Biển
Hải Hòa - Vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ
Từ thành phố Thanh Hóa đến thị trấn Còng huyện Tĩnh Gia chừng
bốn mươi cây số, rẽ trái theo con đường rải nhựa, đi thêm 3 km sẽ đến được biển
Hải Hòa.
Biển Hải Hòa cách Khu Kinh tế Nghi Sơn 15 km về phía Nam, có
diện tích trên 100 ha, nằm chủ yếu trên địa phận làng Giang Sơn và làng Đông Hải
của xã Hải Hòa.
Biển Hải Hòa hiện đang giữ được những nét hoang sơ và thơ mộng,
với bãi biển ngập tràn cát trắng, thoai thoải bên rặng phi lao quanh năm xanh
mướt. Mỗi buổi sáng mùa hè, bình minh lên trên biển như một quả cầu lửa phát
quang những tia ngũ sắc lung linh muôn màu rực rỡ. Những ánh sáng huyền diệu ấy
còn đọng mãi ở chân trời đằng Đông, cho đến khi ngư dân cùng những cheo lưới nặng
dong thuyền về bến thì chùm tia sáng đó mới chịu tan ra, hòa vào những áng mây
trắng trôi nhẹ trên bầu trời.
Chúng tôi có mặt ở biển Hải Hòa vào một sáng sớm đầu tháng
Tám này. Tuy không còn nắng nóng như những ngày tháng Bảy vừa qua, nhưng du
khách vẫn có mặt ở biển Hải Hòa. Họ đến đây không chỉ để tắm biển, mà còn thưởng
thức những loại đặc sản biển và phấn khích hòa mình vào khám phá cuộc sống của
bà con ngư dân thuần phác nơi đây. Tốp này háo hức cùng ngư dân kéo những cheo
lưới nặng vào bờ, tốp kia ào ra giúp dân đẩy thuyền lên bờ, tốp khác lại tham
gia chọn lọc từng loại cá, tôm... trước khi ngư dân vội vã đem hàng đến phiên
chợ sớm. Không khí giữa khách và dân chài thật gần gũi, thân thiện. Không
có cảnh bán hàng rong, không có cảnh vẫy chào, ép khách và ồn ào tiếng rít của
còi xe hay tiếng nhạc ầm ĩ nơi bờ biển. Mọi hoạt động diễn ra thật êm đềm trong
một không gian thanh sạch từ đường đi đến bãi cát chạy dài tít tắp.
Nếu chúng ta được ngồi trên những chiếc ghế dưới rặng phi lao nhìn ra biển xa, nghe sóng ru êm đềm, tạm quên đi những lo toan thường nhật, rồi nhâm nhi món mực khô chấm tương ớt hoặc cá thu tươi nướng kẹp bánh đa với vài cọng rau thơm, thì thật thú vị làm sao. Tôi hỏi một chị là khách du lịch từ Hà Nội vào, đang ngồi ngắm bình minh trên biển về cảm xúc của chị khi đến với Hải Hòa, chị nói: Hè vừa qua, gia đình tôi chưa có điều kiện đi nghỉ, mãi đến dịp này mới thu xếp được. Nghe bạn bè quảng cáo biển Hải Hòa hay lắm, thế là gia đình tôi chọn tua du lịch Hải Hòa, trong đó có cả danh mục đi thăm Khu Kinh tế Nghi Sơn và các danh lam thắng cảnh quanh Nghi Sơn, với giá trọn gói cho một người là một triệu tư trong ba ngày. Vào đến đây mới thấy bạn bè nói không sai. Biển Hải Hòa còn hoang sơ, sinh thái đang nguyện vẹn, người dân đôn hậu, thân thiện, giá phòng và các dịch vụ rẻ, hàng hóa thuận mua vừa bán, không ồn ào, náo động, trật tự an ninh tốt và khung cảnh thật nên thơ...
Nếu chúng ta được ngồi trên những chiếc ghế dưới rặng phi lao nhìn ra biển xa, nghe sóng ru êm đềm, tạm quên đi những lo toan thường nhật, rồi nhâm nhi món mực khô chấm tương ớt hoặc cá thu tươi nướng kẹp bánh đa với vài cọng rau thơm, thì thật thú vị làm sao. Tôi hỏi một chị là khách du lịch từ Hà Nội vào, đang ngồi ngắm bình minh trên biển về cảm xúc của chị khi đến với Hải Hòa, chị nói: Hè vừa qua, gia đình tôi chưa có điều kiện đi nghỉ, mãi đến dịp này mới thu xếp được. Nghe bạn bè quảng cáo biển Hải Hòa hay lắm, thế là gia đình tôi chọn tua du lịch Hải Hòa, trong đó có cả danh mục đi thăm Khu Kinh tế Nghi Sơn và các danh lam thắng cảnh quanh Nghi Sơn, với giá trọn gói cho một người là một triệu tư trong ba ngày. Vào đến đây mới thấy bạn bè nói không sai. Biển Hải Hòa còn hoang sơ, sinh thái đang nguyện vẹn, người dân đôn hậu, thân thiện, giá phòng và các dịch vụ rẻ, hàng hóa thuận mua vừa bán, không ồn ào, náo động, trật tự an ninh tốt và khung cảnh thật nên thơ...
Chúng ta chỉ cần đưa mắt ra xa một chút là có thể thâu được cả
một vùng biển trời non nước tươi xanh trong buổi sáng ban mai. Xa xa là đảo Hòn
Mê nổi lên mặt biển, xanh xanh như một viên Lục Bảo. Ở đây, biển quanh năm xanh
thẳm, bên bờ Bắc có một triền phi lao xanh thắm, chạy dài, cao lưng chừng trời
và ken dày như một bức tường thành chắn ngang qua bờ biển. Nếu biển Hải
Hòa thiếu đi rặng phi lao này thì chắc vẻ đẹp hoang sơ, sẽ kém đi nét mộng mơ,
tiên cảnh dưới trời mây, sóng nước. Tôi ngồi ghé lại bên một cụ bà chừng hơn bảy
mươi tuổi đang ngồi chắp lưới, hỏi bà rặng phi lao xanh tốt này có từ bao giờ?
Dừng tay nhai một miếng trầu rồi bà thủng thẳng: “Từ nhỏ lớn lên, tôi đã thấy rặng
phi lao đứng bên bờ biển này rồi, không biết nó có từ bao giờ nhưng mỗi đêm
trăng, mẹ con tôi thức nhìn ra biển, tôi lại được mẹ tôi kể cho nghe câu chuyện
về sự tích rặng phi lao: Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái vùng này
yêu nhau. Một hôm hai người vui chân đi tới tận nơi giáp ranh với biển cả,
chàng trai mỏi chân nằm nghỉ rồi ngủ thiếp bên bờ biển lộng gió. Trước cảnh
đẹp mê hồn, nàng tung tăng đi theo con sóng dọc bờ biển xanh đùa giỡn với đàn
chim hải âu. Thật vô tình, hoàng tử con vua Thủy Tề cũng đang cỡi sóng viễn du
gần đó. Bị mê hoặc trước vẻ đẹp thanh tao của người thiếu nữ trần gian, hoàng tử
tung sóng lên vuốt ve đôi chân trần xinh đẹp và dâng tặng nàng những chiếc vỏ
sò, vỏ ốc đẹp nhất đại dương. Chàng trai khi tỉnh dậy đã chứng kiến cảnh trái
lòng đó, chàng hét lên một tiếng đau đớn rồi bỗng vụt biến thành hàng cây xanh
đứng chắn làn sóng biển, không cho chạm tới người mình yêu. Hãi hùng trước sự
việc xảy ra đột ngột, nàng quỳ xuống ôm lấy những thân cây mà khóc. Khóc đến
đâu, theo nước mắt, người nàng tan chảy thành những hạt cát trắng muốt, quấn
quyết dưới chân cây. Hối hận và không giấu giếm tình cảm của mình, hoàng tử
Long cung ngày đêm không ngừng nghỉ dâng sóng vỗ về bờ cát, dâng nước tưới tắm
cho hàng cây và hát bản tình ca rì rào, day dứt, du dương muôn thuở...
Câu chuyện xưa như đưa chúng ta về thực tại với bãi cát trắng mịn màng chạy dài tít tắp trước mặt, trên đó có những cư dân sinh sống thật mộc mạc, thân thương và gần gũi biết bao. Hằng ngày họ đi lại chia sẻ niềm vui, nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống trên bờ cát ấy nên bà con ngư dân nơi đây rất có ý thức giữ gìn bãi biển sạch sẽ. mỗi khi thuyền về bến, những rác rưởi, xác vỏ ốc, vỏ sò lẫn vào cheo lưới được bà con gom nhặt cẩn thận mà không vứt bừa bãi. Ở bờ biển phía Bắc, ngoài rặng phi lao dựng lên như bức tường thành, trên bãi cát còn có nhiều loài cây sống cộng sinh, tạo ra một thảm xanh sinh thái vừa có tác dụng ngăn sự bào mòn của biển, vừa làm cho khung cảnh nên thơ với những trảng cây đang mùa trổ hoa vàng rực rỡ. Những cây phong ba đứng trang nghiêm trước gió như điểm tô cho bãi biển vẻ phong trần trước biển trời bao la. Nếu chúng ta dừng chân vào một quán lá, cảm giác đơn sơ, dung dị bỗng ùa về. Lúc này cái nắng, cái gió trốn biệt ngoài khơi, chỉ còn lại những làn hơi nước mỏng mát lành, mỏng tang, thổi nhè nhẹ qua mái lá trong hương biển dâng lên bao vị mặn mòi. Không cao sang, chỉ một cốc nước chè vối, bỏ vài ba cục đá của chủ quán bê ra với vài chiếc bánh đa và một đĩa cá trích nướng, nếu chúng ta có nhu cầu phục vụ, cũng sẵn sàng có ngay, cũng đủ cho thực khách cảm nhận được cái thú của những giờ phút nghỉ ngơi bên bờ biển Hải Hòa. Phía bên bờ Nam cũng tương tự như bên bờ Bắc, nhiều loại cây hoang dại, mọc đan xen đang đua nhau trổ hoa cho bướm vàng bay lượn.
Những trảng rau muống biển xõa từng ngọn mềm mại vươn dài trên bãi cát. Ta đi về phía nào bờ biển cũng sạch. Chúng ta muốn chứng kiến phong cảnh sơn thủy hữu tình, chỉ cần rời bờ biển đi bộ một quãng sẽ lên được hai ngọn núi thấp là núi Sổi và núi Nồi. Đứng trên hai đỉnh núi này nhìn ra các hướng, sẽ thấy biển mênh mang vô tận và bãi biển Hải Hòa như một bức tranh tuy hoang sơ nhưng có những gam mầu tươi mới và không kém phần mộng mơ. Từ trên đỉnh núi cao, chúng ta lại trở về đứng dưới rặng phi lao để tận hưởng mùi nhựa cây hoang hoải trong cái nắng gió mà thiên nhiên ban phát. Phía xanh thẳm biển khơi hiện về dăm ba cánh buồm nâu dập dìu trên đầu những làn sóng bạc, đôi lúc lại ánh lên những tia nắng mặt trời. Tất cả khung cảnh biển Hải Hòa hiện ra trước mắt chúng ta như một bức tranh sơn kỳ, thủy tú. Trong những khoảnh khắc êm đềm bên bờ biển, bất chợt cả không gian lại vỡ ra bởi tiếng cười, tiếng gọi nhau xôn xao của các cô gái vạn chài má hồng, chân cát, đung đưa những đôi quang gánh, thúng mủng ra đón cá về. Ta có cảm giác như họ thật hạnh phúc và bình yên với cuộc sống nơi đây với những ân huệ mà biển cả trao tặng.
Đến với biển Hải Hòa du khách có dịp được thăm thú một vùng thắng cảnh ẩn chứa nhiều vẻ đẹp hoang sơ, trong tương lai nếu có tuyến du lịch biển - đảo thì từ biển Hải Hòa ta sẽ được đến với hệ thống đảo Hòn Mê, Hòn Bảng, Biện Sơn, Nghi Sơn... rải rác ven biển. Đảo Hòn Mê còn gọi là Cồn Bầu với câu ca còn lưu trong dân gian:
Bao giờ rung kêu Cồn Bầu
Cha con sửa lưới, têm trầu ra khơi.
Nhìn về phía biển Nam mờ xa, Hòn Bạng thuộc vùng biển xã Hải Thanh có hình dạng như cái bảng treo, phía dưới là đá tảng lổn nhổn dáng vẻ như đám học trò cắp sách, mang đèn tụ học. Hòn Biện Sơn ở cửa Bạng, (tức cửa biển Nghi Sơn) còn lưu dấu về vua An Dương Vương và nàng Mỵ Châu, chàng Trọng Thủy với dấu tích giếng ngọc. Trên đảo Biện Sơn còn có pháo đài Tĩnh Hải được xây từ thời Nguyễn và thành ông Ninh (tức Ninh Quốc công Trịnh Toàn). Thời Tây Sơn có Thông Đức Hầu đóng ở đây, xây phòng tuyến, luyện thủy quân. Ngoài ra biển Tĩnh Gia còn có Hòn Bung, Hòn Sổ, Hòn Sập, Hòn Sảnh, Hòn Lưỡi Hái...
Bên cạnh những chuỗi đảo to, nhỏ nằm ngoài biển khơi, trong đất liền, hệ thống núi non cũng phong phú không kém với những truyền thuyết và di tích lịch sử. Theo Đại Nam nhất thống chí, núi Bợm còn có tên là Ngọc Sơn (do Lê Thánh Tông đặt) nay thuộc địa phận xã Tân Dân và Hải An có truyền thuyết hòn Ngọc Mái dụ được hòn Ngọc Trống tụ về, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú cho núi Ngọc Sơn; núi Am Các ở xã Các Sơn, gồm một dãy núi quanh co chín ngọn, xưa nơi đây trúc mọc um tùm, cây chè trồng ở núi này xanh tốt và nước rất ngon, trên núi Am Các có bàn cờ tiên là nơi tu tiên xưa; núi chùa Hang còn có tên là Hậu Thạch, nay thuộc xã Hải Lĩnh, trong Đại Nam nhất thống chí chép “mặt Nam, mặt Bắc của núi đều có đền thờ, cuối núi có động đá, trong động có chùa, phía tây nam có đường lớn, voi cọp thường qua lại”; núi Khoa Trường xưa gọi là Thục Sơn, nay thuộc địa phận xã Trường Lâm, núi có khe nước lạnh (lãnh Khê), địa đầu Thanh - Nghệ trên Quốc lộ I A; núi Thề còn gọi là núi Thệ Nguyện, trên núi có dấu bàn chân ông Khổng Lồ với truyền thuyết kể về chàng trai chống thần biển dâng nước phá mùa màng và xóm làng, cuộc chiến ngày càng cam go nên thần biển phải giảng hòa, thề với chàng Khổng Lồ, lấy bàn chân của chàng làm dấu, nước biển không được dâng quá dấu bàn chân của chàng Khổng lồ, núi Thề nay thuộc thôn Nổ Giáp xã Nguyên Bình; núi Long Cương cũng thuộc xã Nguyên Bình là nơi xưa Đào Duy Từ dựng lều đọc sách, làm ra khúc “Long Cương ngâm” trước khi vào Nam giúp chúa Nguyễn; núi Nga Mi ở xã Nguyên Bình, còn gọi là núi Nồm, là nơi Ngô Chân Lưu ở thế kỷ X vào thời Đinh - Lê, người thuộc huyện Thường Lạc (nay là Tĩnh Gia), vua Đinh và Lê Hoàn vời ra làm Khuông Việt đại sứ, góp nhiều công sức trong sự nghiệp buổi đầu dựng nước Đại Việt, nay còn lại hai bài thơ của ông là bài “Nguyên hỏa” và “Vương lang quy”, người xưa cho rằng ông chọn núi này để tu; non Tiên ở làng Du Xuyên, xã Hải Thanh, trên đỉnh có chùa Đót Tiên thờ Phật. Bên cạnh hệ thống đảo, biển, núi thì Tĩnh Gia còn có cụm di tích lịch sử đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận, xếp hạng gồm đền Cửa Lạch (thờ Tứ vị hồng Nương), đền thờ Quang Trung. Ngoài ra còn có nhà thờ Bùi Thị Xuân của họ Bùi ở xã Hải Thanh; di tích kiến trúc đá nghệ thuật thờ quận công Lê Đình Châu, nhà thờ xứ Ba Làng xây dựng năm 1893.
Câu chuyện xưa như đưa chúng ta về thực tại với bãi cát trắng mịn màng chạy dài tít tắp trước mặt, trên đó có những cư dân sinh sống thật mộc mạc, thân thương và gần gũi biết bao. Hằng ngày họ đi lại chia sẻ niềm vui, nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống trên bờ cát ấy nên bà con ngư dân nơi đây rất có ý thức giữ gìn bãi biển sạch sẽ. mỗi khi thuyền về bến, những rác rưởi, xác vỏ ốc, vỏ sò lẫn vào cheo lưới được bà con gom nhặt cẩn thận mà không vứt bừa bãi. Ở bờ biển phía Bắc, ngoài rặng phi lao dựng lên như bức tường thành, trên bãi cát còn có nhiều loài cây sống cộng sinh, tạo ra một thảm xanh sinh thái vừa có tác dụng ngăn sự bào mòn của biển, vừa làm cho khung cảnh nên thơ với những trảng cây đang mùa trổ hoa vàng rực rỡ. Những cây phong ba đứng trang nghiêm trước gió như điểm tô cho bãi biển vẻ phong trần trước biển trời bao la. Nếu chúng ta dừng chân vào một quán lá, cảm giác đơn sơ, dung dị bỗng ùa về. Lúc này cái nắng, cái gió trốn biệt ngoài khơi, chỉ còn lại những làn hơi nước mỏng mát lành, mỏng tang, thổi nhè nhẹ qua mái lá trong hương biển dâng lên bao vị mặn mòi. Không cao sang, chỉ một cốc nước chè vối, bỏ vài ba cục đá của chủ quán bê ra với vài chiếc bánh đa và một đĩa cá trích nướng, nếu chúng ta có nhu cầu phục vụ, cũng sẵn sàng có ngay, cũng đủ cho thực khách cảm nhận được cái thú của những giờ phút nghỉ ngơi bên bờ biển Hải Hòa. Phía bên bờ Nam cũng tương tự như bên bờ Bắc, nhiều loại cây hoang dại, mọc đan xen đang đua nhau trổ hoa cho bướm vàng bay lượn.
Những trảng rau muống biển xõa từng ngọn mềm mại vươn dài trên bãi cát. Ta đi về phía nào bờ biển cũng sạch. Chúng ta muốn chứng kiến phong cảnh sơn thủy hữu tình, chỉ cần rời bờ biển đi bộ một quãng sẽ lên được hai ngọn núi thấp là núi Sổi và núi Nồi. Đứng trên hai đỉnh núi này nhìn ra các hướng, sẽ thấy biển mênh mang vô tận và bãi biển Hải Hòa như một bức tranh tuy hoang sơ nhưng có những gam mầu tươi mới và không kém phần mộng mơ. Từ trên đỉnh núi cao, chúng ta lại trở về đứng dưới rặng phi lao để tận hưởng mùi nhựa cây hoang hoải trong cái nắng gió mà thiên nhiên ban phát. Phía xanh thẳm biển khơi hiện về dăm ba cánh buồm nâu dập dìu trên đầu những làn sóng bạc, đôi lúc lại ánh lên những tia nắng mặt trời. Tất cả khung cảnh biển Hải Hòa hiện ra trước mắt chúng ta như một bức tranh sơn kỳ, thủy tú. Trong những khoảnh khắc êm đềm bên bờ biển, bất chợt cả không gian lại vỡ ra bởi tiếng cười, tiếng gọi nhau xôn xao của các cô gái vạn chài má hồng, chân cát, đung đưa những đôi quang gánh, thúng mủng ra đón cá về. Ta có cảm giác như họ thật hạnh phúc và bình yên với cuộc sống nơi đây với những ân huệ mà biển cả trao tặng.
Đến với biển Hải Hòa du khách có dịp được thăm thú một vùng thắng cảnh ẩn chứa nhiều vẻ đẹp hoang sơ, trong tương lai nếu có tuyến du lịch biển - đảo thì từ biển Hải Hòa ta sẽ được đến với hệ thống đảo Hòn Mê, Hòn Bảng, Biện Sơn, Nghi Sơn... rải rác ven biển. Đảo Hòn Mê còn gọi là Cồn Bầu với câu ca còn lưu trong dân gian:
Bao giờ rung kêu Cồn Bầu
Cha con sửa lưới, têm trầu ra khơi.
Nhìn về phía biển Nam mờ xa, Hòn Bạng thuộc vùng biển xã Hải Thanh có hình dạng như cái bảng treo, phía dưới là đá tảng lổn nhổn dáng vẻ như đám học trò cắp sách, mang đèn tụ học. Hòn Biện Sơn ở cửa Bạng, (tức cửa biển Nghi Sơn) còn lưu dấu về vua An Dương Vương và nàng Mỵ Châu, chàng Trọng Thủy với dấu tích giếng ngọc. Trên đảo Biện Sơn còn có pháo đài Tĩnh Hải được xây từ thời Nguyễn và thành ông Ninh (tức Ninh Quốc công Trịnh Toàn). Thời Tây Sơn có Thông Đức Hầu đóng ở đây, xây phòng tuyến, luyện thủy quân. Ngoài ra biển Tĩnh Gia còn có Hòn Bung, Hòn Sổ, Hòn Sập, Hòn Sảnh, Hòn Lưỡi Hái...
Bên cạnh những chuỗi đảo to, nhỏ nằm ngoài biển khơi, trong đất liền, hệ thống núi non cũng phong phú không kém với những truyền thuyết và di tích lịch sử. Theo Đại Nam nhất thống chí, núi Bợm còn có tên là Ngọc Sơn (do Lê Thánh Tông đặt) nay thuộc địa phận xã Tân Dân và Hải An có truyền thuyết hòn Ngọc Mái dụ được hòn Ngọc Trống tụ về, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú cho núi Ngọc Sơn; núi Am Các ở xã Các Sơn, gồm một dãy núi quanh co chín ngọn, xưa nơi đây trúc mọc um tùm, cây chè trồng ở núi này xanh tốt và nước rất ngon, trên núi Am Các có bàn cờ tiên là nơi tu tiên xưa; núi chùa Hang còn có tên là Hậu Thạch, nay thuộc xã Hải Lĩnh, trong Đại Nam nhất thống chí chép “mặt Nam, mặt Bắc của núi đều có đền thờ, cuối núi có động đá, trong động có chùa, phía tây nam có đường lớn, voi cọp thường qua lại”; núi Khoa Trường xưa gọi là Thục Sơn, nay thuộc địa phận xã Trường Lâm, núi có khe nước lạnh (lãnh Khê), địa đầu Thanh - Nghệ trên Quốc lộ I A; núi Thề còn gọi là núi Thệ Nguyện, trên núi có dấu bàn chân ông Khổng Lồ với truyền thuyết kể về chàng trai chống thần biển dâng nước phá mùa màng và xóm làng, cuộc chiến ngày càng cam go nên thần biển phải giảng hòa, thề với chàng Khổng Lồ, lấy bàn chân của chàng làm dấu, nước biển không được dâng quá dấu bàn chân của chàng Khổng lồ, núi Thề nay thuộc thôn Nổ Giáp xã Nguyên Bình; núi Long Cương cũng thuộc xã Nguyên Bình là nơi xưa Đào Duy Từ dựng lều đọc sách, làm ra khúc “Long Cương ngâm” trước khi vào Nam giúp chúa Nguyễn; núi Nga Mi ở xã Nguyên Bình, còn gọi là núi Nồm, là nơi Ngô Chân Lưu ở thế kỷ X vào thời Đinh - Lê, người thuộc huyện Thường Lạc (nay là Tĩnh Gia), vua Đinh và Lê Hoàn vời ra làm Khuông Việt đại sứ, góp nhiều công sức trong sự nghiệp buổi đầu dựng nước Đại Việt, nay còn lại hai bài thơ của ông là bài “Nguyên hỏa” và “Vương lang quy”, người xưa cho rằng ông chọn núi này để tu; non Tiên ở làng Du Xuyên, xã Hải Thanh, trên đỉnh có chùa Đót Tiên thờ Phật. Bên cạnh hệ thống đảo, biển, núi thì Tĩnh Gia còn có cụm di tích lịch sử đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận, xếp hạng gồm đền Cửa Lạch (thờ Tứ vị hồng Nương), đền thờ Quang Trung. Ngoài ra còn có nhà thờ Bùi Thị Xuân của họ Bùi ở xã Hải Thanh; di tích kiến trúc đá nghệ thuật thờ quận công Lê Đình Châu, nhà thờ xứ Ba Làng xây dựng năm 1893.
Đến với biển Hải Hòa là đến với một bờ biển còn hoang sơ vào
bậc nhất Việt Nam, hiện tại ở phía tây bãi biển mới có vài khách sạn cao tầng nằm
rải rác bên con đường nhựa mới được đầu tư xây dựng năm 2005, khi tỉnh có quyết
định phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái biển Hải Hòa. Phía bên bờ biển
là hệ thống các nhà hàng chủ yếu làm bằng chất liệu gỗ, tre, luồng vừa bảo
đảm thoáng mát, tạo cảm giác thân mật gần gũi giữa chủ với khách. Chúng ta có
thể chọn bất kỳ một nhà hàng nào hay một quán nhỏ nào và gọi các món ăn hoặc nhờ
chủ nhà hàng tư vấn mà không phải chịu cảnh chèo kéo, mời mọc um sùm. Có nhiều
món ăn hợp khẩu vị của khách du lịch như: Mực xào cần tây hoặc tẩm bột rán, cá
chim sốt chua ngọt, tôm rang muối hoặc chao dầu, cua hấp cay hay cua bóc thịt nấu
canh miến, canh cá hồng nấu chua, cá trích nướng than xoan, kẹp bánh đa ăn kèm
rau thơm chấm nước mắm cốt tỏi ớt... Đặc biệt, chỉ có biển Hải Hòa mới có
món đặc sản gỏi sứa chấm nước sốt nóng, nộm sứa với lá sung và bánh đa...
Trước khi khách du lịch ra về, có nhiều món đặc sản có thể mua ngay tại biển Hải Hòa về làm quà như cá thu nướng, tôm, mực, cua, ghẹ và ghé vào chợ Còng ngay thị trấn Tĩnh Gia mua các loại hải sản khô, bánh đa vừng, lạc, đậu, gạo nếp với giá rẻ.
Thanh Hóa đã có một bãi biển Sầm Sơn đẹp có nhiều bãi tắm lý tưởng, những năm gần đây lại có thêm biển Hải Hòa hoang sơ và thơ mộng đang là điểm thu hút hàng ngàn lượt khách đến du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, điều mà nhân dân nơi đây băn khoăn lo lắng nhất là bên cạnh việc phát triển ngành công nghiệp “không khói” làm sao để Hải Hòa vẫn giữ nguyên được nét đẹp hoang sơ như hôm nay. Việc di rời những hộ dân trong vùng quy hoạch cũng cần làm dứt điểm để nhân dân an cư lạc nghiệp. Đây không chỉ là mong muốn của người dân xã Hải Hòa mà còn là trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan, nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế vùng, miền phát triển mà vẫn giữ được bản sắc của từng khu du lịch mang những đặc trưng khác nhau.
Trước khi khách du lịch ra về, có nhiều món đặc sản có thể mua ngay tại biển Hải Hòa về làm quà như cá thu nướng, tôm, mực, cua, ghẹ và ghé vào chợ Còng ngay thị trấn Tĩnh Gia mua các loại hải sản khô, bánh đa vừng, lạc, đậu, gạo nếp với giá rẻ.
Thanh Hóa đã có một bãi biển Sầm Sơn đẹp có nhiều bãi tắm lý tưởng, những năm gần đây lại có thêm biển Hải Hòa hoang sơ và thơ mộng đang là điểm thu hút hàng ngàn lượt khách đến du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, điều mà nhân dân nơi đây băn khoăn lo lắng nhất là bên cạnh việc phát triển ngành công nghiệp “không khói” làm sao để Hải Hòa vẫn giữ nguyên được nét đẹp hoang sơ như hôm nay. Việc di rời những hộ dân trong vùng quy hoạch cũng cần làm dứt điểm để nhân dân an cư lạc nghiệp. Đây không chỉ là mong muốn của người dân xã Hải Hòa mà còn là trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan, nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế vùng, miền phát triển mà vẫn giữ được bản sắc của từng khu du lịch mang những đặc trưng khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét