô đơn
Tựa hơi men, tựa tiếng đờn dìu nhau”
Và, thế là từ thanh âm(tiếng đờn), nỗi niềm buồn đau, đơn côi của sự lên tiếng và sự lặng câm đan hòa vào nhau, “dìu nhau” trong một đêm phiêu lãng âm thầm. Mạch cảm xúc trong “Tiếng đờn đêm” dịch chuyển từ nỗi niềm cảm thương(khổ một) sang trạng thái gặp gỡ, đồng điệu của hai con người cô đơn. Day dứt và lắng sâu trong lời thơ Hồ Phong Tư:
“Tiếng đờn em gửi về đâu?
Hơi men tôi nhận đáy sâu tim mình!”
Tình ý này không có gì mới trong thơ cổ - kim, khi diễn tả sự gặp gỡ trong đồng
điệu mà xa xót của những tài tử - giai nhân. Cái hay của Hồ Phong Tư là ở chỗ,
anh không dừng lại bề mặt của hiện thực mà lặn sâu vào nỗi niềm thân phận, thân
kiếp con người mà diễn tả. Mà giãi bày.
Tôi thương quí sự chân thành, tinh tế mà xúc động trong “Tiếng đờn đêm”. Và, thật bất ngờ thú vị khi Hồ Tư hạ bút trong khổ thơ kết:
“Em vô tình, tôi vô tình
Hững hờ đôi bóng lặng thinh chốn này!
Thôi đừng đắng nữa rượu cay
Đêm buồn như
tiếng đờn lay
quán nghèo…”
Sự bất ngờ và thú vị khi nhà thơ tạo ra giọng điệu giả bộ, tạo ra cách nói dối
(lòng). Chính ý tình nặng sâu, thấm thía của người thơ nằm trọn trong hai tiếng
: “vô tình”. Một đêm này. Cảnh tượng này. Cảnh ngộ này, thì cả “Em” và “Tôi”
làm sao mà “Vô tình” cho đặng! Cũng bởi thế, câu thơ cuối bài, trong sự giãi
bày của ngôn từ, là những giọt tình buồn buông lặng lẽ trong đêm của nhà thơ “Đứng
về phe nước mắt (chữ dùng của Dương Tường):
“Đêm buồn như
tiếng đờn lay
quán nghèo…”
“Thì em cứ việc đờn ca
Thì tôi cứ uống như là không em
Thì đêm cứ mặc là đêm
Thì buồn dẫu chẳng rót thêm, đã buồn!”
Bốn từ “thì” xuất hiện kế tiếp ở đầu dòng trong khổ thơ đầu gợi mở ra cảnh – sự - tình gắn với cảm nhận hiện thực – nhân sinh của nhà thơ. Những lời thơ buông ra thủng thẳng(ngỡ như dễ dãi!) mà có sức gợi chứa đa tầng cả ngữ nghĩa và xúc cảm. Có nhịp đi lặng lẽ của thời gian(Thì đêm cứ mặc là đêm); có không gian gián tiếp mà sẽ lộ ra trong lời cuối cùng của bài thơ (Cà Mau 1999 – 2009). Những thông tin từ câu chữ trong thơ Hồ Phong Tư tạo nên ấn tượng, ám ảnh như “Một cõi đi về”(chữ dùng của Trịnh Công Sơn). Cũng bởi thế thời gian, không gian vừa như hội tụ, lại vừa như xóa nhòa ranh giới.
Lấy hiện thực – nhân sinh làm nền, nhà thơ trao gửi và gợi sự đồng hiện của hai con người – hai thân phận, ngỡ như tình cờ gặp nhau trong đêm. Có sự riêng biệt trong hiện diện của nhân vật trữ tình (Em) cùng chủ thể trữ tình (Tôi). Sự hiện hữu hai con người nhỏ bé ấy, trong cái tĩnh lặng của đêm Cà Mau. Cứ như sự gặp gỡ định - mệnh – buồn; tràn ngập nỗi cô đơn thân phận:
“Em cô đơn, tôi cô đơn
Tựa hơi men, tựa tiếng đờn dìu nhau”
Và, thế là từ thanh âm(tiếng đờn), nỗi niềm buồn đau, đơn côi của sự lên tiếng và sự lặng câm đan hòa vào nhau, “dìu nhau” trong một đêm phiêu lãng âm thầm. Mạch cảm xúc trong “Tiếng đờn đêm” dịch chuyển từ nỗi niềm cảm thương(khổ một) sang trạng thái gặp gỡ, đồng điệu của hai con người cô đơn. Day dứt và lắng sâu trong lời thơ Hồ Phong Tư:
Hơi men tôi nhận đáy sâu tim mình!”
Tôi thương quí sự chân thành, tinh tế mà xúc động trong “Tiếng đờn đêm”. Và, thật bất ngờ thú vị khi Hồ Tư hạ bút trong khổ thơ kết:
“Em vô tình, tôi vô tình
Hững hờ đôi bóng lặng thinh chốn này!
Thôi đừng đắng nữa rượu cay
Đêm buồn như
tiếng đờn lay
quán nghèo…”
“Đêm buồn như
tiếng đờn lay
quán nghèo…”
hãng eva
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé korean airlines
vé máy bay từ tphcm đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch