Đối diện đêm - Đối diện nỗi đời thăm thẳm
NXB Hội Nhà Văn
2014)
Trong ba vạn sáu ngàn ngày tưởng dài mà vô cùng chóng vánh của
đời người, non một nửa là thuộc về đêm. Đêm- người ta rũ mình khỏi âu lo. Đêm –
người ta về với yêu thương. Đêm- lúc con người sống thật với chính mình.
Những nguồn cơn ăm ắp, những suy tư trăn trở gửi vào đêm. Đêm thành bầu bạn để
Nguyễn Thế Kiên nhóm lên một ngọn lửa thăm thẳm trong lòng nhân thế, xua
đi cái đen đặc thật đáng sợ của trời đất và cái vô cảm lạnh lùng đang đầy
dần lên trong sự biến đổi của thời cuộc.
Người tách hồn mình thành hai nửa để làm một cuộc Đối Diện Đêm đầy ám ảnh. Người gửi hồn mình vào từng con chữ trước thế sự luân chuyển để giãi bày tâm tư. Bởi vậy ngay khi đọc tên tập thơ tôi đã dành cho thi phẩm này một thiện cảm đặc biệt. Trong tập thơ - người thơ ấy- muốn cho bạn đọc đối diện với chính mình để đi đến tận cùng cõi người, đối diện với nhân sinh để rồi xót xa, day dứt.
Tôi đọc Đối Diện Đêm trong im lặng… Đêm. Hiện dần lên gương măt của Đêm sau những dòng thơ. Rồi chợt giật mình. Không phải khuôn mặt của đêm mà là khuôn mặt của Đời - của Tình Đời.
Người tách hồn mình thành hai nửa để làm một cuộc Đối Diện Đêm đầy ám ảnh. Người gửi hồn mình vào từng con chữ trước thế sự luân chuyển để giãi bày tâm tư. Bởi vậy ngay khi đọc tên tập thơ tôi đã dành cho thi phẩm này một thiện cảm đặc biệt. Trong tập thơ - người thơ ấy- muốn cho bạn đọc đối diện với chính mình để đi đến tận cùng cõi người, đối diện với nhân sinh để rồi xót xa, day dứt.
Tôi đọc Đối Diện Đêm trong im lặng… Đêm. Hiện dần lên gương măt của Đêm sau những dòng thơ. Rồi chợt giật mình. Không phải khuôn mặt của đêm mà là khuôn mặt của Đời - của Tình Đời.
Tập thơ gọn gàng, dung lượng vừa phải, sau lời Mở là 62 bài thơ, 2
đoản văn và một số bài của bạn bè viết về thơ Nguyễn Thế Kiên nhưng thơ văn là
vậy “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Chừng ấy thôi cũng đủ để người đọc
day dứt, đồng cảm với tâm tư nhà thơ khi anh phác họa về những kiếp người, về
thời cuộc.
- Đêm trong thơ Nguyễn Thế Kiên khoác lên mình cả hai chiều Không gian và Thời
giannghệ thuật. Không gian biến ảo linh hoạt. Thời gian lắng đọng chìm sâu quyện
vào không gian.Vì vậy đêm bao hàm cả không gian và thời gian thấu suốt,
hòa nhập làm một. Đọc mỗi bài thơ bạn sẽ được dẫn vào từng không gian khác nhau
trong đêm. Rất gần gũi đời thường không gian hiện lên qua một dáng nằm nghiêng của
người đang thao thức: Cứ đúng hẹn nửa đêm là chuyển sáng/ Dáng nằm nghiêng
- hoang hoải đợi sang ngày (Đêm…), đêm thao thức vì yêu thương “Thức
mãi mà đêm chẳng dài hơn/ Quay bốn phía, gặp toàn thương với nhớ/Một nụ cười
ngơ ngác mặt đêm hoang” (Đối Diện Đêm), hay “Mắt buồn lạnh ướt nửa
đêm/Nhớ theo sợi tóc chảy nghiêng nhiệm màu..” (Gửi miền yêu).
Cuộc đời là thế, đâu phải cứ có yêu thương là trao gửi được cho nhau, nỗi nhớ
thương nhiều khi chỉ “một mình mình biết, một mình mình hay” bởi vậy cái
cô đơn sâu thẳm của đêm gợi cho người ta bộc bạch ra bên ngoài sự đồng cảm của
nỗi lòng. Nguyễn Thế Kiên thật tinh tế khi thấy được nỗi niềm ấy của nhân thế.
Đêm ruổi rong đầy uy lực, vậy mà chạm phải một ánh mắt buồn cũng mềm lòng “Mắt
buồn lạnh ướt nửa đêm”. Và đôi khi ta phải tập giãi lòng cho cảm
xúc bung ra để mà khóc trong đêm - khóc cho chính mình, đây không phải là tiếng
oa oa bản năng của đời người lúc mới sinh thành mà là tiếng khóc của nhân tính
trong mỗi con người đang thức dậy“Hu hu hu, những bồn chồn/ Cùng hư ảo nặn rõ mồn
một đêm” (Tập khóc). Đêm đã trở thành cái cớ rất tự nhiên để ta nhìn lại chính
mình.
Không gian trong Đối Diện Đêm còn mở ra chiều sâu - Một lời tự thú
trước dòng sông đêm: “Dòng sông đêm đã mở ra/ Kìa thăm thẳm bóng lật qua
kiếp người/ Trong đêm khuôn mặt em cười/ Áo khuya cởi nỗi đầy vơi thật lòng” (Tự
Thú). Mới đọc những câu thơ này, nảy ra một dòng sông đêm trầm mặc ưu tư bao
dung từ lớp ngôn ngữ giản dị, nhưng hãy đi sâu vào hình ảnh ta thấy ngay
sau gương mặt của sông là khuôn mặt của em – một người
đàn bà sống trong kiếp người mà cũng đầy vơi, cũng lở bồi như sông vậy. Em và
sông đã hòa làm một để rồi: “ Phập phồng nghiêng mảnh trăng cong/Thỏi than
hồng cháy cạn lòng sông đêm…”- lời thơ viết về phận đàn bà thật xót xa .
Những điều mà nhà thơ viết ra ở quanh ta hằng ngày, nhưng phải đến khi chạm vào
thơ ta mới hiểu “Ừ nhỉ, ta thật vô tâm”. Không, không phải ta vô tâm mà thiên
chức của nhà thơ là quan sát cuộc sống thay ta bằng sự nhạy cảm tuyệt vời
của họ. Nguyễn Thế Kiên chạnh lòng thấy những kiếp người rẻ mạt gá vào nhau
trong “Bã đêm”: “Đêm giờ rẻ thối ra anh/ Cò kè… Trăm rưởi là thành một
đôi/ Mấy mươi phút/Một cuộc người/Bã đêm -Đổ trắng- Vào nơi ngọn nguồn…”. Những
câu thơ đọc lên chua chát bã bời làm sao khi nhiều mảnh đời cay cực
còn lẩn khuất vào đêm, lẩn khuất ở quanh ta. Và rồi khó có thể lí giải nổi
những éo le đời người:
Nguyễn Thế Kiên nghiêng ngày đổ vào đêm, nghiêng lòng mình để ưu tư ào ạt chảy
vỗ về những kiếp người còn trớ trêu trước tạo hóa. Cả tập thơ hơn một nửa
số bài xuất hiện từ “Đêm”. Đêm đã trở thành hình tượng để thơ anh đọng lại
thành giọt sầu thương cho đời nhân thế.
- Đề tài trong thơ Nguyễn Thế Kiên đa dạng, đa chiều vừa truyền
thống, lại rất hiện đại. Độc giả khi đọc thơ anh thường nhận xét: Thơ anh đằm
thắm mộc mạc. Cái hồn vía quê hương đã nhập vào máu thịt anh. Hiển nhiên, với sở
trường thơ lục bát, thi sĩ đã rót vào thơ mình men say nồng nàn trữ tình của
cách gieo vần, cách tạo dựng từng hình ảnh, cách sắp đặt ngôn từ.Ở tập
thơ này, chủ đạo không phải thể lục bát, nhưng lục bát vẫn là điểm nhấn tạo nên
chất trữ tình của cả tập thơ. Những câu thơ ngọt dịu tình quê chắt từ đồng
chiêm cuống rạ có thể làm nao lòng bất cứ ai còn lại trong mình
chút gốc gác nông dân khi đọc những câu thơ anh viết về Làng. Lời anh cất
lên tự nhiên như thể đang thủ thỉ trò chuyện tâm tình- Anh hiểu làng mình thấu
gan thấu ruột :
“Lưng trần phơi ải ngàn sau/ Cánh đồng chua bạc mái đầu người
quê/ Làng qua rét, vẫn tái tê/ Mùa người, trăm bận xuân về đợi xanh/ Dấu yêu
trên những tròng trành/ Tím bầm mưa nắng đọng thành làng tôi”
( Làng tôi). Anh cũng hiểu con người đi ra từ đồng đất quê mình chân chất thật thà:“Ngược lên từ phía dãi dầu/ Bạn về Hà Nội nhìn đâu cũng lành… Bạn cười quen với nắng mưa/ Đồng chiêm sấp ngửa đường bừa tạm quên” (Gửi bạn quê). Cảm động là lời giãi bày với vợ, là niềm riêng đôi lứa chia sẻ những yêu thương của người đi xa nhớ đồng đất quê hương:“Tháng Ba, tím mỗi một vùng/ Một trời mắt vợ rưng rưng quê nhà...” (Gửi tháng ba quê). Hình ảnh đồng chiêm cuống rạ, người quê, đất quê - đặc biệt là hình ảnh người bạn đời yêu dấu cùng anh đồng cam cộng khổ - trong thơ Nguyễn Thế Kiên đã thân thiết với bạn đọc, đã trở thành: “hương men nồng” ướp ủ riêng của thơ anh.
( Làng tôi). Anh cũng hiểu con người đi ra từ đồng đất quê mình chân chất thật thà:“Ngược lên từ phía dãi dầu/ Bạn về Hà Nội nhìn đâu cũng lành… Bạn cười quen với nắng mưa/ Đồng chiêm sấp ngửa đường bừa tạm quên” (Gửi bạn quê). Cảm động là lời giãi bày với vợ, là niềm riêng đôi lứa chia sẻ những yêu thương của người đi xa nhớ đồng đất quê hương:“Tháng Ba, tím mỗi một vùng/ Một trời mắt vợ rưng rưng quê nhà...” (Gửi tháng ba quê). Hình ảnh đồng chiêm cuống rạ, người quê, đất quê - đặc biệt là hình ảnh người bạn đời yêu dấu cùng anh đồng cam cộng khổ - trong thơ Nguyễn Thế Kiên đã thân thiết với bạn đọc, đã trở thành: “hương men nồng” ướp ủ riêng của thơ anh.
Nhà thơ
Nguyễn Thế Kiên
|
Cái đáng nói trong tập thơ Đối Diện Đêm là nét hiện đại
trong đề tài. Nếu không có cái hiện đại này tôi cho rằng chắc chắn nhà
thơ đang tự lặp lại chính mình. Nhưng, anh đã bứt phá từ chính những thành quả
mà mình đạt được để gần hơn với độc giả đương đại , để hội nhập với xu thế.
Lối sống hiện đại đang tạo ra những nhịp hối hả cuốn người ta vào guồng của nó. Vài năm gần đây mạng xã hội trở thành một nơi giao lưu rộng rãi của con người trong quá trình hội nhập.Thôi thì hỉ nộ ái ố… vô vàn cung bậc cảm xúc không biết tâm sự cùng ai trong cuộc đời cảm thông thì ít. dèm pha thì nhiều này, đem chia sẻ lên phây- búc. Nguyễn Thế Kiên đã chạm vào một miền xa thẳm mà sau khi đến với nó người ta không giấu nổi tiếng thở dài cho sự cô đơn của thế giới ảo, cô lập mình giữa nhân loại - con người:
“Ngược đêm theo tiếng thở dài/ Gió xưa bò cả ra ngoài nhớ mong/ Trang Phây- búc đóng ngập ngừng/Cứ thương cho phía người dưng…lỡ thì” (Đêm Phây- búc) . Những phận người mờ ảo hiện ra trong dòng tâm tư trên trang Phây búc. Cũng là thân phận người với muôn hình vạn trạng. “Dịu dàng đậu dưới cửa sổ chat/ Hai chữ “em chờ”/ Hớn hở chín đêm/ Rồi hiện ra/ Con mắt nàng cay cay,/ hình như là tất bật/ Gương mặt nàng hồng rực,/hình như là cơn say… (Chát đêm) Thế giới ảo mà sao cũng xót xa, sao cũng day dứt trăn trở với đau đớn của nhân tình thế thái?
Thế giới ảo- nhưng nỗi nhớ niềm thương là thật. Thế giới ảo nhưng bằng những câu thơ rút ruột xoa dịu cho con người nỗi đau, nhà thơ đã khơi dậy ở trong lòng mỗi chúng ta những giá trị nhân văn thật đáng trân trọng mà bấy lâu nay có thể vô tình ta quên lãng.
3. Trong Đối Diện Đêm ta còn bắt gặp những lời tự vấn của cái “Tôi” nhà thơ với chính mình- đối diện để hiện rõ ra khuôn mặt “Tôi” giữa “vạt đời rạc mỏng”: “Trẻ trung gì nữa/ thằng tôi/ Giời sao còn xiết vào nơi tội tình…/ Hai cõi rách/ vá một lành/ Vạt đời rạc mỏng/ đêm lành lạnh rơi… (Tự thú). Cuộc đời dẫu vui cười hớn hở, nhưng tất cả rồi sẽ cuốn trôi, chỉ còn lại ta và cái bóng của ta độc hành- cái bóng ta mỏng dày, méo tròn vẫn chung thuỷ mãi dẫu đời có đổi thay: “Thôi/ Về lại cõi của tôi/Trả cho bóng những buồn vui đã từng/ Đây bao nhiêu mảnh tưng bừng/ Mà ta với bóng cứ bồng bột đau… (Trả cho bóng). Con người nhiều khi cần một bản lĩnh để sống đối diện với bản năng đang muốn vùng lên quẫy đạp, bứt phá. Cuộc đấu tranh trong nội tâm nhiều khi là sự giằng xé dữ dội: “Nằm xuôi đêm/ Ta lật ngược lại mình/ Cái tự hào mẫu mực/ Rúm ró như xác ngâm trong cồn… Đêm sôi lên/ Sau một cuộc thủy chung mới sinh thành…(Bản năng). Nhà thơ cũng nhiều khi đối diện ý tưởng của mình thấy nó: “Rách rời, vụn vặt…/ Những câu chữ tự ru nhau ngủ/trong mơ mồ hôi ngọt như đường… Ý nghĩ tôi tồng ngồng/bước qua bốn ngàn năm… (Ý tưởng tôi). Biết nhìn lại chính mình, biết đánh giá đúng về bản thân mình ngày nay đang là một tiêu chí quan trọng mà con người hiện đại hướng tới để bước tiếp những bước dài về phía trước.
Trong “Tùy Viên thi thoại” Viên Mai đã viết: “Làm người thì không nên có cái tôi, nhưng làm thơ rất cần có cái tôi”. Đối Diện Đêm của Nguyễn Thế Kiên chính là tình cảm đầy yêu thương anh dành cho phận người mỏng manh, còn đau khổ vất vả trong đời. Đọc thơ anh- ta thấy cái tôi cá tính không trộn lẫn với bất cứ cái tôi nào khác, vừa tinh nghịch vừa đằm sâu, khóc cười với buồn vui nhân thế để làm nên một cuộc đối diện ám ảnh đầy giá trị nhân bản. Thơ anh xuất phát từ tình cảm chân thành và tài năng trời phú cho một Người Thơ lúc nào cũng trăn trở giữa nỗi đời thăm thẳm. Đối Diện Đêm cho bạn đọc một niềm tin: dù vật đổi sao dời yêu thương này sẽ còn mãi mãi - với thời gian…
Lối sống hiện đại đang tạo ra những nhịp hối hả cuốn người ta vào guồng của nó. Vài năm gần đây mạng xã hội trở thành một nơi giao lưu rộng rãi của con người trong quá trình hội nhập.Thôi thì hỉ nộ ái ố… vô vàn cung bậc cảm xúc không biết tâm sự cùng ai trong cuộc đời cảm thông thì ít. dèm pha thì nhiều này, đem chia sẻ lên phây- búc. Nguyễn Thế Kiên đã chạm vào một miền xa thẳm mà sau khi đến với nó người ta không giấu nổi tiếng thở dài cho sự cô đơn của thế giới ảo, cô lập mình giữa nhân loại - con người:
“Ngược đêm theo tiếng thở dài/ Gió xưa bò cả ra ngoài nhớ mong/ Trang Phây- búc đóng ngập ngừng/Cứ thương cho phía người dưng…lỡ thì” (Đêm Phây- búc) . Những phận người mờ ảo hiện ra trong dòng tâm tư trên trang Phây búc. Cũng là thân phận người với muôn hình vạn trạng. “Dịu dàng đậu dưới cửa sổ chat/ Hai chữ “em chờ”/ Hớn hở chín đêm/ Rồi hiện ra/ Con mắt nàng cay cay,/ hình như là tất bật/ Gương mặt nàng hồng rực,/hình như là cơn say… (Chát đêm) Thế giới ảo mà sao cũng xót xa, sao cũng day dứt trăn trở với đau đớn của nhân tình thế thái?
Thế giới ảo- nhưng nỗi nhớ niềm thương là thật. Thế giới ảo nhưng bằng những câu thơ rút ruột xoa dịu cho con người nỗi đau, nhà thơ đã khơi dậy ở trong lòng mỗi chúng ta những giá trị nhân văn thật đáng trân trọng mà bấy lâu nay có thể vô tình ta quên lãng.
3. Trong Đối Diện Đêm ta còn bắt gặp những lời tự vấn của cái “Tôi” nhà thơ với chính mình- đối diện để hiện rõ ra khuôn mặt “Tôi” giữa “vạt đời rạc mỏng”: “Trẻ trung gì nữa/ thằng tôi/ Giời sao còn xiết vào nơi tội tình…/ Hai cõi rách/ vá một lành/ Vạt đời rạc mỏng/ đêm lành lạnh rơi… (Tự thú). Cuộc đời dẫu vui cười hớn hở, nhưng tất cả rồi sẽ cuốn trôi, chỉ còn lại ta và cái bóng của ta độc hành- cái bóng ta mỏng dày, méo tròn vẫn chung thuỷ mãi dẫu đời có đổi thay: “Thôi/ Về lại cõi của tôi/Trả cho bóng những buồn vui đã từng/ Đây bao nhiêu mảnh tưng bừng/ Mà ta với bóng cứ bồng bột đau… (Trả cho bóng). Con người nhiều khi cần một bản lĩnh để sống đối diện với bản năng đang muốn vùng lên quẫy đạp, bứt phá. Cuộc đấu tranh trong nội tâm nhiều khi là sự giằng xé dữ dội: “Nằm xuôi đêm/ Ta lật ngược lại mình/ Cái tự hào mẫu mực/ Rúm ró như xác ngâm trong cồn… Đêm sôi lên/ Sau một cuộc thủy chung mới sinh thành…(Bản năng). Nhà thơ cũng nhiều khi đối diện ý tưởng của mình thấy nó: “Rách rời, vụn vặt…/ Những câu chữ tự ru nhau ngủ/trong mơ mồ hôi ngọt như đường… Ý nghĩ tôi tồng ngồng/bước qua bốn ngàn năm… (Ý tưởng tôi). Biết nhìn lại chính mình, biết đánh giá đúng về bản thân mình ngày nay đang là một tiêu chí quan trọng mà con người hiện đại hướng tới để bước tiếp những bước dài về phía trước.
Trong “Tùy Viên thi thoại” Viên Mai đã viết: “Làm người thì không nên có cái tôi, nhưng làm thơ rất cần có cái tôi”. Đối Diện Đêm của Nguyễn Thế Kiên chính là tình cảm đầy yêu thương anh dành cho phận người mỏng manh, còn đau khổ vất vả trong đời. Đọc thơ anh- ta thấy cái tôi cá tính không trộn lẫn với bất cứ cái tôi nào khác, vừa tinh nghịch vừa đằm sâu, khóc cười với buồn vui nhân thế để làm nên một cuộc đối diện ám ảnh đầy giá trị nhân bản. Thơ anh xuất phát từ tình cảm chân thành và tài năng trời phú cho một Người Thơ lúc nào cũng trăn trở giữa nỗi đời thăm thẳm. Đối Diện Đêm cho bạn đọc một niềm tin: dù vật đổi sao dời yêu thương này sẽ còn mãi mãi - với thời gian…
HP, 7/2015
Hạ Liên Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét