Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Họa sĩ Đoàn Văn Nguyên

Họa sĩ Đoàn Văn Nguyên
Đoàn Văn Nguyên - Con trai của cố thi sĩ tài danh Đoàn Văn Cừ. Tuy không nối nghiệp cha nhưng Đoàn Văn Nguyên lại có niềm đam mê làm thơ bằng họa. Ông là một trong những họa sỹ sở hữu gia tài tranh sơn mài truyền thống giàu có bậc nhất hiện nay. Và cũng là họa sỹ nổi tiếng với những phát ngôn táo tợn, có người cho là cực đoan, có kẻ phũ hơn thì kêu “điên, gàn”.
Tranh sơn mài càng ngày càng ít lôi cuốn giới họa sỹ. Cũng dễ hiểu, giữa thời “cơm áo gạo tiền”, thị trường tranh co ro ai dại gì chạy theo một thứ đầu tư tốn kém như sơn mài. Tranh sơn mài của ông đi theo hướng truyền thống, chất liệu thật trăm phần trăm. Để tôn trọng truyền thống bắt buộc họa sỹ phải vẽ bằng vàng, bằng bạc, các loại son… Làm một tấm vóc cũng đủ công phu, trải qua hom, bó, mài, thí… 15, 16 giai đoạn mới biến miếng gỗ dán trở nên đanh, bóng, bền như mặt đá.
Nhưng càng hãi hơn khi hỏi đến giá tranh sơn mài được Đoàn Văn Nguyên bật mí: “Giá tranh của tôi cao lắm”. Bức khổ nhỏ người ta trả 10 ngàn “đô”, không chịu bán, cứ “đòi” 25 ngàn, mới chịu. Thậm chí bức “Người thợ săn”, Đoàn Văn Nguyên còn hét tới 300 ngàn “đô”, bức “Chợ quê” (hay “quán chợ”) cũng hét từ 80 ngàn đến 100 ngàn “đô”. Không chịu hạ giá tranh nên chục năm may ra ông mới bán được một bức khổ nhỏ, còn không may thì… chẳng ai hỏi. Ông từng nói :“Tôi không nghĩ quá nhiều đến tiền, tiền bao nhiêu cũng tiêu hết. Văn hoá mới là vô giá”.
Đoàn Văn Nguyên đang sống một đời sống bình dị, bằng khoản lương hưu sau nhiều năm giảng dạy ở Trường ĐH Mỹ thuật Yết Kiêu, khoảng sáu triệu đồng một tháng.
Một số bức sơn mài sưu tầm của Đoàn Văn Nguyên
              Những cô gái Tây Nguyên. 1999. Sơn mài
Chọi trâu – 2000- Sơn mài – 180x120cm
 
 
 Theo http://lophocve.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Đoàn Văn Cừ với hội xuân và những phiên chợ tết Những phiên chợ tết, những hội xuân của làng quê xưa, những làng quê cổ truyền Việt Nam ...